Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Xã hội học: Di dân với xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lai Châu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.78 KB, 32 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN VỊ

DI DÂN VỚI XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG 
QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lai Châu)

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XàHỘI HỌC
Mã số: 62 31 03 01


HÀ NỘI – 2018


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 

1.   PGS.TS   Phạm   Minh 

Anh
                                                2. GS.TS Trịnh Duy Luân

Phản biện 1: ...............................................................................
...............................................................................
Phản biện 2: ...............................................................................
...............................................................................
Phản biện 3: ...............................................................................
                     



Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp 
Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí 
Minh
Vào hồi......giờ…...ngày…...tháng…...năm 201…


Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di dân là một hiện tượng xã hội phổ  biến trong các quốc gia 
dân tộc và trên phạm vi toàn thế giới, có thể  để lại nhiều hệ lụy xã 
hội, tác động trên nhiều lĩnh vực, chi phối đến sự  phát triển và  ổn  
định xã hội, trong đó có quá trình xây dựng QP, AN của mỗi quốc gia. 
Ở Việt Nam, di dân chịu sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố 
KT­XH, đồng thời để  lại những hệ  lụy KT­XH với tính chất và 
mức độ  khác nhau. Trong sự  tác động nhiều chiều của di dân đến 
các lĩnh vực của đời sống xã hội, có sự  tác động đến lĩnh vực QP, 
AN. Sự biến động về cấu trúc xã hội do di dân mang lại ảnh hưởng  
nhất định đến xây dựng về  mặt chính trị  ­ tinh thần, về  mặt huy  
động lực lượng và các tiềm lực cho củng cố QP, bảo đảm an ninh  
của đất nước. Các thế  lực thù địch đã và đang ra sức lợi dụng tình  
trạng di dân để cài cắm, móc nối, tạo dựng lực lượng, gây dựng cơ 
sở chống đối và tận dụng những kẽ hở trong quản lý di dân để kích  
động và chia rẽ, tạo dựng những sự kiện làm mất ổn định về  kinh 
tế, chính trị, xã hội, tha hóa văn hóa. Các vụ bạo động chính trị ở Tây 

Nguyên (2001, 2004), gây rối ở Điện Biên, Lai Châu (2011) vừa qua 
đều có nguyên nhân từ di dân.
Lai Châu là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc nước ta, có địa 
hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, dân số và mật độ dân cư thấp;  
nơi định cư  của nhiều dân tộc, chủ  yếu là các dân tộc thiểu số.  
Tuy nhiên, Lai Châu là tỉnh có tiềm năng to lớn về  KT­XH, giữ  vị 
trí   chiến  lược  quan   trọng   trong  sự   nghiệp  xây  dựng   và   BVTQ.  
Trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển KT­XH phục vụ 
sự  nghiệp CNH,  HĐH  đất nước, Lai  Châu là địa phương  được 
Chính phủ  giao nhiệm vụ  thực hiện chiến lược quy hoạch di dân  
rất lớn để xây dựng các công trình thủy điện quốc gia trên địa bàn  
của tỉnh. Theo thống kê của UBND tỉnh Lai Châu, năm 2012 đã 
thực hiện di dân trên 3.579 hộ  cho dự  án Thủy điện Sơn La, hơn  
1.331 hộ cho dự án Thủy điện Lai Châu và 924 hộ cho dự án Huội 
Quảng, Bản Chát. 
Những năm vừa qua, với sự  quan tâm của Đảng, Nhà nước và 
đồng bào cả nước, KT­XH của tỉnh Lai Châu có nhiều khởi sắc. Chương  


2
trình xây dựng khu kinh tế mới, các khu định canh, định cư, hạn chế du  
canh, du cư được triển khai thu nhiều kết quả, góp phần vào ổn định,  
phát triển KT­XH của Tỉnh. Song, do nhiều nguyên nhân, hiện tượng di 
dân tự do vẫn tiếp diễn, gây nên những khó khăn trong quản lý xã hội, tác 
động không nhỏ đến phát triển KT­XH, củng cố QP, AN trên địa bàn  
Tỉnh. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu bức thiết cần nghiên cứu sâu hơn về di 
dân và sự tác động của nó trên các lĩnh vực ở tỉnh Lai Châu. Xuất phát từ 
những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: Di dân với xây dựng lực  
lượng quốc phòng toàn dân (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lai Châu)  làm 
luận án tiến sĩ. Việc triển khai nghiên cứu đề tài này là cần thiết, một 

hướng nghiên cứu vừa mang tính cơ bản vừa mang tính ứng dụng, có ý  
nghĩa lý luận và thực tiễn.  
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm   hiểu   ảnh   hưởng   của   di   dân   tới   xây   dựng   lực   lượng 
QPTD; đề xuất các khuyến nghị phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn 
chế ảnh hưởng tiêu cực của di dân đến xây dựng lực lượng QPTD ở 
tỉnh Lai Châu hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
­ Làm rõ những vấn đề lý luận về ảnh hưởng của di dân tới 
xây dựng lực lượng QPTD.
­ Làm rõ đặc điểm di dân và xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu 
hiện nay.
­ Vận dụng một số lý thuyết xã hội học và học thuyết mác  
xít về  chiến tranh, quân đội vào khảo sát đánh giá, phân tích thực 
trạng  ảnh hưởng của di dân tới xây dựng lực lượng QPTD; xác  
định   những   vấn   đề   đặt   ra;   đề   xuất   khuyến   nghị   phát   huy   ảnh  
hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của di dân đến xây 
dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu thời gian tới.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của di dân tới xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
3.2. Khách thể nghiên cứu
­ Người di cư ở tỉnh Lai Châu.


3
­ Cán bộ  chính quyền và quân sự  địa phương (cán bộ  xã, 
trưởng, phó bản, quân đội của tỉnh Lai Châu).
3.3. Phạm vi nghiên cứu

­ Phạm  vi nội dung, vấn  đề  nghiên cứu:  Nghiên cứu  ảnh 
hưởng giữa di dân với công tác xây dựng lực lượng QPTD. 
Cụ thể là nghiên cứu ảnh hưởng của di dân đến: i) Giáo dục 
và xây dựng ý thức QP của người dân; ii) Sự ủng hộ của nhân dân 
đối với tổ  chức và hoạt động của lực lượng DQTV; iii) Đăng ký,  
quản lý lực lượng DBĐV; iiii) Thực hiện nghĩa vụ  quân sự  của 
nhân dân.
Trong các loại hình di dân, luận án tập trung nghiên cứu loại hình 
di dân nội tỉnh, bao gồm: di dân có tổ chức và di dân tự do, động cơ di 
dân, yếu tố văn hóa tập quán tộc người và những ảnh hưởng tới xây  
dựng lực lượng QPTD. 
­ Phạm vi về không gian nghiên cứu: Bốn huyện trọng điểm về di 
dân ở tỉnh Lai Châu, cụ thể là huyện Phong Thổ, Tân Uyên, Mường Tè, Sìn 
Hồ. 
­ Phạm vi về  thời gian:  Nghiên cứu di dân từ  năm 2006 đến 
nay. 
4. Câu hỏi nghiên cứu 
Thứ  nhất: Di dân và xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn 
tỉnh Lai Châu hiện nay có những đặc trưng gì?
Thứ hai: Thực trạng di dân ảnh hưởng đến việc hoàn thành các 
nhiệm vụ của quá trình xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu hiện  
nay như thế nào?  
Thứ ba: Những vấn đề đặt ra do ảnh hưởng của di dân đến  
việc xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu hiện nay là gì?
5. Giả thuyết nghiên cứu, các biến số 
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả  thuyết thứ  nhất: Di dân  ở tỉnh Lai Châu hiện nay có sự 
đa dạng về loại hình, quy mô lớn, tính chất khá phức tạp với nhiều  
yếu tố tác động. 
Giả thuyết thứ hai: Di dân có ảnh hưởng vừa tích cực, vừa tiêu 

cực tới xây dựng lực lượng QPTD  ở tỉnh Lai Châu trên các nhiệm vụ: 
Giáo dục và xây dựng ý thức QP của các tầng lớp nhân dân; Sự ủng hộ 
của nhân dân đối với tổ chức và hoạt động của lực lượng DQTV; Đăng 


4
ký, quản lý lực lượng DBĐV; Sự  ủng hộ  của các tầng lớp nhân dân  
trong thực hiện nghĩa vụ quân sự. 
Giả  thuyết thứ  ba:  Các loại hình di dân, cấu trúc dân tộc, tôn  
giáo, điều kiện sống của người di cư  và công tác quản lý di dân là 
những yếu tố có ảnh hưởng đến xây dựng lực lượng QPTD trên địa 
bàn tỉnh Lai Châu hiện nay.    
5.2. Các biến số
Biến độc lập: Các loại hình di dân; đặc điểm của di dân.
­ Các loại hình di dân gồm: (di dân có tổ chức, di dân tự do). 
­ Các đặc điểm di dân gồm: tuổi, giới tính, học vấn, tôn giáo, dân  
tộc.
Biến phụ thuộc: Hoạt động xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai 
Châu gồm: Giáo dục và xây dựng ý thức QP; Tổ chức và hoạt động của  
lực lượng DQTV; Đăng ký, quản lý lực lượng DBĐV; Thực hiện nghĩa 
vụ quân sự của công dân.
Biến can thiệp: Những đặc điểm phát triển KT­XH vùng Tây 
Bắc và tỉnh Lai Châu; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách,  
pháp luật của Nhà nước ta về quản lý di dân; về xây dựng  lực lượng 
QPTD trên địa bàn Lai Châu.
6. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên 
cứu
6.1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận
­ Luận án vận dụng phương pháp luận chủ  nghĩa DVBC, chủ 
nghĩa DVLS trong phân tích di dân với xây dựng lực lượng  QPTD hiện 

nay.
­ Luận án vận dụng quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật 
của Nhà nước ta về xã hội, phát triển xã hội, về xây dựng lực lượng  
QPTD và những vấn đề về di dân để phân tích ảnh hưởng của di dân 
tới xây dựng lực lượng QPTD.
­ Luận án ứng dụng các lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu  
di dân và lý thuyết mác xít về  quốc phòng, chiến tranh và quân đội 
trong nghiên cứu về  xây dựng nền QPTD. Các lý thuyết cụ  thể:  lý 
thuyết Mạng lưới xã hội; lý thuyết Hành động xã hội; học thuyết mác  
xít về  chiến tranh và quân đội; Học thuyết, tư  tưởng Quân sự  Việt  
Nam.


5
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
­ Thu thập, phân tích số  liệu, tài liệu về  di dân trên địa bàn 
Lai Châu từ năm 2006 đến nay.
­ Thu thập, phân tích các báo cáo về  nhiệm vụ  QS, QP; về 
QP, AN; về  công tác xây dựng  lực lượng  QPTD  trên địa bàn Lai 
Châu từ  2006  đến nay. Các báo cáo được  thu thập chủ  yếu từ 
LLVT   quân đội   tỉnh,   UBND   tỉnh,  Tỉnh  ủy  Lai   Châu  và   các   ban  
ngành, các huyện, xã trong mẫu khảo sát.
6.2.2. Phương pháp định tính
Phỏng vấn sâu 20 người gồm: Cán bộ BCHQS tỉnh, Bộ Chỉ huy 
BĐBP tỉnh Lai Châu; cán bộ huyện, ban CHQS các huyện và một số đồn  
Biên phòng; cán bộ xã, trưởng, phó bản trong mẫu khảo sát với số lượng 
là 10 người. Người di cư, gồm: cả di cư theo kế hoạch của Nhà nước và 
di cư tự do với số lượng là 10 người.
6.2.3. Phương pháp định lượng

Điều tra bằng phiếu hỏi với số lượng 600 phiếu, bao gồm:  
người di cư (400 phiếu); cán bộ, chiến sĩ quân đội ở tỉnh Lai Châu,  
cán bộ xã, trưởng, phó bản của các xã được chọn (200 phiếu).
Bảng hỏi được phân ra làm 2 mẫu. Trong đó, mẫu 1 dành 
cho người di cư; mẫu 2 dành cho cán bộ  chính quyền và LLVT  
quân đội. 
6.2.4. Mẫu nghiên cứu
Cách thức lấy mẫu:  Luận án chọn mẫu nghiên cứu có chủ 
đích bằng nhau (200 người di cư có tổ chức và 200 người di cư  tự 
do) để  so sánh giữa hai loại hình di dân này có ảnh hưởng như  thế 
nào đến xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện 
nay. 
Trong các huyện và các xã được chọn, căn cứ  theo địa bàn và  
danh sách người di cư, luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu theo 
cụm kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để  chọn mẫu  
nghiên cứu. Cụ thể: 
 Với đặc thù di dân ở tỉnh Lai Châu, luận án chọn ra 4 huyện:  
Phong Thổ, Tân Uyên, Mường Tè, Sìn Hồ.  Mỗi huyện chọn ngẫu 
nhiên  lấy  một xã. Từ  danh sách từng hộ  gia đình di cư  (do chính 


6
quyền xã cung cấp) của các xã được chọn, sử  dụng phương pháp  
chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống có khởi đầu ngẫu nhiên để chọn ra  
mỗi xã 100 người (chọn mỗi hộ  1 người từ  đủ  18 tuổi trở  lên). 
Trước hết cần xác định khoảng cách mẫu theo công thức:
K = Tổng thể/dung lượng mẫu = Tổng thể/100 người
Xác định đơn vị mẫu đầu tiên theo phương pháp ngẫu nhiên, 
sau đó cứ cách K người thì chọn một người sao cho thu về đủ khối  
lượng mẫu ở mỗi xã là 100 người. 

Đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội trên địa bàn tỉnh Lai Châu, cán 
bộ  huyện, xã, trưởng bản của các xã được  chọn theo phương pháp 
chọn mẫu có chủ đích với dung lượng là 200 người (trong đó cán bộ 
quân đội là 100 người; cán bộ  huyện, xã, trưởng, phó bản là 100 
người). Với mong muốn so sánh giữa hai lực lượng, cán bộ  chính 
quyền và quân đội đánh giá như thế nào về ảnh hưởng của di dân tới 
xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu hiện nay.
7. Điểm mới của luận án
­ Luận án đầu tiên tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống 
về lý luận và thực tiễn di dân với xây dựng lực lượng  QPTD ở tỉnh 
Lai Châu dưới góc độ tiếp cận Xã hội học.
­ Luận án góp phần luận giải và làm sáng tỏ  về  những tác 
động nhiều chiều của di dân trên các mặt, các lĩnh vực của quá 
trình xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn Lai Châu. 
­ Luận án xác định những vấn đề  đặt ra và các yếu tố ảnh  
hưở ng của di dân đối với xây dựng lực lượ ng QPTD; trên cơ sở 
đó luận án xác định mục tiêu, nhiệm vụ và đề  xuất khuyến nghị 
nhằm hạn chế tác động tiêu cực của di dân trên địa bàn Lai Châu 
trong thời gian t ới.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
8.1. Ý nghĩa lý luận
­ Luận án góp phần làm rõ lý luận về  di dân với  xây dựng 
lực lượng QPTD  trong tình hình hiện nay.
­ Luận án góp phần bổ  sung, hoàn thiện lý thuyết và phương 
pháp nghiên cứu Xã hội học nói chung và chuyên ngành Xã hội học  
quân sự nói riêng.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn


7

­ Luận án là tài liệu tham khảo cho LLVT nói chung, cho các 
đơn vị  quân đội nói riêng và các cơ quan, ban, ngành chức năng có 
liên quan đến việc xây dựng, củng cố  QP, AN và xây dựng nền  
QPTD trong phạm vi cả  nước. Ngoài ra, luận án còn là nguồn tài 
liệu   tham   khảo   trong   quá   trình  nghiên  cứu,   giảng  dạy   các   môn 
KHXH có liên quan đến vấn đề  di dân, vấn đề  QP, AN, xây dựng 
nền QPTD.
­ Góp phần nâng cao nhận thức cho LLVT, các ban ngành, 
đoàn thể của địa phương trong công tác quản lý dân cư, trong công 
tác QP, AN và trong xây dựng lực lượng QPTD. 
­ Các kiến nghị của luận án đề xuất có thể được vận dụng vào 
thực tiễn quản lý dân cư nói chung và di dân nói riêng; vận dụng vào  
thực tiễn hoạt động xây dựng nền QPTD trên địa bàn Lai Châu.
9. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở   đầu,  kết  luận và danh mục tài  liệu tham  
khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương (12 tiết).
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DI DÂN Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Hướng nghiên cứu về lý thuyết di dân
Luận án đi ể m luận các nội dung nghiên cứu về di dân ở 
nướ c ngoài qua m ột s ố công trình của các tác giả  tiêu biể u như 
Ravenstein E.G, Everett S. Lee, Piore Michael. J, Arthus Lewis, 
Michael   P.   Todaro,   Zlotnik,   Brettel   Caroline.   B,   James   F. 
Hollifield, Stark, S. Chant… Các nghiên c ứu trên đã giúp hình 
thành nên khung lý thuyết c ơ  b ản có ý nghĩa cho nghiên cứu về 
các lo ại hình di dân trên thế  gi ới nói chung và  ở  các quốc gia, 
dân t ộc nói riêng trong đó có Vi ệt Nam. 
1.1.2. Các nghiên cứu về di dân trong xu thế toàn cầu hóa 

và yếu tố của thời đại
Di dân trong bối cảnh toàn cầu hóa, điển hình là di dân quốc tế 
với nhiều loại hình đa dạng từ di dân lao động quốc tế đến di dân do 
yếu tố hôn nhân nước ngoài; di dân có yếu tố đồng tộc và tộc người; 


8
tác động của di dân quốc tế  đối với sự  hòa nhập xã hội, tiếp biến  
khuôn mẫu văn hóa; vấn đề di dân với xóa đói giảm nghèo; di dân với 
vấn đề  xung đột xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia trong xu thế hội  
nhập quốc tế.
Điểm luận các nghiên cứu về  di dân  ở  ngoài nước, giúp cho 
luận án có được tri thức và phương pháp tìm hiểu các loại hình di dân 
ở trong nước và ảnh hưởng của di dân đến hoạt động xây dựng lực 
lượng QPTD ở nước ta hiện nay.
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DI DÂN TRONG NƯỚC
1.2.1. Những nghiên cứu về di dân ở Việt Nam từ góc độ lý 
thuyết và phương pháp
Các nghiên cứu về  di dân  ở  Việt Nam từ  góc độ  lý thuyết và  
phương pháp chủ yếu được lồng ghép trong các giáo trình giảng dạy  
về dân số, xã hội học dân số và một số các công trình nghiên cứu thực 
nghiệm về di dân. Điểm luận những nghiên cứu trên giúp cho tác giả 
có phương pháp và sự kế thừa trong chọn lọc lý thuyết và phương pháp 
luận nghiên cứu về  di dân với xây dựng lực lượng QPTD  ở  tỉnh Lai  
Châu, một địa bàn có nhiều loại hình di dân đa dạng.
1.2.2. Những nghiên cứu về  thực trạng di dân quan một 
số cuộc điều tra dân số nhà ở và di dân
Luận án tiến hành tổng thuật các nghiên cứu về thực trạng di  
dân trong nước qua một số cuộc điều tra về  dân số nhà ở  và di dân, 
điển hình như:  Điều tra di cư  Việt Nam năm 2004,   do Tổng cục 

Thống kê và Quỹ Dân số Liên Hợp quốc tiến hành; Thực trạng di cư 
trong nước ở Việt Nam dựa trên kết quả Tổng Điều tra dân số và nhà  
ở  năm 2009;  Điều tra Di cư  nội địa quốc gia 2015,   do Tổng cục 
Thống kê tiến hành. Các  nghiên cứu  nói trên đã  cho  một bức tranh 
chung về di cư qua các thời kỳ. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động 
của di dân tới các vấn đề KT­XH, đảm bảo QP, AN như thế nào, rất  
cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn. Việc khai thác sử dụng các 
dữ  liệu của các cuộc điều tra này là rất cần thiết cho luận án trong  
quá trình luận giải, phân tích ảnh hưởng của di dân đến xây dựng lực 
lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu hiện nay.
1.2.3. Những nghiên cứu về chính sách di dân ở Việt Nam
Luận án tổng thuật những nghiên cứu về thực hiện chính sách  
di dân xây dựng kinh tế mới, di dân định canh định cư, di dân ổn định 


9
biên giới; di dân của các dân tộc thiểu số với các tác giả  tiêu biểu 
như  Đặng Nguyên Anh, Phạm Nhật Tân, Trịnh Thị Quang, Đỗ  Văn  
Hòa, Khổng Diễn, Đậu Tuấn Nam,…, Có thể thấy, các nghiên cứu 
về chính sách di dân và di dân của các dân tộc thiểu số đã góp phần 
khẳng định và làm rõ chiến lược di dân của Đảng, Nhà nước trong 
quá trình phát triển KT­XH, đảm bảo QP, AN qua từng thời kỳ. Đây  
là những nghiên cứu tốt cho luận án kế  thừa và phân tích dưới góc 
độ di dân với xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu.
1.2.4. Các nghiên cứu về  di dân với quốc phòng, an ninh 
và xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở nước ta
Trong hơn một thập kỷ  vừa qua,  đã có  khá  dày  công trình 
nghiên cứu về di dân và tác động của nó đến mọi lĩnh vực KT­XH. 
Tuy nhiên, ít thấy các nghiên cứu về tác động của di dân đối với lĩnh 
vực QP, AN nói chung và xây dựng nền QPTD nói riêng. Trong lĩnh 

vực nghiên cứu, luận án đã tiếp cận và tổng thuật được một số công 
trình nghiên cứu về  tác động của di dân đến lĩnh vực QP, AN nói  
chung và xây dựng nền QPTD nói riêng. Những công trình nói trên là  
nguồn tài liệu tốt, giúp cho luận án kế  thừa, chọn lọc và triển khai  
nghiên cứu di dân với xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu hiện 
nay.
1.3. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN LUẬN ÁN TẬP TRUNG  
NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng di dân và mối quan hệ  giữa di dân và  
công tác xây dựng lực lượng QPTD; Đề  xuất một số khuyến nghị 
nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực  
của di dân đến xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn Lai Châu 
hiện nay.
Làm rõ được những vấn đề trên, luận án sẽ góp phần bổ sung  
nội dung vào nghiên cứu các vấn đề về di dân, các vấn đề xã hội của  
quá trình xây dựng lực lượng QPTD; đóng góp một phần nhỏ vào xây  
dựng và mở rộng chuyên ngành Xã hội học quân sự, Xã hội học trong 
xây dựng nền QPTD, một trong những chuyên ngành xã hội học còn 
khá mới ở nước ta hiện nay.
Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1 luận án đã tổng quan các công trình nghiên 
cứu về  di dân  ở  ngoài nước và trong nước; các nghiên cứu về  di 


10
dân với lĩnh vực QP, AN nói chung và xây dựng nền QPTD nói 
riêng. Khẳng định di dân góp phần phát triển KT­XH, đảm bảo QP,  
AN trong các giai đoạn phát triển của đất nước, đồng thời cũng 
làm rõ những hệ lụy xã hội do di dân mang lại, nhất là di dân tự do.
Di dân vẫn đã và sẽ còn những diễn biến mới, tác động rất  

lớn đến sự phát triển KT­XH, sự ổn định và đảm bảo QP, AN của  
quốc gia. Do vậy cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về  di 
dân đến các lĩnh vực của xã hội, trong đó có lĩnh vực QP, AN và  
xây dựng nền QPTD.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI DÂN VỚI XÂY DỰNG 
LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 
2.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU DI 
DÂN  VỚI   XÂY   DỰNG   LỰC   LƯỢNG   QUỐC   PHÒNG   TOÀN 
DÂN
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về di dân
2.1.1.1. Di dân, dấu hiệu của di dân
Di dân là khái niệm để chỉ trạng thái chuyển dịch dân số từ  
nơi này sang nơi khác, từ địa phương này sang địa phương khác, từ  
khu vực này sang khu vực khác, từ  quốc gia này sang quốc gia  
khác.
Dấu hiệu chủ  yếu của di dân: sự  chuyển dịch dân số; thiết 
lập nơi cư trú mới, hình thành đơn vị hành chính mới; diễn ra trong  
không gian và thời gian xác định, trong đó dịch chuyển số  dân  là 
dấu hiệu chủ yếu nhất, cốt lõi nhất, bản chất nhất.
2.1.1.2. Loại hình di dân
Về  phương diện tính chất,  có các loại  hình: di dân có tổ 
chức; di dân tự  do; di dân theo mùa vụ, di dân kiểu “con lắc”, di 
dân tạm thời. Về phương diện không gian, có các loại hình: di dân 
nội vùng, di dân ngoại vùng; di dân nội tỉnh, di dân ngoại tỉnh; di  
dân quốc gia, di dân quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là   loại hình di dân nội tỉnh.  
Luận án nghiên cứu di dân nội tỉnh ở hai hình thức: di dân tự do và di  
dân có tổ chức.



11
Di dân tự  do nội tỉnh  ở Lai Châu gồm: di dân do nguyên nhân 
thiên tai; đói, nghèo; tập quán du canh, du cư  của một số tộc người  
thiểu số; di dân do có sự  lôi kéo của các phần tử  đối lập chống đối  
Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương; di dân có yếu tố tuyên 
truyền đi theo một số đạo mới và tôn giáo...
Di dân có kế  ho ạch n ội t ỉnh do s ự s ắp s ếp c ủa Nhà nướ c  
và chính quyền đị a phươ ng nh ằm di chuy ển dân ra khỏi những  
nơi nguy hi ểm do thiên tai ; di dân ra kh ỏi các khu v ực xây dự ng  
các công trình thủy l ợi, th ủy điệ n ;  di dân ra khu vực biên gi ới 
để  đảm bảo QP, AN.
2.1.2. Những vấn đề xã hội của di dân
Di dân tạo ra các vấn đề, hệ lụy chủ yếu như:  di dân và vấn đề 
dân số, lao động, việc làm; di dân và an sinh xã hội; di dân và tính cộng 
đồng xã hội; di dân và vấn đề an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; 
di dân và quản lý xã hội.
Luận án nghiên cứu di dân với xây dựng nền QPTD trên địa bàn 
tỉnh Lai Châu, tập trung chủ yếu vào sự   ảnh hưởng của di dân nội tỉnh 
đối với xây dựng lực lượng QPTD. Cụ thể là, nghiên cứu sự tương tác  
giữa di dân tự do, di dân có tổ chức nội tỉnh  với xây dựng lực lượng 
QPTD trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
2.2. MỘT SỐ  QUAN ĐIỂM VỀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG 
QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
2.2.1.   Nền   quốc   phòng   toàn   dân,   xây   dựng   lực   lượng  
quốc phòng toàn dân
2.2.1.1. Nền quốc phòng toàn dân và nội dung xây dựng nền  
quốc phòng toàn dân
Nền QPTD là sức mạnh QP của đất nước được xây dựng trên 
nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần mang tính chất toàn dân, toàn 

diện, độc lập, tự chủ, tự cường và ngày càng hiện đại, dưới sự lãnh 
đạo của ĐCSVN, quản lý và điều hành của Nhà nước  CHXHCNVN, 
nhằm sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ 
của các thế  lực thù địch, giữ  vững hoà bình, ổn định của đất nước, 
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Nội dung xây dựng nền QPTD ở nước ta hiện nay trên ba lĩnh 
vực chủ  yếu:  Một là,  xây dựng lực lượng QPTD;  hai là,  xây dựng 


12
tiềm lực QPTD; ba là, xây dựng thế trận QPTD. Mỗi lĩnh vực trên có 
nội dung, mục tiêu, yêu cầu, phương hướng xây dựng cụ thể và giữa 
chúng có mối liên hệ mật thiết tạo thành sức mạnh tổng hợp của nền  
QPTD.
Trong  phạm   vi   nghiên   cứu   đã   xác  định,   luận   án   tập  trung 
nghiên cứu tương quan giữa di cư nội tỉnh (di cư tự do, di cư có tổ  
chức) và xây dựng lực lượng QPTD, không nghiên cứu tương quan  
với xây dựng LLVT thường trực.
2.2.1.2. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
Lực lượng QPTD là những công dân Việt Nam không và đang  
phục vụ  trong LLVT, được huy động tham gia xây dựng QP, chiến  
đấu BVTQ trong mọi tình huống; có ý thức và tri thức quân sự hoàn  
thành nhiệm vụ xây dựng QP, chiến đấu BVTQ.
Xây dựng lực lượng QPTD là  xây dựng cho các tầng lớp  
nhân dân ý thức QP, sẵn sàng tham gia và có trình độ tham gia xây  
dựng  QP, chiến  đấu  BVTQ; trong  điều kiện  thời bình sẵn sàng 
tham gia LLVT thường trực, lực lượng DQTV và tham gia các hoạt 
động quân sự, củng cố QP.
Luận án  đo lường mức độ  xây dựng lực lượng QPTD trên 
các chỉ  báo: Một là, ý thức QP của các tầng lớp nhân dân; Hai là, 

tham gia và ủng hộ của nhân dân đối với tổ chức và hoạt động của  
lực lượng DQTV; Ba là, đăng ký và quản lý lực lượng DBĐV;  Bốn  
là,  thực hiện và  ủng hộ  của các tầng lớp nhân dân đối với việc 
thực hiện nghĩa vụ quân sự.
2.2.2. Yếu tố   ảnh hưởng đến xây dựng lực lượng quốc  
phòng toàn dân
Điều kiện KT­XH, sự   ổn định đời sống nhân dân; Truyền  
thống văn hóa; Sự hình thành, ổn định cộng đồng dân cư, yếu tố di  
dân và các thiết chế  xã hội truyền thống  ở cơ sở; Hoạt động của 
hệ  thống chính trị  trên lĩnh vực QS,QP  ở  địa phương cơ  sở. Đó là 
cơ sở  chính trị  ­ xã hội của củng cố lực lượng QPTD và là những  
yếu tố  xã hội có  ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lực lượng  
QPTD, đến khả năng phát huy sức mạnh của lực lượng QPTD cho  
xây dựng, củng cố nền QPTD, BVTQ.


13
2.3. MỘT SỐ  LÝ THUYẾT VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN 
CỨU DI DÂN VỚI XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG 
TOÀN DÂN
2.3.1. Lý thuyết mạng lưới xã hội và sự  vận dụng trong  
nghiên cứu di dân với xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
2.3.1.1. Lý thuyết mạng lưới xã hội
MLXH  là khái niệm chỉ  mối liên hệ  giữa các cá nhân, các  
nhóm xã hội trong một thực thể xã nhất định, dù các QHXH đó là 
chính thức hay phi chính thức; các MLXH đan cài các mối quan hệ  
qua lại về kinh tế, xã hội và văn hóa giữa các cá nhân hay nhóm xã  
hội, bảo đảm sự  liên thông, cân bằng,  ổn định, gắn kết của một  
thực thể  xã hội; MLXH thường liên quan đến tính xã hội, sự  gắn  
kết xã hội và vốn xã hội.

2.3.1.2.  Sự  vận dụng lý thuyết mạng lưới xã hội trong  
nghiên cứu di dân với xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
MLXH trong quá trình di dân giúp hiểu rõ thành phần và kiểu  
dạng các QHXH mà các cá nhân, nhóm xã hội có thể sử dụng để thực 
hiện quá trình di cư; giúp cho việc tìm hiểu mối liên hệ giữa những 
người di cư  với cấp  ủy, chính quyền, các tổ  chức cơ  quan, các lực  
lượng địa phương trong quá trình di cư  đối với loại hình di cư  có tổ 
chức. Đối với các loại hình di dân tự do, MLXH còn giúp cho việc tìm 
hiểu mối quan hệ  của những người di cư  với địa phương nơi đến 
thông qua các mối QHXH và sự giao thiệp xã hội của họ.
­ Thông qua MLXH di dân giúp cho việc tìm hiểu công tác 
quản lý dân cư và di dân của các cấp ủy, chính quyền địa phương 
với cá nhân, nhóm, tổ chức (trung gian) thực hiện di cư. Trên cơ sở 
đó tạo ra mạng lưới quản lý dân cư  và di dân đảm bảo cho việc  
xây dựng và củng cố lực lượng QPTD của từng địa phương.
2.3.2. Lý thuyết hành động xã hội của M. Weber và sự vận 
dụng trong nghiên cứu di dân với xây dựng lực lượng quốc phòng 
toàn dân
2.3.2.1. Lý thuyết hành động xã hội của M. Weber
Theo   M.Weber,  HĐXH  trướ c   hết   nó   là   một   hành   vi   cụ 
thể   c ủa   cá   nhân   hoặc   nhóm,   nhưng   hành   vi   đó   mang   m ột   ý  


14
nghĩa, m ột giá trị  và hướ ng đế n một đố i tượ ng khác, đó chính  
là lúc hành vi đó đã mang tính xã hội. HĐXH mang tính duy lý, 
t ức là cá nhân căn c ứ  vào các giá trị  chuẩn m ực xã hội để  điề u  
chỉnh hay ti ếp nh ận khi hành động.
Đối với di dân khi lựa chọn hành động di cư, các cá nhân,  
nhóm di cư  hoặc có ý định di cư  trong tương lai bao giờ  cũng đã 

định hình hành động di chuyển từ trước và tính tới các yếu tố   KT­
XH hội chi phối.
2.3.2.2. Vận dụng lý thuyết hành động xã hội trong nhiên  
cứu về di dân với xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
Vận dụng lý thuyết HĐXH vào nghiên cứu di dân để  làm rõ 
hành động di cư của các cá nhân, các nhóm di cư; khảo sát sự biến 
đổi những quan niệm của những người di cư  tới cũng như  những  
người dân sở tại; sự thay đổi về mặt kinh tế sẽ kéo theo những đánh  
giá của các cộng đồng xã hội địa phương về những người tham gia  
di cư khác nhau; nhìn nhận di dân là một quá trình, một hiện tượng 
xã hội phức tạp, không đơn thuần chỉ nhìn nhận như là một quá trình  
di trú; cho phép xem xét những hệ quả của hành động di dân cả về 
mặt tích cực cũng như hệ lụy không chỉ đối với môi trường xã hội,  
môi trường văn hóa, môi trường sinh thái tự nhiên mà cả vấn đề QP, 
AN.
2.3.3. Học thuyết mác xít về chiến tranh và quân đội, về 
xây dựng nền quốc phòng toàn dân
2.3.3.1. Học thuyết mác xít về chiến tranh và quân đội
Học thuyết mác xít về chiến tranh và quân đội có vai trò rất 
lớn về thế giới quan, phương pháp luận trong xem xét nguồn gốc, 
bản chất chiến tranh, xây dựng sức mạnh quân sự  và LLVT, tiến 
trình và kết cục chiến tranh. Học thuyết mác xít về chiến tranh và  
quân   đội   là   cơ   sở   lý  luận   quan  trọng  trong   nghiên   cứu   sự   ảnh 
hưởng của di dân đối với xây dựng lực lượng QPTD  ở  nước ta  
hiện nay.
2.3.3.2.   Vận   dụng   Học   thuyết   mác   xít   về   chiến   tranh,  
quân đội trong nghiên cứu ảnh hưởng của di dân đến xây dựng  
lực lượng quốc phòng toàn dân



15
Học thuyết mác xít về  chiến tranh đã chỉ  rõ rằng tính chất 
các QHXH, quan hệ  chính trị  đang tồn tại tác động rất mạnh đến 
tiến trình và kết cục của chiến tranh; đồng thời cũng chỉ  rõ rằng, 
trong tính phức tạp của QHXH, quan hệ  chính trị  phải giải quyết  
hài hòa các QHXH, tạo dựng sự đồng thuận xã hội, đoàn kết xã hội 
nhằm xây dựng sức mạnh quân sự. Di cư tạo nên sự  xáo trộn dân  
cư, sự  pha tạp dân cư  trong các cộng đồng người. Nó  ẩn chứa 
nhiều mâu thuẫn về chính trị, văn hóa, xã hội, về lợi ích,... Vì thế,  
trong quá trình xây dựng lực lượng QPTD phải đặc biệt quan tâm 
giải quyết hài hòa các lợi ích, các QHXH, tạo dựng sự thống nhất,  
đoàn kết giữa dân chính cư  và dân nhập cư  trong các cộng đồng  
dân cư, làm cơ sở cho sự thống nhất ý chí và hành động trong xây  
dựng nền QPTD, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.
2.3.4. Học thuyết, tư tưởng Quân sự Việt Nam và vận dụng  
trong nghiên cứu ảnh hưởng của di dân đến xây dựng lực lượng quốc  
phòng toàn dân
2.3.4.1. Học thuyết, tư tưởng quân sự Việt Nam
Học thuyết, tư tưởng Quân sự  Việt Nam là hệ  thống những 
nội dung về  nghệ  thuật quân sự  chống giặc ngoại xâm, giữ  vững  
nền độc lập dân tộc của đất nước ta. Đó là những nội dung  về 
khởi nghĩa vũ trang; về chiến tranh nhân dân; về xây dựng căn cứ địa, 
hậu phương chiến tranh; về xây dựng LLVT; về phát huy sức mạnh 
đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh 
thời đại.  Học   thuyết,   tư   tưởng  Quân  sự   Việt   Nam   chỉ   ra   rằng, 
muốn giữ  nước phải giữ  vững biên cương, vùng biên giới vững 
vàng thì đất nước ổn định, tránh được sự  xâm lấn của các thế  lực 
thù địch.
2.3.4.2. Vận dụng học thuyết, tư tưởng Quân sự Việt Nam  
trong nghiên cứu ảnh hưởng của di dân đến xây dựng lực lượng  

quốc phòng toàn dân
Trước những biến động của dân cư do di dân mang lại, cần tập  
trung ổn định dân cư, phát triển KT­XH; chú trọng các thiết chế chính 
trị ­ xã hội, củng cố và phát huy thiết chế gia đình, dòng họ khơi dậy  
tinh thần hăng hái tham gia xây dựng LLVT, tham gia các hoạt động QS, 
QP chiến đấu BVTQ; chú trọng vùng biên giới, vùng có đông đồng bào  


16
dân tộc sinh sống, giữ vững ổn định xã hội. Giáo dục ý thức xây dựng  
nền QPTD nói chung, xây dựng lực lượng QPTD nói riêng trong các 
nhóm dân cư, nhất là các nhóm di cư.
2.4. QUAN ĐIỂM  CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT 
CỦA NHÀ NƯỚC TA VỀ  DI DÂN, QUẢN LÝ DI DÂN VÀ XÂY 
DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
2.4.1.   Quan   điểm,   chủ   trương   của   Đảng,   chính   sách,  
pháp luật của Nhà nước ta về di dân, quản lý di dân
Trong thời kỳ từ năm 1960 đến 1985, Đảng và Nhà nước ta đã 
quan tâm đến vấn đề  di dân, do đó đã sớm có chủ  trương di dân 
nhằm mục tiêu phân bố lại dân cư gắn với phát triển KT­XH, đảm 
bảo QP, AN quốc gia.
Cùng với các chính sách di dân theo kế hoạch của Nhà nước, 
các chính sách về định canh, định cư đối với các loại hình di dân tự 
phát của một số tộc người thiểu số  ở miền núi, vùng sâu, vùng xa  
cũng được Đảng, Nhà nước quan tâm thực hiện;
Từ  năm 2006 đến nay, đối với địa bàn miền núi phía Bắc nói 
chung và tỉnh Lai Châu nói riêng, để ổn định dân cư tái định cư sau di 
dân lòng hồ Sông Đà phục vụ cho mục tiêu CNH, HĐH và mục tiêu dân 
sinh, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về di 
dân tái dịnh cư, ổn định dân cư. Cùng với những chính sách về di dân tái 

định canh định cư, di dân tự do cũng được quan tâm bằng những chính  
sách để sớm ổn định loại hình di dân này.
2.4.2.   Quan   điểm,   chủ   trương   của   Đảng,   chính   sách,  
pháp luật của Nhà nước ta về xây dựng lực lượng quốc phòng  
toàn dân
Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước  ta 
là không ngừng xây dựng lực lượng của toàn dân và LLVT vững  
mạnh trong sự nghiệp củng cố, tăng cường QP. Trong tình hình mới, 
quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền QPTD  
nói chung và xây dựng lực lượng QPTD nói riêng nhằm không ngừng 
nâng cao sức mạnh QP của đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ 
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo  
vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ sự nghiệp đổi mới;  
đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi mưu toan gây bạo loạn, xung đột vũ 


17
trang, chiến tranh xâm lược, giữ vững môi trường hoà bình ổn định để 
CNH, HĐH đất nước và sẵn sàng đánh thắng mọi cuộc chiến tranh  
xâm lược của kẻ thù.
Tiểu kết Chương 2
Chương 2 trình bày những vấn đề lý luận về di dân với xây  
dựng lực lượng QPTD. Luận án đã tập trung luận giải những vấn 
đề  cơ  bản về  di dân; giới hạn phạm vi loại hình di dân của luận  
án.
Luận án làm rõ nền QPTD và xây dựng lực lượng QPTD;  
làm rõ những yếu tố  di dân  ảnh hưởng đến xây dựng lực lượng  
QPTD.
Luận án tiếp cận và vận dụng một số lý thuyết trong nghiên cứu 
di dân với xây dựng lực lượng QPTD . Làm rõ quan điểm, chủ trương 

của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về di dân, quản lý di dân 
và xây dựng lực lượng QPTD, làm cơ sở lý luận cho luận án tiếp cận  
phân tích về ảnh hưởng của di dân với xây dựng lực lượng QPTD.
Chương 3
DI DÂN VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG 
TOÀN DÂN Ở TỈNH LAI CHÂU HIỆN NAY
3.1.   ĐẶC  ĐIỂM   DI  DÂN  VÀ   XÂY  DỰNG   LỰC  LƯỢNG 
QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU 
HIỆN NAY
3.1.1. Đặc điểm tự  nhiên, tình hình kinh tế  ­ xã hội tỉnh 
Lai Châu hiện nay
Lai Châu là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc 
Việt Nam, có diện tích tự  nhiên là 9.086,78 km²; dân số  42,5 vạn 
người; có 20 dân tộc. Tỉnh Lai Châu có địa hình rừng núi cao, địa 
vực sinh sống của nhiều dân tộc, có vị  trí trọng yếu về  QP, AN 
của quốc gia. Điều kiện KT­XH chưa thật phát triển, tỷ lệ hộ đói 
nghèo cao chiếm 48,90%; 76/108 xã đặc biệt khó khăn. Một số 
đồng bào dân tộc thiểu số còn lưu giữ và thực hành một số tập tục 
không còn phù hợp với thời kỳ mới. Tập quán du canh, du cư trong  
một số dân tộc thiểu số đã và đang gây nên sự xáo trộn về dân cư,  
làm cho việc quản lý dân cư  gặp khó khăn. Những đặc điểm về 


18
điều kiện tự  nhiên, tình hình KT­XH hội  ảnh hưởng, chi phối khá 
mạnh đến xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn tỉnh.
3.1.2. Tình hình di dân trên địa bàn Lai Châu từ năm 2006  
đến nay
Di dân ở Lai Châu từ năm 2006 đến nay có quy mô khá lớn và  
phức tạp, đa dạng các loại hình. Đối với di dân có tổ  chức, trong 

thời gian từ  năm 2006 đến nay, tỉnh đã thực hiện  việc di chuyển 
5.819 hộ  dân tái định cư  nhắm phục vụ  cho công tác giải phóng 
mặt bằng xây dựng các công trình thủy điện quốc gia và của địa 
phương. Đối với di dân tự do, trong khoảng từ năm 2006 đến nay, 
di dân ngoại tỉnh khoảng 13.500 người;  di  dân nội tỉnh khoảng 
6.330 người. Các nguyên nhân di cư tự do như là địa lý, kinh tế, tập  
quán du canh du cư, yếu tố tâm lý tộc người.
3.1.3. Hoạt dộng xây dựng lực lượng quốc phòng toàn 
dân ở tỉnh Lai Châu hiện nay
Hoạt động xây dựng lực lượng QPTD trên các nội dung: xây  
dựng ý thức QP và giáo dục QPTD cho nhân dân; xây dựng, huấn  
luyện và hoạt động của lực lượng DQTV; đăng ký, quản lý lực 
lượng DBĐV; sự tham gia nghĩa vụ quân sự của người dân. V ới đặc 
thù là một tỉnh miền núi, biên giới, địa bàn rộng, có nhiều tộc người 
thiểu số cùng sinh sống, phong tục tập quán còn tồn tại những lạc  
hậu, tính chất di dân tự  do và di dân có tổ  chức đan xen, đa dạng,  
phức tạp,... Song, công tác xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn 
tỉnh Lai Châu luôn được quan tâm, chú trọng xây dựng và củng cố.  
Trong quá trình xây dựng lực lượng QPTD, tỉnh Lai Châu đã đoàn 
kết được đồng bào các dân tộc, xây dựng được thế  trận lòng dân 
vững chắc góp phần vào công cuộc xây dựng và BVTQ trong tình  
hình hiện nay.
3.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ HỆ LỤY XàHỘI CỦA DI DÂN TRÊN  
ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU HIỆN NAY
Di dân  ở tỉnh Lai Châu đa dạng về loại hình, phức tạp về quy 
mô, tính chất không đồng đều giữa các địa phương, tộc người; Các tụ 
điểm của di dân tự do thường tập trung ở các khu vực biên giới, địa bàn  
trọng yếu về QP, AN; Di dân hình thành các tụ điểm dân cư mới, nằm  
trong và ngoài sự quản lý, kiểm soát của hệ thống chính trị  ở  cơ  sở;  



19
Tiềm ẩn xung đột xã hội làm mất trật tự xã hội, gây khó khăn cho hoạt 
động xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn tỉnh.
3.3. DI DÂN VÀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN  TRONG XÂY 
DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN Ở TỈNH LAI CHÂU 
HIỆN NAY
3.3.1. Những thuận lợi xây dựng lực lượng quốc phòng 
toàn dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong quá trình di cư diễn  
ra mạnh
Cấp ủy đảng, chính quyền và cơ quan các cấp tỉnh Lai Châu đã 
chủ động đề  ra chủ trương, xác định kế  hoạch xây dựng lực lượng  
QPTD  phù hợp với sự  biến động về  dân cư; Các địa phương trong 
tỉnh đã kịp thời nắm bắt, tổ chức, ổn định dân cư ở địa phương đi và 
địa phương đến tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai xây dựng  
lực lượng  QPTD; đồng bào các dân tộc thiểu số  đoàn kết, giúp đỡ 
nhau vượt qua khó khăn khi trong quá trình di cư.
3.3.2. Những khó khăn trong xây dựng lực lượng quốc phòng 
toàn dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu trước biến động di cư mạnh
Sự  không chủ động hạn chế di cư tự do trong đồng bào dân 
tộc thiểu số, nhất là với người Hmông là một bất lợi cho việc 
củng cố lực lượng QPTD ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu  
số sinh sống.
Di dân từ địa bàn này sang địa bàn khác đã tạo ra “sự phá vỡ” 
các thiết chế xã hội, làm cho các thiết chế xã hội hoạt động không  
nền nếp, không hiệu quả.
Quan hệ  xã hội hướng nội, mang tính chất “đóng” tạo nên 
“sự co cụm” dẫn đến “sự tách biệt” giữa các nhóm di cư với các nhóm  
xã hội khác. Sợi dây liên hệ giữa thiết chế xã hội gia đình, dòng họ, dân  
tộc của nhóm người di cư tự do với thiết chế chính trị, pháp luật lỏng 

lẻo.
Hoạt động của các thế  lực phản động và thù địch lợi dụng 
vấn đề  dân tộc, tôn giáo kích động di cư  tự  do, tuyên truyền đạo 
trái phép trong nhóm di dân, hòng chống phá cách mạng và chia rẽ 
khối đại đoàn kết dân tộc.


20
Tiểu kết Chương 3
Chương 3 luận án phân tích những đặc điểm di dân và xây 
dựng lực lượng QPTD  ở  tỉnh Lai Châu hiện nay. Hoạt động xây 
dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu chịu sự tác động của nhiều 
yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó có sự tác động của yếu tố 
di dân là rất lớn. Di dân chi phối đến các nội dung của xây dựng  
lực lượng QPTD trên cả  mặt tích cực và hạn chế. Bởi vậy, cần  
phát huy mặt tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu 
cực của di dân đối với xây dựng lực lượng QPTD, nhằm góp phần  
xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu vững mạnh
Chương 4
ẢNH HƯỞNG CỦA DI DÂN TỚI XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG
QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN Ở TỈNH LAI CHÂU HIỆN NAY
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
4.1.   ẢNH   HƯỞNG   CỦA   DI   DÂN   TỚI   XÂY   DỰNG   LỰC 
LƯỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN LAI CHÂU 
HIỆN NAY
4.1.1. Ảnh hưởng của di dân đến giáo dục và xây dựng ý  
thức quốc phòng toàn dân cho các tầng lớp nhân dân
Di dân góp phần phân bổ  dân cư, cân đối dân cư  giữa các  
vùng miền, những vùng có dân di cư  tập trung tạo thuận lợi cho  
việc giáo dục và xây dựng ý thức QP.  Kết quả khảo sát cho thấy, 

hơn 80% người di cư được hỏi cho rằng, chính quyền địa phương 
có tổ  chức giáo dục, tuyên truyền về  ý thức cảnh giác  QP.  Tuy 
nhiên, do tính chất của di dân là dịch chuyển chỗ   ở nên đã gây ra  
những khó khăn cho việc giáo dục và xây dựng ý thức QP, nhất là 
đối với di dân tự  do.  Kết quả khảo sát cho thấy, 100% cán bộ  xã, 
bản và LLVT trong mẫu khảo sát đều cho rằng, di dân gây khó khăn 
cho việc triển khai, thực hiện công tác giáo dục và xây dựng ý thức  
QP.
4.1.2. Ảnh hưởng của di dân đến sự tham gia và ủng hộ của  
nhân dân đối với tổ chức, hoạt động của  lực lượng dân quân tự 
vệ


21
Di dân góp phần bổ  sung địa bàn, lấp khoảng trống  ở  những 
vùng thưa dân cư, giúp cho việc phát triển lực lượng DQTV. Trong quá  
trình huấn luyện DQTV, hội thao diễn tập, đều có sự đóng góp công 
sức từ người di cư. Tuy nhiên, do tính chất của di dân là không ổn định, 
nên trong quá trình huấn luyện DQTV thường không đảm bảo cả về 
quân số  và chất lượng huấn luyện.  Kết quả  khảo sát cho thấy, trên 
93% cán bộ chính quyền và quân sự địa phương cho rằng trong huấn  
luyện và huy động lực lượng DQTV luôn thiếu hụt dân quân.
4.1.3.  Ảnh hưởng của di dân đến đăng ký, quản lý lực 
lượng dự bị động viên
Trong số những người di cư ở độ tuổi còn trẻ nằm trong diện 
bổ  sung nguồn lực DBĐV chiếm tỉ  lệ  tương đối cao, có 126/400 
người (mẫu khảo sát người di cư) được hỏi trả  lời đã đăng ký lực  
lượng DBĐV, chiếm tỉ  lệ  31,5%.   Kết quả  khảo sát mẫu dành cho 
người di cư  thì độ  tuổi từ  18 đến 25 chiếm 20%; từ  26 đến 30 
chiếm 33%; từ 31 đến 40 chiếm 27,5%, Ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi 

là độ tuổi nằm trong nguồn lực DBĐV ở các nhóm di cư là khá cao.  
Đây là một trong những nhân tố thuận lợi của các nhóm di cư đóng  
góp nguồn nhân lực cho xây dựng lực lượng DBĐV ở tỉnh Lai Châu.  
Tuy nhiên, do tính chất của di cư, nhất là di cư tự do (đi không báo,  
đến không trình) đã làm cho khả năng huấn luyện và huy động lực 
lượng thấp cũng như  sự  thiếu hụt trong đăng ký và quản lý lực  
lượng DBĐV.
4.1.4.  Ảnh hưởng của di dân đến  thực hiện và  ủng hộ 
của các tầng lớp nhân dân đối với việc thực hiện nghĩa vụ 
quân sự
Kết quả khảo sát cho thấy, ý thức chấp hành pháp luật nghĩa 
vụ  quân sự  của người di cư  trong độ  tuổi nhập ngũ là khá tốt. Cha  
mẹ, anh em, họ hàng của những người di cư trong độ tuổi nhập ngũ 
sẵn sàng động viên và  ủng hộ  con cháu tham gia nghĩa vụ  quân sự.  
Tuy nhiên, di cư gây khó khăn cho công tác gọi công dân nhập ngũ của 
chính quyền địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy, 96% số   cán bộ 
được hỏi cho rằng, trong những năm qua, việc gọi công dân nhập ngũ  
ở địa phương không đủ số lượng. Đặc biệt với những hộ dân di cư tự 
do thì việc gọi công dân nhập ngũ lại càng gặp khó khăn hơn.


×