Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sinh sản của lợn bản nuôi tại huyện tân lạc, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI VĂN TỨ

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ
THUẬT ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN
BẢN NUÔI TẠI HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA
BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN
NUÔI


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI VĂN TỨ

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ
THUẬT ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN
BẢN NUÔI TẠI HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA
BÌNH

Ngành: Chăn nuôi
Mã số: 8 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Quyên

Thái Nguyên - 2019




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thu Quyên. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn này là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Tác giả
Bùi Văn Tứ


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ
lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của Nhà
trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới TS. Nguyễn Thu Quyên đã động
viên,
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, các
thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi thú y, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và bảo vệ thành
công luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn

chân thành tới các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp cùng người thân đã động
viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Học viên
Bùi Văn Tứ


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC.................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ
....................................................................................................................1

ĐẦU

1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài..............................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................2
Chương
1:
TỔNG
QUAN

......................................................................3

TÀI

LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................3
1.1.1. Giống bản địa ...........................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm sinh sản của lợn........................................................................8
1.1.3. Một số biện pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sản xuất của lợn nái ......12
1.1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình .......14
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước....................................................17
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ...........................................................17
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước .......................................................18
Chương
ĐỐITƯỢNG,PHẠMVI,NỘIDUNGVÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU......20

2:

2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................20
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................................20
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ..............................................................................20
2.2.2. Thời gian nghiên cứu..............................................................................20
2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................20
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................20


4

2.4.1. Nội dung 1: Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn nái Bản tại một số xã

của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình ......................................................20


5

2.4.2. Nội dung 2: Ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sinh
sản của lợn bản nuôi tại một số xã của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
......................................................................................................21
2.5. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................28
3.1. Kết quả điều tra thực trạng chăn nuôi lợn bản tại một số xã của huyện Tân
Lạc, tỉnh Hòa Bình .......................................................................................28
3.1.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa
Bình.....28
3.1.2. Các nhóm lợn được nuôi tại các xã nghiên cứu .....................................29
3.1.3. Tình hình dịch bệnh và công tác tiêm phòng cho đàn lợn bản tại các
địa điểm nghiên cứu .............................................................................32
3.1.4. Một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của lợn bản nuôi tại các xã
nghiên cứu ............................................................................................35
3.1.5. Một số đặc điểm về nguồn giống, phương thức nuôi dưỡng và tình
hình sử dụng thức ăn nuôi lợn bản tại địa phương...............................37
3.1.6. Ưu nhược điểm, thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi lợn bản truyền
thống tại các xã nghiên cứu..................................................................39
3.1.7. Khả năng tiêu thụ và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn bản
truyền thống
........................................................................................41
3.2. Kết quả của việc ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất
sinh sản của lợn bản .....................................................................................43
3.2.1. Kết quả đánh giá hiệu quả của việc cải thiện chế độ dinh dưỡng cho
lợn nái mang thai đến năng suất sinh sản của lợn nái Bản ..................43

3.2.2. Kết quả đánh giá hiệu quả của việc thay đổi phương thức nuôi nhốt
đến năng suất sinh sản của lợn nái Bản................................................52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................57
1. Kết luận.............................................................................................................57
2. Đề nghị..............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................59


6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs:

Cộng sự

Đc:

Đối chứng

ĐVT:

Đơn vị tính

KP:

Khẩu phần

Kg:


Kilogam

TN:

Thí nghiệm


7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng
sinh sản của lợn nái Bản
...................................................................... 22

Bảng 2.2.

Khẩu phần thức ăn cơ sở cho lợn nái chửa và nuôi con............... 22

Bảng 2.3.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 Ảnh hưởng của phương thức nuôi đến
năng suất sinh sản của lợn nái Bản .............................................. 25

Bảng 2.4.

Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn cho lợn thí nghiệm ............ 25

Bảng 3.1.


Cơ cấu đàn lợn nuôi tại 3 xã thuộc huyện Tân Lạc...................... 28

Bảng 3.2.

Cơ cấu lợn nuôi tại 3 xã nghiên cứu............................................ 30

Bảng 3.3.

Công tác tiêm phòng vắc-xin một số bệnh theo quy định cho đàn
lợn bản nuôi tại các xã nghiên cứu............................................... 33

Bảng 3.4.

Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nuôi trong các hộ theo dõi trong
3 năm (2016 - 2018) ........................................................................
34

Bảng 3.5.

Một số đặc điểm sản xuất của lợn bản nuôi tại các xã nghiên cứu
...................................................................................................... 36

Bảng 3.6.

Đặc điểm về nguồn giống, phương thức nuôi và mức độ sử dụng
các loại thức ăn trong chăn nuôi lợn Bản ..................................... 38

Bảng 3.7.


Một số ưu, nhược điểm, thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi lợn
bản tại các xã nghiên cứu ............................................................. 40

Bảng 3.8.

Các cách tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của lợn bản ....................... 42

Bảng 3.9.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến một số chỉ tiêu sinh lý sinh
sản của lợn nái Bản ..................................................................... 44

Bảng 3.10.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến một số chỉ tiêu sinh sản
của lợn nái Bản
................................................................................... 47

Bảng 3.11:

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến tiêu tốn thức ăn/kg khối
lượng của lợn thí nghiệm ............................................................. 50


8

Bảng 3.12.

Ảnh hưởng của phương thức nuôi đến một số số chỉ tiêu sinh lý
của lợn nái Bản

................................................................................... 53


vii

Bảng 3.13.

Ảnh hưởng của phương thức nuôi đến năng suất sinh sản của lợn
nái Bản.......................................................................................... 55


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1:

Biểu đồ cơ cấu đàn lợn của xã nghiên cứu............................................29

Hình 3.2.

Biểu đồ cơ cấu các nhóm lợn của các xã nghiên cứu............................32

Hình 3.3.
......33

Biểu đồ tỷ lệ tiêm phòng một số bệnh trên đàn lợn tại các xã nghiên cứu


1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi an toàn và bền vững là hướng nghiên cứu được quan tâm nhiều
trong những năm qua. Để đảm bảo sản xuất bền vững, ít phụ thuộc vào thức ăn
công nghiệp và các nông dược khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã
khuyến cáo các tỉnh nên chủ động sử dụng các giống bản địa và khai thác nguồn
thức ăn phong phú, rẻ tiền và sẵn có ở địa phương (Cục Chăn Nuôi, 2007). Giống
bản địa là những giống vật nuôi gắn bó lâu đời và thích nghi tốt với điều kiện sinh
thái nông nghiệp cũng như tập quán sản xuất, bản sắc văn hóa của một vùng miền
hay dân tộc nào đó (Nguyễn Kim Đường, 1992); Lê Viết Ly và cs, 1999. Theo
Hoàng Kim Giao (2006), các biện pháp phát triển chăn nuôi phải được khuyến
khích theo cả hai hướng, đó là chăn nuôi thâm canh trong các trang trại tập trung
quy mô lớn và chăn nuôi theo hướng truyền thống. Hiện nay, Nhà nước khuyến
khích người dân phát triển chăn nuôi theo hướng truyền thống do các giống nội địa
rất phong phú, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện và tập quán chăn nuôi theo
các vùng khác nhau, đáp ứng được nhu cầu đa dạng về sản phẩm. Ngoài ra, việc sử
dụng các giống bản địa vào thực tiễn sản xuất nhằm bảo tồn đa dạng sinh học cũng
là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách phát triển chăn nuôi hiện
nay.
Tại Hòa Bình có một giống lợn địa phương, được nuôi trong các bản của
người dân tộc thiểu số từ rất lâu đời. Trước năm 1990, lợn nuôi được thả rông ra bên
ngoài hoặc thả trong rừng. Từ năm 1993, người Kinh đến các bản này và gọi chúng
là lợn “Bản”, từ đó đến nay tên này được gọi thông dụng. Lợn bản đang được nuôi
phổ biến, đặc biệt là ở các vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh thuộc các huyện (như
huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc). Một số tác giả nghiên cứu cho biết: Giống lợn
địa phương tại đây đẻ ít con, tỉ lệ nuôi sống thấp, chậm lớn, khoảng cách lứa đẻ thưa,

Nhiều năm qua, công tác chọn lọc giống chưa được quan tâm, nên chất lượng
con giống kém, suy thoái do phối giống cận huyết và cùng với kỹ thuật chăn nuôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

chưa được cải tiến nên hiệu quả kinh tế thấp. Giống lợn này cần được bảo tồn và
phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

triển nhằm mục đích khai thác những ưu điểm quý của chúng như chịu đựng kham
khổ, thích nghi tốt ở điều kiện chăn nuôi quảng canh, chất lượng thịt thơm ngon.
Chính vì vậy, việc áp dụng một số giải pháp kỹ thuật, đặc biệt là bổ sung thêm thức
ăn đậm đặc vào khẩu phần nhằm nâng cao khả năng sản xuất của lợn bản nuôi tại
huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình là hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề
tài: “Ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sinh sản của lợn
bản nuôi tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình ”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn bản tại một số xã của huyện huyện Tân
Lạc, tỉnh Hòa Bình.
- Đánh giá khả năng sinh sản của lợn Bản nuôi trong nông hộ có sự tác động
của một số giải pháp kỹ thuật trong chăn nuôi (dinh dưỡng, phương thức chăn nuôi)
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế với các giống lợn địa phương.

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Số liệu nghiên cứu của đề tài này sẽ là tài liệu quan trọng đóng góp vào cơ sở
dữ liệu về khả năng sản xuất của các giống lợn ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các cơ quan thẩm quyền triển khai
bảo tồn và sử dụng tốt hơn tiềm năng của lợn bản địa vào quá trình phát triển kinh tế
- xã hội cho các vùng đồi núi trong địa bàn của tỉnh Hòa Bình. Đồng thời cung cấp
thêm thông tin về lợn bản địa cho tỉnh Hòa Bình .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Giống bản địa
1.1.1.1. Khái niệm
Trải qua hàng nghìn năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc
nhân tạo đã hình thành nên những giống vật nuôi mang bản sắc riêng của từng quốc
gia, của từng vùng, từng miền. Chúng có những đặc điểm quý, đó là khả năng sử
dụng tốt các loại thức ăn thô, khả năng thích nghi với điều kiện sống cao, khả năng
chống chịu bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon,... Tuy nhiên, có những giống có
năng suất rất cao nhưng khi gặp điều kiện khí hậu, dinh dưỡng khác so với nơi nó
được sinh ra lại tỏ ra kém thích nghi, năng suất thấp hơn mức trung bình của giống
và dễ bị nhiễm bệnh. Chính điều này đã giải thích quá trình hình thành các giống

vật nuôi bản địa (Nguyễn Kim Đường, 1992; Lê Viết Ly và cs., 1999 ). Như vậy,
giống vật nuôi nào gắn bó lâu đời và thích nghi tốt với điều kiện sinh thái nông
nghiệp cũng như tập quán sản xuất, bản sắc văn hóa của một vùng miền hay dân tộc
nào đó thì trở thành giống vật nuôi bản địa của nơi đó.
1.1.1.2. Đặc điểm của giống bản địa
Các giống bản địa không chỉ phản ánh khả năng di truyền của giống mà còn
gián tiếp biểu hiện tập quán sản xuất của địa phương. Chúng có những ưu điểm sau:
- Khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái môi trường khắc nghiệt.
- Khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng và phù hợp với
điều kiện chăm sóc của người dân địa phương.
- Khả năng chống chịu bệnh tốt.
- Chi phí đầu tư thấp.
- Chất lượng thịt ngon.
Nếu xét về góc độ kinh tế, nhược điểm của các giống vật nuôi bản địa là tầm
vóc nhỏ, năng suất thấp và khó thích nghi với điều kiện sinh thái mới. Tuy nhiên,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

trong điều kiện nóng ẩm và thức ăn nghèo dinh dưỡng thì đó lại là một sự thích nghi
hợp lý. Tầm vóc nhỏ bé của các giống nội địa là điều kiện dễ dàng cho người chăn
nuôi chấp nhận việc tạp giao với giống ngoại để cải thiện chất lượng (Lê Viết Ly và
cs., 1999).
1.1.1.3. Sự đa dạng các giống lợn bản địa ở Việt Nam

Theo thống kê, Việt Nam có tới 20 giống lợn bản địa như lợn Ỉ, lợn Móng Cái,
lợn Thuộc nhiêu, lợn Hung (Hà Giang), lợn Vân Pa (Quảng Trị), lợn Mường

Khương (Lào Cai), lợn Táp Ná (Cao Bằng), lợn Lửng (Phú Thọ), lợn đen Mường
Lay (Điện Biên),… Các giống lợn bản địa chủ yếu được bà con các dân tộc miền
núi khắp các vùng từ Móng Cái (Quảng Ninh) qua dãy Trường Sơn đến Bình Phước
lưu giữ và chăn nuôi ở quy mô nhỏ với phương thức thả rông. Các giống lợn bản địa
ở nước ta có sự phân bố đa dạng và những đặc điểm ngoại hình rất riêng, đặc trưng
cho từng giống và từng vùng khác nhau (Trần Thanh Vân và cs., 2017)
Lợn Móng Cái: Là giống lợn nội được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng
Đông Bắc Việt Nam. Có thể xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà) và Tiên Yên
(Đông Triều) của tỉnh Quảng Ninh là nguồn cội của giống lợn Móng Cái. Lợn Móng
Cái có một số đặc điểm như đầu đen, có điểm trắng giữa trán, lưng và mông có
mảng đen kéo dài hình yên ngựa, đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, lưng võng,
bụng hơi xệ. Ưu điểm của giống lợn này là sớm thành thục về tính dục, sinh sản tốt,
nuôi con khéo (Trần Thanh Vân và cs., 2017)
Lợn Ỉ: Có nguồn gốc ở miền Bắc Nam Định, hiện giống lợn này đang ở trong
tình trạng nguy kịch và chỉ còn sót lại ở một số xã của tỉnh Thanh Hoá. Qua một
thời gian dài, giống lợn Ỉ mỡ đã tạp giao với các nhóm giống lợn khác và trở thành
giống lợn Ỉ ngày nay với hai loại hình chính là Ỉ mỡ và Ỉ pha. Chúng có một số đặc
điểm ngoại hình chung như da đen, lông ngắn và thưa, đầu to, lưng thẳng, bụng xệ
và chân thấp. Lợn Ỉ có những đặc điểm di truyền quý giá như thành thục sớm, mắn
đẻ, khéo nuôi con, khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô xanh, khả năng chống
chịu bệnh tốt (Trần Thanh Vân và cs., 2017) (Vũ Ngọc Sơn và cs., 2010)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

Lợn Mường Khương: Là giống lợn địa phương có từ lâu đời, gắn liền với đời

sống người H’Mông và được nuôi nhiều nhất ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào
Cai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

Lợn có màu lông đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu đuôi và ở chân, lông thưa
và mềm. Đa số lợn có tầm vóc to cao, bốn chân khỏe, lưng ít võng, mõm thẳng và
dài. Ở các lứa tuổi khác nhau, tỉ lệ thịt và mỡ của lợn cũng khác nhau. Đặc điểm nổi
bật của giống lợn này là có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện chăn thả ở các
vùng núi cao. Có thể sử dụng các ưu điểm này để lai tạo nhằm nâng cao tầm vóc của
lợn địa phương có khối lượng nhỏ (Trần Thanh Vân và cs., 2017)
Lợn đen Lũng Pù (Lợn Mèo Vạc, Hà Giang): Là giống lợn quý của người
Mông, có tầm vóc to lớn. Chúng có lông đen, dày và ngắn, da thô, tai nhỏ cụp
xuống, mõm dài trung bình. Giống lợn này, mang những đặc điểm quý như khả năng
thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, dễ nuôi, phàm ăn,
sức đề kháng cao, tính chống chịu bệnh tốt. So sánh với các giống lợn Việt Nam, lợn
đen Lũng Pù có tốc độ tăng khối lượng khá cao, thịt thơm ngon, tuy nhiên mỡ hơi
nhiều (Vũ Ngọc Sơn và cs., 2010)
Lợn đen Mường Lay (Điện Biên): Đây là giống lợn đen phàm ăn, phát triển
mạnh, thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt, khả năng chống chịu bệnh cao. Lợn
đen Mường Lay có khả năng sinh sản tốt, mỗi lứa đẻ trung bình 12 - 15 con, thậm
chí tới 20 con/lứa. Nuôi lợn đen Mường Lay ít tốn thức ăn nhưng chúng vẫn lớn
đều, thịt săn chắc, thơm và ngọt. Do đó, thịt của chúng được coi là thực phẩm sạch
và được nhiều người ưa chuộng (Trần Thanh Vân và cs., 2017)
Lợn Lửng: Là giống lợn của một số thôn bản của các xã vùng sâu, vùng xa.

Chúng có một số đặc điểm như tầm vóc nhỏ, toàn thân đen tuyền, trán nhô, mặt
phẳng, mõm dài, tai chuột, chân nhỏ. Thịt lợn Lửng thơm và ngon như thịt lợn rừng
(Trần Thanh Vân và cs., 2017)
Lợn Lang Hồng: Được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và thung lũng hạ lưu sông
Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Lợn Lang Hồng có ngoại hình tương đối
giống lợn Móng Cái. Giống lợn này vốn là loại lợn hướng mỡ nên càng béo càng di
chuyển khó khăn, chân đi cả bàn, vú quét đất. Đây là giống lợn thành thục về tính
sớm, chịu đựng kham khổ và có khả năng sinh sản tốt (Trần Thanh Vân và cs., 2017)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

Lợn Mẹo (Lợn Mèo Nghệ An): Lợn Mẹo được nuôi trong điều kiện thả rông
quanh năm, ít được sự chăm sóc của con người, chủ yếu ở vùng núi tỉnh Nghệ An,
tập trung nhiều ở hai huyện Kỳ Sơn và Tương Dương. Sau các cuộc điều tra giống
những năm 60 lợn Mẹo được nuôi phổ biến dần xuống các huyện đồng bằng Nghệ
An (Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn) và con đực được lai với các giống địa phương
để nuôi kinh tế. Tầm vóc to, thể hình cứng cáp, bốn chân đứng thẳng, khả năng
chống chịu bệnh tốt - đó là những đặc điểm nổi bật của giống lợn này. Đây là những
đặc điểm rất hiếm thấy ở các giống lợn bản địa của nước ta (Trần Thanh Vân và cs.,
2017)
Lợn Cỏ: Đây là giống lợn đặc trưng của một số vùng đất nghèo ở miền Trung,
chủ yếu ở các tỉnh khu Bốn cũ. Trước những năm 60, giống lợn này thấy nhiều ở các
tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, khu vực Bình Trị Thiên. Do lợi ích kinh tế thấp và nhất là
sau khi có chủ trương nhân rộng giống lợn Móng Cái ra các tỉnh miền Trung thì đàn
lợn này bị thu hẹp nhanh và gần như tuyệt chủng. Lợn Cỏ có tầm vóc nhỏ, nhỏ hơn

so với các giống lợn nội như lợn Móng Cái, lợn Ỉ. Đại đa số là lợn lang trắng đen,
mõm dài, xương nhỏ, bụng xệ. Đây là loại lợn mini. Có lúc người chăn nuôi định
giữ lại để tạo lợn địa phương mini do có chất lượng thịt thơm ngon. Tuy nhiên, do
giá trị kinh tế thấp nên con người đã bỏ giống lợn này trước khi có dự định bảo tồn
chúng (Nguyễn Đức Hưng, Lê Viết Vũ, 2011)
Lợn Sóc: Là giống lợn thuần rất lâu đời và duy nhất được dân địa phương nuôi,
gắn bó với đời sống kinh tế và văn hoá của đồng bào Tây Nguyên. Hình dáng lợn
Sóc rất gần với lợn rừng, tầm vóc nhỏ, mõm dài, hơi nhọn và chắc, thích hợp với
đào bới kiếm thức ăn. Da thường dày, lông đen, dài, có bờm dài và dựng đứng.
Chân nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn. Ưu điểm của lợn Sóc là có khả năng tự kiếm thức
ăn trên các loại địa hình khác nhau, khả năng làm tổ, đẻ con và nuôi con nơi hoang
dã không cần sự can thiệp của con người. Thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở
Cao Nguyên với độ cao > 500m so với mặt biển, khả năng chống chịu bệnh tật cao,
nhanh nhẹn, sống thả rông, ít phụ thuộc vào sự cung cấp, nuôi dưỡng chăm sóc của
con người (Nguyễn Đức Hưng, Lê Viết Vũ, 2011)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

Lợn Thuộc Nhiêu: Lợn Thuộc Nhiêu là giống lợn lai giữa lợn ngoại với lợn nội
được hình thành từ hằng trăm năm trước đây và được phát triển trong sản xuất ở
nhiều vùng. Hiện giống lợn này được phát triển rộng rãi các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh
Long, Long An, Đồng Nai, Bình Thuận, Cần Thơ, Sóc Trăng,... Đa số lợn có tầm
vóc khá, có thể chất thanh sổi, thân hình vuông, thấp, lưng hơi oằn, mông vai nở,
chân thấp, yếu, đi ngón, móng xoè, đuôi ngắn. Với việc gia tăng máu ngoại thông
qua lai với lợn Yorkshire đực, lợn Thuộc Nhiêu ngày càng có ngoại hình và đặc
điểm của lợn Yorkshire. Tuy nhiên, do tính chất của giống lai và phương thức nuôi

nên lợn Thuộc Nhiêu có nhiều mỡ hơn (Trần Thanh Vân và cs., 2017)
Lợn Ba Xuyên: Lợn Ba Xuyên tập trung nhiều ở tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay,
giống lợn này phân bố rải rác ở các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Kiên
Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp,... Lợn Ba Xuyên thích hợp với vùng lúa
đồng bằng sông Cửu Long, nơi nhiều thức ăn tinh giàu năng lượng nên hình thành
giống lợn to, nhiều mỡ. Phần lớn lợn Ba Xuyên có cả bông đen và bông trắng trên
cả da và lông, phân bố xen kẽ nhau. Đầu to vừa phải, mặt ngắn, mõm hơi cong, trán
có nếp nhăn, tai to vừa và đứng. Bụng to nhưng gọn, mông rộng, chân ngắn, móng
xoè, chân chữ bát và đi móng, đuôi nhỏ và ngắn. Lợn Ba Xuyên có khả năng cho
thịt khá cao, tuy nhiên chất lượng thịt chưa cao do mỡ lưng khá dày và diện tích cơ
thăn chưa lớn (Trần Thanh Vân và cs., 2017)
Lợn Phú Khánh: Được phân bố chủ yếu ở tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Lợn
Phú Khánh có da lông màu trắng tuyền, lông hơi thưa, da mỏng, đầu nhỏ, mõm cong
vừa phải, tai đứng hướng về phía trước, lưng thẳng, bụng to nhưng không xệ, ngực
sâu, chân chắc khoẻ nhưng đi bàn. Lợn có tầm vóc to trung bình, khả năng sản xuất
thịt tốt (Nguyễn Quang Linh và cs., 2006).
Lợn Vân Pa (hay còn gọi là lợn mini Quảng Trị): là giống lợn địa phương lâu
đời của dân tộc Vân Kiều, thuộc 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông thuộc
tỉnh Quảng Trị. Giống lợn này thích hợp với điều kiện miền núi, có nhiều tập tính
của động vật hoang dã như tính bầy đàn, có khả năng tự kiếm ăn cao, chịu được
kham khổ, khả năng kháng bệnh tốt, thịt thơm ngon. Lợn Vân Pa có đặc điểm là tất
cả đều có lông da đen bạc, hay đen tuyền, thỉnh thoảng có màu phớt vàng hung, một
số con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10


có phớt nhẹ màu ánh vàng, lông gáy phát triển mạnh, lưng thẳng, thân hình gọn, đầu
và cổ to, mõm nhọn, tai nhỏ, dựng đứng, hình dáng giống con chuột, lợn đen mốc,
đen sọc dưa, thân dài, mõm nhọn, bụng thóp lại, chân săn chắc, nhanh nhẹn. Lợn có
tầm vóc nhỏ, khả năng sinh sản tốt. Hiện nay, đây là giống lợn đang đứng trước
nguy cơ bị tuyệt chủng (Nguyễn Đức Hưng, Lê Viết Vũ, 2011)
Nhìn chung các giống lợn bản địa Việt Nam thường có tầm vóc nhỏ (ngoại trừ
lợn Mường Khương và lợn Mẹo Nghệ An), lông đen hoặc lang trắng đen, linh hoạt.
Tuy nhiên do không đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi, nhiều giống đã và đang
đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng như lợn Cỏ, lợn Ỉ. Ngoài ra do khả năng sinh
trưởng của giống lợn bản địa thấp và công tác giống không được chú trọng đã dẫn
đến tỉ lệ đồng huyết cao, chất lượng đàn giống bị ảnh hưởng rất lớn. Tuy vậy khả
năng sinh sản của một số giống lợn bản địa là một đặc điểm di truyền quý hiếm, đặc
biệt là hai giống lợn Móng Cái và lợn Ỉ (Lê Viết Ly và cs., 1999).
1.1.2. Đặc điểm sinh sản của lợn
1.1.2.1. Sự thành thục về tính
Gia súc sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển nhất định thì có khả năng
sinh sản. Tuổi con vật bắt đầu có khả năng sinh sản gọi là tuổi thành thục về tính.
Tuổi thành thục về tính được xác định bằng lần động dục và rụng trứng đầu tiên của
con cái cũng như sự xuất hiện tinh trùng tự do ở dịch hoàn phụ và ống sinh tinh của
con đực. Ở thời điểm này, dưới ảnh hưởng của các tuyến nội tiết sinh dục, cơ quan
sinh dục phát triển, đặc điểm sinh dục phụ phát triển và con vật có những ham muốn
sinh dục. Nếu ở giai đoạn này, tinh trùng gặp trứng thì con cái sẽ có khả năng thụ
thai (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992; Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, 2006).
1.1.2.2. Sự thành thục về thể vóc
Sau một giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhất định, con vật đạt đến độ
trưởng thành về thể vóc. Khi gia súc thành thục về thể vóc, kích thước các chiều đo
sẽ ổn định và gia súc có khả năng sinh sản cao. Tuổi thành thục về thể vóc ở mỗi
giống lợn là khác nhau. Lợn Móng Cái thành thục về thể vóc lúc 6 tháng tuổi, trong
khi lợn Ỉ là
8 tháng tuổi (Trần Văn Phùng và cs, 2004)

1.1.2.3. Đặc điểm sinh sản của lợn đực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

Lợn đực thành thục về tính rất sớm, tuy nhiên người ta thường đưa vào sử
dụng lúc 7 - 8 tháng tuổi đối với lợn nội và 8 - 9 tháng tuổi đối với lợn ngoại. Lợn
đực giống sản xuất một lượng tinh dịch là 50 - 100ml/1 lần khai thác, lợn đực ngoại
khoảng 200 - 500ml tinh dịch. Tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe của đực
giống, người chăn nuôi có thể khai thác theo chế độ nhất định, thông thường là từ 2
- 3 lần mỗi tuần. Nếu sử dụng lợn đực phối giống trực tiếp thì mỗi lợn đực có thể
đảm nhiệm từ 30 - 40 lợn cái. Ngược lại nếu thụ tinh nhân tạo, số lợn nái đảm
nhiệm có thể lên đến 200 - 300 con. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tình
hình cơ sở chăn nuôi cũng như phương thức phối cho con cái (Nguyễn Ngọc Tuân
và Trần Thị Dân, 2000).
1.1.2.4. Sinh sản của lợn nái
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, theo đặc điểm sinh sản người ta chia thành 3
loại lợn: Lợn nái hậu bị (chưa chửa đẻ), lợn nái kiểm định (đang chửa đẻ hoặc nuôi
con lứa 1 - 2) và lợn nái cơ bản (đang chửa đẻ hoặc nuôi con lứa thứ 3 trở đi).
- Lợn nái hậu bị: Lợn sinh trưởng nhanh cả về khối lượng cơ thể và cơ quan
sinh dục. Đến khi thành thục về tính, lợn có biểu hiện của động dục và chu kỳ động
dục dao động từ 18 - 21 ngày. Ở chu kỳ động dục đầu tiên, triệu chứng động dục
chưa điển hình, số lượng và kích thước của tế bào trứng nhỏ. Giống và nuôi dưỡng
là hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến tuổi thành thục về tính và số lượng tế bào trứng
chín và rụng. Ngoài ra, sự kích thích tính dục của con đực hay phương thức phối
giống cũng tác động đến 2 yếu tố này.
- Lợn nái kiểm định và cơ bản

+ Nái chửa: Thời gian mang thai của lợn trung bình là 114 ngày. Trong đó, ở
84 ngày đầu (chửa kỳ 1) bào thai chưa phát triển nhiều, 3/4 khối lượng bào thai là
sự tăng lên ở giai đoạn chửa kỳ 2, đặc biệt là 2 tuần chửa cuối. Sự gia tăng khối
lượng bào thai có sự khác biệt về thành phần hoá học ở từng thời kỳ thai. Đối với
lợn nái có chửa, trao đổi chất tăng, đồng hoá chiếm ưu thế, không động dục và sinh
lí các hoạt động bài tiết, tiêu hoá, tuần hoàn, … đều có sự thay đổi. Ở lợn nái hậu bị,
khối lượng cơ thể tăng nhanh giai đoạn có chửa. Ở giai đoạn này cần phải có chế độ
theo Số
dõihóa
vàbởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

chăm sóc đặc biệt nhằm hạn chế trường hợp một số hợp tử hoặc thai bị chết trong
thời kỳ chửa, nhất là ở những tuần đầu sau phối giống.
+ Nái nuôi con: Đặc trưng của giai đoạn này là sự tiết sữa nuôi con, do vậy
nhu cầu dinh dưỡng của nái nuôi con cao. Khả năng tiết sữa của lợn nái phụ thuộc
vào giống, cá thể và dinh dưỡng. Sự tiết sữa ở lợn nái đều tuân thủ theo quy luật.
Sữa đầu có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, trong đó đặc biệt có chứa γ globuline
- chất có tác dụng nâng cao sức đề kháng bệnh tật cho lợn con. Sản lượng sữa tăng
dần sau khi đẻ và đạt cực đại ở tuần thứ 3, sau đó giảm dần. Các vú vùng ngực
(phía trước) luôn cho sữa nhiều hơn so với vú ở phía sau (Nguyễn Quang Linh và
cs., 2006).
1.1.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản
Sinh sản là một chuỗi các quá trình sinh học, ở từng quá trình chịu tác động
của một số yếu tố khác nhau, đồng thời có những yếu tố tác động xuyên suốt (sức
khoẻ, dinh dưỡng, di truyền, điều khiển của hệ thần kinh, …). Các yếu tố ảnh

hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái có thể chia thành 2 loại là yếu tố tác động
do di truyền và yếu tố tác động do ngoại cảnh.
* Giống
Giống là yếu tố quyết định tới sức sản xuất của lợn nái, các giống khác nhau
cho năng suất sinh sản khác nhau. Khi cho lai các giống với nhau, con lai từ các tổ
hợp lai khác nhau cũng cho khả năng sinh sản khác nhau và khác với bố mẹ của
chúng. Theo Phùng Thị Vân và cs. (2007), tổ hợp lai đực Yorkshire và nái Landrace
nâng cao số con sơ sinh còn sống/ổ là 1,03 con; tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa là 3,52%,
khối lượng bình quân lúc 60 ngày tuổi 10,0 kg/con so với lợn nái Landrace phối
thuần. Tuy nhiên, ở tổ hợp lai giữa con đực Landrace với nái Yorkshire không làm
tăng số con sơ sinh còn sống/ổ, nhưng tăng tỉ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa là
1,61%, khối lượng bình quân lúc 60 ngày tuổi tăng khoảng 0,4 kg so với lợn nái
Yorkshire phối thuần.
* Tuổi và khối lượng phối giống lứa đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

Tuổi thành thục về tính chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như giống,
phương thức nuôi,... Lợn nội có tuổi thành thục về tính sớm hơn so với lợn ngoại.
Lợn Ỉ, Móng Cái có tuổi thành thục về tính ở giai đoạn 5 - 8 tháng tuổi, trong khi
đối với lợn cái ngoại là 6 - 7 tháng tuổi. Lợn cái hậu bị nuôi nhốt sẽ có thời gian
thành thục về tính chậm hơn lợn cái hậu bị nuôi thả. Trong giai đoạn hậu bị, đối với
lợn nội 4 tháng tuổi và lợn ngoại 5 tháng tuổi, nếu cho tiếp xúc với lợn đực sẽ thúc
đẩy lợn cái hậu bị động dục sớm hơn (Nguyễn Văn Thiện và cs., 1998).
Khối lượng của lợn cái hậu bị cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu lợn

quá béo sẽ làm hạn chế quá trình rụng trứng, làm giảm số lợn con/lứa. Vì vậy, ở lợn
cái hậu bị ngoại giai đoạn 6 - 7 tháng tuổi phải cho ăn hạn chế để đến khi phối giống
(khoảng 7,5 - 8 tháng tuổi) khối lượng lợn đạt khoảng 100 kg (Nguyễn Văn Thiện
và cs., 1998).
* Thứ tự các lứa đẻ
Khả năng sản xuất của lợn nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ khác
nhau. Lợn hậu bị, ở lứa đẻ thứ nhất cho số lượng con/ổ thấp, sau đó từ lứa thứ 2 trở
đi số lượng con trên ổ tăng dần lên cho đến lứa thứ sáu, thứ bảy thì bắt đầu giảm
dần (Nguyễn Văn Thiện và cs., 1998) . Theo Vũ Ngọc Sơn và cs. (2010), trên đối
tượng lợn Ỉ, lứa 1 trung bình có 6,5 con, lứa 2 là 8,9. Đối với lợn Lũng Pù, lứa 1 đẻ
trung bình 5,7 con, trong khi lứa 2 là 6,7 con. Theo Phạm Duy Phẩm và cs. (2014),
các tính trạng số con/ổ và khối lượng lợn con/ổ tăng dần từ lứa thứ 2, tăng nhanh từ
lứa thứ 3 đến lứa thứ 7 và sau đó giảm dần từ lứa thứ 8. Do vậy trong chăn nuôi, để
tăng năng suất sinh sản người ta thường chú trọng giữ vững số lượng con/ổ ở các
lứa thứ sáu trở đi bằng các kỹ thuật chăn nuôi, điều này sẽ có lợi hơn là loại thải
chúng để thay thế bằng đàn nái hậu bị khác.
* Kỹ thuật phối giống cho lợn nái
Để tăng năng suất sinh sản cho lợn nái cần thực hiện tốt một số kỹ thuật quan
trọng như xác định thời điểm phối tinh thích hợp, nguyên tắc là phối vào thời điểm
nào để xác suất tinh trùng gặp được tế bào trứng nhiều nhất. Do đó, lợn nái khi đến
tuổi phối giống, người chăn nuôi phải tăng cường theo dõi để chọn thời điểm phối
giống thích hợp. Trong thực tế sản xuất, để xác định thời điểm phối giống thích hợp,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×