Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Kỹ thuật điều khiển lưu lượng mạng trên hệ thống IP sử dụng công nghệ MPLS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.79 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN VĂN TÂN

KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG MẠNG TRÊN
HỆ THỐNG IP SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ MPLS

Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Truyền dữ liệu và mạng máy tính
Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

HÀ NỘI - 2018


Chương 1: Tìm hiểu về MPLS
1.1 Tổng quan
Chuyển mạch nhãn đa giao thức kết hợp giữa lợi ích của
chuyển mạch gói dựa trên chuyển mạch lớp 2 với định tuyến
lớp 3. Tương tự như các mạng lớp 2 ( Frame relay hay ATM),
MPLS là một phương pháp cải tiến việc chuyển tiếp gói trên
mạng bằng cách gán nhãn cho các gói IP, tế bào ATM hoặc
frame lớp 2. Cơ chế chuyển tiếp qua mạng như thế được gọi là
đổi nhãn (Label Swapping), trong đó các đơn vị dữ liệu (ví dụ
như gói hoặc tế bào) mang một nhãn ngắn có chiều dài cố định
để tại các node các gói được xử lý và chuyển tiếp.
1.2 Kiến trúc mạng MPLS
1.2.1


Miền MPLS (MPLS Domain)

Miền MPLS được chia thành 2 phần: Phần mạng lõi
(core) và phần mạng biên (edge). Các nút thuộc miền MPLS
được gọi là router chuyển mạch nhãn LSR (Label Switch
Router). Các nút ở phần mạng lõi được gọi là transit-LSR hay
core-LSR (thường gọi tắt là LSR). Các nút ở biên được gọi là
router biên nhãn LER (Label Edge Router). [3]
1.2.2 Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn (LSR-Label
Switching Router)
LSR (Label Switching Router) là thiết bị thực hiện quá
trình chuyển gói dữ liệu trong mạng bằng kỹ thuật chuyển
mạch nhãn: gỡ nhãn cũ và gắn nhãn mới cho gói. [3]
1.2.3

FEC (Forwarding equivalence class)

FEC là biểu diễn một nhóm các gói chia sẻ những yêu cầu
như nhau về việc truyền tải. [3]
1.2.4 Giao thức phân bố nhãn (LDP-Label Distribution
Protocol)
Khái niệm về LDP
1


Giao thức phân phối nhãn được sử dụng trong quá trình
gán nhãn cho các gói thông tin yêu cầu. Giao thức LDP là giao
thức điều khiển tách biệt được các LSR sử dụng để trao đổi và
điều phối quá trình gán nhãn - FEC. [3]
1.2.5 Đường chuyển mạch nhãn (LSP-Label Switch

Path)
Đường chuyển mạch nhãn này được thiết lập từ igress
LSR đến Egress LSR để chuyển gói trong mạng bằng kỹ thuật
chuyển mạch nhãn. Các LSP được thiết lập từ thông tin định
tuyến IGP hay từ sự lựa chọn con đường đến đích tốt nhất của
định tuyến IGP. [3]
1.2.6

Nhãn

[3]
Một nhãn MPLS là một trường 32 bit cố định với cấu trúc
xác định. Nhãn được dùng để xác định một FEC.
1.2.7

Ngăn xếp nhãn

Những bộ định tuyến MPLS tốt (capable) cần nhiều hơn 1
nhãn ở trên mỗi gói để định tuyến gói này trong mạng MPLS.
Việc này được thực hiện bởi việc đặt nhãn trong một ngăn
xếp. Nhãn đầu tiên trong ngăn xếp được gọi là nhãn đỉnh và
nhãn cuối cùng được gọi là nhãn đáy. Ở giữa ngăn xếp có thể
có nhiều nhãn. [3]
1.2.8

Cơ sở dữ liệu nhãn (Label Information Base – LIB)

Cơ sở dữ liệu nhãn là bảng kết nối trong LSR có chứa giá
trị nhãn/FEC được gán vào cổng ra cũng như thông tin về
đóng gói phương tiện truyền. [2]

1.2.9 Bảng chuyển tiếp mạch nhãn (LSFT – Label
Switching Forwarding Table)
Chứa thông tin về nhãn đầu vào, nhãn đầu ra, giao diện
đầu ra và địa chỉ nút tiếp theo. [2]
1.2.10 Hoán đổi nhãn (Label Swapping)
2


Là cách dùng các thủ tục để chuyển tiếp gói có nhãn, LSR
kiểm tra nhãn trên đỉnh stack và dùng ánh xạ ILM (Incoming
Label Map) để ánh xạ nhãn này tới một entry chuyển tiếp nhãn
NHLFE (Next Hop Label Forwarding Entry). Sử dụng thông
tin trong NHLFE, LSR xác định ra nơi để chuyển tiếp gói và
thực hiện một tác vụ trên stack nhãn. Rồi nó mã hoá stack
nhãn mới vào gói và chuyển gói đi.
Chuyển tiếp gói chưa có nhãn cũng tương tự nhưng xảy
ra ở ingress-LER, LER phải phân tích header lớp mạng để xác
định FEC rồi sử dụng ánh xạ FTN (FEC-to-NHLFE) để ánh xạ
FEC vào một NHLFE.
1.2.11

Mặt phẳng chuyển tiếp và mặt phẳng điều khiển

[5]
Một nút của MPLS có hai mặt phẳng: mặt phẳng chuyển
tiếp MPLS và mặt phẳng điều khiển MPLS. Nút MPLS có thể
thực hiện định tuyến lớp ba hoặc chuyển mạch lớp hai.
1.2.12 Thuật toán chuyển tiếp nhãn (Label Forwarding
Algorithm)
Bộ chuyển nhãn sử dụng một thuật toán chuyển tiếp dựa

vào việc hoán đổi nhãn. Nút MPLS lấy giá trị trong nhãn của
gói vừa đến làm chỉ mục đến LFIB. Khi giá trị nhãn tương ứng
được tìm thấy, MPLS sẽ thay thế nhãn trong gói đó bằng nhãn
ra (outgoing label) từ mục con (subentry) và gửi gói qua giao
tiếp ngõ ra tương ứng đến trạm kế đã được xác định. [3]
1.3 Phương thức hoạt động
1.3.1

Hoạt động cơ bản của mạng MPLS

MPLS thực hiện bốn bước như minh họa trong hình để
chuyển gói qua một miền MPLS.
Bước 1- Báo hiệu: Với bất kì loại lưu lượng nào vào
mạng MPLS, các bộ định tuyến sẽ xác định một liên kết giữa
một nhãn ứng với mức ưu tiên FEC của loại lưu lượng đó. Sau
3


khi thực hiện thủ tục liên kết nhãn như trên, mỗi bộ định tuyến
sẽ tạo các mục trong bảng cơ sở dữ liệu thông tin nhãn (LIBLabel Information Base). Tiếp đó, MPLS thiết lập một đường
chuyển mạch nhãn LSP và các tham số về QoS của đường đó.
Bước 2 - Dán nhãn (push): Khi một gói đến LER đầu
vào, LER sau khi xác định các tham số QoS sẽ phân gói này
vào một loại FEC, tương ứng với một LSP nào đó. Sau đó,
LER gán cho gói này một nhãn phù hợp vào chuyển tiếp gói
dữ liệu vào trong mạng. Nếu LSP chưa có sẵn thì MPLS phải
thiết lập một LSP mới như ở bước 1.
Bước 3 - Vận chuyển gói dữ liệu: Sau khi đã vào trong
mạng MPLS, tại mỗi LSR, gói dữ liệu sẽ được sử lý như sau:



Bỏ nhãn các gói đến và gán cho gói đó một nhãn
mới ở đầu ra (đổi nhãn).



Chuyển tiếp gói dữ liệu đến LSR kế tiếp dọc theo
LSP.

Bước 4 - Tách nhãn (pop): LER ở đầu ra sẽ cắt bỏ
nhãn, phân tích tiêu đề IP (hoặc xử lý nhãn tiếp theo trong
stack) và vận chuyển gói dữ liệu đó đến đích.
1.3.2

Chế độ hoạt động

Sử dụng với các mạng IP thông thường, trong cơ chế này
nhãn của MPLS là nhãn thực sự được thiết kế và gán cho các
gói tin, trong mặt phẳng Control plane sẽ đảm nhiệm vai trò
gán nhãn và phân phối nhãn cho các route giữa các router chạy
MPLS, và trong cơ chế này các router sẽ kết nối trực tiếp với
nhau qua 1 giao diện Frame mode như là PPP, các router sẽ sử
dụng địa chỉ IP thuần túy để trao đổi thông tin cho nhau như
là: Thông tin về nhãn và bảng định tuyến routing table.
1.4 Các ứng dụng của MPLS
Mạng MPLS có nhiều ứng dụng trong đó có 3 ứng dụng
chủ yếu: [1]
4



 Tích hợp IP và ATM: do chuyển mạch nhãn có thể thực
hiện được bởi các chuyển mạch ATM, MPLS là một
phương pháp tích hợp các dịch vụ IP trực tiếp trên chuyển
mạch ATM.
 Dịch vụ mạng riêng ảo IP (VPN): VPN thiết lập cơ sở
hạ tầng cho mạng Intranet và Extranet đó là mạng IP mà
các công ty kinh doanh sẽ thiết lập trên cơ sở toàn bộ cấu
trúc kinh doanh của họ. Dịch vụ VPN là dịch vụ Intranet và
Etranet mà các mạng đó được cung cấp bởi nhà cung cấp
dịch vụ đến nhiều tổ chức khách hàng. MPLS kết hợp với
giao thức cổng biên ( BGP ) cho phép một nhà cung cấp
mạng hỗ trợ hàng nghìn VPN của khách hàng. Như vậy,
mạng MPLS cùng với BGP tạo ra cách thức cung cấp dịch
vụ VPN trên cả ATM và các thiết bị dựa trên gói tin rất linh
hoạt, dễ mở rộng quy mô và dễ quản lý. Thậm chí trên các
mạng của nhà cung cấp nhỏ, khả năng linh hoạt và dễ quản
lý của các dịch vụ MPLS+BGP VPN là ưu điểm chủ yếu.
 Điều khiển lưu lượng và đinh tuyến IP hiện: Vấn đề
quan trọng trong các mạng IP liên tục là thiếu khả năng linh
hoạt các luồng lưu lượng IP để sử dụng hiệu quả dải thông
mạng có sẵn. MPLS sử dụng các đường chuyển mạch nhãn
(LSP). Khả năng điều khiển lưu lượng IP của MPLS sử
dụng thiết lập đặc biệt các LSP để điều khiển một cách linh
hoạt các luồng lưu lượng IP.
1.5 Tổng kết
Chương I đã đưa ra một cách nhìn khái quát về MPLS.
Việc tìm hiểu MPLS bao gồm tìm hiểu về kiến trúc MPLS,
phương thức hoạt động của MPLS và các thành phần trong
MPLS.


5


Chương 2: Kỹ thuật điều khiển lưu lượng MPLS TE
2.1 Giới thiệu về Traffic Engineering và MPLS Traffic
Engineering
2.1.1

Traffic Engineer là gì?

Kỹ thuật điều khiển lưu lượng (TE - Traffic Engineering)
là kỹ thuật điều khiển đường truyền chứa lưu lượng qua mạng.
Mục đích để cải thiện việc sử dụng tài nguyên mạng, tránh
trường hợp một phần tử mạng bị nghẽn trong khi các phần tử
khác chưa được dùng hết. Ngoài ra, còn để đảm bảo đường
truyền có các thuộc tính nhất định, tài nguyên truyền dẫn có
sẵn trên một đường truyền cụ thể hay xác định luồng lưu
lượng nào được ưu tiên lúc xảy ra tranh chấp tài nguyên.
2.1.2

Cơ bản về Kỹ thuật lưu lượng trong MPLS

[3]
MPLS-TE dùng đường hầm TE (TE tunnel) hay đường
hầm điều khiển lưu lượng để kiểm soát lưu lượng trên đường
truyền đến một đích cụ thể.
Khi tìm hiểu về kỹ thuật điều khiển lưu lượng với MPLS,
ta cần làm rõ các vấn đề sau:
 Sự phân phối thông tin (Information distribution):
cách các bộ định tuyến nhận ra mạng và các tài

nguyên nào sẵn có.
 Tính toán và thiết lập đường truyền (Path
calculation and setup): cách các bộ định tuyến
quyết định tạo các đường hầm LSP (TE tunnel),
xây dựng và duy trì các đường hầm này một cách
tốt nhất.
 Giao thức báo hiệu (RSVP) để thiết lập TE tunnel.
 Chuyển tiếp lưu lượng vào một đường hầm
(Forwarding traffic down a tunnel): sau khi được
xây dựng thì nó được sử dụng như thế nào?
6


2.2 Hoạt động của Kỹ thuật lưu lượng trong MPLS
2.2.1

Sự phân phối thông tin Traffic Engineering

[3, 4]
Trong Cisco IOS, một cơ sở dữ liệu TE được xây dựng từ
thông tin TE mà giao thức link-state cung cấp. Cơ sở dữ liệu
này chứa tất cả các link được enable MPLS TE và các tính
chất, thuộc tính của chúng, Từ cơ sở dữ liệu này, path
calculation (PCALC) hoặc constrained SPF (CSPF) tính toán
đường đi ngắn nhất thỏa mãn ràng buộc (quan trọng nhất là
băng thông) từ head end đến tail end LSR. PCALC và CSPF là
thuật toán shortest path first (SPF) được ứng dụng cho MPLS
TE.
2.2.2 Điều kiện với IGP
[3]

IGP phải có khả năng gửi tất cả thông tin của link đến tất
cả router trong khu vực mà TE được enable. Chỉ có giao thức
loại link-state là có thể làm việc này vì nó flood các trạng thái
của link của một router đến tất cả các router khác trong cùng
khu vực.
Các tài nguyên TE của link là:
- TE metric
- Maximum bandwidth
- Maximum reservable bandwidth
- Unreserved bandwidth
- Administrative group
2.2.3 Mở rộng OSPF với Traffic Engineering
[3]
RFC 2370 đưa ra một phần mở rộng cho giao thức OSPF,
3 LSA mới được định nghĩa và gọi là opaque LSA. Chúng
giúp OSPF mang thông tin mà OSPF cần hoặc thông tin dành
cho các ứng dụng khác. Những LSA này chính là thứ mà
MPLS TE cần để truyền thông tin của nó.

7


Ba loại opaque LSA chỉ khác nhau cách flooding. Opaque
LSA type 9 chỉ flood đến link-local; opaque LSA type 10
flood đến một area và opaque LSA type 11 flood đến toàn AS.
Như vậy type 9 được gửi đến link nhưng không bao giờ
chuyển tiếp qua bên kia, type 10 bị chặn bởi area border
router, type 11 được flood toàn OSPF domain giống như type
5. MPLS TE sử dụng type 10 cho MPLS TE trong area.
2.2.4 Flood bởi IGP

[3]
IGP flood những thông tin TE trong các trường hợp sau:
 Trạng thái link thay đổi.
 Cấu hình thay đổi.
 Chu kì flood.
 Thay đổi ở reserved bandwidth.
 Sau khi thiết lập tunnel thất bại.
2.2.5

Cơ chế định tuyến và cost của TE LSP

[3]
Khi tính toán path cho TE tunnel, một vài thuộc tính được
sử dụng và kết quả của việc tính toán này là path ngắn nhất và
khả thi nhất từ tất cả các path với thuộc tính của các link phù
hợp với yêu cầu đề ra của TE tunnel.
2.2.6

Thuộc tính của link Traffic Engineering

[3]
Mọi link enable MPLS TE đều có các thuộc tính cần được
flood để head end router có thể tìm ra link nào phù hợp với TE
tunnel. Một link đã enable TE có các thuộc tính sau:
- Maximum reservable bandwidth.
- Attribute flags.
- TE metric.
- Shared risk link group.
- Maximum reservable sub-pool bandwidth.
2.2.7 Các thuộc tính của MPLS TE tunnel

[3]
8


Các tính chất của TE tunnel bao gồm:
- Địa chỉ đích của tunnel.
- Băng thông chỉ định.
- Affinity.
- Setup và holding priority.
- Tái tối ưu hóa.
- Path option
2.3 Cách tính toán đường đi của Traffic Engineering
[3]
Cách đặt đường hầm TE phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Path setup option.
- Setup và holding priority.
- Attribute flags và affinity bit.
- Tái tối ưu.
2.3.1 PCALC – Path Calculation
PCALC là thuật toán SPF đặc biệt được sử dụng bởi
MPLS TE. SPF là thuật toán được OSPF và IS-IS sử dụng để
tính toán đường đi ngắn nhất.
2.3.2 Resource Reservation Protocol (RSVP – Giao thức
dành trước tài nguyên)
RSVP sử dụng hai gói tin PATH và RESV để báo hiệu
một path. Head end sẽ gửi gói PATH đến tail end, còn RESV
gửi path ngược lại đến head end.
2.4 Chuyển tiếp lưu lượng vào MPLS – TE tunnel
Các cách chuyển tiếp lưu lượng vào tunnel:
- Static Routing.

- Policy - Based Routing.
- Autoroute announce.
- Forwarding adjacency.
- Class-based tunnel selection.
2.5 Bảo vệ và phục hồi
[3, 4]
Mạng hỏng, hay chính xác hơn, có các thành phần trong
mạng không hoạt động được nữa, và để làm hạn chế những tác
9


động tiêu cực khi mạng hỏng, MPLS TE có khả năng hướng
các con đường lưu lượng ngắn nhất của các giao thức IGP để
hạn chế mất gói tin ở những nút và kết nối bị hỏng trên mạng,
khả năng này gọi là FRR (Fast Reroute -Tái định tuyến nhanh)
hoặc MPLS TE Protection (Sự bảo vệ của MPLS TE).
Bảo vệ có thể được chia làm các loại:
- Bảo vệ đường đi (Path Protection) –Hay còn gọi là
bảo vệ đầu cuối.
- Bảo vệ cục bộ (Local Protection):
 Bảo vệ nút (FRR - node protection)
 Bảo vệ kết nối(FRR - link protection)
2.6 Tổng kết
Chương 2 nêu ra được các tính năng, giao thức, cơ chế
hoạt động của MPLS – TE:
-

-

-


Điều khiển lưu lượng: Sử dụng các tunnel để điều
chỉnh, cân tải lưu lượng giữa các đường truyền mạng,
đảm bảo tận dụng tài nguyên mạng với hiệu suất cao,
tránh các trường hợp nghẽn đường truyền làm ảnh
hưởng dịch vụ.
Chọn đường đi chất lượng tốt nhất: Tính toán được
các thuộc tính vật lý của đường truyền (delay, jiter,...)
để chọn đường đi tốt nhất.
Khả năng hội tụ cao: Có cơ chế dự phòng tốt, đảm bảo
hội tụ nhanh khi có vấn đề xảy ra trên đường truyền,
giúp cho không bị gián đoạn dịch vụ trong quá trình
truyền lưu lượng.

10


Chương 3: Giải lập MPLS-TE trên mạng LAB thật
3.1 Mục đích
Demo MPLS TE trên hệ thống mạng thật:
-

So sánh hội tụ giữa hệ thống mạng sử dụng MPLS-TE
và IP thuần.
- Kết hợp QoS cấp phát băng thông động và đảm bảo
chất lượng dịch vụ.
3.2 Phương pháp thực hiện
- Xây dựng sơ đồ kết nối các nút router mạng với thiết
bị thật.
- Cấu hình MPLS TE cho các router trong miền MPLS.

- Sử dụng máy đo truyền lưu lượng để kiểm nghiệm các
bài mô phỏng.
3.3 Mô hình thực thể

-

Miền MPLS bao gồm các nút mạng:
o Edge LSR: PE01 và PE02, dòng thiết bị
Juniper ACX2100.
o LSR Core: P01, P02, P03 và P04, dòng thiết
bị Juniper MX480 và MX104.
o Site 1 và Site 2 là máy đo để truyền lưu lượng
IXA.
11


3.3.1 So sánh hội tụ giữa hệ thống mạng sử dụng MPLSTE và IP thuần
Cách thực hiện:
-

Truyền lưu lượng 1000 packets/s từ Site 1 đến Site 2,
sau đó đánh down kết nối từ PE01 đến P01.
Trên máy đo IXA sẽ cho thấy kết quả rớt gói để xác
định thời gian hội tụ, ví dụ:
Rớt 100 packets thì thời gian hội tụ là 100 ms.
Kết quả đo trong 2 trường hợp:

-

-


Trường hợp 1: Đường truyền sử dụng IP thuần, mạng
không chạy MPLS-TE:
o Show route Site 2 trước thực hiện học qua
OSPF (IP thuần):
o Rớt 1033 packets -> mạng hội tụ trong 1033
ms:
Trường hợp 2: Đường truyền sử dụng MPLS-TE:
o Show route Site 2 trước thực hiện học qua
LSP của MPLS-TE:
o Rớt 353 packets -> mạng hội tụ trong 352 ms:

Kết luận: Mạng sử sụng MPLS-TE sẽ có thời gian hội tụ
(khôi phục dịch vụ) khi có sự cố mạng nhanh hơn nhiều
lần so với mạng chỉ chạy IP thuần (353 ms so với 1033
ms).
3.3.2 Kết hợp QoS đảm bảo chất lượng dịch vụ và cấp
phát băng thông động
Cách thực hiện:
-

Thiết lập kết nối từ site VoIP và Data đến server qua 2
LSP VoIP và Data:
Cấu hình QoS cho VoIP 500Mb, Data 500Mb:
Trên máy đo IXA sẽ thực hiện truyền lưu lượng từ site
VoIP, Data đến 2 server VoIP và Data.
12


Kết quả đo trong 3 trường hợp:








-

-

Trường hợp 1: Lưu lượng VoIP 100Mb (interface ge0/1/2), Data 700Mb (interface ge-0/1/1),:
Khi VoIP không sử dụng hết 500Mb được cấp thì Data
có thể mượn để sử dụng.
Trường hợp 2: Data đang truyền 800Mb thì VoIP cần
truyền 400Mb:
VoIP lấy lại băng thông đã cho mượn và truyền được
lên 400Mb.
Data lúc này phải trả lại băng thông đã mượn và còn
lại 600Mb để truyền.
Trường hợp 3: Data truyền 800Mb thì VoIP truyền
400Mb, trường hợp này đường truyền bị nghẽn:
VoIP vẫn đảm bảo băng thông và không bị rớt gói,
Data bị rớt gói nhiều do không đủ băng thông cung
cấp.
Lúc VoIP lấy lại băng thông cho mượn để truyền từ
100Mb lên 400Mb thì bị rớt 4 gói tin.
Kết luận:
Khi áp dụng QoS thì băng thông sẽ được cấp phát
động, các tunnel có thể sử dụng băng thông của tunnel

khác chưa sử dụng và khi tunnel khác cần sử dụng thì
sẽ lấy lại.
Trong khi nghẽn đường truyền thì các lưu lượng vượt
quá băng thông cho phép sẽ bị rớt gói, còn các dịch vụ
lưu lượng trong ngưỡng cho phép thì sẽ đảm bảo dịch
vụ.

13


Chương 4: Kết luận
4.1 Vấn đề đặt ra
4.1.1 Tối ưu hiệu suất sử dụng tài nguyên mạng
Việc sử dụng IGP trong mạng sẽ xảy ra hiện tượng chia
tải không đều giữa các kết nối trong mạng, có những kết nối bị
nghẽn băng thông trong khi các kết nối khác có hiệu suất sử
dụng thấp.
4.1.2
-

Đảm bảo chất lượng đường truyền
Dịch vụ được truyền trên đường truyền có chất lượng
dịch vụ tốt nhất (delay, jiter,...thấp, băng thông đảm
bảo).
- Khi xảy ra sự cố đường truyền chính thì không bị gián
đoạn dịch vụ.
4.2 Ứng dụng của MPLS-TE
4.2.1 Điều khiển lưu lượng
- Sử dụng các tunnel để điều chỉnh, cân tải lưu lượng
giữa các đường truyền mạng, đảm bảo tận dụng tài

nguyên mạng với hiệu suất cao, tránh các trường hợp
nghẽn đường truyền làm ảnh hưởng dịch vụ.
- MPLS - TE hỗ trợ điều khiển từng loại lưu lượng khác
nhau đi trên các tuyến đường khác nhau trong hệ
thống mạng, ứng dụng để lái các loại dịch vụ quan
trọng như VoIP qua các đường truyền có chất lượng
tốt nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ.
4.2.2 Chọn đường đi chất lượng tốt nhất và đảm bảo
chất lượng dịch vụ
- Tính toán được các thuộc tính vật lý của đường truyền
(delay, jiter,...) để chọn đường đi tốt nhất.
- Kết hợp QoS đảm bảo chất lượng dịch vụ quan trọng
khi xảy ra nghẽn đường truyền.
4.2.3 Khả năng hội tụ cao

14


-

Có cơ chế dự phòng tốt, đảm bảo hội tụ nhanh khi có
vấn đề xảy ra trên đường truyền, giúp cho không bị
gián đoạn dịch vụ trong quá trình truyền lưu lượng.
4.3 Kết quả đạt được
Chứng minh bằng thử nghiệm trên thiết bị thật các vấn
đề:
- Mạng sử dụng MPLS-TE có thời gian hội tụ đưa mạng
về trạng thái ổn định nhanh hơn nhiều lần so với mạng
chỉ sử dụng IP thuần (MPLS-TE hội tụ 353ms so với
IP là 1033ms).

- Điều khiển lưu lượng theo đường đi mong muốn để tối
ưu sử dụng tài nguyên mạng.
- Kết hợp QoS đảm bảo chất lượng dịch vụ và cấp phát
băng thông động để sử dụng hiệu quả băng thông
đường truyền.
4.4 Đề xuất cải tiến
4.4.1 Giám sát lưu lượng các tunnel dành riêng cho từng
dịch vụ, khách hàng
Cách thực hiện:
-

-

Sử dụng công cụ giám sát áp dụng giao thức SNMP
(Simple Network Management Protocol) để lấy thông
tin lưu lượng trên từng tunnel dựa vào giá trị OID.
Vẽ ra biểu đồ theo dõi lưu lượng theo thời gian thực
(theo chu kỳ khoảng 5 phút).

Lợi ích:
-

-

Kết hợp với giám sát lưu lượng các kết nối vật lý trên
mạng để linh hoạt trong việc điều chỉnh đường đi, tối
ưu hiệu suất dử dụng tài nguyên mạng.
Dựa vào kết quả giám sát lưu lượng của từng tunnel
đang chạy trên kết nối chính để tính toán băng thông
trên hướng dự phòng cần phải dự trữ để đảm bảo dịch

vụ trong trường hợp sự cố lỗi kết nối chính.
15


-

Theo dõi băng thông tunnel để phát hiện sớm sự cố
ảnh hưởng dịch vụ khi có hiện tượng tụt giảm băng
thông bất thường.
4.4.2 Kết hợp QoS đảm bảo chất lượng dịch vụ và cấp
phát băng thông động
Cách thực hiện:
-

-

Đánh dấu các giá trị QoS cho các tunnel của các dịch
vụ.
Cấu hình QoS với các độ ưu tiên và băng thông tương
ứng cho các tunnel của các dịch vụ khác nhau, đảm
bảo các dịch vụ quan trọng luôn được ưu tiên cao hơn.
Chuyển tiếp lưu lượng tương ứng từng dịch vụ vào
các tunnel.

Lợi ích:
-

-

Tối ưu việc sử dụng tài nguyên băng thông đường

truyền: Trong trường hợp một tunnel không sử dụng
hết băng thông được ưu tiên thì các tunnel khác có thể
mượn để sử dụng, khi tunnel cần sử dụng thì sẽ được
trả lại băng thông tunnel khác đã mượn.
Đảm bảo chất lượng cho các dịch vụ quan trọng có độ
ưu tiên cao: Trong trường hợp băng thông đường
truyền bị nghẽn thì các dịch vụ có QoS cao sẽ luôn
được đảm bảo băng thông.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Công Hùng (2009), Chuyển mạch nhãn đa giao
thức MPLS, Nhà xuất bản Thông Tin và Truyền
Thông.
2. />Tiếng Anh
3. Luc De Ghein (2007), MPLS Fundamentals, Cisco
Press 800 East 96th Street Indianapolis.
4. Traffic Engineering with MPLS, By Eric Osborne
CCIE #4122, Ajay Simha CCIE #2970.
5. Cisco Systems Learning (2006), Implementing Cisco
MPLS, Cisco Systems.

17




×