Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hình thành một số kĩ năng làm việc cơ bản trong lĩnh vực du lịch thông qua học tập môn Đề án tiếng Pháp du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.25 KB, 4 trang )

Đặng Thị Kiều

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

188(12/3): 83 - 86

HÌNH THÀNH MỘT SỐ KĨ NĂNG LÀM VIỆC CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC
DU LỊCH THÔNG QUA HỌC TẬP MÔN ĐỀ ÁN TIẾNG PHÁP DU LỊCH
Đặng Thị Kiều*
Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Ngày nay dạy ngoại ngữ không chỉ tập trung vào việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức
ngôn ngữ và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp thành thạo bằng ngôn ngữ đích mà còn cả những kiến
thức chuyên ngành, kĩ năng làm việc trong một số lĩnh vực đang có nhu cầu cao về nhân lực ngoại
ngữ như du lịch, dịch vụ và thương mại… Để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn này, môn học tiếng
Pháp du lịch cũng đã được giảng dạy theo hình thức đề án tại Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái
Nguyên và đã thu được nhiều kết quả tốt. Đó là sự tích hợp phát triển các kĩ năng giao tiếp bằng
ngôn ngữ đích và các kĩ năng cơ bản cho sinh viên (kĩ năng thuyết trình trước đám đông, kĩ năng
làm việc nhóm, kĩ năng sử dụng và khai thác các phương tiện thông tin đại chúng…) ở một số vị
trí công việc trong lĩnh vực du lịch. Sau khi học tập môn học Đề án tiếng Pháp du lịch, sinh viên
đã thực sự hào hứng và tự tin hơn khi làm việc liên quan đến du lịch.
Từ khóa: Dạy, học, Đề án tiếng Pháp du lịch, thực hành, kĩ năng, kiến thức, làm việc

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Ngày nay mục tiêu của việc dạy và học ngoại
ngữ không chỉ dừng lại ở việc giúp cho người
học có thể giao tiếp thành thạo bằng ngôn ngữ
đích trong mọi tình huống giao tiếp mà còn
phải cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản
liên quan đến một số chuyên ngành, rèn


luyện, hình thành và làm chủ những kĩ năng
cơ bản trong một số lĩnh vực mang tính chất
chuyên môn nghề nghiệp. Xuất phát từ mục
tiêu này, các cơ sở giáo dục đào tạo đã không
ngừng đổi mới và nâng cao phương pháp
giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của
xã hội. Thật vậy, trong lịch sử về giáo học
pháp, trải qua nhiều thập kỉ, các nhà sư phạm
học đã không ngừng nghiên cứu và tìm tòi ra
những phương pháp dạy và học phù hợp với
yêu cầu của từng thời kì: từ phương pháp
giảng dạy truyền thống, phương pháp nghe
nhìn, phương pháp đường hướng giao tiếp
cho đến phương pháp giảng dạy đường hướng
giao tiếp hành động (phương pháp giảng dạy
mà thông qua đó hoạt động ngôn ngữ phải
giúp người học hoàn thành nhiệm vụ phức tạp
thông qua mức độ và kết quả công việc cụ
thể). Trong các phương pháp giảng dạy kể
trên thì phương pháp giảng dạy theo đường
hướng giao tiếp hành động sẽ giúp hoạt động
*

Tel: 0913 349777, Email:

dạy và học đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra.
Vì thế việc áp dụng phương pháp giảng dạy
theo mô hình đề án, dự án đã được thực hiện
rất rộng rãi từ hơn chục năm qua với các môn
học ngoại ngữ bằng các tiếng Anh, Pháp,

Trung, Nga… trong khắp các trường đại học
của Việt nam như môn học Đề án văn hóa, Đề
án truyền hình, Đề án tạp chí, Đề án du
lịch…. Phát huy được những lợi ích của việc
dạy học qua đề án, chúng tôi áp dụng giảng
dạy môn tiếng Pháp du lịch theo mô hình đề
án nhằm hình thành cho sinh viên một số kĩ
năng cơ bản cần thiết khi làm việc trong lĩnh
vực du lịch ở các vị trí như là hướng dẫn viên,
điều hành tour, lễ tân, phục vụ bàn, bar,
buồng và bếp… Trong bài viết này chúng tôi
trình bày các nội dung sau:
- Một số kĩ năng cơ bản cần có khi làm việc
trong lĩnh vực du lịch và sự lựa chọn giảng
dạy môn Tiếng Pháp du lịch thông qua đề án
- Mô tả việc dạy và học môn Đề án tiếng
Pháp du lịch
- Cách thức tiến hành dạy và học môn Đề án
tiếng Pháp du lịch
- Đánh giá những kết quả thu được
MỘT SỐ KĨ NĂNG CƠ BẢN CẦN CÓ KHI
LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH VÀ
SỰ LỰA CHỌN GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG
PHÁP DU LỊCH THÔNG QUA ĐỀ ÁN
83


Đặng Thị Kiều

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


Ngành du lịch trên thế giới nói chung và của
nước ta nói riêng đang cần một lượng nhân
lực lớn để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách
hàng ngày càng tăng cao. Hơn bao giờ, số
lượng du khách quốc tế đến Việt Nam cũng
không ngừng tăng lên hàng năm (6 tháng đầu
năm 2018, lượt khách quốc tế đến Việt Nam
là 7.891.530, tăng 27,2% so với cùng kì năm
2017 (theo số liệu thống kê của Tổng cụ du
lịch Việt Nam) đã minh chứng cho một thị
trường lao động rất hấp dẫn, đặc biệt rất thu
hút các sinh viên học ngoại ngữ trong đó có
tiếng Pháp. Họ sử dụng ngoại ngữ như một
công cụ giao tiếp với du khách quốc tế là một
điều hiển nhiên tuy nhiên chưa đủ nếu thiếu
một số kĩ năng cơ bản trong lĩnh vực du lịch.
Do vậy môn học Tiếng Pháp du lịch được
giảng dạy thông qua đề án nhằm cung cấp cho
người học những kĩ năng cơ bản cũng như
cho phép họ được thực hành và trải nghiệm
qua các vị trí khác nhau khi làm việc trong
lĩnh vực du lịch. Dù ở các vị trí nào khi làm
du lịch: hướng dẫn viên, nhân viên điều hành
tour, nhân viên lễ tân, nhân viên marketing,
nhân viên phục vụ bàn, bar, buồng, bếp… thì
đều cần có một số kĩ năng sau:
Kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục
trước đám đông
Với tính chất của công việc liên quan đến du

lịch, khách hàng thường là một nhóm hay một
đoàn, việc liên hệ, gặp gỡ, tiếp xúc và chào
đón khách (không chỉ trong nước mà cả
khách quốc tế đến từ các nước khác nhau có
nền văn hóa, phong tục tập quán, trình độ
hiểu biết và tâm tính khác nhau) chúng ta phải
luôn sẵn sàng, tự tin giao tiếp thật khéo léo để
làm hài lòng bất kì đối tượng khách du lịch.
Ngoài việc sử dụng tốt ngôn ngữ, ngoại ngữ,
cử chỉ, điệu bộ (ngôn ngữ cơ thể), khả năng
thuyết trình thuyết phục thì trên khuôn mặt
cũng có các biểu cảm tích cực những nụ cười
để tạo cho khách có giảm giác yên tâm, tin
tưởng và không còn khoảng cách. Trong lĩnh
vực du lịch, hai vị trí làm việc (tiếp thị
chương trình du lịch với khách hàng và
hướng dẫn viên du lịch) thì những kĩ năng
này đặc biệt quan trọng quyết định sự lựa
chọn sản phẩm cũng như sự hài lòng của
khách du lịch.
84

188(12/3): 83 - 86

Kĩ năng ứng biến, xử lí tình huống
Trong lĩnh vực du lịch, nhân viên luôn phải
ứng phó, xử lí các tình huống phát sinh rất
thường xuyên vì vậy nó đòi hỏi nhân viên
phải biết tiên liệu, dự đoán và ứng phó tìm ra
các giải pháp tối ưu để giải quyết tình huống.

Kĩ năng ngoại ngữ
Như chúng tôi đã nêu ở trên, theo số liệu
thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, chỉ
trong sáu tháng đầu năm 2018, chúng ta đã
đón 7.891.530 lượt du khách quốc tế đến
tham quan Việt Nam. Vậy để đáp ứng yêu cầu
đón tiếp và phục vụ du khách quốc tế thì làm
chủ từ một đến hai ngoại ngữ là điều kiện tiên
quyết để chúng ta có thể làm việc trong lĩnh
vực du lịch. Đó là những kĩ năng giao tiếp
(nghe, nói, đọc, viết) thành thạo bằng ngoại
ngữ (Anh, Nga, Pháp, Trung…). Để có được
những kĩ năng này, ngay trong quá trình học
tập lĩnh hội những kiến thức chuyên ngành về
du lịch, chúng ta không ngừng rèn luyện, thực
hành nghe, nói, đọc, viết bằng một ngoại ngữ
tùy chọn với mục tiêu có thể giao tiếp thành
thạo với du khách nước ngoài nói ngôn ngữ đó.
Kĩ năng tìm kiếm thông tin thông qua các
phương tiện truyền thông
Du lịch là sự quảng bá hình ảnh các di sản
văn hóa, thiên nhiên và con người đến với du
khách vậy các phương tiện truyền thông:
truyền hình, mạng Internet, truyền thanh,
mạng xã hội … là các trợ thủ đắc lực giúp
chúng ta quảng bá du lịch cũng như là những
phương tiện hữu ích để tìm kiếm các thông tin
liên quan đến du lịch khi cần thiết.
Kĩ năng làm việc nhóm
Để có thể thành công trong lĩnh vực du lịch

thì làm chủ kĩ năng làm việc nhóm là rất cần
thiết bởi vì để có một chuyến du lịch thành
công thì nó phải được bắt đầu từ khâu thiết kế
chương trình, quảng bá tiếp thị giới thiệu,
thực hiện dẫn tour đi tham quan đến ăn
nghỉ…Vậy cần có sự liên kết, hỗ trợ và chia
sẻ công việc giữa các bộ phận sao cho kịp
thời và đạt hiệu quả tốt nhất.
Xuất phát từ việc xác định một số kĩ năng cơ
bản cần có khi làm việc trong lĩnh vực du lịch
trên đây, chúng tôi nhận thấy việc lựa chọn


Đặng Thị Kiều

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

môn tiếng Pháp du lịch theo đề án sẽ thực sự
phù hợp. Bởi vì khi học tập môn đề án tiếng
pháp du lịch thì các kĩ năng trên sẽ dần được
hình thành. Như chúng ta đều biết việc dạy và
học theo đề án là một hình thức dạy và học
trong đó một nhóm người học thực hiện một
nhiệm vụ học tập phức tạp, có sự kết hợp giữa
lí thuyết và thực hành để tạo ra một sản phẩm
cụ thể dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Với
hình thức học tập này, người học luôn phải
chủ động, tự giác từ việc xác định mục tiêu,
xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể và chi tiết,
có tinh thần hợp tác và làm việc nhóm, khả

năng tìm kiếm thông tin qua các kênh khác
nhau (truyền thông, sách vở…), khả năng
thuyết trình thuyết phục và tổng hợp đánh giá
quá trình và kết quả thực hiện một dự án.
MÔ TẢ VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN ĐỀ ÁN
TIẾNG PHÁP DU LỊCH
Thực hiện dạy và học theo mô hình đề án,
giáo viên đề xuất các hoạt động trong lĩnh
vực du lịch liên quan đến công việc của một
điều hành viên, hướng dẫn viên, lễ tân, tiếp
thị, phục vụ buồng, bàn, bar, bếp. Sinh viên
chia nhóm rồi lựa chọn một trong các vị trí
trên. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sinh
viên xác định mục đích yêu cầu nội dung
công việc cần tiến hành, kế hoạch hoàn thành
của đề án đã chọn, phân công nhiệm vụ cho
mỗi thành viên trong nhóm. Trong quá trình
thực hiện đề án của các nhóm sinh viên, giáo
viên sẽ hướng dẫn, định hướng và điều chỉnh
sao cho đề án của sinh viên được thực hiện
theo đúng mục tiêu. Sản phẩm của đề án sẽ
được trình bày trong các tình huống giả định
tiệm cận với thực tế. Phần đánh giá sản phẩm đề
án dựa trên các tiêu chí đánh giá của môn học:
thái độ, kiến thức và kĩ năng cần đạt được.
CÁCH THỨC THỰC HIỆN MÔN ĐỀ ÁN
TIẾNG PHÁP DU LỊCH
Chuẩn bị
- Giáo viên:
+ Xây dựng các chủ đề đề án liên quan đến

các hoạt động du lịch;
+ Chuẩn bị những nội dung kiến thức, kĩ năng
cần đạt được, tài liệu giáo trình và các nguồn
tham khảo từ các phương tiện truyền thông để
gợi ý cho sinh viên;

188(12/3): 83 - 86

+ Thiết lập bảng tiêu chí đánh giá về kiến
thức, thái độ, kĩ năng đạt được của sinh viên
thông qua đề án họ thực hiện.
- Sinh viên:
+ Nhóm sinh viên khoảng từ 3-5 em một
nhóm lựa chọn 1 trong các chủ đề mà giáo
viên đưa ra;
+ Xác định mục tiêu, yêu cầu và nội dung
công việc của đề án để từ đó nhóm trưởng sẽ
phân công công việc cho mỗi thành viên trong
nhóm;
+ Chuẩn bị sách vở, tài liệu và các phương
tiện cần thiết để thực hiện đề án.
Thực hiện đề án
Môn học được thực hiện theo hình thức đề án
do vậy nó không theo hình thức dạy và học
truyền thống. Thầy và trò không bắt buộc
phải lên lớp theo một biểu thời gian đều đặn
hàng tuần mà có thể gặp nhau theo định kì 2-3
tuần 1 lần để giáo viên giám sát, điều chỉnh,
tư vấn cho sinh viên những gì liên quan đến
đề án của họ.

Sau khi lựa chọn chủ đề cho đề án, nhóm sinh
viên sẽ cùng bàn bạc vạch ra các mục tiêu,
yêu cầu, nhiệm vụ thực hiện trong đó có việc
lập dàn ý cho đề án, tìm kiếm thông tin trong
các nguồn học liệu, sách hướng dẫn du lịch,
các phương tiện thông tin truyền thông (các
website, báo mạng, mạng xã hội…), viết kịch
bản hay nội dung cho đề án rồi tập giới thiệu,
trình bày- sản phẩm cuối cùng của đề án.
Sau khi đề án hoàn thành, các nhóm sinh viên
sẽ lần lượt trình bày, giới thiệu sản phẩm đề
án của mình trước hội đồng đánh giá là các
thầy cô phụ trách chuyên môn.
KẾT LUẬN
Trong quá trình thực hiện đề án của các nhóm
sinh viên, ngoài việc thực hành các kĩ năng
ngôn ngữ (tiếng Pháp): Nghe, nói, đọc, viết
(vì họ phải tìm kiếm các thông tin, sự hiểu
biết thuộc chuyên ngành du lịch qua bản tin
trong báo nói, báo hình, báo viết, trong các
sách các tài liệu bằng tiếng chuyên ngành) thì
sinh viên còn thực hành và hình thành thêm
nhiều các kĩ năng khác. Trong số đó phải kể
đến kĩ năng thuyết trình, thuyết phục trước
đám đông vì nội dung của đề án du lịch đều
85


Đặng Thị Kiều


Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

hướng tới việc cung cấp thông tin về các dịch
vụ lữ hành, nhà hàng, khách sạn, giới thiệu
danh tham thắng cảnh, văn hóa và con người
các vùng miền…với du khách vậy sinh viên
cũng phải luyện tập nghe nói trôi chảy đồng
thời hình thành kĩ năng thuyết trình thuyết
phục sao cho hấp dẫn du khách. Tiếp đến là kĩ
năng làm việc nhóm của sinh viên. Đối với
môn học đề án này, một nhóm sinh viên sẽ
chia sẻ nhiệm vụ với nhau, mỗi thành viên
phụ trách một mảng đồng thời trong nhóm có
sự tương trợ lẫn nhau sao cho đề án của họ
hoàn thành đúng tiến độ và đạt kết quả cao vì
việc đánh giá cho điểm sản phẩm đề án là kết
quả chung của cả nhóm. Do vậy tinh thần
đồng đội, sự chia sẻ và hợp tác luôn được nêu
cao. Song song với các kĩ năng này thì kĩ
năng sử dụng công nghệ thông tin để khai
thác thông tin, kiến thức liên quan đến nội
dung của đề án cũng được hình thành. Cuối
cùng phải kể đến sự hình thành kĩ năng ứng
biến, xử lí tình huống. Thật vậy, trong quá
trình học tập đề án, các thành viên trong mỗi
nhóm sinh viên đã rất sáng tạo luôn biết đưa
ra những tình huống giả định có thể xảy ra
trong quá trình làm việc sau này cho bạn
mình để xử lý, giải quyết. Cùng với việc tích
lũy thêm các kiến thức, sự hiểu biết về

chuyên ngành du lịch và làm chủ các kĩ năng

188(12/3): 83 - 86

kể trên, sinh viên cũng thể hiện rõ thái độ học
tập rất tích cực, nghiêm túc và luôn chủ động,
có trách nhiệm cao với việc học tập của mình.
Việc dạy và học thông qua đề án không còn
mới mẻ trong lĩnh vực đào tạo hiện nay,
nhưng bằng trải nghiệm của cá nhân trong
việc giảng dạy môn Đề án tiếng Pháp du lịch,
chúng tôi nhận thấy mô hình giảng dạy này
thực sự mang lại hiệu quả cao. Đó là không
chỉ là sự tích hợp đơn thuần của bốn kĩ năng
giao tiếp nghe nói đọc viết bằng tiếng Pháp
mà còn đồng thời giúp sinh viên hình thành
các kĩ năng cần thiết khác trong lĩnh vực du
lịch. Những kết quả này có thể mở thêm
những cơ hội thuận lợi hơn cũng như sự tự tin
khi sinh viên muốn làm các công việc liên
quan đến du lịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CALMY A-M., 2004, Le Français du
Tourisme, Editions Hachette.
2. CHIARI O.C., CORBEAU S., DUBOIS C.,
Les Métiers du tourisme, Cours de français,
Hachette F.L.E.
3. DUQUETTE L. et RENIÉ D., 1998, Stratégies
d’apprentissage dans un contexte d’autonomie et
environnement hypermédia, Université d’Ottawa,

Institut des Langues Secondes.

SUMMARY
ESTABLISHING SEVERAL BASIC SKILLS IN TOURISM FIELD
FOR UNIVERSITY STUDENTS THROUGH THE SUBJECT
OF FRENCH TOURISM PROJECT
Dang Thi Kieu*
School of Foreign Languages - TNU

Nowadays, Foreign language teaching focuses on providing students with not only language
knowledge, on training communication skills in language target but also several related basic
knowledge and skills in some other fields offering a lot of work such as tourism, trade and
services...To respond to this, French Tourist module has been taught as a project based- learning in
School of Forein Languages, ThaiNguyen University which has got excellent results. French
Tourism Project is a combination of the target language communicative skills and some essential
skills in the tourism industry such as making presentations, making groupwork discussions,
exploiting the information from media. After accomplishing this subject, students feel more
excited and more confident when they work in the fields related to the tourism aspect.
Key words: teaching, learning, French tourism project, skills, knowledge, working
Ngày nhận bài: 17/8/2018; Ngày phản biện: 10/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018
*

Tel: 0913 349777, Email:

86



×