Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu an ninh nguồn nước cho phát triển bền vững lưu vực sông Mã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.84 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN THỊ MÙI

NGHIÊN CỨU AN NINH NGUỒN NƢỚC CHO PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG LƢU VỰC SÔNG MÃ

Chuyên ngành: Môi trường đất và nước
Mã số chuyên ngành: 9 44 03 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NĂM 2018
1


Công trình được hoàn thành tại Trƣờng Đại học Thủy lợi

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Đình Thành

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:
Trường Đại học Thủy Lợi
vào lúc


giờ
ngày
tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Thủy lợi

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Hiện nay, an ninh nguồn nước (ANNN) đã trở thành vấn đề lớn và rất cấp thiết
đối với nhiều lưu vực sông (LVS) và khu vực trên thế giới, đặc biệt là những
LVS liên quốc gia và các vùng lãnh thổ khan hiếm nước.
Lưu vực sông Mã được đánh giá là có tiềm năng nguồn nước khá dồi dào
nhưng vẫn xảy ra các căng thẳng trong khai thác sử dụng (KTSD) tài nguyên
nước do những nguyên nhân sau: (i) Sự phân bố tài nguyên nước (TNN) không
đồng đều theo không gian, thời gian đã gây ra lũ lụt và hạn hán, ảnh hưởng rất
lớn tới KTSD nước giữa các vùng trên lưu vực. (ii) Thiên tai lũ lụt và hạn hán
trên hệ thống sông Mã thường xuyên xảy ra. (iii) Chế độ thủy văn trên dòng
chảy chính, trên các sông nhánh thuộc LVS Mã đã thay đổi rất nhiều do ảnh
hưởng của việc xây dựng, khai thác các công trình sử dụng nước vừa và nhỏ
trên lưu vực. Cùng với các hình thế thời tiết bất thường, cực đoan và biến đổi
khí hậu (BĐKH) là tác nhân chính gây bão, lũ lớn và cạn kiệt nguồn nước trên
lưu vực. (iv) Về chất lượng nước trên lưu vực đã xảy ra ô nhiễm nặng tại một
số vị trí trên sông Lèn, sông Lạch Trường, sông Yên, hạ lưu dòng chính sông
Mã. Để đóng góp thêm các cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác quy hoạch,
khai thác, quản lý TNN cho phát triển bền vững KTXH và bảo vệ môi trường

hiệu quả hơn cho LVS Mã trong điều kiện hiện nay, cần thiết phải xây dựng các
“chỉ số an ninh nguồn nước” của lưu vực như một công vụ cho PTBV lưu vực.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng được bộ chỉ số ANNN lưu vực sông Việt Nam phù hợp
với đặc điểm và điều kiện khai thác sử dụng nước trên lưu vực.
- Ứng dụng bộ chỉ số được đề xuất để đánh giá mức độ đảm bảo ANNN cho
các vùng điển hình của lưu vực sông Mã. Từ đó đề xuất một số định hướng giải
pháp đảm bảo ANNN có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của lưu
vực.
3


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án: là các yếu tố TNN mặt và môi trường nước
mặt lưu vực sông Mã nhằm xác lập “bộ chỉ số” cho việc đảm bảo ANNN và
bảo vệ môi trường bền vững.
Phạm vi không gian: Phần LVS Mã thuộc địa phận Việt Nam (bao gồm khu
vực thuộc các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An và Thanh Hóa).
Phạm vi thời gian: Xác định các chỉ số an ninh nguồn nước LVS Mã năm 2015
và cho tương lai tính đến năm 2030.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận của luận án: tiếp cận theo quan điểm hệ thống; quan điểm quản
lý tổng hợp tài nguyên nước và tiếp cận theo quan điểm phát triển bền vững.
Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra khảo sát thực địa; phương
pháp kế thừa và phân tích chuyên gia; phương pháp mô hình toán thủy văn môi
trường; phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp; phương pháp bản đồ.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc đưa
nhận thức, cập nhật kiến thức và phương pháp luận về ANNN ở Việt Nam, đặc
biệt là LVS Mã nơi chưa có các nghiên cứu trực tiếp về ANNN.

Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả khai thác, sử dụng TNN thông qua việc đảm bảo các chỉ số ANNN và
các giải pháp bảo vệ môi trường (BVMT) bền vững cho các vùng khác nhau
của LVS Mã. Từ đó có thể mở rộng nghiên cứu cho các lưu vực khác.
6. Những đóng góp mới của luận án
(1). Luận án đã nghiên cứu xây dựng được bộ chỉ số ANNN của lưu vực sông
phù hợp với điều kiện và đặc điểm khai thác sử dụng nước của các LVS ở Việt
Nam phục vụ PTBV kinh tế, xã hội của lưu vực.
4


(2). Ứng dụng bộ chỉ số ANNN đã đề xuất để tính chỉ số cho ba vùng điển hình
có mức độ căng thẳng cao về nguồn nước và áp lực môi trường của LVS Mã.
Từ đó đề xuất một số định hướng giải pháp nhằm đảm bảo ANNN cho PTBV
kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của lưu vực.
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ANNN VÀ GIỚI THIỆU
LƢU VỰC SÔNG MÃ
1.1

Định nghĩa ANNN

Hiện nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về ANNN có thể kể đến một số
định nghĩa như sau:
Tổ chức cộng tác vì nước toàn cầu (GWP) năm 2000 đã đề xuất khái niệm:
“ANNN là sự đảm bảo an toàn nguồn nước ở mọi cấp độ từ gia đình đến toàn
cầu, có nghĩa là mọi người đều được cung cấp đủ nước sạch với chi phí phải
chăng phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, đồng thời đảm bảo môi
trường tự nhiên được bảo tồn và phát huy„„
D.Grey và C.W.Sadoff năm 2007 đã đưa ra định nghĩa: „„ANNN là lượng nước
sẵn có, đảm bảo về trữ lượng và chất lượng cho sức khỏe, sinh hoạt, hệ sinh

thái và sản xuất đã tính đến khả năng xảy ra rủi ro cho con người, môi trường
và nền kinh tế„„. Nói một cách đơn giản, ANNN liên quan đến việc KTSD
nguồn nước trong khi hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực.
1.2

Tổng quan nghiên cứu về ANNN

Trên thế giới ANNN đã được nghiên cứu từ phương pháp luận đến xây dựng bộ
chỉ số, chỉ số ANNN và ứng dụng cho các vùng, lĩnh vực khác nhau. Mỗi
nghiên cứu có các cách tiếp cận khác nhau theo quan điểm của từng nghiên
cứu, mỗi vùng nghiên cứu có đặc điểm khác nhau nên các chỉ số ANNN,
phương pháp tính khác nhau phù hợp cho từng vùng.
Ở Việt Nam ANNN đang là vấn đề mới nên có rất ít các nghiên cứu về vấn đề
này. Đối với LVS Mã hiện nay vấn đề này còn đang bỏ ngỏ, chưa được nghiên
cứu.
5


Giới thiệu chung về lƣu vực sông Mã

1.3
1.3.1

Lưu vực sông Mã và các nhánh sông chính
Lưu vực sông Mã bao gồm các tỉnh
Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ
An, Thanh Hóa và Lào. Tổng diện
tích lưu vực là 28.400 km2 trong đó
phần diện tích thuộc Việt Nam là
17.600 km2 chiếm 62% diện tích lưu

vực, phần thuộc Lào 10.800 km2
chiếm 38%. Sông Mã có 4 sông
nhánh lớn như sau: Sông Chu, sông
Bưởi, sông Cầu Chày, sông Hoạt và
hai phân lưu chính là sông Lèn và

Hình 1.1 Bản đồ LVS Mã và vùng
phụ cận
1.3.2

sông Lạch Trường.

Điều kiện kinh tế xã hội

Dân cư văn hóa, xã hội: Theo số liệu thống kê dân số lưu vực sông Mã năm
2015 là 4.098.686 người. Tỷ lệ tăng dân số 1,5%, trong đó tỉnh Thanh Hóa có
tốc độ tăng dân số tự nhiên khoảng 0,68%, ở khu vực miền núi 2%. Mật độ dân
số bình quân toàn lưu vực 233 người/km2, cao nhất là thành phố Thanh Hóa
2.407 người/km2, thấp nhất là huyện Sốp Cộp chỉ có 31 người/km2.
Các ngành kinh tế chính: Trên lưu vực có nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp,
công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi, thủy sản, du lịch… và nhiều các khu công
nghiệp (KCN): KCN Đình Hương –Tây Ga; KCN Lễ Môn; khu kinh tế Nghi
Sơn; KCN Lam Sơn và nhiều các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
1.3.3
1.3.3.1

Nguồn nước LVS Mã liên quan đến ANNN và bảo vệ môi trường
Số lượng nước

Lượng mưa năm trung bình nhiều năm: trên lưu vực khoảng 1.600 mm nhưng

phân bố không đều theo không gian (giữa các vùng) và thời gian (các tháng)
trong năm. Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 70-90% tổng lượng mưa năm,
6


tổng lượng mưa mùa khô chỉ chiếm 10-30% tổng lượng mưa năm. Sự phân bố
lượng mưa không đều đã gây nên mùa mưa thừa nước gây lũ lụt, mùa khô thiếu
nước gây hạn hán, xâm nhập mặn.
D ng ch

năm trung bình nhiều năm: trên LVS Mã khoảng 18 tỷ m3, tương

ứng với lưu lượng 570 m3/s, mô đun dòng chảy là 20 l/s.km2. Trong đó, phần
dòng chảy sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 14,1 tỷ m3 với mô đun 25,3
l/s.km2, trên địa phận Lào 3,9 tỷ m3 với mô đun 11,4 l/s.km2.
1.3.3.2

Đặc điểm nguồn nước LVS Mã liên quan đến ANNN và b o vệ môi
trường

(1). Lưu vực sông Mã phần chính thuộc Việt Nam nhưng có phần thượng lưu
thuộc Lào nên nguồn nước LVS Mã có một phần sản sinh bên ngoài lãnh thổ
Việt Nam, có liên quan đến sử dụng nước của Lào nhất là các quốc gia thượng
nguồn tăng cường khai thác sử dụng (KTSD);
(2). Lưu vực sông Mã có nguồn nước dồi dào nhưng phân bố không đều theo
không gian, thời gian dẫn đến mùa mưa thừa nước gây lũ lụt, mùa khô thiếu
nước gây hạn hán, xâm nhập mặn;
(3). Là một LVS lớn ở miền Trung, địa hình chia cắt biến đổi phức tạp nên
nguồn nước LVS Mã biến đổi và diễn biến rất rõ rệt theo không gian (giữa các
khu vực) và thời gian (giữa hai mùa lũ và mùa kiệt). Điều đó sẽ tác động tới

khai thác, nhu cầu sử dụng nước giữa các vùng, qua đó ảnh hưởng đến ANNN
các nhánh sông, các vùng trên lưu vực.
1.3.4
1.3.4.1

Môi trường, chất lượng nước và thiên tai
Về chất lượng nước

Trên LV đã xảy ra ô nhiễm nặng tập trung ở các nhánh sông chính: trên nhánh
sông Bưởi, sông Cầu Chày đã có dấu hiệu ô nhiễm; trên nhán sông Lèn, sông
Lạch Trường, sông Yên, vùng hạ lưu dòng chính sông Mã đã xảy ra ô nhiễm
nặng tập trung tại điểm xả của các KCN, cụm công nghiệp (CCN), các dòng

7


sông chảy qua các khu dân cư đông đúc. Trong tương lai các KCN, CCN, đô thị
ngày càng hình thành mới, mở rộng sẽ gia tăng áp lực đối với MT.
1.3.4.2

Về thiên tai và môi trường trên LVS Mã

Trên lưu vực sông Mã thường xuyên xảy ra thiên tai: Bão và lũ lụt, hạn hán và
xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu, lũ quét, sạt lở đất…đã gây thiệt hại lớn đến sự
phát triển KTXH và con người trên LVS Mã.
1.3.5

Tình hình KTSD nước và quy hoạch quản lý TNN lưu vực sông Mã

Các công trình khai thác sử dụng nước: Trên LVS Mã đã có hàng trăm công

trình thủy lợi, thủy điện được xây dựng trên khắp các nhánh sông. Sự hoạt động
KTSD nước của các công trình đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái (HST) và
môi trường (MT) dòng sông.
Qu

hoạch và qu n lý tài ngu ên nước LVS: Quản lý tài nguyên nước

(QLTNN) trên LVS chủ yếu vẫn theo phương thức truyền thống; Trên LVS
chưa có phương án chia sẻ và phân bổ hợp lý nguồn nước giữa các ngành cũng
như đảm bảo nước cho HST và môi trường; Xảy ra mâu thuẫn xung khắc trong
sử dụng nước giữa các vùng, giữa các ngành; Trên LVS Mã chưa có quy hoạch
QLTHTNN lưu vực sông (quy hoạch TNN lưu vực sông) được xây dựng và
phê duyệt của Nhà nước; Chưa có Ban QLLVS Mã được thành lập.
1.4
1.4.1

Những hạn chế, tồn tại về nghiên cứu ANNN trƣớc đây và định
hƣớng nghiên cứu của luận án
Những hạn chế và tồn tại

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam và lưu vực sông Mã, tuy nhiên
các nghiên cứu này mới chỉ tập trung nghiên cứu về các vấn đề sau:
- Hầu hết các nghiên cứu mới tập trung ở phần diện tích lưu vực thuộc Việt
Nam trong khi các sông của Việt Nam có tới 63% tổng lượng dòng chảy đến từ
nước ngoài. Điều này gây khó khăn cho Việt Nam trong việc chủ động về
nguồn nước trong KTSD và quản lý cho phát triển KTXH và bảo vệ MT;

8



- Các nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu phục vụ cho từng mục đích
riêng lẻ trong khu vực mà không quan tâm đến các ngành sử dụng nước khác.
Điều này đã dẫn đến sự bất cập, thiếu bền vững TNN trong lưu vực;
- ANNN tại Việt Nam hiện nay đang là vấn đề mới nên có rất ít các nghiên cứu
về vấn đề này. Đối với LVS Mã hiện nay vấn đề này còn đang bỏ ngỏ, chưa
được nghiên cứu.
1.4.2

Định hướng nghiên cứu của luận án
Định hướng nghiên cứu của luận
án được tóm tắt trong sơ đồ
hình1.2
Kết luận chƣơng 1:
ANNN là một lĩnh vực mới trên
thế giới và Việt Nam. Mặc dù đã
có nhiều nghiên cứu về ANNN
trên thế giới, tuy nhiên mỗi vùng,
mỗi lưu vực có đặc điểm khác
nhau nên các chỉ số ANNN cũng
khác nhau phù hợp điều kiện từng
vùng, từng lưu vực.
Hình 1.2 Sơ đồ nghiên cứu chỉ số
ANNN LV sông Mã

Ở Việt Nam nghiên cứu về ANNN
còn rất hạn chế, đặc biệt chưa có

nghiên cứu cho các LVS. Trên LVS Mã, chưa có nghiên cứu trực tiếp và cụ thể
về ANNN và đã xảy ra nhiều vấn đề liên quan đến ANNN trên lưu vực.
CHƢƠNG 2 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC CHỈ SỐ AN NINH

NGUỒN NƢỚC LƢU VỰC SÔNG VIỆT NAM
2.1

Phƣơng pháp và nguyên tắc xây dựng, lựa chọn chỉ số ANNN

Nghiên cứu của luận án xây dựng bộ chỉ số ANNN dựa trên phương pháp luận
của tiêu chí SMART–viết tắt của Specific–Measurable –Attainable–Realistic–
9


Times bound. Tiêu chí này biểu thị tình trạng ANNN chịu sự chi phối bởi 5 yếu
tố: Cụ thể, dễ hiểu - Đo lường được – Có thể đạt được - Thực tế- Thời gian
hoàn thành (Shahin và Mahbod, 2007), mỗi một ký tự SMART đề cập đến một
tiêu chí khác nhau để đánh giá mục tiêu. Trong nghiên cứu LA sử dụng tiêu chí
SMART để lựa chọn và xây dựng các chỉ số cụ thể.
Bộ chỉ số ANNN lưu vực sông được xây dựng, lựa chọn theo các nguyên tắc:
Sự phù hợp với yêu cầu đánh giá và được chấp nhận rộng rãi; Các chỉ số được
lựa chọn phải được xác định rõ ràng, có thể kiểm chứng; Có thể đo được bằng
một phương pháp chính xác và chi phí trong giới hạn cho phép; Có độ nhạy
cao, chỉ ra được các xu hướng biến đổi; Các chỉ số phải có tính đại diện tổng
hợp; Số lượng chỉ số không quá nhiều.
2.2

Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số ANNN lƣu vực sông Việt Nam

Trên cơ sở phương pháp, các tiêu chí SMART, các nguyên tắc khi xây dựng bộ
chỉ số ANNN, cùng với các điều kiện cụ thể của lưu vực, luận án đã nghiên cứu
lựa chọn và đưa ra phân tích 6 nhóm chỉ số ANNN bao gồm 18 chỉ số:
Bảng 2.1 Tổng hợp các nhóm chỉ số, chỉ số ANNN lưu vực sông Việt Nam
Công thức tính

TT
Tên và kí hiệu chỉ số
Đơn vị
I. WSI(1)- Nhóm chỉ số ANNN liên quan đến nguồn nƣớc đến lƣu vực sông
WSI(1,1)- Chỉ số ANNN
Q
1
dựa vào mức độ phong
l/s.km2
M 0 = x10 3
phú của nguồn nước M0
F
WSI(1,2)- Chỉ số ANNN
n
dựa vào mức độ biến đổi
 K i  12

2
i 1
nguồn nước đến LV sông
Cv 
n 1
Cv
II. WSI(2)- Nhóm chỉ số ANNN liên quan đến cung cấp nƣớc sạch cho dân sinh
3

4

5


WSI(2,1)- Chỉ số ANNN
dựa vào mức độ cung cấp
nước sạch cho dân cư
WSI(2,2)- Chỉ số ANNN
dựa vào mức độ cung cấp
nước sạch của các công
trình cấp nước tập trung
WSI(2,3)- Chỉ số ANNN
dựa vào mức độ bảo vệ
vệ sinh nguồn nước

Pat
x100%
P

%

Pp

%

P
%

x100%

WVS
x100%
Wh


Diễn giải
Q: Lưu lượng bình quân năm
trung bình nhiều năm lưu vực;
F: diện tích lưu vực.
Ki: hệ số mô đun năm thứ i;
n: tổng số năm tính toán.

Pat: số người được cung cấp
nước sạch;
P: tổng số dân của khu vực.
Pp: Số người dân được cung cấp
nước sạch từ các công trình cấp
nước tập trung;
P: Tổng số dân trong khu vực.
Wvs: Số hộ gia đình có hố xí hợp
vệ sinh;
Wh: Tổng số hộ trong khu vực

Wsd: Lượng nước sử dụng của
dân cư từ công trình cấp nước
x100%
6
%
tập trung;
Wc
Wc: Lượng nước cấp của công
trình cấp nước tập trung
III. WSI(3)- Nhóm chỉ số ANNN dựa vào mức độ khai thác sử dụng nƣớc của lƣu vực sông
Wsd: Tổng lượng nước sử dụng
WSI(3,1)- Chỉ số ANNN

Wsd
trên lưu vực;
7
dựa vào mức độ KTSD
%
x100%
W: tổng lượng nước đến LV
nước trên lưu vực
W
WSI(2,4)- Chỉ số ANNN
dựa vào mức độ tổn thất
nước của các công trình
cấp nước tập trung

Wsd

10


sông
WSI(3,2)- Chỉ số ANNN
GDPNN: Tổng sản phẩm GDP
GDPNN
dựa vào năng suất sử
trong nước của ngành nông
8
USD/m3
dụng nước của nông
nghiệp; WNN: Tổng lượng nước
WNN

nghiệp
sử dụng trong nông nghiệp
WSI(3,3)- Chỉ số ANNN
GDPCN: Tổng sản phẩm GDP
GDPCN
dựa vào năng suất sử
trong nước của ngành công
9
USD/m3
dụng nước của công
nghiệp; WCN: Tổng lượng nước
WCN
nghiệp
sử dụng trong công nghiệp
IV. WSI(4)- Nhóm chỉ số ANNN liên quan đến bảo vệ HST và môi trƣờng dòng sông
WSI(4,1)- Chỉ số ANNN
Q0: lưu lượng dòng chảy năm
dựa vào mức độ duy trì
trung bình nhiều năm.
10
m3/s
%Q0
nước cho HST và MT
trên sông chính
WSI(4,2)- Chỉ số ANNN
WQI: Chỉ số chất lượng nước
dựa trên đánh giá chất
trên dòng chính.
11
WQI

lượng nước/ô nhiễm
nước trên sông chính
WSI(4,3)- Chỉ số ANNN
dựa vào xem xét ảnh
hưởng KTSD nước của
Số công trình, vị trí, chức
12
các hồ đập thủy lợi, thủy
Công trình
năng hoạt động của công
điện đến biến đổi dòng
trình
chảy và suy giảm HST và
MT sông
V. WSI(5)- Nhóm chỉ số ANNN dựa vào các rủi ro thiệt hại do thiên tai
WSI(5,1)- Chỉ số ANNN
GDP: Thu nhập bình quân đầu
13
liên quan đến khả năng
USD/người/năm
GDP
người.
ứng phó thiên tai
WSI(5,2)- Chỉ số ANNN
Wbl: Thiệt hại do bão, lũ;
Wbl
14
liên quan đến rủi ro, thiệt
USD/người/năm
P: Số dân trên lưu vực trong

P
hại do bão lũ
năm.
WSI(5,3)- Chỉ số ANNN
Sh: Diện tích bị hạn;
Sh
x100%
15
liên quan đến rủi ro, thiệt
%
Sct: Diện tích canh tác.
Sct
hại do hạn hán
WSI(5,4)- Chỉ số ANNN
S: Độ mặn.
16
liên quan đến rủi ro, thiệt

S
hại do xâm nhập mặn
VI. WSI(6)- Nhóm chỉ số ANNN liên quan đến quản lý tài nguyên nƣớc, quản lý lƣu vực sông
Đánh giá dựa vào cơ sở luật
WSI(6,1)- Chỉ số ANNN
pháp, trình độ và kết quả thực
17
dựa vào kết quả thực hiện
Quản lý tài nguyên nước
hiện QLTNN trên lưu vực sông,
QLTHTNN
đặc biệt là thực hiện QLTHTNN.

Đánh giá dựa vào cơ sở luật
WSI(6,2)- Chỉ số ANNN
pháp, trình độ và kết quả thực
18
dựa vào kết qảu thực hiện
Quản lý lưu vực sông
hiện quản lý tổng hợp LVS
QLTHLVS
(QLTHLVS).

2.3

Xác định chỉ số tổng hợp ANNN lƣu vực sông Việt Nam

Chỉ số tổng hợp ANNN lưu vực sông được tính theo công thức:
(1). Chỉ số ANNN của nhóm chỉ số: Được tính theo phương pháp trọng số trên
cơ sở điểm số của các chỉ số ANNN và được xác định theo công thức sau:
m

 v WSI
j

WSIi 

j1

v

11


i, j

(2.1)


Trong đó: WSIi: Chỉ số ANNN của nhóm chỉ số thứ i; WSIi,j: Điểm số của chỉ
số thứ j của nhóm thứ i; i: Số thứ tự của nhóm; j: Số thứ tự của chỉ số j=1-m; m
Tổng số chỉ số ANNN của một nhóm; vj: Trọng số của chỉ số thứ j; v: Tổng
trọng số của một nhóm chỉ số.
(2). Chỉ số ANNN của vùng: Tổng hợp chỉ số ANNN của các nhóm chỉ số trên
lưu vực hay khu vực có liên quan và phụ thuộc lẫn nhau được tính theo phương
pháp trọng số của các nhóm chỉ số theo công thức sau:
n

 w WSI
i

WSI 

i

i 1

(2.2)

w

Trong đó: WSI: Chỉ số ANNN vùng; WSIi: Chỉ số ANNN của nhóm chỉ số thứ
i; n: Tổng số các nhóm chỉ số; wi: Trọng số của nhóm chỉ số thứ i, w: Tổng
trọng số của các nhóm chỉ số ANNN.

(3). Phân mức đ m b o ANNN: Trên cơ sở chỉ số ANNN của vùng, của nhóm
chỉ số nghiên cứu phân mức đảm bảo ANNN làm 5 mức từ 1 đến 5 như sau:
Nếu WSI =

1: Đảm bảo ANNN ở mức rất thấp (rất không đảm bảo ANNN)
2: Đảm bảo ANNN ở mức thấp (không đảm bảo ANNN)
3: Đảm bảo ANNN ở mức trung bình (Đảm bảo được ANNN)
4: Đảm bảo ANNN ở mức cao
5: Đảm bảo ANNN ở mức rất cao

2.4

Đề xuất các chỉ số ANNN lƣu vực sông Mã

Do đặc điểm các LVS khác nhau khi áp dụng cho LVS Mã nghiên cứu chỉ lựa
chọn 17 chỉ số có mức độ tin cậy cao và đặc trưng tốt nhất cho đảm bảo ANNN
lưu vực. Các chỉ số, nhóm chỉ số và phân cấp mức độ đảm bảo ANNN của các
chỉ số trên LVS Mã được trình bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.2 Tổng hợp các chỉ số, thang đánh giá ANNN LVS Mã
Thang đánh giá và mức độ đảm bảo ANNN
Rất
Trung
Thấp
cao
Rất cao
thấp
bình
I. WSI(1)- Nhóm chỉ số ANNN liên quan đến nguồn nƣớc đến lƣu vực sông
Chỉ số ANNN dựa
1

WSI(1,1)
l/s.km2
<10
10-20
>20-40
>40-60
>60
vào mức độ phong
TT

Tên chỉ số

Kí hiệu

Đơn vị

12


phú của nguồn nước
Chỉ số ANNN dựa
vào mức độ biến đổi
2
WSI(1,2)
>0,4
0,4->0,3
0,3->0,2
0,2-0,1
<0,1
của nguồn nước đến

LV sông
II. WSI(2)- Nhóm chỉ số ANNN liên quan đến cung cấp nƣớc sạch cho dân sinh
Chỉ số ANNN dựa
vào mức độ cung cấp
3
WSI(2,1)
%
<40
40-60
>60-80
>80-90
>90
nước sạch cho dân cư
Chỉ số ANNN dựa
vào mức độ cung cấp
4
WSI(2,2)
%
<60
60-70
>70-80
>80-90
>90
nước sạch của các
CTCNTT
Chỉ số ANNN dựa
vào mức độ bảo vệ vệ
5
WSI(2,3)
%

<60
60-70
>70-80
>80-90
>90
sinh nguồn nước
III. WSI(3)- Nhóm chỉ số ANNN dựa vào mức độ KTSD nƣớc của lƣu vực sông
Chỉ số ANNN dựa
vào mức độ KTSD
6
WSI(3,1)
%
>70
70->40
40->30
30-20
<20
nước trên lưu vực
Chỉ số ANNN dựa
vào năng suất sử
7
WSI(3,2)
USD/m3
<0,1
0,1-0,2
>0,2-0,35
>0,35-1
>1
dụng nước của nông
nghiệp

Chỉ số ANNN dựa
vào năng suất sử
8
WSI(3,3)
USD/m3
<2,1
2,1-5,5
>5,5-20
>20-50
>50
dụng nước của công
nghiệp
IV. WSI(4)- Nhóm chỉ số ANNN liên quan đến bảo vệ HST và môi trƣờng dòng sông
Chỉ số ANNN dựa
(>10(>20vào mức độ duy trì
9
WSI(4,1)
m3/s
<10%Q0
10%Q0
>30%Q0
nước cho HST và MT
20)%Q0
30)%Q0
trên sông chính
Chỉ số ANNN dựa
trên đánh giá chất
10
WSI(4,2)
<26

26-50
>50-75
>75-90
>90
lượng nước trên sông
chính
Chỉ số ANNN dựa
vào xem xét ảnh
hưởng KTSD nước
≥1 trên
của các hồ đập thủy
sông
11
WSI(4,3)
Công trình
>3
3
2
0
lợi, thủy điện đến
nhánh
biến đổi dòng chảy
và suy giảm HST và
MT sông
V. WSI(5)- Nhóm chỉ số ANNN dựa vào các rủi ro thiệt hại do thiên tai
Chỉ số ANNN liên
USD/người/
516>1035>408512
quan đến khả năng
WSI(5,1)

<516
>12614
năm
1035
4085
12614
ứng phó thiên tai
Chỉ số ANNN liên
USD/người/
13
quan đến rủi ro, thiệt
WSI(5,2)
>8
8->4
4->2
2-1
<1
năm
hại do bão lũ
Chỉ số ANNN liên
quan đến rủi ro, thiệt
14
WSI(5,3)
%
>40
40->20
20->10
10-5
<5
hại do hạn hán

Chỉ số ANNN liên
quan đến rủi ro, thiệt
15
WSI(5,4)

>3
3->1
1->0,5
0,5-0,25
<0,25
hại do xâm nhập mặn
VI. WSI(6)- Nhóm chỉ số ANNN liên quan đến quản lý tài nguyên nƣớc, quản lý lƣu vực sông
Chỉ số ANNN dựa
Cơ sở luật pháp, thể chế chính sách QLTNN, nguồn nhân
vào kết quả thực hiện
16
WSI(6,1)
lực, trình độ quản lý, kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý
QLTHTNN
Chỉ số ANNN dựa
Cơ sở luật pháp, thể chế chính sách QLLVS, cơ quan
vào kết qủa thực hiện
17
WSI(6,2)
QLLVS, trình độ quản lý và KQ thực hiện nhiệm vụ quản lý
QLTHLVS

13



Kết luận chƣơng 2:
Nghiên cứu luận án đã xây dựng được 18 chỉ số thành phần được phân ra 6
nhóm chỉ số để biểu thị mức độ đảm bảo ANNN lưu vực sông Việt Nam.
Luận án đã lựa chọn 17 chỉ số đặc trưng và phù hợp với điều kiện thực tế để
đánh giá mức độ đảm bảo ANNN trên lưu vực sông Mã. Các chỉ số ANNN
được đề xuất sẽ được tính toán xác định trong chương 3.
CHƢƠNG 3 XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ ANNN LƢU VỰC SÔNG MÃ VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ANNN CỦA LƢU VỰC
3.1

Giới thiệu chung

Lưu vực sông Mã gồm nhiều các vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau nên ảnh
hưởng đến ANNN cũng sẽ khác nhau. Vì thế để đánh giá ANNN lưu vực sông
Mã cần phải đánh giá theo từng vùng, sau đó sẽ đánh giá chung cho cả lưu vực.
Luận án sẽ lựa chọn những vùng có nguy cơ mất ANNN nhất làm vùng điển
hình để tính chỉ số ANNN và đánh giá ANNN của LVS Mã.
3.1.1

Tính toán cân bằng nước lưu vực sông Mã

3.1.1.1 Phân vùng cân bằng nước
Luận án kế thừa kết quả phân vùng
cân bằng nước (CBN) của Viện Quy
hoạch Thủy lợi năm 2015 chia lưu
vực sông Mã (phần Việt Nam) thành
8 vùng: Vùng I: Vùng Thượng nguồn
sông Mã; Vùng II: Vùng Trung lưu
sông Mã; Vùng III: Vùng lưu vực
sông Bưởi; Vùng IV: Vùng Bắc sông

Mã; Vùng V: Lưu vực sông Cầu
Chày; Vùng VI: Lưu vực sông Âm;
Vùng VII: Thượng sông Chu; Vùng
VIII: Nam sông Chu
Hình 3.1. Phân vùng CBN lưu vực
sông Mã và vùng phụ cận
14


3.1.1.2

Tính cân bằng nước lưu vực

Để tính cân bằng nước LVS Mã, nghiên cứu dựa trên phương trình cân bằng
nước cho một khu vực trong thời đoạn tính toán:
Wđến -Wdùng = ±ΔW

(3.1)

Trong đó: Wđến: Tổng lượng dòng chảy đến tại nút tính toán của LVS suối (m3);
Wdùng: Tổng lượng nước dùng của tất cả các ngành tại nút tính toán (m3); ± ΔW
biến đổi lượng nước trữ trong khu vực trong thời đoạn tính toán (m3).
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, KTXH trên LVS Mã nghiên cứu luận án đã sử
dụng mô hình MIKE-NAM, phương pháp tương quan kéo dài, bổ sung các số
liệu lưu lượng của các trạm có số liệu đo đạc ngắn để xác định lượng dòng chảy
tại cửa ra các vùng lưu vực. Sử dụng các tiêu chuẩn sử dụng nước để xác định
nhu cầu sử dụng nước cho các ngành trên lưu vực làm đầu vào cho bài toán tính
cân bằng nước.
Xâ dựng kịch b n tính cân bằng nước lưu vực: Nghiên cứu luận án tính cân
bằng nước LVS Mã trên ba kịch bản: (i) Kịch bản hiện trạng tự nhiên và KTXH

năm 2015 (KBHT 2015); (ii) Kịch bản phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030
(KBPT 2030); (iii) Kịch bản phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 có xét đến
biến đổi khí hậu (KBPT 2030 + BĐKH).
Kết qu tính cân bằng nước: Nghiên cứu sử dụng mô hình WEAP tính cân
bằng nước 08 vùng LVS Mã trên cơ sở có xét đến sự làm việc của các công
trình trên lưu vực; quy trình vận hành của các công trình, dòng chảy hồi quy
sau tưới. Kết quả cân bằng nước như sau:
Kịch b n hiện trạng tự nhiên và KTXH năm 2015 (KBHT 2015): có 4/8 vùng
không xảy ra thiếu nước: vùng I (vùng Thượng nguồn sông Mã); vùng II (vùng
Trung lưu sông Mã); vùng VI (vùng lưu vực sông Âm); vùng VII (vùng
Thượng sông Chu). 4 vùng còn lại xảy ra thiếu nước: vùng III (vùng lưu vực
sông Bưởi); vùng IV (vùng Bắc sông Mã); vùng V (vùng sông Cầu Chày); vùng
VIII (vùng Nam sông Chu). Thời gian thiếu nước kéo dài từ tháng 1 đến tháng
4, 6 tháng thiếu nước nhiều nhất là tháng 3, vùng thiếu nước nhiều nhất là vùng
VIII.
15


Bảng 3.1. Lượng nước thiếu trong CBN LVS Mã, KBHT 2015 (106m3)
Vùng

Tháng
7

8

9

10


11

12

1

2

3

4

5

Tổng

6

I

0

0

0

0

0


0

0

0

0

0

0

0

II

0

0

0

0

0

0

0


0

0

0

0

0

0
0

III

0

0

0

0

0

0

29,5

39,9


49,9

46,6

0

0

165,9

IV

0

0

0

0

0

0

23,2

15,4

109,9


87,3

0

0

235,8

V

0

0

0

0

0

0

63,2

33,8

53,1

50,6


0

37,6

238,2
0

VI

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0


0

0

VII

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0


0

VIII

0

0

0

0

0

0

0,5

11,5

118,8

68,9

0

57,9

257,7


Tổng

0

0

0

0

0

0

116,5

100,6

331,7

253,4

0

95,5

897,60

Kịch b n phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 (KBPT 2030): Cũng xảy ra
thiếu nước 4 vùng tương tự như KBHT 2015, thời gian thiếu nước kéo dài từ

tháng 1 đến tháng 4,6. Nhìn chung lượng nước thiếu lớn nhất vẫn tập trung vào
tháng 3. Vùng thiếu nhiều nhất vẫn là vùng VIII (vùng Nam sông Chu).
Bảng 3.2. Lượng nước thiếu trong CBN LVS Mã, KBPT 2030 (106m3)
Vùng

Tháng
7

8

9

10

11

12

1

2

3

4

5

Tổng


6

I

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

II


0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0
0

III

0


0

0

0

0

0

47,2

47,6

59,2

61

8,7

12,1

235,7

IV

0

0


0

0

0

0

37,2

21,8

111,6

84,5

0

0

255,1

V

0

0

0


0

0

0

73,9

30,2

44,5

41,4

0

28,7

218,6

VI

0

0

0

0


0

0

0

0

0

0

0

0

0

VII

0

0

0

0

0


0

0

0

0

0

0

0

0

VIII

0

0

0

0

0

0


27,7

12,3

121,1

74,8

17,3

72,4

325,50

Tổng

0

0

0

0

0

0

185,9


111,9

336,4

261,7

25,9

113,2

1.035,00

Kịch b n phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 có xét đến biến đổi khí hậu
(KBPT 2030+BĐKH): Cũng xảy ra thiếu nước 4 vùng tương tự như hai kịch
bản trên, thời gian thiếu nước kéo dài từ tháng 1 đến tháng 6. Tháng thiếu nước
nhiều nhất vẫn tập trung vào tháng 3, vùng thiếu nhiều nhất vẫn là vùng IV
(vùng Bắc sông Mã). Các kết quả tính toán CBN kịch bản này chứng tỏ tác
động của BĐKH đến tài nguyên nước và nhu cầu dùng nước trên LVS Mã là
đáng kể. Trong tương lai cần phải xem xét ảnh hưởng của BĐKH.
16


Bảng 3.3. Lượng nước thiếu trong CBN LVS Mã, KBPT 2030+BĐKH (106m3)
Vùng

Tháng
8

9


10

11

12

I
II

0
0

0
0

0
0

0
0

0
0

0
0

0
0


0
0

0
0

0
0

0
0

0
0

0
0

III
IV

0
0

0
0

0
0


0
0

0
0

0
0

45,8
54,5

46,9
35,2

59,4
128,3

60,9
107,6

7,0
7,4

7,3
25,6

227,3
358,8


V
VI

0
0

0
0

0
0

0
0

0
0

0
0

75,1
0

31,4
0

46,4
0


44,0
0

0,0
0

28,2
0

225,1
0

VII
VIII

0
0

0
0

0
0

0
0

0
0


0
0

0
34,7

0
14,1

0
124,7

0
78,8

0
8,9

0
73,2

0
334,3

0

0

0


0

0

0

210,1

127,5

358,8

291,3

23,3

134,3

1.145,4

Tổng

3.1.2

1

2

3


4

5

Tổng

7

6

Chất lượng nước và xâm nhập mặn

Chất lượng nước LVS Mã phần thượng lưu còn tương đối tốt do các hoạt động
phát triển KTXH trên lưu vực rất ít, tải trọng các chất ô nhiễm còn trong khả
năng tự làm sạch của môi trường. Phần trung, hạ lưu lưu vực đã xảy ra ô nhiễm
nặng tập trung tại: trên tuyến sông Bưởi, sông Cầu Chày mới có dấu hiệu suy
giảm chất lượng nước; Phần hạ lưu dòng chính sông Mã, sông Lèn, sông Lạch
Trường, sông Yên chất lượng nước bị ô nhiễm nặng tập trung tại điểm xả của
các KCN, CCN, các dòng sông chảy qua các khu dân cư đông đúc. Phần hạ lưu
đã xảy ra xâm nhập mặn vùng cửa sông với nồng độ ngày càng tăng và phạm vi
ngày càng rộng năm mặn nhất là năm 2010. Cần có các biện pháp để bảo vệ
chất lượng nước MT ở các vùng này.
3.1.3

Mâu thuẫn trong sử dụng nước và mức độ căng thẳng về nguồn
nước trên lưu vực

Mâu thuẫn trong sử dụng nước trên lưu vực: Do đặc điểm nguồn nước và nhu
cầu sử dụng trên lưu vực đã xảy ra mâu thuẫn trong sử dụng nước giữa các

ngành. Cụ thể: xảy ra mâu thuẫn giữa sử dụng nước cho tưới của nông nghiệp
với duy trì nước cho HST và môi trường trên sông; mâu thuẫn giữa sử dụng
nước của thủy điện với nước cho tưới nông nghiệp, HST và MT dòng sông;
mâu thuẫn giữa sử dụng nước giữa các vùng thượng lưu, trung lưu và hạ lưu.
Mức độ căng thẳng về nguồn nước trên lưu vực: đánh giá mức độ căng thẳng
nguồn nước trên lưu vực được xác định bằng tỷ số giữa lượng nước sử dụng và
lượng nước đến trên lưu vực. Căn cứ vào mức đánh giá căng thẳng nguồn nước
của Raskin và cộng sự năm 1997 nghiên cứu xác định được như sau:
17


Bảng 3.4. Đánh giá mức độ căng thẳng trong SD nước các vùng LVS Mã
Năm 2015

Năm 2030

I

607,2

123,9

Tỷ số (%)
Wdùng/Wđến
15,5

591

123,1


Tỷ số (%)
Wdùng/Wđến
15,2

II
III

381,7
483,6

322,2
44,7

3,8
34,3

382
530,7

291,6
45,8

4,2
36,7

IV
V

1020,6
639,9


19,89
20,87

162,7
97,2

1153,7
614,9

20,8
19,58

176,1
99,6
10,9

Vùng

6

3

3

Wdùng (10 m )

Wđến (m /s)

6


3

Wdùng (10 m )

Wđến (m3/s)

VI

94

25,7

11,6

88,7

25,8

VII

116,4

153,6

2,4

89,7

143,9


2,0

VIII

2029,2

66

97,5

2272,8

68,2

105,7

Như vậy trên lưu vực đã xảy ra căng thẳng nguồn nước ở bốn vùng: vùng III
(vùng Sông Bưởi); vùng IV (vùng Bắc sông Mã); vùng V (vùng sông cầu
Chày); vùng VIII (vùng Nam sông Chu) cho cả năm 2015 và dự báo năm 2030.
3.1.4

Lựa chọn các vùng điển hình cho đánh giá ANNN lưu vực sông Mã

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trên, nghiên cứu luận án lựa chọn được ba
vùng điển hình để tính chỉ số ANNN như bảng 3.5.
Bảng 3.5. Các vùng điển hình được lựa chọn cho đánh giá ANNN
TT

Vùng nghiên cứu


Ftn (ha)

Fct ( ha)

Wthiếu (106 m3)

1

Vùng III: Lưu vực sông Bưởi

168.636,0

34.477,9

165,9

2

Vùng IV: Bắc sông Mã

90.307,5

37.856,5

235,8

3

Vùng VIII: Nam sông Chu


286.944,2

81.533,8

257,7

3.2
3.2.1

Xác định chỉ số ANNN vùng điển hình LVS Mã năm 2015 và năm
2030
Cơ sở xác định trọng số của các chỉ số, nhóm chỉ số ANNN

Trong bộ chỉ số ANNN của LVS Mã đã được xác định trong chương 2 gồm các
chỉ số, nhóm chỉ số phản ánh mức độ ảnh hưởng khác nhau đến việc đảm bảo
ANNN lưu vực. Cần xác định trọng số của các chỉ số, nhóm chỉ số trong tính
chỉ số ANNN căn cứ vào mức độ tác động và tầm quan trọng của tác động. Các
chỉ số trong một nhóm chỉ số có trọng số coi bằng nhau. Các nhóm chỉ số có
trọng số phân thành ba nhóm với tổng trọng số bằng 1 và dùng tính cho năm
2015 và năm 2030.
18


Bảng 3.6. Trọng số của các nhóm chỉ số ANNN vùng điển hình LVS Mã
Mức độ ảnh hƣởng đến ANNN

TT

Nhóm chỉ số


1

Nhóm chỉ số ảnh hưởng trực tiếp đến ANNN

2

Nhóm chỉ số ảnh hưởng gián tiếp đến ANNN có tầm quan trọng cao

3

Nhóm chỉ số ảnh hưởng gián tiếp đến ANNN

3.2.2

Trọng số

WSI(1); WSI(2); WSI(3)

0,2

WSI(4)

0,15

WSI(5); WSI(6)

0,125

Tính chỉ số ANNN vùng điển hình lưu vực


Trên cơ sở điểm số của các chỉ số ANNN vùng điển hình đã được xác định và
trọng số của các nhóm chỉ số, chỉ số xác định ở trên. Nghiên cứu LA tính chỉ số
ANNN vùng điển hình lưu vực năm 2015, và dự báo đến năm 2030:
Bảng 3.7. Chỉ số ANNN vùng điển hình LVS Mã năm 2015, năm 2030
T
T
1
2
3
4
5
6

Trọng
số

Nhóm chỉ số
WSI(1)- Nhóm chỉ số ANNN liên quan đến
nguồn nước đến lưu vực sông
WSI(2)- Nhóm chỉ số ANNN liên quan đến
cung cấp nước sạch cho dân sinh
WSI(3)- Nhóm chỉ số ANNN dựa vào mức
độ KTSD nước của lưu vực sông
WSI(4)- Nhóm chỉ số ANNN liên quan đến
bảo vệ HST và MT dòng sông
WSI(5)- Nhóm chỉ số ANNN dựa vào các
rủi ro, thiệt hại do thiên tai
WSI(6): Nhóm chỉ số ANNN liên quan đến
QLTNN, QLLVS

Tổng WSI

0,2
0,2
0,2
0,15
0,125
0,125
1,0

Vùng
III

Năm 2015
Vùng
Vùng
IV
VIII

Năm 2030
Vùng
Vùng
IV
VIII

2,5

2,0

2,5


2,0

2,0

2,0

2,0

3,0

2,7

3,7

4,0

4,0

2,7

3,3

3,0

3,0

3,0

2,3


4,0

2,7

2,3

4,0

3,0

3,0

3,0

2,0

2,8

3,0

3,0

3,3

3,0

3,0

3,0


4,0

4,0

4,0

2,78

2,69

3,21

3,13

2,70

5,0

5,0

4,0

4,0

3,0

3,0

2,0


2,0

1,0

1,0

Vùng III
Vùng IV
Vùng VIII

Vùng
III

3,03

Vùng III
Vùng IV
Vùng VIII

(a)
(b)
Hình 3.2. Chỉ số ANNN vùng điển hình LVS Mã: a) năm 2015; b) năm 2030
19


3.2.3 Đánh giá chỉ số ANNN vùng điển hình LVS Mã năm 2015, năm 2030
Năm 2015: Chỉ số ANNN ba vùng là: vùng III (vùng sông Bưởi): 2,78; vùng
IV (vùng Bắc sông Mã): 2,69; vùng VIII (vùng Nam sông Chu): 2,70. Cả ba
vùng đều có chỉ số ANNN nằm dưới mức đảm bảo ANNN mức trung bình (hay

không đảm bảo được ANNN). Nguyên nhân chung là: Sự biến đổi của nguồn
nước đến LVS lớn; tỷ lệ cung cấp nước sạch từ công trình cấp nước tập trung
thấp; điều kiện đảm bảo vệ sinh nguồn nước thấp (tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh ít);
mức độ KTSD nước trên các vùng cao. Ngoài ra mỗi vùng còn chịu các yếu tố
ảnh hưởng riêng đến đảm bảo ANNN của vùng:
Vùng III (vùng sông Bưởi): Năng suất sử dụng nước cho công nghiệp thấp. Khả
năng ứng phó với thiên tai thấp. Hàng năm các thiên tai rủi ro do bão thường
hay xảy ra gây thiệt hại đáng kể đến sự phát triển KTXH trong vùng nhất là trên
sông Bưởi.
Vùng IV (vùng Bắc sông Mã): Mức độ KTSD nước trong vùng cao. Ô nhiễm
nước xảy ra trên vùng. Hàng năm còn chịu ảnh hưởng bởi rủi ro thiệt hại do bão
(trên sông Lèn), xảy ra xâm nhập mặn vùng cửa sông. Hệ thống công trình thủy
lợi, thủy điện trên dòng chính sông Mã gây ảnh hưởng đến nhu cầu nước, HST
và MT sông.
Vùng VIII (vùng Nam sông Chu): Mức độ KTSD nước cao. KTSD nước của
các công trình thủy lợi, thủy điện ảnh hưởng đến nhu cầu nước, đến HST, môi
trường dòng sông. Ô nhiễm xảy ra trên vùng. Tình trạng xâm nhập mặn xảy ra
ở các xã ven biển.
Năm 2030: Chỉ số ANNN ba vùng đều nằm trên mức đảm bảo ANNN mức
trung bình. Cụ thể: vùng III: 3,21; vùng IV: 3,13; vùng VIII: 3,03. Nguyên nhân
trong vùng đã xây dựng được các quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH và bảo
vệ MT như: Xây dựng 100% hệ thống cấp nước sạch từ công trình cấp nước tập
trung; 100% số hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh; xây dựng được các biện pháp
phòng chống rủi ro thiệt hại do thiên tai. Thực hiện QLTHTNN; QLTHLVS.
20


So sánh chỉ số ANNN vùng điển hình LVS Mã năm 2015 và năm 2030:
Chỉ số
3,3 ANNN

3,2
3,1
3,0
2,9
2,8
2,7
2,6
2,5
2,4
Vùng III

Chỉ số ANNN năm 2015 ba vùng đều
nằm dưới mức đảm bảo ANNN (không
đảm bảo được ANNN). Dự báo đến năm
Năm 2015

2030 chỉ số ANNN ba vùng đều nằm

Năm 2030

trên mức đảm bảo ANNN (đảm bảo
được ANNN). Vì vậy hiện tại cần có các

Vùng
Vùng IV Vùng VIII

biện pháp đảm bảo ANNN cho các vùng
và cần có các quy hoạch, kế hoạch cho

Hình 3.3. Chỉ số ANNN vùng điển

hình LVS Mã năm 2015 và năm
2030
3.3
3.3.1

các vùng trong tương lai nhất là các
vùng có các chỉ số chưa đảm bảo được

ANNN.
Đề xuất các định hƣớng giải pháp đảm bảo ANNN cho các vùng điển
hình LVS Mã đến năm 2030
Cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất giải pháp

Ngu ên tắc đ m b o ANNN: Đối với bất kỳ vùng nào trên LVS, để đảm bảo
ANNN phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau: (i). Phải đảm bảo khối
lượng nước cho tất cả các nhu cầu nước tiêu hao của vùng nghiên cứu; (ii). Phải
đảm bảo chất lượng nước cho các đối tượng dùng nước khác nhau chủ yếu theo
QCVN hiện hành; (iii). Không tạo ra hoặc giảm thiểu các mâu thuẫn trong dùng
nước giữa các ngành trong vùng; (iv). Các giải pháp phải có đủ tính khả thi, tức
phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội, được xã hội chấp nhận.
Các cơ sở khoa học và thực tiễn:
1). Cả ba vùng đều mất cân bằng nước trong các tháng mùa kiệt, thể hiện thiếu
nước khá trầm trọng.
2). Lượng mưa trong các tháng mùa kiệt là rất ít chỉ chiếm từ 10-30% tổng
lượng mưa năm, trong khi đó lưu lượng nước hạ lưu sông Mã và trong các sông
chính từng vùng là rất nhỏ
21


3). Theo quy hoạch phát triển KTXH và xem xét đến tác động của BĐKH đến

năm 2030, tình hình nguồn nước càng thấy khó khăn, nhu cầu nước để đảm bảo
ANNN càng cao.
4). Xu thế chung của TNN trên các lưu vực sông Việt Nam ngày càng suy
thoái, cạn kiệt gây ra sự căng thẳng trong KTSD nước giữa lượng nước sử dụng
so với lượng nước đến năm 2015 và năm 2030 trên LVS Mã ở 03 vùng: vùng
III, vùng IV, vùng VIII.
5). Hiện trạng quản lý TNN và tương lai năm 2030 vẫn là vấn đề lớn đối với
LVS Mã do nhiều nguyên nhân: Quản lý TNN trên LVS theo phương thức
truyền thống, quản lý theo chiều từ trên xuống; Hiệu quả thực hiện quản lý tổng
hợp nguồn nước còn rất thấp; Trên lưu vực hiện chưa có phương án chia sẻ,
phân bổ nguồn nước; mới có các quy hoạch đơn ngành; chưa có quy hoạch
quản lý tổng hợp TNN được xây dựng và phê duyệt.
3.3.2

Đề xuất định hướng giải pháp để đảm bảo ANNN

Do mỗi vùng trên lưu vực sông Mã có đặc điểm khác nhau nên mức độ ảnh
hưởng đến ANNN khác nhau. Để đảm bảo ANNN lưu vực, mỗi nhóm giải pháp
nghiên cứu luận đi vào đề xuất một định hướng giải pháp khắc phục yếu tố ảnh
hưởng bất lợi nhất đến việc đảm bảo ANNN cho từng vùng điển hình lưu vực.
3.3.2.1

Nhóm gi i pháp phi công trình

a) Đối với Vùng III (vùng lưu vực sông Bưởi): C i tiến, nâng cao hiệu qu
qu n lý TNN, qu n lý LVS
(1)- Cải tiến quản lý TNN lưu vực sông từ quản lý sử dụng nước riêng rẽ sang
quản lý sử dụng nước tổng hợp, đa ngành;
(2)- Xây dựng nội dung và phương thức hoạt động của QLLVS: đã xảy ra mâu
thuẫn, xung khắc trong sử dụng nước giữa các vùng và giữa các ngành, công

tác quản lý còn yếu kém. Do vậy cần xây dựng nội dung và phương thức quản
lý các hoạt động trong lĩnh vực QLLVS bằng cách xây dựng chương trình, kế
hoạch hoạt động phù hợp, hiệu quả.
22


b). Đối với vùng IV (vùng Bắc sông Mã): Qu n lý b o vệ môi trường, b o vệ
nguồn nước của lưu vực sông
Vùng Bắc sông Mã đã xảy ra ô nhiễm nặng trên tuyến sông Lèn, sông Lạch
Trường, tập trung chủ yếu vào điểm xả của các KCN, CCN, các dòng sông
chảy qua các khu dân cư đông đúc. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo
vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước lưu vực cần thực hiện:
(1)- Bảo vệ nguồn nước đầu nguồn nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng nước
trên lưu vực: Nguồn nước LVS Mã nói riêng đang có xu hướng suy thoái. Do
vậy để đảm bảo ANNN lưu cần đạt tới mục tiêu diện tích rừng chất lượng tốt
với mức che phủ lên 40% diện tích lưu vực bằng cách: trồng rừng đầu nguồn,
rừng phòng hộ; Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chi phí hoạt động cho công
tác bảo vệ rừng; Trồng cây bảo vệ đê điều, trồng cây phân tán ở vùng đồng
bằng.
(2)- Bảo vệ chất lượng nước lưu vực: (i). Kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào
tại tất cả các cơ sở sản xuất để hạn chế nguồn phát sinh chất thải và ưu tiên các
công nghệ xử lý chất thải thân thiện với môi trường; (ii). Thực hiện cấp phép xả
thải trên tất cả các nguồn phát thải nhất là các nguồn có nguy cơ ô nhiễm cao;
(iii). Thay đổi cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp, thủy sản vùng chịu ảnh
hưởng của xâm nhập mặn tại các huyện ven biển Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hậu
Lộc; (iv). Nghiêm cấm khai thác trái phép khoáng sản và cát sỏi trong sông
bằng bất kỳ hình thức nào; (v). Tổ chức thanh tra giám sát chặt chẽ nguồn thải,
xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý và bảo vệ môi trường theo luật pháp.
c). Đối với vùng VIII (vùng Nam sông Chu): Qu hoạch khai thác sử dụng và
b o vệ TNN

(1). Lập và phê duyệt quy hoạch TNN vùng Nam sông Chu để đảm bảo ANNN
với các hoạt động cụ thể: (i). Lập và phê duyệt quy họach TNN lưu vực sông
Mã càng sớm càng tốt; (ii). Thực hiện việc quản lý TNN, quản lý LVS theo quy
hoạch TNN lưu vực sông đã được phê duyệt.
23


(2). Bổ sung và điều chỉnh quy hoạch sử dụng nước của các ngành: thủy lợi,
thủy điện, cấp nước sinh hoạt,…theo quy hoạch TNN lưu vực sông đã được phê
duyệt và thực hiện trong thực tế.
3.3.2.2

Nhóm các gi i pháp công trình

a) Đối với vùng III (vùng lưu vực sông Bưởi): Xâ dựng công trình ph ng
chống lũ
-Xây dựng các công trình điều tiết hồ chứa, đập dâng trên tuyến sông Bưởi để
cắt giảm lũ: xây dựng hồ Trọng (Tân Lạc) với dung tích 25x106 m3 và suối
Trọng có thể tạo được hồ chứa 45x106 m3 - 60x106 m3.
- Củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều: như nâng cao cao trình tuyến đê bối xã
Thạch Định; đê tả, hữu sông Bưởi nhằm nâng cao cao trình phòng lũ; sửa chữa
và nâng cấp các cống dưới để cho thoát lũ;
- Cải tạo lòng dẫn bằng cách mở rộng lòng dẫn sông Bưởi; Làm cầu dẫn phía
hữu và phía tả cầu Cổ Tế để tăng cường khả năng thoát lũ cho sông Bưởi.
b) Đối với vùng IV (vùng Bắc sông Mã): Xâ dựng các công trình thủ lợi cấp
nước cho nông nghiệp
- Xây dựng mới các công trình tạo nguồn nước: xây dựng mới trạm bơm (TB)
Đa Lộc, TB Minh Thành (Minh Lộc), TB Nga Thái, TB tưới tiêu kết hợp Triết.
Các TB này có nhiệm vụ lấy nước từ sông vào cung cấp nước cho nông nghiệp.
- Nâng cấp, cải tạo các công trình thủy lợi đã có trên lưu vực: như nâng cấp TB

Vĩnh Hùng, TB Hoằng Khánh, …. Nạo vét lòng kênh để tạo nguồn nước cho
các trạm bơm như kênh Hưng Long, kênh Văn.
- Xây dựng các công trình ngăn mặn: xây dựng đập ngăn mặn trên sông Lèn.
Xây dựng cống ngăn mặn trên kênh De tại xã Minh Lộc (Hậu Lộc), xây dựng
âu ngăn mặn trên sông Càn tại Nga Phú huyện Nga Sơn nhằm làm giảm xâm
nhập mặn vào trong vùng.
24


c) Đối với vùng VIII (vùng Nam sông Chu): Xâ dựng các công trình xử lý nước
th i sinh hoạt và công nghiệp
- Xây dựng các công trình xử lý nước thải (XLNT) tập trung tại các khu kinh tế,
KCN chưa có như khu kinh tế Nghi Sơn, xử lý nước thải (XLNT) làng nghề.
Đảm bảo 100% các KCN có hệ thống XLNT tập trung. Nước thải sau khi xử lý
phải đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Thực
hiện kiểm toán chất thải tại các cơ sở có nguồn thải;
- Xây dựng các công trình XLNT đô thị, tách hệ thống thoát nước mưa ra khỏi
hệ thống nước thải. Đảm bảo tỷ lệ xử lý đạt 80%.
- Xây dựng công trình XLNT các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán. Đẩy
nhanh việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật công trình XLNT các cơ sở công nghiệp
phân tán theo quy định của luật môi trường.
Kết luận chƣơng 3:
Trên cơ sở bộ chỉ số ANNN lưu vực sông Mã đã được xây dựng, nghiên cứu
tiến hành tính chỉ số ANNN cho các vùng điển hình LVS Mã cho năm 2015 và
dự báo đến năm 2030. Kết quả chỉ số ANNN năm 2015 đều nằm dưới mức đảm
bảo ANNN mức trung bình. Năm 2030 chỉ số ba vùng đển hình có chỉ số trên
mức đảm bảo ANNN mức trung bình. Trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất các
định hướng giải pháp: (1). Nhóm giải pháp phi công trình và (2). Nhóm giải
pháp công trình nhằm đảm bảo ANNN lưu vực.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Những kết quả đạt đƣợc của luận án
(1) - Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số ANNN lưu vực sông gồm 18 chỉ số chia
làm 6 nhón chỉ số ANNN. Phân cấp mức độ đảm bảo ANNN lưu vực.
(2)-Về cân bằng nước trên LV đã xảy ra thiếu nước ở bốn vùng trong cả ba kịch
bản tập trung vào vùng III (vùng lưu vực sông Bưởi); vùng IV (vùng Bắc sông
Mã); vùng V (vùng sông Cầu Chày); vùng VIII (vùng Nam sông Chu).
25


×