Tải bản đầy đủ (.pdf) (286 trang)

Luận án Tiến sĩ Sử học: Định chế quản lý nhà nước thời Nguyễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.35 MB, 286 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THANH THANH

ĐỊNH CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THỜI NGUYỄN

LUẬN Á N TIẾN SĨ SỬ HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2000


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THANH THANH

ĐỊNH CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THỜI NGUYỄN

Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 5.03.15

LUẬN Á N TIẾN SĨ SỬ HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. NGUYỄN PHAN QUANG

TP. HỒ CHÍ MINH – 2000


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận á n là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN Á N


MỤC LỤC

DẪN LUẬN ............................................................................................................................... 4
1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 4
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 5
3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................... 8
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................... 13
5. Luận án cố gắng có những đóng góp mớí ........................................................................ 20
6. Nguồn tƣ liệu .................................................................................................................... 21
7. Cấu trúc của luận án ......................................................................................................... 25
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LỊCH SỬ- CHÍNH TRỊ CỦA ĐỊNH CHẾ ........................................... 27
1.1.Yêu cầu “nhất thống” về quyền lực của triều Nguyễn ................................................... 27
1.2. Quan niệm của triều Nguyễn về phép luật và quan lại.................................................. 33
1.3. Triều Nguyễn và giá trị của di sản định chế trƣớc thế kỷ XIX ..................................... 41
CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỊNH CHẾ - VIỆC LÀM LUẬT CỦA TRIỀU
NGUYỄN ................................................................................................................................. 54
2.1. Sự thiết lập các văn bản định chế .................................................................................. 54
2.2. Sự tham khảo luật nhà Lê và luật nhà Thanh ................................................................ 65
CHƢƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH CHẾ - VIỆC DÙNG LUẬT CỦA TRIỀU
NGUYỄN ............................................................................................................................... 112
3.1. Định chế là công cụ tổ chức và duy trì quyền lực nhà nƣớc ....................................... 112
3.1.1. Quá trình tổ chức hoạt động hành chính của quan chức....................................... 112
3.1.2. Quá trình thực hiên chế tài hình sự đối với quan chức ......................................... 148

3.2. Tác dụng của định chế đối với xã hội thời Nguyễn .................................................... 167
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 190
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 197
PHỤ LỤC............................................................................................................................... 215


DẪN LUẬN
1. Mục đích nghiên cứu
Quản lý nhà nƣớc và củng cố pháp quyền là một trong những nội dung quan trọng của
công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc từ ngàn đời của tổ tiên ta, dân tộc ta. Việc nghiên cứu
những di sản này của lịch sử và đánh giá đúng về quá khứ sẽ giúp ích nhiều cho ngày nay,
nhất là trong thời kỳ chúng ta đang tiến hành việc cải cách bộ máy nhà nƣớc, xây dựng đội
ngũ công chức và tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc theo phƣơng hƣớng "nhà nƣớc quản
lý xã hội bằng pháp luật" ([122],129). Từ trong di sản của quá khứ, có thể tìm thấy những
kinh nghiệm và bài học của ngƣời xƣa, bổ sung cho kiến thức về quản lý nhà nƣớc, xây dựng
và củng cố pháp quyền trong công cuộc đổi mới đất nƣớc của chúng ta.
Chính vì vậy, bên cạnh những kinh nghiệm và kiến thức của thời hiện đại, các vấn đề
thuộc lĩnh vực nhà nƣớc và pháp quyền trong lịch sử dân tộc đã đƣợc các nhà khoa học nƣớc
ta rất quan tâm. Trong những năm gần đây, có nhiều công trình đã nghiên cứu hoặc đề cập
những nội dung này của thời Lý, thời Trần, đặc biệt thời Lê dƣới triều Lê Thánh Tông. về
thời Nguyễn, giai đoạn lịch sử có nhiều biến cố và gần với thời đại của chúng ta hơn cả,
những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội đã đƣợc nghiên cứu nhiều, riêng các vấn
đề thuộc lĩnh vực nhà nƣớc và pháp luật cho đến nay vẫn đang cần những công trình chuyên
khảo, cần thêm tƣ liệu, cần sự phân tích tỉ mỉ và khoa học, cần tiếp tục làm rõ quá trình lịch
sử của những hiện tƣợng "đáng khen" và "đáng chê" để có những nhận định thỏa đáng. Đồng
thời, trong việc nghiên cứu, cần đặt triều Nguyễn trong mối tƣơng quan khu vực với các quốc
gia châu Á để có một cái nhìn khách quan về trình độ phát triển của xã hội Việt Nam vào thời
điểm trƣớc khi trở

4



thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây.
Trong nội dung môn Lịch sử Việt Nam đƣợc giảng dạy ở trƣờng đại học, việc đánh
giá pháp luật thời Nguyễn một cách khách quan, việc nhận thức triều Nguyễn nhƣ một hệ
thống quản lý đất nƣớc với những định chế về tổ chức và hoạt động...cũng đang đòi hỏi sự
nghiên cứu cụ thể, toàn diện và có hệ thống trên cơ sở tƣ liệu, để tiếp tục làm rõ hơn những
bài học lịch sử của thời kỳ này.
Đề tài "Định chế quản lý nhà nƣớc thời Nguyễn" đƣợc nghiên cứu nhằm góp phần
đáp ứng những yêu cầu nói trên của thực tiễn và khoa học.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khái niệm "định chế" và "quản lý nhà nƣớc" trong tên đề tài cần đƣợc giải thích để
làm rõ nội dung và phạm vi nghiên cứu của luận án.
"Quản lý" có nghĩa thông thƣờng là chăm nom, cai quản, điều hành công việc. Từ
"quản lý" trong một số ngôn ngữ phƣơng Tây có nguồn gốc từ chữ la-tinh "manus" nghĩa là
bàn tay, theo nghĩa gốc là "nắm vững trong tay". Trên văn bản, ngƣời thời Nguyễn thƣờng
chỉ dùng từ "chƣởng quản" nghĩa là trông coi, cai quản, trong đó chữ "chƣởng" cũng có nghĩa
là bàn tay.
"Quản lý nhà nƣớc" là một thuật ngữ của ngày nay, đƣợc sử dụng khá phổ biến trong
khoa học và thực tiễn với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Dùng khái niệm "quản lý nhà
nƣớc", chúng tôi muốn nghiên cứu triều Nguyễn không phải từ góc độ là một tập đoàn phong
kiến thống trị, áp bức nhân dân mà từ góc độ là một nhà nƣớc, một hệ thống cai quản và điều
hành công việc quốc gia. Do góc độ nghiên cứu này, vấn đề "quản lý nhà nƣớc", với nghĩa là
sự quản lý của nhà nƣớc, đƣợc xem là một lĩnh vực hoạt

5


động xã hội của những con người, nhà nƣớc là một tập hợp, một tổ chức của những ngƣời có

vị trí, chức năng và quyền hạn trong sự cai quản, điều hành công việc quốc gia. Vào thời
Nguyễn, họ đƣợc gọi là các "quan chức". Trong các văn bản pháp luật bấy giờ, họ đƣợc định
danh là "quan" và "lại". Chẳng hạn, Điều 312 của bộ luật Gia Long quy định "Quan lại nhận
hối lộ bị xử tội tính theo tang vật, quan thì bị truy đòi các cáo sắc phẩm tƣớc và bị xóa tên
trong sổ bộ quan, lại thì bị bãi dịch, thôi chức"...
"Định chế" là từ đƣợc dùng trong các văn bản của triều đình nhà Nguyễn. Theo cách
nói bấy giờ và kết cấu Hán của từ này, "định chế" có nghĩa là chế độ đã được định ra. Ví dụ,
Điều 49 của bộ luật Gia Long quy định việc cấm lạm đặt quan lại có ghi rằng: "Số quan ở các
nha môn đã có ngạch định rồi, mà ngoại ngạch lại đặt thêm ngƣời là vi phạm định chế, hễ
thêm 1 ngƣời bị phạt 100 trƣợng, cứ mỗi 3 ngƣời thêm 1 bậc tội, xử đến 100 trƣợng, tù lao
dịch 3 năm", hoặc trong Dụ của vua Minh Mệnh năm 1827 về việc tâu bày của quan chức các
bộ có câu: "định chế quý ở chỗ chu đáo rõ ràng" ([54],46)...Dƣới triều Nguyễn, định chế
mang dấu ấn uy quyền của nhà vua, có tính bắt buộc chung đối với xã hội, ai làm trái sẽ bị
trừng trị(1). Định chế hàm chứa quyền lực nhà nƣớc và có tính cƣỡng chế, tức là có ý nghĩa
pháp luật.
Từ "định chế" của thời xƣa đƣợc nhiều nhà nghiên cứu thời nay, nhất là các luật gia,
dùng nhƣ một khái niệm của ngôn ngữ pháp lý, thƣờng chỉ một tổ hợp các quy định, quy chế,
thể lệ... đã đƣợc chính thức viết thành văn bản, do cơ quan lập pháp của nhà nƣớc thông qua,
tạo thành một chế độ pháp luật dành cho một lĩnh vực quan hệ xã hội nào đó, chẳng hạn định
chế

(1)

Theo bộ luật Gia Long, bất cứ ngƣời nào nhận đƣợc các loại chế thƣ (chiếu, lệnh, dụ chỉ) của nhà vua mà
không thi hành sẽ bị phạt đánh 100 trƣợng, nếu thi hành chậm trễ thì cứ chậm 1 ngày bị phạt đánh 50 roi (Điều
60).

6



hôn nhân, định chế doanh nghiệp...(2). Nhƣ vậy, khái niệm "định chế" trong cách dùng xƣa và
nay đều bao hàm ý nghĩa pháp luật.
Vấn đề "định chế quản lý nhà nƣớc" còn chứa đựng nhiều nội dung, nếu xét ở khía
cạnh hành chính học, luật học chẳng hạn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án ở khía cạnh
sử học, với cách nhìn vấn đề quản lý nhà nƣớc là một hoạt động xã hội của con ngƣời, chúng
tôi quan niệm định chế quản lý nhà nƣớc thời Nguyễn là chế độ đƣợc định ra dành cho những
ngƣời làm việc cai quản và điều hành quốc gia, đó là giới quan chức, đƣợc gọi ngắn gọn bằng
một thuật ngữ riêng của luận án là định chế quan chức. Đây là một nội dung của pháp luật,
của thiết chế chính trị - xã hội bấy giờ.
Ý nghĩa pháp luật của định chế là một cơ sở để đánh giá trình độ cầm quyền của các
vua Nguyễn. Pháp luật của triều Nguyễn, một triều đại quân chủ phƣơng Đông, gắn liền với
quyền uy tối cao và tuyệt đối của nhà vua. Vua đƣợc coi là kẻ "thay trời trị dân", là "con
trời". Mệnh lệnh, quyết định của vua dƣới dạng các chiếu, chỉ, sắc, dụ... luôn có giá trị pháp
lý cao nhất. Những điều luật đƣợc các quan soạn thảo cũng xuất phát từ ý nguyện của vua,
đƣợc vua phê chuẩn. Tính chất pháp luật của định chế là ở chỗ thể hiện uy quyền tối cao đó.
Do vậy, về hình thức văn bản, ngoài những điều luật đƣợc ghi trong bộ luật Gia Long, định
chế quan chức thời Nguyễn đƣợc thể hiện rải rác trong các chiếu, chỉ, sắc, dụ của nhà vua,
những tờ tấu nghị đƣợc vua phê chuẩn, những điều sửa chữa và bổ sung cho bộ luật dƣới các
triều

(2)

Tác giả Vũ Quốc Thông trong Pháp chế sử Việt Nam ([112],7-8) gọi định chế là "những thể lệ căn bản đã
đƣợc nhà cầm quyền đặt ra hoặc thừa nhận, để quy định cách tổ chức và các phƣơng thức sinh hoạt của quốc gia
nói chung, cũng nhƣ các mối tƣơng quan giữa những ngƣời dân nói riêng sống ở trong quốc gia đó ". Xin xem
thêm Nguyễn Phan Quang, Phan Đăng Thanh... Mấy vấn đề về quản lý nhà nước và củng cố pháp quyền trong
lịch sử Việt Nam ([103]), Vũ Văn Mẩu -Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử ([36]).

7



Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, những "sự lệ" đƣợc chép thành Hội điển... Tất cả thƣờng
đƣợc gọi chung là "luật nƣớc", hay "phép vua" theo ngôn ngữ dân gian. "Lệ làng" với các
hƣơng ƣớc, khoán ƣớc, luật tục cùng hệ thống quản lý của các làng không thuộc phạm vi
khảo cứu chi tiết của đề tài.
Thời Nguyễn chƣa có những ngành luật cụ thể và riêng biệt nhƣ luật nhà nƣớc, luật
hành chính, luật dân sự... theo cách gọi ngày nay. Do vậy, về nội dung, định chế quan chức
bao gồm những quy định đƣợc ban hành trong lĩnh vực hoạt động nhà nƣớc mà đối tƣợng
phải tuân thủ và thực hiện là quan chức, những quy định về các tội danh chỉ có quan chức
mới mắc phải khi thi hành công vụ, những quy định chế ƣớc mà quan chức vi phạm sẽ bị
trừng trị... Định chế quan chức trong hoạt động nhà nƣớc thời Nguyễn đƣợc xem xét trong
luận án không đơn thuần chỉ chứa đựng những quy tắc trị tội, tức những luật lệnh, quy định
về hình phạt nhằm ngăn ngừa và trừng trị quan lại phạm pháp, mà còn bao gồm những quy
tắc làm việc, tức những luật lệnh về tổ chức và điều khiển hoạt động của đội ngũ này.
"Thời Nguyễn" trong phạm vi luận án gồm 4 triều vua từ Gia Long đến Tự Đức
(1802-1883), với quan niệm đây là thời kỳ nhà Nguyễn còn thể hiện vai trò độc lập, tự chủ
trong việc quản lý và phát triển quốc gia, yếu tố "vua Nguyễn" có vị trí chủ thể của quyền lực
nhà nƣớc. Thời kỳ sau đó (1884 -8/1945), vua tuy còn nhƣng nƣớc đã mất, sự tồn tại của
Nam triều chỉ là một chính sách của đƣờng lối "chia để trị", vua Nguyễn và triều đình trong
thực tế chỉ là một công cụ trong "bàn tay" của thực dân Pháp xâm lƣợc.

3. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu vấn đề, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp logic kết hợp với phƣơng pháp
lịch sử là chủ yếu, đồng thời vận dụng phƣơng pháp liên ngành nhằm phối hợp kiến thức của
các ngành khoa học có liên quan tới đề tài nhƣ

8


luật học, hành chính học, thống kê...

Trong luận án, thực trạng tƣ liệu đã quy định trực tiếp cách hình thành bố cục và trình
bày các lập luận. Chúng tôi xuất phát từ nguồn tƣ liệu để tìm ra chủ đề, với quan niệm rằng tƣ
liệu quyết định nội dung nghiên cứu chứ không phải ngƣợc lại. Chủ đề mang tính lý luận của
luận án là: triều Nguyễn đã định ra một chế độ pháp luật dành cho hoạt động nhà nƣớc, tức là
muốn biến các hoạt động đó thành phép tắc, có chuẩn mực; việc xây dựng và thực hiện định
chế không những phản ánh mục đích, ý đồ mà còn phản ánh trình độ nhận thức và khả năng
của nhà cầm quyền trong việc điều hành quốc gia, một nội dung của văn minh dân tộc trong
thế kỷ XIX.
Khi khai thác và xử lý tƣ liệu, chúng tôi đã vận dụng vào phƣơng pháp nghiên cứu
lịch sử một nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đó là nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến. Theo nguyên lý này, những mối liên hệ bên trong và bên ngoài của một sự vật hay một
hiện tƣợng đƣợc coi là biểu hiện sự thống nhất về kết cấu, xác định sự tồn tại, phát triển cũng
nhƣ xu hƣớng và cách thức vận động của sự vật, hiện tƣợng đó.
Trong thời kỳ 1802-1883, quan chức triều Nguyễn là những ngƣời có chức và quyền,
hƣởng "bổng lộc" để làm công vụ, đƣợc bổ nhiệm khắp "trong triều ngoài nội" đến cấp
huyện, đƣợc tổ chức thành nhóm theo những nhiệm vụ và chức năng nhất định gọi là các
"nha môn" (bộ, các, tự, viện ...), tức các cơ quan, mỗi cơ quan lại bao gồm nhiều bộ phận trực
thuộc lớn nhỏ (ty, xứ, sở, tào ...), các chức quan đều thuộc những tƣớc vị, phẩm hàm cao
thấp, thuộc những cấp quyền lực tác động lẫn nhau từ trung ƣơng lới địa phƣơng, từ vị đại
thần đến viên lại dịch. Quyền lực nhà nƣớc đƣợc thực hiện từ trên xuống dƣới, có sự phân
định thứ bậc, có sự chỉ đạo và thừa hành, có sự phục tùng của cấp dƣới đối với cấp trên, có sự
cai quản của cấp

9


trên đối với cấp dƣới, có sự kiểm soát và giám sát, có sự chỉ trích và vạch lỗi lẫn nhau - ngƣời
xƣa gọi là "đàn hặc"...
Dƣới cái nhìn tổng thể và biện chứng, đây là một hệ thống, hệ thống quyền lực nhà
nƣớc. Hệ thống này khác với hệ thống phân bố dân cƣ hay hệ thống sở hữu ruộng đất. Trong

hệ thống này, sự thiết trí các cơ quan, các chức quan là mặt tĩnh, còn những liên hệ về quyền
lực và chức năng giữa các cơ quan, giữa các chức quan là mặt động, phản ánh xu hƣớng và
cách thức vận hành của hệ thống. Những liên hệ tạo nên mặt động của hệ thống đƣợc định
hình và thiết lập bởi những quy định có tính pháp luật do nhà cầm quyền đề ra. Có thể gọi đó
là những liên hệ pháp lý.
Do những nguyên nhân lịch sử và xã hội, nhà nƣớc Nguyễn có những liên hệ với quá
khứ dân tộc và với giao lƣu văn hóa - xã hội trong khu vực. Nội dung định chế quan chức
cũng thể hiện một số đặc điểm của sự ảnh hƣởng và sự tiếp nhận trong những liên hệ này,
giữa nhà Nguyễn với quá trình xây dựng, phát triển một quốc gia độc lập trong gần 9 thế kỷ
trƣớc đó và giữa nhà Nguyễn với nhà Thanh của nƣớc Trung Hoa láng giềng... Đó là những
liên hệ lịch sử - văn hóa, phản ánh một trình độ về nhận thức và thực hành quản lý quốc gia
của nhà cầm quyền, điều đƣợc xem là một nội dung quan trọng của văn minh dân tộc.
Vận dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu, một phƣơng pháp mà
theo chúng tôi là sản phẩm của tƣ duy biện chứng, phép biện chứng, chúng tôi quan niệm
rằng: 1) Mọi hệ thống đều bao gồm các yếu tố và có mối quan hệ giữa các yếu tố; 2) Mỗi yếu
tố của hệ thống đều có thể là một hệ thống con; 3) Mọi hệ thống đều có quan hệ mật thiết với
môi trƣờng quanh nó. Môi trƣờng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả không gian địa lý,
không gian văn hoá và không gian lịch sử .

10


Với quan niệm này, khi nghiên cứu định chế quan. chức trong hoạt động nhà nƣớc
thời Nguyễn, chúng tôi dựa vào mối liên hệ pháp lý về chức năng và quyền lực giữa các chức
quan và cơ quan do các luật lệnh quy định mà phát hiện ra các thành tố của hệ thống quan
chức với tính cách là hệ thống quyền lực nhà nƣớc. Bằng cách này, có thể nhận thấy hệ thống
quan chức trong điều hành công việc nhà nƣớc thời kỳ 1802-1883 có cấu trúc gồm các hệ
thống nhỏ hơn, đó là hệ thống quan chức trực tiếp giúp việc văn phòng và tƣ vấn cho nhà
vua, hệ thống quan chức chuyên giải quyết các công vụ hàng ngày, hệ thống quan chức
chuyên trông coi việc hình án, hệ thống quan chức chuyên việc giám sát, thanh tra... Hệ thống

quan chức hình án chẳng hạn, lại bao gồm các hệ thống nhỏ hơn nữa, là các cơ quan Hình bộ,
Đại lý tự ở trong triều, Niết ty ở ngoài tỉnh. Trong mỗi cơ quan lại có hệ thống điều khiển
(quan), hệ thống thừa hành (lại)...
Những liên hệ giữa các thành tố của hệ thống phản ánh sự vận hành của hệ thống.
Trong nội bộ mỗi cơ quan chức năng hay trong cùng mội cấp quyền lực, giữa cơ quan hành
chính và cơ quan giám sát, giữa quan chức hình án và quan chức thanh tra, giữa triều đình và
địa phƣơng... là các mối liên hệ theo chiều ngang và theo chiều dọc. Từ nội dung các quy
định pháp luật về quan chức mà phát hiện những liên hệ này. Chẳng hạn, những chỉ dụ, luật
lệnh lập ra từng cơ quan của chính quyền, đặt tên và bố trí các chức vụ, nêu nhiệm vụ của
chức quan và cơ quan trong từng lĩnh vực hoạt động... liên quan tới việc tổ chức và sắp xếp
quan lại, xác định sự tồn tại của các chức quan và các nhóm quan chức dƣới hình thức cơ
quan (bộ, các, tự, viện, ty, sổ, tào...); thể thức đình nghị xác định mối liên hệ giữa triều thần
và nhà vua, giữa các cấp quan lại từ trong Kinh tới ngoài tỉnh; thể thức phiếu nghĩ xác định
mối liên hệ giữa các cơ quan hành chính nhƣ giữa Nội các và Cơ mật viện, giữa Nội các và
các Bộ, giữa các Bộ với nhau hoặc giữa từng bộ

11


và các tỉnh...; những luật lệnh về mức độ quyền hạn trong chức vụ đối với từng phẩm cấp
nhất định của quan lại, về phạm vi hoạt động, về quy trình và thủ tục hoạt động... xác định
mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa các chức quan, các cơ quan; những luật lệnh về sự giám
sát và khảo xét, về các hình thức trừng trị quan chức lƣời biếng, gian dối, lầm lỗi, bê trễ, nhận
của tiền trong thi hành công vụ... xác định mối liên hệ giữa chức quan và chức phận làm
quan...
Việc phân tích các quy định pháp luật về quan chức còn cho thấy nội dung hoạt động
quản lý nhà nƣớc bấy giờ. Chẳng hạn, công vụ chủ yếu của quan chức nhà nƣớc gồm những
việc nhƣ xử án, lấy binh, thu cống phẩm, thu thuế..., đảm bảo thông suốt các quá trình: lƣu
chuyển và thi hành các chỉ dụ từ triều đình ban ra; tiếp nhận và giải quyết các tấu sớ, văn án
từ địa phƣơng gửi tới triều đình, giải quyết công việc tại địa phƣơng, kiểm tra giám sát, "chỉ

trích, vạch lỗi"..
Khi nghiên cứu những liên hệ của nhà nƣớc Nguyễn với quá khứ dân tộc và với giao
lƣu trong khu vực, phƣơng pháp tiếp cận hệ thống đƣợc kết hợp với phƣơng pháp so sánh lịch
sử. Việc nhận xét trình độ làm luật và dùng luật trong hoạt động nhà nƣớc thời Nguyễn đƣợc
dựa trên cơ sở so sánh về định chế quan chức giữa nhà Nguyễn với nhà Lê thế kỷ XV, một
triều đại có nhiều thành tựu tiến bộ, đánh dấu bƣớc chuyển từ nhà nƣớc quân chủ quý tộc
sang nhà nƣớc quân chủ quan liêu của Đại Việt. Cơ sở để nhận xét còn là sự so sánh về định
chế quan chức giữa nhà Nguyễn với nhà Thanh của Trung Hoa trong cùng thời kỳ, một nƣớc
láng giềng trong khu vực có quan hệ giao lƣu gần gũi nhất, có nhiều ảnh hƣởng trực tiếp nhất.
Đây là cách phân tích hệ thống trong mối liên hệ với những yếu tố lịch sử - văn hoá, địa lý chính trị, để nhận thức trình độ phát triển của hệ thống, theo nguyên lý về các mối liên hệ với
môi trƣờng của một sự vật hoặc hiện

12


tƣợng phản ánh mức độ phát triển của nó.
Với cách tiếp cận này, hệ thống quyền lực nhà nƣớc của triều Nguyễn đƣợc xem xét
trong một trạng thái động từ góc độ pháp luật. Nói một cách hình ảnh và đơn giản hóa, nó
đƣợc rọi theo những lát cắt ngang dọc bên trong để nhận ra hƣớng vận động và cách vận
động của nó, đƣợc đối chiếu với quá khứ và với bên ngoài để nhận ra độ lớn của nó. Bức
tranh lịch sử có chỗ đậm chỗ nhạt là do ngọn đèn tƣ liệu có lúc tỏ lúc mờ.

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nội dung luận án trƣớc hết có liên quan tới vấn đề quan chức thời Nguyễn. Trong một
số sách thông sử và giáo trình trƣớc đây, vấn đề này thƣờng đƣợc trình bày dƣới dạng "quan
chế " chủ yếu nêu các phẩm cấp quan lại ([26],192) hoặc dƣới dạng "thực trạng" nhằm nhấn
mạnh tính chất "cồng kềnh, ăn bám, sâu mọt, bất tài" của đội ngũ này ([30],433;[22],34). Cho
đến những năm gần đây, đã có nhiều công trình chuyên khảo bàn đến vấn đề quan chức với
tính cách là bộ máy hành chính nhà nƣớc. Có thể điểm lại nội dung chủ yếu của các công
trình đó nhƣ sau:

Năm 1962, tại Sài Gòn, Nguyễn Sĩ Hải trình luận án Tiến sĩ luật khoa với đề tài Tổ
chức chính quyền trung ương thời Nguyễn sơ (1802-1847). Vào thời điểm mà bộ Khâm định
Đại Nam hội điển sự lệ chƣa đƣợc dịch và công bố đầy đủ, luận án của Nguyễn Sĩ Hải có giá
trị ở chỗ đã khai thác nguồn tƣ liệu gốc phong phú này để tái hiện thiết chế và tổ chức bộ máy
chính quyền trung ƣơng của 3 triều vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị nhằm làm sáng tỏ
một quan điểm lý luận về nguyên tắc đế quyền trong việc điều hành nhà nƣớc triều Nguyễn.
Năm 1996, cuốn sách nhan đề Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh (18201840) của tác giả Nguyễn Minh Tƣờng ra mắt ngƣời đọc, là một

13


bƣớc tiếp tục nghiên cứu sâu vào đề tài tổ chức chính quyền nhà Nguyễn. Đây là luận án phó
tiến sĩ Sử học đã đƣợc bảo vệ thành công lại Viện Sử học Việt Nam. Nội dung cuốn sách,
nhƣ tác giả giới thiệu, trình bày về những cải cách đƣợc thực hiện dƣới triều Minh Mệnh,
"chủ yếu đi sâu phân tích những chính sách mới, những thiết chế mới hoặc có sự đổi mới
trong việc quản lý đất nƣớc nửa đầu thế kỷ XIX" ([110],11). Tác giả đã trình bày những thay
đổi về mặt tổ chức của các cơ quan nhà nƣớc dƣới triều Minh Mệnh nhằm chứng minh vị vua
này đã có một tƣ tƣởng cải cách về hành chính noi theo Lê Thánh Tông và thực hiện tƣ tƣởng
đó trong việc đặt ra các cơ quan Nội các, Cơ mật viện ở trung ƣơng và hệ thống tỉnh thay thế
cho các đơn vị trấn, thành ở địa phƣơng.
Trong phần I dày 50 trang của cuốn sách nhan đề Tìm hiểu quan chức nhà Nguyễn,
tác giả Trần Thanh Tâm trình bày "Mấy nét lớn về quan chế và quan chức nhà Nguyễn", khái
quát về sự thay đổi nhiều lần của bộ máy quan chức nhà Nguyễn qua các thời kỳ lịch sử, từ
khi các chúa Nguyễn bắt đầu cai trị xứ Đàng Trong (1558-1801), trải qua thời kỳ nhà Nguyễn
nắm quyền cả nƣớc (1802-1884) đến thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nƣớc ta (1884-1945). Phần
II của cuốn sách dày 200 trang trình bày "Danh mục từ tra cứu quan chức nhà Nguyễn", giải
thích tên gọi của các chức quan và chức năng của một số cơ quan nhà nƣớc triều Nguyễn.
Với những nét phác thảo, cuốn sách đã đề cập một số chính sách đối với quan chức nhà
Nguyễn nhƣ tuyển chọn, bồi dƣỡng, đãi ngộ và sử dụng quan lại qua các giai đoạn lịch sử.
Đầu năm 1997, công trình nghiên cứu Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai

đoạn 1802-1884 là đề tài khoa học cấp nhà nƣớc do các tác giả Đỗ Bang, Nguyễn Danh
Phiệt, Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân thực hiện đã đƣợc xuất bản, khẳng định thêm mối
quan tâm của giới nghiên cứu về vấn đề này. Công trình nghiên cứu này đã rất chú trong tới
"tổ chức

14


thiết chế" của bộ máy nhà nƣớc, quá trình biến đổi của từng cấp hành chính, từng cơ quan
nhà nƣớc từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Đáng chú ý là, các tác giả đã nêu vấn đề "tính hợp lý,
tính khả thi" của nhà nƣớc Nguyễn với một quan điểm rằng: "Nếu nhƣ tính hợp lý của hệ
thống tổ chức bộ máy nhà nƣớc quan niệm nhƣ một công cụ quản lý mang tính khách quan
thì hiệu quả quản lý của nó lại tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan của tập đoàn sử dụng
công cụ, thể hiện ở trình độ nhận thức, năng lực quản lý, quan điểm vận dụng và mục tiêu
hƣớng tới của đội ngũ tham chính nói chung" ([3],169). Từ đó, khi giải thích về tình hình xã
hội không ổn định dƣới thời Nguyễn, các tác giả cho rằng một phần nguyên nhân là do "bản
chất của nhà nƣớc Nguyễn và năng lực phẩm chất của đội ngũ quan lại - ngƣời sử dụng công
cụ - ở hai cấp tỉnh; phủ - huyện - châu" ([3],171). Sự phân tích về nội dung này trên cơ sở mở
rộng nguồn tƣ liệu đã đƣa đến những kết quả nghiên cứu và những kiến giải khoa học đáng
trân trọng.
Đƣợc xuất bản vào tháng 2 năm 1998, cuốn sách "Một số vấn đề về quan chế triều
Nguyễn" của các tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Minh Tƣờng, Hoàng Phƣơng, Lê Thành
Lân, Nguyễn Ngọc Quỳnh giới thiệu các kết quả nghiên cứu về các vấn đề: Nguyên lý cai trị
của triều Nguyễn, Quan chế triều Nguyễn, Nhận xét các khoa thi tiến sĩ thời Nguyễn qua
"Quốc triều đăng khoa lục", Tổ chức quân đội triều Nguyễn, Niên biểu triều Nguyễn. Theo
các tác giả, "Quan chế phản ánh trình độ tổ chức, tầm nhìn, sự sáng tạo, canh tân hay bảo thủ,
trì trệ của một chế độ với thời đại mà yêu cầu lịch sử, đất nƣớc đó đang đặt ra" ([14],5). Cuốn
sách là một tập hợp các bài nghiên cứu riêng lẻ, nên vẫn cần có những kiến giải cụ thể, có hệ
thống để làm sáng tỏ quan niệm này.
"Việc đào tạo và sử dụng quan lại từ năm 1802-1884" là vấn đề đƣợc trình bày trong

cuốn sách cùng tên xuất bản vào tháng 6 năm 1998. Theo

15


tác giả Lê Thị Thanh Hòa, với học thuyết Nho giáo đã lỗi thời, giáo dục khoa cử thời Nguyễn
có phát triển nhƣng không tạo nên một lớp quan lại đƣợc trang bị kiến thức đủ để điều hành
xử lý mọi việc trong bối cảnh lịch sử lúc đó, và lối học hành kinh viện từ chƣơng nếu nhƣ có
phát huy tác dụng ở thời Lê sơ thế kỷ XV, thì sang thế kỷ XIX, trong quan hệ tiếp xúc Đông
Tây ngày càng mở rộng, đã tỏ ra lạc hậu, bất cập.
Nhƣ vậy, trong các công trình kể trên, nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề quan
chức thời Nguyễn đã đƣợc đề cập: tổ chức, đào tạo, khoa cử, tuyển dụng, phẩm cấp, lƣơng
bổng, đãi ngộ, khảo khóa, trình độ nhận thức và năng lực quản lý, những cải tổ trong bộ máy
chính quyền ở trung ƣơng và địa phƣơng...
Với cố gắng có một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu nhà nƣớc thời Nguyễn, chúng
tôi bàn đến vấn đề quan chức ở khía cạnh là sự vận hành của một hệ thống quyền lực nhà
nƣớc, đƣợc phản ánh qua những mối liên hệ do những quy định pháp lý thiết lập. Do góc độ
nghiên cứu này, đề tài luận án liên quan chủ yếu đến vấn đề pháp luật thời Nguyễn, từ lâu đã
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và nƣớc ngoài quan tâm.
Năm 1875, khi tìm hiểu "luật An nam" phục vụ cho công cuộc cai trị của thực dân
Pháp tại nƣớc ta, P.L.F. Philastre đã dịch Bộ luật Gia Long sang tiếng Pháp, đồng thời khảo
cứu và đƣa ra nhận xét: "Bộ luật An Nam (Bộ luật Gia Long) gồm có các sắc luật, lời bàn và
các chỉ dụ kèm theo rõ ràng là một bộ luật mô phỏng theo bộ luật triều Thanh. Chỉ có khác là
đã bỏ bớt chỗ này và sửa đổi chỗ nọ, khoản sửa đổi quan trọng hơn hết là khoản lƣợc bỏ một
số điều luật của triều Thanh" ([144],5).
Năm 1922, tại Paris, luận án tiến sĩ luật khoa của luật sƣ Phan Văn Trƣờng đƣợc in
thành sách có nhan đề Lược khảo về Bộ luật Gia Long (Essai

16



sur le Code Gia Long). Nội dung sách gồm ba phần nghiên cứu về các nguyên tắc chung của
bộ luật, về xử phạt hình sự và về tố tụng. Nhận xét tổng quát về bộ luật Gia Long, Phan Văn
Trƣờng viết: "Bộ luật này chỉ là bản sao chép có sửa đổi tí chút nguyên văn bộ luật hình của
triều Mãn Thanh đang thống trị Trung Hoa hồi đó" , "đó là việc sao chép một cách lệ thuộc
mù quáng" ([147],5-6).
Năm 1951, trong tác phẩm Việt Nam sử lược, khi trình bày về triều Nguyễn, tác giả
Trần Trọng Kim đã ghi trong phần có tiêu đề Pháp luật nhƣ sau: "Nguyên khi trƣớc vẫn theo
luật nhà Lê, nhƣng nay nhà Nguyễn đã nhất thống cả nam bắc, vua Thế tổ bèn truyền cho
đình thần lập ra pháp luật rõ ràng, để tiện sự cai trị. Năm Tân mùi (1811) sai Nguyễn Văn
Thành làm tổng tài, coi việc soạn ra sách luật; lấy luật cũ của đời Hồng Đức nhà Lê mà tham
chƣớc với luật nhà Thanh làm thành một bộ, cả thảy 22 quyển với 398 điều. Đến năm Ất hợi
(1815) thì in sách luật ấy phát ra mọi nơi. Bộ luật ấy tuy nói theo luật Hồng Đức nhƣng kỳ
thực là chép luật của nhà Thanh và chỉ thay đổi ít nhiều mà thôi" ([26],177).
Trong tác phẩm Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, một trong những bộ thông sử
đầu tiên đƣợc dùng giảng dạy ở bậc đại học, phần trình bày về pháp luật nhà Nguyễn với tiểu
mục "Pháp luật hà khắc" ([30],437-438) đã đề cập sự phân phối bố trí các điều luật, những
quy định khắc nghiệt đối với phụ nữ và ngƣời nghèo, đồng thời phê phán mạnh mẽ bộ luật
Gia Long: "Tinh thần chủ đạo hƣớng dẫn sự biên soạn là ý niệm trấn áp nhân dân xây dựng
trật tự phong kiến tuyệt đối... Tinh thần phần nào tôn trọng quyền lợi cá nhân, bảo vệ quyền
lợi phụ nữ và chú trọng đến sản xuất nông công nghiệp ở bộ luật Hồng Đức thì ở đây không
còn nữa".
Tác giả Đinh Gia Trinh trong tác phẩm Sơ thảo lịch sử nhà nước và

17


pháp quyền Việt Nam đã nghiên cứu khá chi tiết và có nhiều nhận xét về luật nhà Nguyễn.
Những nội dung đƣợc tập trung phân tích của phần Pháp luật bao gồm đặc điểm trình bày
của bộ luật Gia Long, chế độ pháp luật về hôn nhân gia đình, thừa kế gia sản, chúc thƣ, khế

ƣớc, chế độ hình phạt… Tác giả đã cho rằng: "Nền pháp luật của triều Nguyễn ở thế kỷ XIX
và đặc biệt là bộ luật Gia Long, có một đặc điểm đáng chú ý, đó là tính chất phản động... tỏ ra
là một sự thụt lùi đối với tiến bộ lịch sử, về một số điểm đã cắt đứt quan hệ với truyền thống
và tƣ tƣởng pháp luật dân tộc" ([114],288-289).
Trong cuốn Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử, một công trình nghiên cứu đƣợc dùng
làm bài giảng cho trƣờng Đại học Luật khoa Sài Gòn, tác giả Vũ Văn Mầu cho rằng nội dung
của bộ luật nhà Nguyễn có "4 điểm đáng chú ý: 1) Sự phân loại các điều khoản dựa theo thẩm
quyền của sáu bộ (luật lại, luật hộ, luật lễ, luật binh, luật hình, luật công); 2) Các điều khoản
về dân luật không chỉ đƣợc quy định trong phần luật hộ mà còn nằm trong các phần khác của
bộ luật; 3) Sự "hỗn đồng" giữa luân lý và pháp luật; 4) Bộ Hoàng Việt luật lệ đã mất cá tính
đặc thù của nền pháp chế Việt Nam" ([36],210). Tác giả cũng nêu sự giống nhau về hình thức
của bộ luật Gia Long so với bộ luật nhà Thanh: "Vì bắt chƣớc luật nhà Thanh mà đặt ra luật
và lệ cho nên bộ luật nhà Nguyễn không gọi là Hình thƣ hay Hình luật nhƣ những bộ luật các
triều trƣớc mà gọi là Hoàng Việt luật lệ, cũng nhƣ luật nhà Thanh gọi là Đại Thanh luật lệ..."
([36],208), "Một bộ luật quá lệ thuộc vào luật nhà Thanh, nhắm mắt chép gần đúng nguyên
văn bộ luật của Tàu" ([36],249).
Gần đây, vào cuối năm 1988, sử gia ngƣời Pháp Philippe Langlel, trong luận án Tiến
sĩ quốc gia bảo vệ tại Paris, đề tài Việc viết quốc sử thời xưa ở Việt Nam, đã có những dòng
nhận xét về việc biên soạn bộ luật Gia

18


Long nhƣ sau: "Trên thực tế, Hoàng Việt luật lệ gần gũi với bộ luật nhà Thanh hơn là luật
nhà Lê, và điều quan trọng là nội dung cơ bản của bộ luật hoàn toàn đi ngƣợc lại xu thế tôn
trọng con ngƣời của văn minh thời cận đại" ([140], 220 - 221).
Dịch giả Nguyễn Q. Thắng, một trong những ngƣời dịch bộ Hoàng Việt luật lệ sang
tiếng Việt, đã nói đến một đặc điểm của bộ luật này: "Nói một cách khái quát thì Lê triều
hình luật chỉ là một bộ luật hình của lịch sử luật pháp Việt Nam. Trái lại, Hoàng Việt luật lệ
là một bộ luật tổng hợp - vừa luật vừa lệ - và nền pháp luật triều Nguyễn gồm các luật về

Hình, Hộ, Binh, Công, Lễ... thuộc mọi lĩnh vực của đời sống công dân trong cộng đồng luật
pháp quốc gia" ([111], XLII). Trong lời dẫn ở đầu bản dịch, khác với các tác giả trên đây,
Nguyễn Q. Thắng đánh giá "Hoàng Việt luật lệ có phần đóng góp và sáng tạo của tác giả bộ
luật này, và cũng từ đó thấy đƣợc tinh thần nhân đạo của nó" ([111], XIV). Tuy nhiên, luận
điểm này còn ít tính thuyết phục vì chƣa nêu đƣợc những chứng cứ về sự sáng tạo cũng nhƣ
những điểm khác nhau giữa Hoàng Việt luật lệ và bộ luật nhà Thanh.
Nhƣ vậy, cho đến nay, đã có một quá trình nghiên cứu về pháp luật thời Nguyễn
(1802-1883). Có thể khái quát khuynh hƣớng chung của quá trình này nhƣ sau:
1. Bên cạnh sự quan tâm của các nhà luật học về những đặc trƣng pháp lý nhƣ kỹ
thuật lập pháp, vấn đề tội phạm, chế độ hình phạt, tố tụng... các nhà sử học đã quan tâm tới ý
nghĩa, tác động của pháp luật đối với xã hội, nghiên cứu pháp luật để làm nền cho việc giải
thích, chứng minh các hoạt động xã hội khác, nhất là các hoạt động chính trị.
2. Các công trình chuyên khảo đã chú trọng những nội dung pháp luật về hôn nhân
gia đình, về thừa kế tài sản... nhằm nhấn mạnh sự thụt lùi của

19


bộ luật Gia Long so với bộ luật Hồng Đức về vấn đề tôn trọng quyền của ngƣời phụ nữ, hoặc
chú trọng những nội dung pháp luật về trừng trị tội phạm nhằm nhấn mạnh sự hà khắc, tàn
bạo trong những quy định về hình phạt của bộ luật.., chƣa chú trọng những nội dung pháp
luật về hoạt động nhà nƣớc.
3. Khi nói đến pháp luật nhà Nguyễn, tác giả các công trình nói trên chỉ trình bày về
bộ luật, chƣa khai thác các văn bản có giá trị pháp lý cao nhất bấy giờ là chỉ, dụ, chiếu lệnh
của các vua đã đƣợc ghi thành điển lệ của triều đình.
4. Khi bàn về bộ luật, hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định và phê phán
bộ luật Gia Long sao chép luật nhà Thanh một cách mù quáng.

5. Luận án cố gắng có những đóng góp mớí
- Đƣa ra những sử liệu có giá trị để nghiên cứu một cách hệ thống về chế độ pháp luật

dành cho quan chức trong hoạt động quản lý của nhà nƣớc Nguyễn thời kỳ 1802-1883, một
vấn đề chƣa là nội dung chủ yếu của một công trình chuyên khảo nào;
- Khai thác, phân tích các dụ, chỉ, chiếu lệnh của các vua Nguyễn thời kỳ 1802-1883
với quan niệm đây là một thành phần chủ yếu của pháp luật ngoài những điều luật đƣợc ghi
trong bộ luật;
- Đƣa ra nhiều chứng cứ về quan hệ giữa luật nhà Nguyễn với luật nhà Lê và luật nhà
Thanh. Việc so sánh, phân tích cụ thể và chi tiết các luật lệnh dẫn đến những nhận định khách
quan hơn so với các công trình đã đề cập nội dung này;

20


- Trong luận án, định chế quản lý nhà nƣớc thời Nguyễn, cụ thể là định chế quan
chức, đƣợc xem là một trong những tấm gƣơng phản chiếu bộ mặt lịch sử của thời kỳ bấy giờ
vì nó thể hiện một phần những ứng phó của chính quyền trƣớc các yêu cầu thực tế gắn với
các biến động về chính trị, quân sự và hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Pháp luật đƣợc bàn đến nhƣ
một bộ phận của thiết chế chính trị - xã hội Việt Nam thế kỷ XIX, một đối tƣợng nghiên cứu
của sử học. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thông và so sánh lịch sử đƣợc vận dụng để nghiên cứu
nhà nƣớc Nguyễn từ một góc độ mới. Những điều này có ý nghĩa nhất định về mặt thực tiễn
và khoa học.

6. Nguồn tư liệu
Nguồn tƣ liệu gốc mà chúng tôi dựa vào để nghiên cứu định chế quan chức nhà
Nguyễn thời kỳ 1802-1883 chủ yếu là nội dung của các văn bản pháp luật, các ghi chép về
những quyết định pháp luật đƣợc lƣu lại trong bộ luật đƣơng thời, các bộ sử biên niên và các
tập hội điển. Những tập hợp tƣ liệu gốc lớn nhất là Bộ luật Gia Long, Khâm định Đại Nam
hội điển sự lệ, Đại Nam thực lục chính biên, Minh Mệnh chính yếu, Châu bản triều Nguyễn.
Bộ luật đƣơng thời, văn bản chủ yếu của nền pháp luật nhà Nguyễn là Hoàng triều
luật lệ, còn có tên Hoàng Việt luật lệ hay luật Gia Long. Bộ luật này do Nguyễn Văn Thành
làm Tổng tài, cùng Vũ Trinh và Trần Hựu biên soạn theo chỉ dụ của vua Gia Long năm 1811.

Khi bộ luật đƣợc hoàn thành, vua Gia Long đích thân viết lời tựa và ra lệnh cho khắc in thành
sách phân phát cho các bộ, viện. Năm 1815, bộ luật đƣợc ban hành, gồm 22 quyển với 398
điều luật và 30 điều "tỷ dẫn luật "(3). Các điều luật đƣợc chia

(3)

Đây là phần cuối của bộ luật, gọi là Tỷ dẫn luật điều, tức là các điều luật so sánh những trƣờng hợp phạm
pháp chƣa đƣợc quy định với các trƣờng hợp tƣơng

21


thành 6 phần tƣơng ứng với chức năng của 6 bộ là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Những chỉ
dẫn về các quy định pháp luật dành cho quan chức gồm 148 điều. Trong các đời vua sau nhƣ
Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức đều có ban hành một số đạo chỉ dụ bổ sung, sửa chữa vài
điều luật trong bộ luật Gia Long. Các chỉ dụ này đƣợc bộ Hình tập hợp thành 5 quyển không
theo thứ tự. Năm 1903, một ngƣời Pháp là Raymond Deloustal đã sắp xếp lại 251 đạo dụ
thành hệ thống để dễ tra cứu và dịch sang tiếng Pháp. Đó là "Tập các đạo dụ đƣợc ban hành
sau bộ luật Gia Long và còn có hiệu lực thi hành ở Bắc kỳ" (Recueil des principales
ordonnances royales édictées depuis la promulgation du Code Annamite et en vigueur au
Tonkin, Hanoi, 1903). Khi sử dụng bản Hoàng Việt luật lệ bằng Hán văn của Thƣ viện Khoa
học xã hội TP. Hồ Chí Minh (ký hiệu HNV 178,188 -189), chúng tôi có đối chiếu với bản
dịch của Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Văn Tài, bản dịch của P.F.L.Philastre và những ghi chép
của các tác giả bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ.
Năm 1833, theo lệnh của vua Minh Mệnh, Nội các triều Nguyễn đã tóm lƣợc và sắp
xếp các "lệ"(4) thành hệ thống theo phạm vi quản lý của từng bộ, biên soạn thành bộ Hội điển
toát yếu và ban hành vào năm 1834. Các "lệ" của vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự
Đức lại đƣợc Nội các tuyển chọn một lần nữa, "thâu tóm cái đại lƣợc khái quát, đem những
điều thêm bớt, sửa đổi từ năm này sang năm khác mà sắp xếp, ghi chép", "biên tập thành
điều, thành khoản phân minh", "ghi chép rành mạch theo


đƣơng để định hình phạt
(4)
Từ của thời Nguyễn chỉ các chế định pháp luật chứa trong các văn bản của triều đình nhƣ chiếu, sắc, dụ, lời
tâu hoặc nghị bàn của các quan đã đƣợc nhà vua phê chuẩn...

22


các loại"... tạo nên nội dung của bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ(5), một trong những bộ
sách đồ sộ nhất của kho tàng thƣ tịch bằng Hán văn của triều Nguyễn. Bộ Khâm định Đại
Nam hội điển sự lệ bắt đầu đƣợc biên soạn từ chỉ dụ đầu tiên của vua Thiệu Trị vào tháng 6
năm Quý mão (1843), kéo dài 12 năm, đến tháng 9 năm Ất mão (1855) hoàn thành, gồm 262
quyển, vua Tự Đức có chỉ dụ cho chép khắc in thành sách. Việc in ấn bộ sách đồ sộ này kéo
dài thêm 13 năm nữa, đến tháng 8 năm Mậu thìn (1868) mới chính thức đến tay ngƣời đọc
đƣơng thời. Nhƣ vậy, xét trên thực tế vận dụng văn bản pháp luật, bộ sách này chỉ là công cụ
pháp luật về quản lý trong tay các quan chức từ sau năm 1868. Nhƣng về nội dung, bộ sách là
một tập hợp của các chiếu chỉ, nghị chuẩn đã đƣợc đem ra thi hành, chứa đựng các quy định,
thể thức về mọi mặt hoạt động của bộ máy nhà nƣớc từ năm Gia Long thứ 1 (1802) đến năm
Tự Đức thứ 4 (1851). Đây là tài liệu gốc cho biết về nội dung của các văn bản pháp luật của
triều đình nhà Nguyễn. Những luật lệnh dành cho quan chức đƣợc ghi chép rải rác trong 15
tập của bộ sách. Phần hội điển từ năm Tự Đức thứ 5 (1852) đến hết triều vua này (1883) đƣợc
ghi lại trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên.
Đại Nam thực lục chính biên là bộ sử lớn về triều đại nhà Nguyễn, do Quốc sử quán
triều Nguyễn biên soạn(6). Phần ghi chép về thời kỳ 1802-1883 thuộc các tập từ II đến
XXXVII, đƣợc chia làm 4 kỷ theo 4 triều vua: đệ nhất kỷ (Gia Long), đệ nhị kỷ (Minh
Mệnh), đệ tam kỷ (Thiệu Trị), đệ tứ kỷ (Tự Đức). Trong bộ sách này, các chiếu, chỉ, sắc dụ
đƣợc ghi lại tƣơng

(5)


Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam Hội điền sự lệ, T.l-15, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1993 (xin gọi tắt là
Hội điển sự lệ).
(6)
Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Thực lục chính biên, Nxb. Sử học từ T.II-IV., Nxb. Khoa học từ T.VXII., Nxb. KHXH từ T.XIII-XXXVIII.

23


đối đầy đủ về nội dung và thời điểm ban hành. Do lối chép sử biên niên, các luật lệnh dành
cho quan chức nằm rải rác xen lẫn các sự kiện lịch sử thuộc nhiều mặt hoạt động của triều
đình và các địa phƣơng.
Bộ Minh Mệnh chính yếu chỉ ghi chép những chính sách trọng yếu đã đƣợc ban hành
dƣới triều Minh Mệnh, song cũng có tác dụng bổ sung cho cách ghi chép của Đại Nam thực
lục và sắp xếp các chi tiết sử liệu có hệ thống hơn. Nhiều quy định đƣợc ban hành dƣới triều
vua này đƣợc dùng làm khuôn mẫu cho các đời vua sau.
Phần Truyện các quan trong sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập)(7) chép
những sự kiện chính yếu trong tiểu sử và hành trạng của nhiều viên quan nhà Nguyễn, bổ
sung các chi tiết sự kiện cho bộ Đại Nam thực lục về các vụ án xét xử và trừng trị một số
quan lại phạm tội.
Nguồn tƣ liệu chính để biên soạn Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự
lệ là các châu bản của triều đình do Nội các lƣu giữ, gồm bản chính của các loại giấy tờ, công
văn, các chỉ, dụ, tập tấu của các bộ gửi đi địa phƣơng và của các địa phƣơng gửi về triều... đã
đƣợc vua "ngự lãm" và đƣợc vua "ngự phê" bằng bút son. Cơ quan trực thuộc Nội các có
trách nhiệm giữ những châu bản này là Tào Biểu bạ ([54],22)(8). Do vậy, các bộ sách nói trên
đƣợc đảm bảo về tính đƣơng thời và chân xác của tƣ liệu.
Ngoài ra, các bộ sách do một số học giả thời Nguyễn tập hợp, biên soạn nhƣ Quốc
triều dụ chỉ châu phê tập, Quốc triều luật lệ toát yếu, Quốc triều chính biên toát yếu, Đại
Nam điển lệ toát yếu, Đại Nam luật lệ bổ nghi


(7)
(8)

Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam chính biên liệt truyện, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1993,T. II ,III, IV.
Theo một chỉ dụ của vua Thiệu Trị, từ năm 1844 trở đi, tào này đƣợc đổi thành Bản chƣơng sở.

24


×