Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

The state management of education in districts of hanoi city meets the requirements of educational renovation tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.79 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận án
Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn
dân, là quốc sách hàng đầu. Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt
quan tâm, chăm lo phát triển GD&ĐT. Đổi mới căn bản, toàn diện là
tiếp tục đổi mới tư duy, đổi mới từ nhận thức đến hành động trong
mọi hoạt động giáo dục, mà trước hết là đổi mới cơ chế QLNN về
giáo dục. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã nêu
1 trong 9 nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới là
“Đổi mới căn bản quản lý GD&ĐT, bảo đảm dân chủ, thống nhất;
tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GD&ĐT; coi
trọng quản lý chất lượng. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan
QLNN về GD&ĐT và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của
các bộ, ngành, địa phương”. Quản lý nhà nước về giáo dục ở cơ sở
thực chất là triển khai các hoạt động hành chính nhà nước trong quá
trình chỉ đạo các hoạt động giáo dục ở cơ sở.
Mọi cơ sở giáo dục thực hiện chức năng, nhiệm vụ GD&ĐT theo
sự chỉ đạo ngành dọc, nhưng các cơ sở giáo dục đều đóng trên một
địa bàn cụ thể nào đó, vì vậy cũng phải tuân thủ sự quản lý hành
chính của địa phương theo quy định phân cấp của nhà nước. Mọi hoạt
động quản lý không thể tách rời sự chỉ đạo theo ngành dọc và theo
lãnh thổ và chúng được coi là một nguyên tắc quan trọng trong
QLNN nói chung và QLNN về giáo dục nói riêng. Nội dung chủ yếu
của nguyên tắc này dưới góc độ vĩ mô có thể diễn đạt như sau: Sự
nghiệp giáo dục, hệ thống giáo dục quốc dân là một hệ thống nhất.
Để thực hiện được điều đó nhà nước đã quy định cụ thể nhiệm vụ
quyền hạn của ngành và địa phương (như nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND, các cơ quan chức năng). Trong hoạt động quản lý mọi mặt ở


địa phương (cấp huyện) như: kinh tế xã hội, văn hóa xã hội thì có
nhiệm vụ quản lý GD&ĐT ở cấp huyện theo những quy định, quy chế
của ngành. Bộ GD&ĐT là cơ quan QLNN về GD&ĐT thống nhất
trong phạm vi cả nước. Chính quyền địa phương QLNN về GD&ĐT
theo phần lãnh thổ của mình thông qua cơ quan chuyên môn, theo
nhiệm vụ, quyền hạn do nhà nước quy định phù hợp với cơ chế phân
cấp. Năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 127/2018, Nghị
định quy định trách nhiệm QLNN về giáo dục. Theo đó Nghị định đã
xác định rõ trách nhiệm QLNN về giáo dục của Bộ GD&ĐT, UBND
và chủ tịch UBND cấp tỉnh, UBND và chủ tịch UBND cấp huyện,
UBND và chủ tịch UBND cấp xã. Nghị định còn quy định trách
nhiệm quản lý của Sở GD&ĐT và phòng Sở GD&ĐT. Như vậy vấn


2
đề QLNN về giáo dục ở địa phương nói chung, cấp huyện nói riêng
đang đặt ra những vấn đề cần được tháo gỡ để thức đẩy giáo dục địa
phương phát triển.
Một trong những yêu cầu cấp thiết để đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT, trước hết là đổi mới QLNN về giáo dục các cấp mà trọng
tâm là cấp cơ sở. Trước yêu cầu đó, cần phải nghiên cứu, tìm ra những
biện pháp có hiệu lực và hiệu quả nhằm QLNN tốt giáo dục ở cấp
huyện, cấp quản lý ngành thấp nhất tại địa phương làm cơ sở đổi mới
cả hệ thống cơ quan QLGD các cấp trong điều kiện và bối cảnh đổi
mới giáo dục hiện nay và đây cũng là những câu hỏi nghiên cứu đang
đặt ra.
Chất lượng, hiệu quả QLNN về giáo dục đòi hỏi phải được thực
hiện có hiệu quả từ QLNN về giáo dục từ cấp cơ sở đến cấp trung
ương. Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển
GD&ĐT, thời gian qua lĩnh vực GD&ĐT nước ta đã đạt được nhiều

thành tựu, trong đó công tác QLNN về giáo dục ở địa phương đã
đóng vai trò quan trọng trong việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo
dục; phát triển các loại hình trường, thực hiện xã hội hoá giáo dục;
bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và
hiệu quả giáo dục tại địa phương. Bên cạnh đó thực trạng GD&ĐT ở
quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bộc lộ những
yếu kém, bất cập về quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục; xây
dựng và chất lượng các văn bản quản lý; chỉ đạo thực hiện giáo dục
mầm non và giáo dục phổ thông, kiểm tra giám sát... do những
nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đó nguyên nhân căn bản chính
là sự yếu kém về QLNN.
Xuất phát từ tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án. Cho
đến nay về mặt lý luận chưa có những công trình nghiên cứu chuyên
sâu về QLNN cấp huyện (quận, huyện, thị xã) và thực tiễn quản lý ở
cấp này đang tồn tại những mâu thuẫn, những bấp cập về nội dung, cơ
chế, chủ thể quản lý, phương thức quản lý chưa được làm rõ về lý luận
và thực hiện trong thực tiễn còn nhiều vướng mắc. Thực tế cho thấy, đã
có một số công trình khoa học trên thế giới và trong nước nghiên cứu
về QLNN về giáo dục trên các góc độ, khía cạnh tiếp cận khác nhau.
Những công trình đó là cơ sở tiền đề để NCS có thể tham khảo, kế
thừa trong nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có công trình hay tác giả đi
sâu nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, chuyên sâu về QLNN về
giáo dục ở huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi
mới QLGD hiện nay dưới góc độ QLGD.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên đã và đang đặt ra
yêu cầu cấp thiết trong QLNN về giáo dục ở cấp quận trên địa bàn
Hà Nội, thủ đô của cả nước trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện


3

giáo dục hiện nay. Vì vậy, NCS lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước
về giáo dục cấp huyện ở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề QLNN
về giáo dục cấp huyện, đề xuất những biện pháp QLNN về giáo dục cấp
huyện ở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục, QLGD trên địa bàn Thành phố đáp ứng
yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng khung lý luận của QLNN về giáo dục cấp huyện.
Xây dựng cơ sở thực tiễn QLNN về giáo dục cấp huyện ở thành
phố Hà Nội.
Đề xuất các biện pháp cơ bản QLNN về giáo dục cấp huyện ở
thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Tiến hành khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp quản lý đã
đề xuất, nhằm kiểm chứng tính khoa học, sự phù hợp và khả thi của
các biện pháp trong thực tiễn QLGD.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết
khoa học
3.1. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu: Quản lý nhà nước về giáo dục.
* Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện
ở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
3.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
Phạm vi về nội dung nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu vấn
đề QLNN về giáo dục ở cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội ở khía
cạnh Khoa học giáo dục, chuyên ngành QLGD trên các nội dung cơ bản
như: Công tác tham mưu quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục; chỉ

đạo và tổ chức thực hiện thực hiện GDMN, GDPT, kiểm tra giám sát.
Phạm vi về khách thể khảo sát, luận án tập trung đi sâu nghiên cứu
QLNN về giáo dục cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội như:
CBQL của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã và CBQL
cấp trường.
Phạm vi về thời gian, các số liệu sử dụng cho quá trình nghiên
cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2014 đến năm
2018.
3.3. Giả thuyết khoa học
Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay, QLNN về
giáo dục có vai trò quan trọng để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các


4
chính sách pháp luật về giáo dục tại địa phương. Nếu tập trung đổi mới
công tác lãnh đạo, chỉ đạo; thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL;
xây dựng và thực hiện quy trình quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả
QLNN về giáo dục ở cấp huyện thì có thể QLNN về giáo dục trên địa bàn
thành phố Hà Nội sẽ hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT ở Thành
phố hiện nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí
Minh; các nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới
căn bản, toàn diện GD&ĐT và quản lý GD&ĐT, trong đó có quan
điểm đổi mới QLNN về giáo dục.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài vận dụng các quan điểm tiếp cận:
Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Vấn đề nghiên cứu QLNN về giáo

dục cấp huyện đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề lý luận và thực
tiễn, sự vận hành của các yếu tố, các lực lượng thực hiện và chúng
cần được xem xét, luận giải trong một hệ thống.
Tiếp cận lịch sử - lôgíc: Nhìn nhận vấn đề QLNN về giáo dục cấp
huyện trong bối cảnh thời gian cụ thể, trong mối quan hệ với phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội và đất nước.
Tiếp cận chức năng: QLGD có các chức năng kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, kiểm tra; theo đó QLNN về giáo dục nói chung, QLNN về
giáo dục ở cấp huyện cần vận dung các chức năng QLGD trong việc
xem xét nội dung và các biện pháp quản lý và một số vấn đề khác.
Tiếp cận phức hợp: Với mục tiêu, đặc điểm của vấn đề nghiên cứu
QLNN về giáo dục cấp huyện đã xác định, luận án sử dụng kết hợp
tiếp cận chức năng quản lý với tiếp cận nội dung quản lý và quản lý
hành chính Nhà nước.
Tiếp cận phân cấp: QLNN về giáo dục là vấn đề rộng lớn cả về
nội dung và không gian. Trong QLGD có nhiệm vụ nội dung quản lý
thuộc thẩm quyền của trung ương có có nhiệm vụ nội dung quản lý
do địa phương quản lý, vì vậy cần phân cấp rõ ràng và thực thi đúng
chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý được giao; từ đó để xem
xét sự vận hành của công tác quản lý và cơ quan QLGD ở cấp huyện.
Tiếp cận thực tiễn: Trong nghiên cứu vấn đề QLNN về giáo dục
cấp huyện cần chỉ ra những mâu thuẫn, bất cập, hạn chế trong thực
hiện. Các nội dung quản lý, biện pháp được đề xuất xuất phát từ thực
tiễn, phù hợp với thực tiễn quản lý địa phương.
4.2. Phương pháp nghiên cứu


5
4.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá và hệ thống hóa các tài liệu về
lý luận quản lý và QLGD của các tác giả trong và ngoài nước. Phân
tích, tổng hợp các chỉ thị, nghị quyết về đổi mới GD&ĐT và QLGD
của Đảng, Nhà nước, ngành GD&ĐT.
4.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng các mẫu phiếu
trưng cầu ý kiến đối với các lực lượng có liên quan trực tiếp đến
luận án CBQL của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã
và CBQL trường (cán bộ lãnh đạo các cấp chính quyền huyện (quận,
thị xã), CBQL giáo dục Phòng, Sở GD&ĐT. Từ đó tổng hợp kết quả
về định tính và định lượng.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Tiến hành nghiên
cứu các báo cáo tổng kết GD&ĐT, các nội dung về QLNN về giáo
dục ở từng địa phương, đơn vị; qua đó có cơ sở thực tiễn để đánh giá
việc QLNN về giáo dục trên địa bàn thành phố một cách chính xác và
đầy đủ nhất.
Phương pháp quan sát khoa học: Tiến hành quan sát quá trình
QLNN về giáo dục ở một số địa phương, đơn vị trên địa bàn Thành phố.
Nội dung quan sát tập trung vào phương pháp quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo,
các văn bản quản lý, sự điều hành; thái độ trách nhiệm của đội ngũ CBQL
giáo dục và các lực lượng có liên quan.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm QLGD: Phân tích, tổng hợp
các tài liệu liên quan đến QLGD và QLNN về giáo dục; từ đó rút ra
những bài học, các vấn đề liên quan trực tiếp đến QLNN về giáo dục
cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục hiện nay.
Tổ chức trao đổi, phỏng vấn, nghiên cứu trường hợp với một số cán bộ
lãnh đạo, CBQL giáo dục ở nhà trường, cơ quan QLGD về những vấn đề
thuộc nội dung giải quyết của luận án và nghiên cứu trường hợp thực hiện
QLNN về giáo dục trên địa bàn một huyện.

Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Tiến hành khảo
nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp và thử nghiệm
một biện pháp mà luận án đã đề xuất tại một huyện trên địa bàn thành
phố Hà Nội để bước đầu kiểm chứng tính phù hợp của các biện pháp.
Phương pháp chuyên gia: Tiến hành xin ý kiến một số cán bộ
lãnh đạo, CBQL giáo dục, giáo viên có kinh nghiệm lâu năm trong
lãnh đạo, quản lý GD&ĐT, nhất là CBQL ở một số huyện, thị xã.
Đồng thời, xin ý kiến chuyên gia của một số nhà khoa học về lĩnh
vực quản lý GD&ĐT ở các trường để bổ sung tư liệu, dữ liệu cho


6
nội dung nghiên cứu của luận án.
4.2.3. Phương pháp hỗ trợ
Sử dụng toán thống kê để tổng hợp, xử lý số liệu đã thu thập được
trong quá trình nghiên cứu; lập biểu bảng minh họa kết quả nghiên
cứu của luận án. Sử dụng công thức specsman để tính toán kết quả và
mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
được khảo nghệm.
5. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu lý luận của luận án góp phần hệ thống hoá,
khái quát hóa và cụ thể hóa lý luận QLNN về giáo dục vào QLNN về
giáo dục ở cấp huyện; trong đó làm rõ vai trò, đặc điểm, mô hình,
phân cấp QLGD, công tác tham mưu của cơ quan QLNN về giáo dục
cấp huyện.
Đề xuất các biện pháp quản lý trong đó có biện pháp về xây dựng
quy trình QLNN về giáo dục cấp huyện ở thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng QLNN về giáo dục cấp huyện ở
thành phố Hà Nội, phát hiện được những vấn đề cần giải quyết, cung
cấp những số liệu, dữ liệu thực tế cho các cấp lãnh đạo, quản lý,

nhằm tăng cường hiệu lực của QLNN về giáo dục cấp huyện ở thành
phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về QLNN về giáo dục
nói chung, QLNN về giáo dục cấp huyện nói riêng như: Lý luận về
QLNN về giáo dục; xây dựng một số khái niệm công cụ của đề tài.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận cứ
thực tiễn cho việc đề xuất thực hiện các biện pháp QLNN về giáo dục
trên địa bàn thành phố Hà Nội và làm cơ sở để nghiên cứu những vấn
đề liên quan đến QLGD trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp vào nghiên cứu lý
luận QLNN về giáo dục trên địa bàn Thành phố; đồng thời, bổ sung, phát
triển lý luận khoa học QLGD và luận án có thể là thành tài liệu tham khảo
phục vụ cho quản lý, giảng dạy và nghiên cứu cho các cơ quan chức năng
của quận, huyện, thị xã và Thành phố và những ai quan tâm nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu gồm: Phần mở đầu, 5 chương (13 tiết), Kết
luận và kiến nghị, danh mục các công trình khoa học đã công bố của
tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và danh mục các biểu
bảng.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


7
CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước và quản lý nhà
nước về giáo dục
1. 1. 1. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về giáo dục
Các công trình nghiên cứu của các tác giả: Trần Khánh Đức,

Nguyễn Như Ất, Phạm Viết Vượng, Bùi Minh Hiền, Đặng Bá Lãm,
Phan Văn Kha...
1.1.2. Các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về giáo dục
cấp huyện và quản lý nhà nước đối với bậc học
Các công trình nghiên cứu của các tác giả: Trần Kiểm, Trương
Đình Chiến, Đinh Minh Dũng, Phùng Thị Phong Lan, Hồ Hoàng
Thanh Vân…
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học đã công bố
* Các công trình nghiên cứu QLNN về giáo dục
Các tác giả đã tập trung nghiên cứu về phân cấp trong QLGD, kế
hoạch hóa trong QLGD, quản lý nhân sự, kỹ năng quản lý, nghiên cứu
kinh nghiệm QLGD ở các nước có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu
vấn đề QLGD ở nước ta hiện nay trong xu thế phát triển giáo dục hội
nhập quốc tế.
* Các công trình nghiên cứu QLNN về giáo dục ở cấp huyện và
đối với các bậc học
Một số nghiên cứu về mô hình QLNN về giáo dục ở một số nước,
nghiên cứu về QLNN về giáo dục đối với một bậc học cụ thể như:
Giáo dục phổ thông, GDĐH hoặc một cấp học cụ thể. Các công trình
nghiên cứu này đã đề cập đến quản lý, điều hành mỗi cấp học cụ thể.
Trong QLGD, các hoạt động QLNN và quản lý nghiệp vụ chuyên
môn đan xen vào nhau. Một số công trình đã đi sâu nghiên cứu về
đặc điểm về tính quyền lực Nhà nước trong quản lý. Các nghiên cứu
đó cũng chỉ ra các nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý
theo lãnh thổ.
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Cần tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan tới vấn đề QLNN về

giáo dục nói chung để đề tài kế thừa, tránh sự lặp lại kết quả nghiên cứu
của các nghiên cứu đã có.
Xây dựng các khái niệm cơ bản làm công cụ và tiền đề xuất phát cho
nghiên cứu về QLNN về giáo dục ở cấp huyện trên địa bàn thành phố
Hà Nội. Nêu lên mô hình, cơ chế, phân cấp quản lý; các đặc điểm, yêu
cầu đổi mới QLNN về giáo dục cấp huyện ở thành phố Hà Nội đáp


8
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Cần phải xác định nội dung
QLNN về giáo dục ở cấp huyện để làm cơ sở trực tiếp cho việc khảo
sát đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. Cần chỉ ra các yếu tố tác
động tới QLNN về giáo dục ở cấp huyện đáp ứng yêu cầu trong bối
cảnh đổi mới GD&ĐT.
Cần xây dựng cơ sở thực tiễn của vấn đề QLNN về giáo dục ở cấp
huyện và đề xuất các biện pháp QLNN về giáo dục ở cấp huyện trên
địa bàn thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT hiện nay
và kiểm chứng minh tính phù hợp của các biện pháp QLNN về giáo dục
ở cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thực tiễn.
Kết luận Chương 1
Tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận án được tổng
quan trên các hướng nghiên cứu chính như: Các công trình nghiên
cứu QLGD QLNN về giáo dục và QLNN về giáo dục ở cấp huyện
và QLNN đối với bậc học. Nghiên cứu sinh chỉ điểm ngắn gọn một
số công trình nghiên cứu chủ yếu ở tầm vĩ mô từ quan điểm, nội
dung, nguyên tắc, phương pháp quản lý và nhiều công trình tập
trung nghiên cứu về QLNN, QLNN về giáo dục ở các cấp học cụ
thể mà chủ yếu là GDPT. Ở hướng nghiên cứu thứ hai đã tổng
quan các nghiên cứu là sách tham khảo, chuyên khảo, đề tài
nghiên cứu các cấp, đề tài luận án tiến sĩ và các bài báo khoa học

với nhiều khía cạnh tiếp cận khác nhau như: Nội dung quản lý,
phân cấp quản lý, cơ chế quản lý, hiệu quả quản lý, đổi mới
QLNN về giáo dục. Qua tổng quan để nghiên cứu sinh kế thừa và
tránh được sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã có; giúp tác giả
có thêm nhiều thông tin bổ ích, nâng tầm hiểu biết về QLNN về
giáo dục, giúp ích cho việc giải quyết các nhiệm vụ, nội dung
nghiên cứu của luận án của mình.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
CẤP HUYỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
2.1. Quản lý nhà nước về giáo dục
2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về giáo
dục
* Khái niệm Nhà nước
* Khái niệm quản lý Nhà nước
* Khái niệm Quản lý Nhà nước về giáo dục
Quản lý nhà nước về giáo dục là sự tác động chủ yếu bằng pháp
luật của chủ thể quản lý mang quyền lực Nhà nước (các cơ quan


9
QLNN về giáo dục từ trung ương đến cơ sở), tới các đối tượng quản
lý nằm thực hiện mục đặt ra.
2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về giáo dục
- QLNN về giáo dục mang tính quyền lực nhà nước, tính tổ chức
cao và tính mệnh lệnh. Mỗi tư cách pháp nhân đều có trách nhiệm và
quyền hạn ở một phạm vi cụ thể tương ứng, việc hiểu đúng, thực thi
đúng thẩm quyền là thước đo khả năng sử dụng quyền lực Nhà nước
của một tư cách pháp nhân.
- Kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn trong các

hoạt động QLGD. Nhận thức đặc điểm này sẽ giúp các CBQL giáo
dục giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý theo ngành và quản lý
theo lãnh thổ trong hoạt động QLGD của mình. Để có thể chỉ đạo
tốt hoạt động giáo dục đạt tới thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà
nước cần biết kết hợp hài hòa giữa quản lý hành chính và quản lý
chuyên môn.
- Quản lý nhà nước về giáo dục theo mục tiêu chiến lược, chương
trình, kế hoạch và kết hợp nhà nước - xã hội trong quá trình triển
khai thực hiện. Nhà nước và nhân dân đều là chủ thể của các hoạt
động giáo dục, sự khác nhau giữa nhà nước và nhân dân chỉ ở chỗ
chức năng, nhiệm vụ cụ thể của chủ thể; do vậy cần có sự phối hợp
đồng bộ của các chủ thể quản lý.
2.1.3. Yêu cầu đổi mới giáo dục và những vấn đề đang đặt ra
đối với quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện
- Yêu cầu đổi mới giáo dục. Trong nền giáo dục mở cần rất coi
trọng quản lý chất lượng, phân định rõ ràng giữa QLNN, quản lý
hành chính và quản lý chuyên môn.
- Những vấn đề đang đặt ra đối với QLGD. Trong QLNN về giáo dục,
cần xây dựng và thực hiện cơ chế dân chủ, công khai, bảo đảm sự giám
sát của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương.
2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
Theo Điều 99, Luật Giáo dục 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009,
2014 gồm 12 nội dung.
2.2. Quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
* Quản lý
* Quản lý hành chính nhà nước
QLNN về giáo dục ở cấp huyện là những tác động chỉ đạo của
chính quyền, cơ quan QLNN ở huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ,

thẩm quyền do nhà nước quy định, phân cấp trong các hoạt động
QLGD trên địa bàn.


10
Phân cấp QLNN về giáo dục
Mục tiêu QLNN về giáo dục cấp huyện
Chủ thể QLNN về giáo dục cấp huyện
Đối tượng QLNN về giáo dục cấp huyện
Nội dung QLNN về giáo dục cấp huyện
Phương thức, phương pháp, công cụ QLNN về giáo dục cấp huyện
2.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện ở
thành phố Hà Nội
-Cấp huyện là cấp cơ sở, cấp trực tiếp, cấp cuối cùng trong QLNN
về giáo dục
-Cấp huyện là nơi diễn ra và thực thi mọi chủ trương, chính sách
về giáo dục
-Cấp huyện là nơi gần nhất, sát nhất đối với tổ chức mạng lưới
giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và xã hội hóa giáo
dục
-Cấp huyện là nơi cấp ngân sách giáo dục bảo đảm cho giáo dục
-Kết hợp quản lý theo lãnh thổ, quản lý hành chính và quản lý
chuyên môn
-QLNN về giáo dục cấp huyện ở thành phố Hà Nội là một trong
những địa bàn có tính đặc thù và phức tạp
2.2.3.Yêu quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện ở thành phố
Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
- Bám sát những chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
trong đó có chủ trương đổi mới về QLGD
- Đổi mới quy trình QLNN về giáo dục phù hợp với thực tiễn cuộc

sống
- Xây dựng nguồn nhân lực giáo dục của địa phương đủ về số
lượng, đáp ứng yêu cầu chuẩn về chất lượng
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý và nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quả của QLNN về giáo dục, có tầm nhìn dài hạn
2.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn
huyện, quận, thị xã
- Tổ chức thực hiện QLNN về giáo dục cấp huyện
- Xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, chính sách phát triển giáo
dục ở cấp huyện
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động QLNN về giáo dục ở cấp
huyện
2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về giáo dục cấp
huyện thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục


11
2.3.1. Tác động từ chế độ chính trị - xã hội, cơ chế quản lý hành
chính ở nước ta
2.3.2. Tác động từ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục của đất nước và sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của
thành phố Hà Nội
2.3.3. Tác động từ sự phát triển của khoa học và công nghệ
2.3.4. Tác động từ công tác cải cách hành chính hiện nay
2.3.5. Tác động từ tình hình phát triển kinh tế xã hội ở quận,
huyện, thị xã
2.3.6. Tác động từ tổ chức biên chế, cơ chế quản lý cấp quận,
huyện, thị xã

2.3.7. Tác động từ năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo cán bộ
quản lý giáo dục cấp quận, huyện, thị xã
Kết luận Chương 2
Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, thì chính quyền cấp
huyện, quận, thị xã (gọi chung là cấp huyện) gồm có HĐND, UBND
huyện và một số cơ quan chuyên môn (phòng và tương đương). Chủ
thể QLNN về giáo dục trên địa bàn cấp huyện gồm UBND, phòng
GD&ĐT. Chương 2 đã tập trung nghiên cứu về các khái niệm cơ bản,
phân cấp QLGD giáo dục ở huyện, đặc điểm QLNN về giáo dục ở
huyện, nội dung QLNN về giáo dục huyện, các yếu tố tác động tới
QLNN về giáo dục ở huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.


12
Chương 3
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội, giáo dục và
quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện ở thành phố Hà Nội
3.1.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội cấp huyện ở
thành phố Hà Nội
3.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước
về giáo dục cấp huyện ở thành phố Hà Nội
* Mục đích điều tra, khảo sát
* Nội dung tiến hành điều tra, khảo sát
* Đối tượng, địa bàn, thời gian điều tra, khảo sát
* Phương pháp điều tra, khảo sát và xử lý số liệu
3.2. Thực trạng về giáo dục cấp huyện ở thành phố Hà Nội
3.2.1. Quy mô về trường lớp ở cấp huyện thành phố Hà Nội
3.2.2. Quy mô về đội ngũ và cơ sở vật chất giáo dục cấp huyện ở

thành phố Hà Nội
3.2.3. Chất lượng giáo dục cấp huyện ở thành phố Hà Nội
* Cấp mầm non
* Cấp tiểu học
* Cấp trung học cơ sở
3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện ở
thành phố Hà Nội
3.3.1. Thực trạng công tác tham mưu xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn cấp huyện
Bảng 3.7: Thực trạng công tác tham mưu xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn cấp huyện
Lãnh đạo, CBQL cấp huyện
Nội dung

Tố
t

Kh
á

Trung
bình

1.Thực trạng công
tác tham mưu của
Phòng GD&ĐT
2. Thực trạng xây
dựng quy hoạch
phát triển mạng
lưới các trường

học theo phân
cấp quản lý
3. Thực trạng xây
dựng quy hoạch,
kế hoạch 5 năm,
hàng năm và

62
24
8

45
135

36
72

53
21
2

47
141
51
153

55
22
0


Yế
u

X

CBQL, giáo viên các trường

X

Thứ
bậc

Tốt

Kh
á

Trung
bình

Yế
u

4
4

3.12
2

49

196

42
126

42
84

14
14

2.86
3

38
76

9
9

2.98
4

28
112

61
183

45

90

13
13

2.71
4

36
72

5
5

3.06
3

49
196

46
138

39
78

13
13

2.89

2

Thứ
bậc


13
chương trình cải
cách hành chính
về giáo dục
4. Xây dựng kế
hoạch tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng
công chức viên
chức các cơ sở
giáo dục theo
thẩm quyền

67
26
8

42
126

32
64

6
6


X

3.16
1

57
228

44
132

35
70

11
11

3.00
1

3.08

2.87

3.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giáo
dục cấp huyện

Bảng 3.9: Thực trạng mức độ tổ chức thực hiện QLNN về giáo dục ở
cấp huyện

Lãnh đạo, CBQL cấp huyện
Nội dung
1.Thực trạng tổ
chức, kiện toàn
bộ máy QLNN
về giáo dục
2.Phân
cấp
quản QLNN về
giáo dục trên
địa bàn
3.Xác lập cơ
chế QLNN về
giáo dục
4.Xác
lập
phương
thức
QLNN về giáo
dục
5.Thực thi hiến
pháp và pháp
luật về giáo dục
6.Thực
trạng
QLNN
về
chương trình,
nội dung giáo
dục

7.Thực
trạng
QLNN về tài
chính, cơ sở vật

Trung
Yếu
bình

Tốt

Khá

61
244

46
138

36
72

54
216

39
117

52
208


X

CBQL, giáo viên các trường

Thứ
bậc

Tốt

Khá

4
4

3.12
1

53
212

42
126

45
90

9
9


2.94
5

39
156

34
102

51
102

10
10

2.87
7

54
216

35
105

47
94

11
11


59
236

43
129

39
78

57
228

42
126

55
220

41
123

Trung
bình

X

Yếu

Thứ
bậc


41
82

11
11

2.93
1

33
99

57
114

18
18

2.63
7

43
172

31
93

57
114


16
16

2.69
6

2.90
6

45
180

34
102

51
102

17
17

2.73
5

6
6

3.05
2


51
204

40
120

43
86

13
13

2.88
3

41
82

7
7

3.01
3

49
196

38
114


45
90

15
15

2.82
4

42
84

9
9

2.97
4

52
208

41
123

43
86

11
11


2.91
2


14
chất giáo dục

X

2.98

2.80

3.3.3. Thực trạng xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, chỉ đạo
và chính sách phát triển và quản lý giáo dục ở cấp huyện
Bảng 3.11: Thực trạng mức độ thực hiện xây dựng, hoàn thiện
các chủ trương, chỉ đạo; chính sách phát triển và QLGD ở cấp
huyện
Lãnh đạo, CBQL cấp huyện
Nội dung

1. Thực trạng
sự lãnh đạo của
các cấp uỷ
đảng, sự chỉ
đạo của chính
quyền đối với
QLGD
2.Thực trạng cụ

thể hóa các văn
bản chỉ đạo của
cấp trên về giáo
dục
3.Thực
trạng
xây dựng, bổ
sung,
hoàn
thiện các văn
bản quản lý
4.Thực
trạng
QLNN
về
nguồn nhân lực
giáo dục trên
địa bàn (số
lượng,
chất
lượng, rà soát,
qui hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng)

X

Trung
bình

CBQL, giáo viên các trường


X

Kh
á

Trung
bình

Yế
u

3.09
1

46
18
4

32
96

56
112

13
13

2.76
1


7
7

3.05
2

41
16
4

31
93

59
118

16
16

2.66
3

36
72

6
6

2.83

3

44
17
6

30
90

60
120

13
13

2.71
2

36
72

5
5

2.61
4

40
16
0


31
93

60
120

16
16

2.65
4

Th

bậc

37
74

5
5

46
138

36
72

53

212

42
126

47
188

59
118

Khá

60
240

45
135

58
232

X

Tố
t

Yếu

Tốt


2.90

Thứ
bậc

2.70

3.3.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý nhà
nước về giáo dục cấp huyện
Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy: Cán bộ lãnh đạo, CBQL cấp
huyện và CBQL, giáo viên các trường, đánh giá mức độ thực hiện
kiểm tra, giám sát các hoạt động QLNN về giáo dục cấp huyện với
điểm trung bình lần lượt là: X = 2.95 và X = 2.78. Đánh giá mức độ
thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động QLNN về giáo dục cấp
huyện của cán bộ lãnh đạo, CBQL cấp huyện so với đánh giá của


15
CBQL, giáo viên các trường không có nhiều khác biệt. Đối với cán bộ
lãnh đạo, CBQL cấp huyện chênh lệch giữa X max và X min là 0.16.
3.3.5. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố tác động quản lý
nhà nước về giáo dục cấp huyện
Yếu tố Tác động từ công tác cải cách hành chính hiện nay được
cán bộ lãnh đạo, CBQL cấp huyện và CBQL, giáo viên đánh giá tác
động mạnh nhất với điểm trung bình X = 3.55, xếp thứ bậc 1.
Yếu tố Tác động từ tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở quận,
huyện, thị xã được cán bộ lãnh đạo, CBQL cấp huyện và CBQL, giáo
viên đánh giá mức độ tác động cao thứ 2 với điểm trung bình là X =
3.47.

Yếu tố Tác động từ tổ chức biên chế và cơ chế QLGD ở cấp
quận, huyện, thị xã được cán bộ lãnh đạo, CBQL cấp huyện; CBQL,
giáo viên đánh giá có mức độ tác động cao thứ 3 với X = 3.43.
Yếu tố Tác động từ sự phát triển của khoa học và công nghệ được
cán bộ lãnh đạo, CBQL cấp huyện và các CBQL, giáo viên đánh giá có
mức độ tác động cao thứ 4 với X = 3.39.
Yếu tố Tác động từ thực trạng năng lực của CBQL giáo dục cấp
quận, huyện, thị xã được cán bộ lãnh đạo, CBQL cấp huyện và các
CBQL, giáo viên đánh giá có mức độ tác động cao thứ 5 với X = 3.36.
Yếu tố Tác động từ chế độ chính trị - xã hội, cơ chế quản lý của Nhà
nước được cán bộ lãnh đạo, CBQL cấp huyện và các CBQL, giáo viên
đánh giá có mức độ tác động cao thứ 6 với X = 3.35.
Yếu tố Tác động từ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục hiện nay được được cán bộ lãnh đạo, CBQL cấp huyện và các
CBQL, giáo viên đánh giá có mức độ tác động thấp nhất với X =
3.31.
3.4. Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng quản lý
nhà nước về giáo dục cấp huyện
3.4.1. Đánh giá chung về thực trạng
- Kết quả đạt được
- Hạn chế, bất cập
3.4.2. Nguyên nhân của thực trạng
3.4.2.1. Nguyên nhân của những ưu điểm
Một là, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng
và chính quyền các cấp.
Hai là, vai trò của chính quyền cấp huyện, cấp cuối cùng trong
QLNN về giáo dục đã được phát huy.


16

Ba là, phòng GD&ĐT cấp huyện giúp UBND huyện quản lý hoạt
động giáo dục trên địa bàn huyện.
Bốn là, sự quan tâm, chỉ đạo kiểm tra, giám sát của Bộ GD&ĐT
và Sở GD&ĐT Hà Nội, đã tạo những điều kiện thuận lợi và cơ sở
pháp lý cho Phòng GD&ĐT các quận, huyện và thị xã tiến hành tổ
chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý được giao.
3.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, tuy Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chủ trương
và quyết sách về giáo dục và QLGD, nhưng việc tuyên truyền, quán
triệt trong quần chúng nhân dân chưa sâu rộng.
Hai là, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của một số cán bộ lãnh đạo cấp
huyện còn yếu, chưa đáp ứng được với sự phát triển của GD&ĐT và
những yêu cầu mới về QLGD trong nền kinh tế thị trường thời kỳ hội
nhập quốc tế và khu vực.
Ba là, tổ chức bộ máy QLNN về giáo dục trên địa bàn cấp huyện
đã bộc lộ những bất cập.
Bốn là, QLNN về giáo dục đang chuyển từ cơ chế quản lý cũ (tập
trung bao cấp) sang cơ chế quản lý mới (bằng pháp luật) đã phát sinh
nhiều vấn đề mới khiến năng lực của cơ quan QLNN không bao quát
hết các lĩnh vực hoạt động.
Năm là, cấp ủy, chính quyền cấp huyện ở một số địa phương chưa
chỉ đạo một cách chặt chẽ việc tổng kết rút kinh nghiệm về QLNN
trên địa bàn.
Sáu là, ngân sách dành cho giáo dục ở Việt Nam còn thấp so với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
Kết luận Chương 3
Trong những năm qua, hoạt động QLNN về giáo dục cấp huyện
ở thành phố Hà Nội bên cạnh những thành tựu và ưu điểm, QLNN
về giáo dục cấp huyện ở thành phố Hà Nội còn những hạn chế, bất
cập, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Quy hoạch mạng lưới

trường học, nhất là hệ thống trường mầm non chưa đáp ứng được nhu
cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân. Chất lượng giáo dục chưa
cao, cơ chế quản lý chưa phù hợp nhưng chậm được khắc phục.
Những ưu điểm và hạn chế QLNN về giáo dục cấp huyện ở thành
phố Hà Nội do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.


17
Chương 4
ĐỊNH HƯỚNG, BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ GIÁO DỤC CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
4.1. Những định hướng đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục ở
thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
4.1.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và
văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục, thực hiện
cải cách hành chính
4.1.2. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thống
nhất trong quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện
4.1.3. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục cho
đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cấp huyện
4.1.4. Tập trung quản lý chất lượng giáo dục trên địa bàn cấp huyện
4.2. Những biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục cấp
huyện ở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
4.2.1. Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính
quyền địa phương đối với phát triển giáo dục trên địa bàn ở cấp
huyện
Chính quyền các huyện trên cơ sở các nghị quyết và văn bản đã
được ban hành, cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai, thể
chế hóa chủ trương, định hướng chính trị của Đảng về GD&ĐT thành

chính sách, quyết định quản lý cụ thể, tạo cơ sở và căn cứ pháp lý
đầy đủ cho hoạt động GD&ĐT, trong đó có QLNN về GD&ĐT.
4.2.2. Kế hoạch hóa và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về
giáo dục phù hợp với thực tiễn ở cấp huyện
Các cơ quan tham mưu, trực tiếp là Văn phòng cấp ủy cấp huyện,
Phòng GD&ĐT là những cơ quan giúp xây dựng nghị quyết và soạn
thảo kế hoạch phát triển GD&ĐT cần bám sát các nghị quyết, chiến
lược, chính sách, kế hoạch phát triển GD&ĐT của đất nước và của
Thành phố để xây dựng nghị quyết, chiến lược, kế hoạch phát triển
GD&ĐT của cấp huyện và chú ý tới sự phù hợp với mỗi địa bàn cụ thể.
Việc xây dựng kế hoạch phát triển GD&ĐT phải có những vấn đề thể
hiện rõ chức năng, nhiệm vụ QLNN cấp huyện, tránh sa vào các vấn đề
cụ thể, làm thay chức năng nhiệm vụ của các cơ sở GD&ĐT.
4.2.3. Thiết lập và tổ chức thực hiện chặt chẽ quy trình quản lý
nhà nước về giáo dục cấp huyện
Thiết lập một qui trình QLNN về giáo dục tạo điều kiện cho tổ chức
thực hiện một cách khoa học, tránh sự trùng chéo, chậm trễ trong giải
quyết các công việc QLNN về giáo dục. Xây dựng và từng bước hoàn
thiện hệ thống thông tin QLNN về giáo dục


18
4.2.4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản
lý giáo dục trên địa bàn Thành phố
CBQL giáo dục cần được đào tạo sâu về kiến thức, kỹ năng,
kinh nghiệm về quản lý nguồn nhân lực GD&ĐT; tư duy mới về cách
tiếp cận và giải quyết những vấn đề mới đặt ra trong xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực giáo dục. Đào tạo lại, bồi dưỡng về chính
trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL giáo dục.
4.2.5. Bảo đảm hiệu lực trong thực thi các chủ trương, chính

sách phát triển giáo dục cấp huyện trên địa bàn Thành phố
Cần phân công, xác định nhiệm vụ, trách nhiệm cho mỗi cá nhân, tập
thể, phối hợp thực hiện để đạt yêu cầu quản lý. Việc phân công, phối
hợp thực hiện chính sách giáo dục cần tiến hành một cách chủ động, linh
hoạt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách giáo dục.
Kiểm tra tình hình tổ chức thực thi chính sách vừa kịp thời bổ sung,
hoàn thiện chính sách, vừa chấn chỉnh công tác tổ chức thực thi giúp
nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các chính sách giáo dục.
4.2.6. Chỉ đạo đổi mới thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động
giáo dục ở cấp huyện trên địa bàn Thành phố
Tập trung nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát
hoạt động giáo dục ở cấp huyện. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra,
giám sát hoạt động giáo dục hàng năm có trọng tâm, trọng điểm; kịp thời
tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Tổ chức thanh tra, kiểm
tra đúng quy trình, quy định, kết luận rõ ràng, xử lý nghiêm các vi phạm.
Thực hiện việc công khai kết luận thanh tra nhằm tác động vào cả hệ
thống giáo dục trên địa bàn.
Kết luận Chương 4
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất các biện pháp
QLNN về giáo dục cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội theo
nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định. Đó là các biện pháp về Bám sát sự
lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương đối
với phát triển giáo dục trên địa bàn ở cấp huyện; Kế hoạch hóa và
hoàn thiện cơ chế QLNN về giáo dục phù hợp với thực tiễn ở cấp
huyện; Thiết lập và tổ chức thực hiện chặt chẽ quy trình QLNN về
giáo dục cấp huyện; Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho CBQL
giáo dục trên địa bàn Thành phố; Bảo đảm tính hiệu lực trong thực
hiện các chủ trương, chính sách phát triển về giáo dục cấp huyện trên
địa bàn Thành phố và thanh kiểm tra, giám sát. Trong quá trình vận
dụng các biện pháp quản lý QLNN về giáo dục cấp huyện trên địa

bàn thành phố Hà Nội cần vậ dụng kết hợp các biện pháp. tránh tuyệt
đối hóa, hay xem nhẹ biện pháp nào.
Chương 5


19
KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP
5.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
5.1.1. Mục đích và nhiệm vụ khảo nghiệm
5.1.2. Nội dung và đối tượng khảo nghiệm
- Nội dung khảo nghiệm: Tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp.
- Đối tượng khảo nghiệm: Cán bộ lãnh đạo, CBQL giáo dục
Phòng GD&ĐT huyện, quận và giáo viên ở các trường THPT. Số
lượng khách thể khảo nghiệm 160 người: CBQL phòng GD&ĐT và
nhà trường 50 người, cán bộ lãnh đạo 50 người, giáo viên 60 người.
5.1.3. Địa bàn, thời gian khảo nghiệm
Địa bàn khảo nghiệm, thử nghiệm: Huyện từ Liêm, quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội.
Thời gian khảo nghiệm: Tháng 4/2017.
5.1.4. Phương pháp xử lý kết quả khảo nghiệm
Để tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề ra, phiếu trưng cầu ý kiến được trình bày theo hai nội
dung là tính cần thiết, tính khả thi và mỗi nội dung được thực hiện
đánh giá theo bốn mức độ và được lượng hóa bằng điểm số:
- Tính cần thiết: Rất cần thiết (4đ), Cần thiết (3đ), Ít cần thiết
(2đ), Không cần thiết (1đ).
- Tính khả thi: Rất khả thi (4đ), Khả thi (3đ), Ít khả thi (2đ), Không khả thi (1đ).
Sau khi thu kết quả, tác giả tiến hành phân tích xử lý số liệu trên
bảng thống kê, tính điểm trung bình của các biện pháp đã được khảo

sát, xếp thứ bậc để nhận xét đánh giá và rút ra kết luận định tính.
5.1.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các
biện pháp quản lý
5.1.5.1.Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp qua khảo nghiệm
5.1.5.2.Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp qua khảo nghiệm
5.1.5.3.Đánh giá mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp qua khảo nghiệm
Bảng 5.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp quản lý đã đề xuất (Tính điểm trung bình)
S
Biện pháp
Tính cần thiết
Tính khả thi
TT
quản lý
Thứ
Thứ
X
X
bậc
bậc
1
Biện pháp 1
3,7
2
3,75
1
2
Biện pháp 2
3,65

3
3,65
3
3
Biện pháp 3
3,45
4
3,65
3
4
Biện pháp 4
3,8
1
3,7
2


20
5
6

Biện pháp 5
Biện pháp 6

3,65
3
3,5
4
3,65
3

3,45
5
3.65
3.62
* Nhận xét về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Qua tổng hợp đánh giá về kết quả tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp QLNN về giáo dục cấp huyện, cho thấy các ý kiến đánh
giá cao với tính cần thiết X = 3,62 và tính khả thi X = 3,65 so với Xmax
= 4,0 là tương đối cao. Có 6/6 biện pháp quản lý có X > 3,3 là có thể
chấp nhận. Các biện pháp được đề xuất là phù hợp, cần thiết và khả thi
phù hợp với thực tế, điều kiện QLNN về giáo dục cấp huyện ở thành
phố Hà Nội. Nhìn chung tính cần thiết được đánh giá cao hơn tính khả
thi của các biện pháp.
5.2. Tổ chức thử nghiệm biện pháp
5.2.1. Mục đích thử nghiệm
5.2.2. Giả thuyết thử nghiệm
5.2.3. Nội dung, đối tượng và thời gian thử nghiệm
5.2.4. Tiêu chuẩn, thang đánh giá và biến số thử nghiệm
* Kết quả chỉ đạo thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp
bồi dưỡng được đánh giá thông qua các chỉ báo:
* Sự tiến bộ về năng lực quản lý của CBQL giáo dục được đánh giá
thông qua các chỉ báo:
5.2.5. Nguyên tắc thử nghiệm
5.2.6. Phân tích kết quả thử nghiệm
5.2.6.1. Phân tích kết quả đầu vào thử nghiệm
5.2.6.2. Phân tích kết quả thử nghiệm về mặt định lượng
* Kết quả chỉ đạo thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp
bồi dưỡng
Bảng 5.5. Kết quả chỉ đạo thực hiện chương trình, nội dung,
phương pháp bồi dưỡng cho CBQL giáo dục

Nhóm
Nhóm
thử nghiệm
đối chứng
T
Nội dung đánh giá
T
Mức
Mức
X
X
độ
độ
1 Thực hiện đúng, đủ chương
3.38
Khá
2.55
Khá
trình, nội dung bồi dưỡng
2 Nội dung bồi dưỡng bảo đảm
Trung
tính khoa học, tính thực tiễn, 3.03
Khá
2.49
bình
tính cập nhật
3 Sử dụng hợp lý các hình thức
3.25
Khá
2.58

Khá
bồi dưỡng


21
4

Sử dụng kết hợp các phương
Trung
3.11
Khá
2.44
pháp bồi dưỡng
bình
5 Phát huy tính tích cực học tập
Trung
của học viên (cán bộ quản lý) 2.60
Khá
2.24
bình
trong quá trình bồi dưỡng
6 Tổng hợp chung
3.07 Khá 2.46 Tr.bình
Nhóm thử nghiệm có 5/5 nội dung chỉ đạo đạt mức Khá. Tổng
hợp chung có X = 3.07, đạt mức Khá. Nhóm đối chứng có 2/5 nội
dung chỉ đạo đạt mức Khá; 3/5 nội dung đạt mức Trung bình. Tổng
hợp chung có X = 2.46, đạt mức Trung bình.
Từ các kết quả trên, có thể rút ra nhận xét: Kết quả chỉ đạo bồi
dưỡng của nhóm thử nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.
* Sự tiến bộ năng lực quản lý của CBQL giáo dục

Đánh giá về sự tiến bộ năng lực quản lý của CBQL giáo dục sau
thử nghiệm tác động được thể hiện ở bảng 5.6.
Bảng 5.6: Mức độ tiến bộ năng lực quản lý của CBQL giáo dục
sau thử nghiệm tác động
___
Các chỉ báo năng lực quản lý
Mức
X
Nhóm
độ
1
2
3
4
5
(%)
2
3
2
2
2
Tốt
5.50
5.00
7.50
5.00
5.00
5.00
15
13

16
13
15
Đối
Khá
36.00
chứng
37.50 32.50 40.00 32.50 37.50
(40)
19
20
18
22
19
TB
49.00
47.50 50.00 45.00 55.00 47.50
4
4
4
3
4
Yếu
17.00
10.00 10.00 10.00
7.50
10.00
___
2.37
2.38

2.40
2.35
2.37
2.37
X
7
7
8
7
7
Tốt
18.00
17.50 17.50 20.00 17.50 17.50
23
22
24
22
23
Khá
57.00
Thử
57.50 55.00 60.00 55.00 57.50
nghiệm
10
10
8
11
10
(40)
TB

24.50
25.00 25.00 20.00 27.50 25.00
0
1
0
0
0
Yếu
0.50
0.00
2.50
0.00
0.00
0.00
___
2.92
2.88
3.00
2.90
2.92
2.92
X


22
Chỉ báo 1: Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ QLNN về giáo dục:
Điểm X tương ứng là 2.92 và 2.37.
Chỉ báo 2: Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ QLNN về giáo dục:
Điểm X tương ứng là 2.88 và 2.38.
Chỉ báo 3: Kỹ năng QLNN về giáo dục: Điểm X tương ứng là

3.00 và 2.40.
Chỉ báo 4: Khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm
thực tiễn QLNN về giáo dục: Điểm X tương ứng là 2.90 và 2.35.
Chỉ báo 5: Phương pháp giải quyết công việc QLNN về giáo
dục: Điểm X tương ứng là 2.92 và 2.37.
Tổng hợp chung: Nhóm thử nghiệm có X = 2.92, đạt mức Khá;
nhóm đối chứng có X = 2.37, đạt mức Trung bình.
5.2.6.3. Phân tích kết quả thử nghiệm về mặt định tính
Thử nghiệm tác động nhằm nâng cao kết quả chỉ đạo và sự
tiến bộ NLQL ở CBQL giáo dục bước đầu cho phép kết luận: Nhờ
có biện pháp tác động, kết quả chỉ đạo tốt hơn và NLQL ở CBQL
giáo dục ở nhóm thử nghiệm đã có sự tiến bộ hơn nhóm đối chứng
và phát triển cao hơn so với chính nhóm thử nghiệm trước khi có
tác động. Kết quả này cho thấy hiệu quả của biện pháp tác động
thử nghiệm có thể nâng cao mức độ phát triển NLQL cho CBQL
giáo dục.
Kết luận khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp: Từ kết quả
khảo nghiệm và thử nghiệm cho thấy, các biện pháp được luận án đề
xuất có tính cần thiết, khả thi và đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ; giả
thuyết thử nghiệm đã xác định.
Kết luận Chương 5
Kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm đã cho thấy các biện pháp QLNN
về giáo dục cấp huyện ở thành phố Hà Nội là cần thiết và có thể thực
hiện trong thực tiễn QLNN về giáo dục trên địa bàn cấp huyện với đa số
ý kiến tán thành, tuy tính cần thiết và tính khả thi mỗi biện pháp được
đánh giá ở mức độ khác nhau do nội dung và cách thức tiến hành cũng
như điều kiện bảo đảm của mỗi biện pháp đó khách nhau. Kết quả khảo
nghiệm đã bước đầu chứng minh tính thực tiễn, tính cần thiết của nghiên
cứu vấn đề QLNN về giáo dục trên địa bàn cấp huyện ở thành phố Hà
Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


23
1.Kết luận
Về mặt lý luận: Theo phân cấp quản lý hiện nay, cấp huyện là
cấp quản lý ngành giáo dục thấp nhất tại địa phương và phòng
GD&ĐT là cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện nên công tác
QLGD của phòng có vị trí, vai trò trực tiếp trong quản lý sự nghiệp
giáo dục cấp huyện. Việc nâng cao hiệu quả QLNN về giáo dục cấp
huyện với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn tương xứng
là những yếu tố cần và đủ để hoạt động QLNN về giáo dục cấp huyện
đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi trong cải cách hành chính nói chung
và ngành giáo dục nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của luận án đã xây dựng các khái niệm công
cụ trong đó đã có khái niệm Quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là những tác động chủ yếu bằng
pháp luật của chính quyền, cơ quan QLNN ở địa phương đến các đối
tượng quản lý nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và
phân cấp quản lý do Nhà nước quy định phù hợp với yêu cầu đổi mới
giáo dục. Luận án đã xác định các nội dung quản lý gồm: Tham mưu
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn cấp
huyện; Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục ở địa bàn cấp huyện;
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, sự chỉ đạo của chính quyền
đối với phát triển giáo dục và QLGD; Kiểm tra, giám sát các hoạt
động QLNN về giáo dục ở cấp huyện. Trong quá trình QLNN ở địa
phương luôn bị tác động bởi các yếu tố: Chế độ chính trị - xã hội, cơ
chế quản lý của nước ta; Chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
của đất nước và sự nghiệp phát triển GD&ĐT của thành phố Hà Nội;
Sự phát triển của khoa học và công nghệ; Công tác cải cách hành

chính hiện nay; Tình hình phát triển kinh tế xã hội; Tổ chức biên chế
và cơ chế QLGD và thực trạng năng lực của cán bộ lãnh đạo, QLGD
ở cấp quận, huyện, thị xã.
Về mặt thực tiễn: Trong thời gian qua thành phố Hà Nội đã lãnh
đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật nhằm từng bước hoàn nâng cao hiệu quả QLNN về giáo
dục tại địa phương nhưng thực tiễn hoạt động cho thấy vẫn còn nhiều
bất cập, thiếu sót: cơ cấu tổ chức bộ máy chưa hợp lý, chồng chéo
trách nhiệm, song trùng nhiệm vụ trong quản lý. Vì vậy việc QLNN
về giáo dục cấp huyện hiện nay chưa đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra.
Từ lý luận và thực tiễn đã nêu, luận án đã đề xuất các biện
pháp QLNN về giáo dục cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội .


24
Đó là các biện pháp về sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính
quyền địa phương đối với phát triển giáo dục trên địa bàn ở cấp huyện; Kế
hoạch hóa và hoàn thiện các thể chế QLNN về giáo dục; Thiết lập
và tổ chức thực hiện chặt chẽ quy trình QLNN về giáo dục ở cấp huyện;
Tổ chức bồi dưỡng NLQL cho CBQL giáo dục trên địa bàn ở cấp
huyện; Bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong thực thi các chủ trương,
chính sách phát triển giáo dục cấp huyện trên địa bàn Thành phố; Chỉ đạo
đổi mới thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động giáo dục ở cấp
huyện trên địa bàn Thành phố.
Để kiểm chứng sự đúng đắn của các biện pháp QLNN về giáo dục
cấp huyện được đề xuất, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm, thử
nghiệm các biện pháp và kết quả cho thấy các biện pháp đều được
đánh giá có là cần thiết và khả thi.
2. Kiến nghị
2.1. Với Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp thành phố

2.2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo
2.3. Với phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện



×