Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá đặc điểm ô nhiễm dư lượng chất diệt cỏ/đioxin và khả năng phân hủy sinh học tại khu vực ô nhiễm Tây sân bay Biên Hòa tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 105 trang )

Hà Nội ­ 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Phùng Khắc Huy Chú

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM Ô NHIỄM DƯ LƯỢNG CHẤT DIỆT CỎ/ĐIO
VÀ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY SINH HỌC TẠI KHU VỰC Ô NHIỄM
TÂY SÂN BAY BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Phùng Khắc Huy Chú
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM Ô NHIỄM DƯ LƯỢNG 
CHẤT DIỆT CỎ/DIOXIN VÀ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY SINH HỌC
 TẠI KHU VỰC Ô NHIỄM TÂY SÂN BAY BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
                           Mã số: 60 85 02
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

                                                             PGS.TS.NCVCC.  Đặng Thị Cẩm Hà
Hà Nội – 2012

MỤC LỤC
Trang phụ bìa


Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng biểu, hình vẽ
Bảng ký hiệu các chữ viết tắt
Trang

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1


1.1. Dioxin, đặc điểm tính chất của dioxin và các chất tương tự

4

1.1.1. Các đặc điểm lý, hóa học của dioxin

4

1.1.1.1. Dioxin có độ bền cao

5

1.1.1.2. Dioxin ái mỡ và kỵ nước

6

1.1.1.3. Tính bền vững hoá học


6

1.1.1.4. Tính bền nhiệt

6

1.1.1.5. Thời gian bán huỷ của dioxin

7

1.1.2.  Nguồn gốc và khối lượng dioxin do chiến tranh hoá học để  lại  ở 
Nam Việt Nam
1.1.3. Đặc điểm ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát

8

1.1.3.1. Ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin ở sân bay Biên Hòa

8

1.1.3.2. Tình trạng ô nhiễm  chất diệt cỏ/dioxin ở sân bay Đà Nẵng

9

8

1.1.3.3. Tình trạng ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin ở sân bay Phù Cát

11


1.2. Một số đặc tính của chất diệt cỏ 2,4­D và 2,4,5­T

16

1.3. Phân hủy sinh học chất diệt cỏ 2,4­D và 2,4,5­T

17

1.3.1. Phân hủy sinh học hiếu khí 2,4­D và 2,4,5­T

17

1.3.2. Các cụm gene tham gia phân hủy 2,4­D

18

1.3.3. Enzyme 2,4­dichlorophenoxyacetate/α­ketoglutarate dioxygenease

19

1.3.4. Các enzyme monooxygenease tham gia quá trình phân hủy chất diệt  
cỏ 2,4,5­T và 2,4­D
1.3.5. Các nghiên cứu về phân hủy sinh học 2,4­D và 2,4,5­T ở Việt Nam

20

1.4. Chuyển hóa, phân hủy sinh học dioxin và các chất tương tự

24


1.4.1. Phân hủy hiếu khí sinh học dioxin và các hợp chất tương tự  dioxin  
bởi vi khuẩn
1.4.1.1. Phân hủy hiếu khí sinh học dioxin và dibenzofuran không chứa clo

24

1.4.1.2. Phân hủy dioxin và dibenzofuran bởi oxy hóa kép vị trí bên

25

1.4.1.3. Phân hủy dioxin và các hợp chất tương tự dioxin bởi oxy hóa kép vị 
trí góc
1.4.1.4. Phân hủy sinh học các hợp chất dioxin và dibenzofuran chứa clo

26

22

25

28


1.4.1.5. Phân hủy các hợp chất dioxin chứa clo bởi enzyme cytochrome P­
450­ monooxygenease
1.4.2. Nghiên cứu phân hủy sinh học chất diệt cỏ chứa dioxin ở Việt Nam

29
29


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

34

2.2. Phương pháp nghiên cứu

34

2.2.1. Phân tích các đồng phân độc của dioxin

35

2.2.2. Phân tích hàm lượng mùn, thành phần cơ giới

35

2.2.3. Nghiên cứu đa dạng vi sinh vật trong đất

35

2.2.3.1. Lấy mẫu đất để tiến hành phân tích vi sinh vật

36

2.2.3.2. Phân lập vi khuẩn

36

2.2.3.3. Tách DNA tổng số  mẫu đất nhiễm, mẫu bùn hồ  và từ  VSV nuôi 

cấy
2.2.3.4. Phương pháp nghiên cứu các đặc điểm hình thái vi sinh vật

36

2.2.3.5. Phân loại vi sinh vật bằng xác định trình tự gene 16S rRNA

37

2.2.3.6. Xác định trình tự đoạn gene tfdA mã hóa cho enzyme phân hủy 2,4­D

37

2.2.3.7. Xác định trình tự đoạn gene mã hóa enzyme dioxin dioxygenase

37

2.2.3.8.  Định tính khả năng sử dụng chất diệt cỏ/dioxin của vi khuẩn

38

36

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm ô nhiễm khu vực Tây sân bay Biên Hòa

39

3.1.1. Sự  phân bố  hàm lượng đồng phân 2,3,7,8­TCDD trong đất tại khu 
vực Tây sân bay Biên Hoà

3.1.2. Sự phân bố hàm lượng mùn trong đất  khu vực Tây sân bay Biên Hòa

39

3.1.3. Sự phân bố hàm lượng sét tại khu vực Tây sân bay Biên Hòa

44

3.2. Đặc điểm sinh học của một số chủng vi khuẩn phân lập từ đất ô 
nhiễm chất diệt cỏ/dioxin tại khu vực Tây sân bay Biên Hòa
3.2.1. Phân lập và xác định khả năng phân hủy chất diệt cỏ/dioxin của một  
số chủng vi khuẩn
3.2.1.1. Phân loại chủng vi khuẩn BHNA1

46

3.2.1.2. Phân loại chủng vi khuẩn BHNB1

49

43

46
47


3.2.2. Một số  đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn sử  dụng chất  
diệt cỏ/dioxin và các chất tương tự
3.2.2.1. Sự tồn tại của các gene tfdA ở chủng BHNA1


55

3.2.2.2. Sự tồn tại của các gene tfdA ở chủng BHNB1

58

3.2.3. Sự tồn tại của gene dioxin dioxygenase ở chủng BHNB1

62

3.2.4. Định tính khả năng sử dụng các chất diệt cỏ/dioxin

65

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

74

55

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số tính chất của dioxin và furan
Bảng 1.2. Đặc điểm thổ nhưỡng của sân bay Đà Nẵng

Bảng 3.1. Hàm lượng đồng phân 2,3,7,8­TCDD, mùn, thành phần cơ giới tại các  
điểm nghiên cứu tại khu vực Tây sân bay Biên Hòa.
Bảng 3.2. Một số  đặc điểm hình thái khuẩn lạc của các vi khuẩn phân lập từ 
mẫu đất khu vực Tây sân bay Biên Hòa.
Bảng 3.3. Diện tích pick của đồng phân 2,3,7,8­TCDD.
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Các vị trí lấy mẫu nghiên cứu tại khu vực Tây sân bay Biên Hòa
Hình 2.2. Quy trình tiến hành phân tích mẫu đất chứa dioxin.
Hình 3.1. Biểu đồ sự phân bố của đồng phân dioxin 2,3,7,8­TCDD theo độ sâu.
Hình 3.2. Biểu đồ sự phân bố hàm lượng đồng phân 2,3,7,8­TCDD ở cùng một độ sâu 
lấy mẫu.
Hình 3.3. Biểu diễn hàm lượng đồng phân 2,3,7,8­TCDD tại các điểm lấy mẫu.
Hình 3.4. Sơ đồ biến động hàm lượng mùn theo độ  sâu tại khu vực Tây sân bay 
Biên Hòa.
Hình 3.5. Sơ đồ biến động hàm lượng sét theo độ sâu tại khu vực nghiên cứu.
Hình 3.6. Hình thái khuẩn lạc chủng BHNA1
Hình 3.7. Hình thái tế bào vi khuẩn BHNA1 dưới kính hiển vi điện tử quét JEOL
Hình 3.8. Cây phát sinh chủng loại chủng BHNA1
Hình 3.9. Hình thái khuẩn lạc chủng BHNB1


Hình 3.10. Hình thái tế  bào vi khuẩn BHNB1 dưới kính hiển vi điện tử  quét 
JEOL.
Hình 3.11. Cây phát sinh chủng loại chủng BHNB1.
Hình 3.12. Sản phẩm PCR nhân đoạn gene tfdA với cặp mồi tfdAF và tfdAR của 
chủng BHNA1
Hình   3.13.   Trình   tự   nucleotide   đoạn   gene   mã   hóa   enzyme   TfdA   và   trình   tự 
aminoacide suy diễn nhân lên từ DNA chủng Pseudomonas sp.BHNA1.
Hình 3.14. Cây phát sinh chủng loại gene tfdA của chủng BHNA1.
Hình 3.15. Sản phẩm PCR nhân đoạn gene tfdA với cặp mồi tfdAF và tfdAR của 

chủng BHNB1.
Hình 3.16. Cây phát sinh chủng loại gene tfdA của chủng BHNB1.
Hình   3.17.   Sản   phẩm   PCR   nhân   đoạn   gene   dioxin   dioxygenase   với   cặp   mồi  
DIOXY­F và DIOXY­R.
Hình 3.18. Cây phát sinh chủng loại gene dioxin dioxygenase của chủng BHNB1.
Hình 3.19. Phổ sắc ký khí khối phổ thể hiện khả năng loại bỏ đồng phân 2,3,7,8­
TCDD bởi hai chủng vi khuẩn BHNA1 và BHNB1


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH

Sân bay Biên Hòa

CDD

Chất diệt cỏ chứa dioxin

CDHH

Chất độc hóa học

DD

Dibenzo­p­dioxin

DBF

Dibenzofuran


ĐN

Sân bay Đà Nẵng

PC

Sân bay Phù Cát

PCB

Polychlorinatedbiphenyl

PCDD

Polychlorinated dibenzo­p­dioxin

PCDF

Polychlorinated dibenzofuran

ppm

Parts per million (µg/kg)

ppt

Parts per trillion (ng/kg)

2,3,7,8­TCDD


2,3,7,8­tetrachlorodibenzo­p­dioxin

2,4­D

2,4­dichlorophenoxyacetic acid

2,4­DCP

2,4­dichlorophenol

2,4,5­T

2,4,5­trichlorophenoxyacetic acid

2,4,5­TCP

2,4,5­trichlorophenol

đtg

Đồng tác giả

kb

Kilo bazơ

PAH

Polycyclic Aromatic Hydrocacbon = hydrocacbon đa nhân


PCR

Polymerase Chain Reaction =phản ứng chuỗi trùng hợp

TPCG

Thành phần cơ giới

VK

Vi khuẩn

VSV

Vi sinh vật


Lời cảm ơn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Thị  Cẩm Hà Viện 
Công nghệ  sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ  Việt Nam là người thầy đã  
tận tâm hướng dẫn, dạy bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi thực  
hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Viện Hóa  
học ­ Môi trường quân sự/Bộ tư lệnh Hóa học đã hết sức giúp đỡ, tạo điều kiện 
tối đa cho tôi khi tham gia học tập. Bên cạnh đó, tôi cũng chân thành cảm ơn sự 
quan tâm sâu sắc của tập thể phòng Công nghệ xử lý môi trường Viện Hóa học ­  
Môi trường quân sự  đã chia sẻ, gánh vác những khó khăn, chia sẻ  khi thực hiện  
nhiệm vụ trong thời gian tôi đi học và hoàn thành luận văn của mình.
Bên cạnh đó, để có thể hoàn thành được luận văn này còn có sự  giúp đỡ,  

hướng dẫn của chị, TS Đinh Thị Thu Hằng, các em: ThS Đào Thị Ngọc Ánh, CN 
Lê Việt Hưng, ThS Nguyễn Nguyên Quang cùng toàn thể  các chị, các em trong  
phòng Công nghệ  sinh học tái tạo môi trường/Viện Công nghệ  sinh học trong  
suốt nhiều tháng trời tôi tham gia thực hiện nội dung luận án này.
Trong thời gian học tập em xin gửi lời cảm  ơn chân thành tới toàn thể các 
thầy, các cô trong Khoa Môi trường/Đại học Khoa học tự  nhiên, Đại học Quốc 
gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt, trao đổi những kiến thức căn bản, cần thiết  
cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Để  có thể  hoàn thành luận văn của mình tôi đã có được sự  động viên to 
lớn của gia đình và đặc biệt là của đồng chí vợ đã luôn ở bên tôi, chủ động khắc 


phục mọi khó khăn của gia đình để động viên và tạo điểu kiện thuận lợi nhất khi  
tôi thực hiện luận văn này. Tôi rất cảm  ơn sự  động viên khích lệ  của các đồng  
nghiệp, bạn bè trong đơn vị và ngoài đơn vị đã dành cho tôi.
Hà Nội, ngày    tháng   năm 2012
                                                                       
MỞ ĐẦU

Trong chiến tranh  ở  Việt Nam, các chất  diệt cỏ  chứa dioxin (chất diệt 
cỏ/dioxin) được gọi với các tên khác nhau là chất độc hóa học, chất diệt cỏ,  
dioxin, chất da cam mà quân đội Mỹ sử dụng ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ 
ngày 10/8/1961 và kết thúc vào ngày 31/10/1971 đã gây ra thảm họa lớn cho môi 
trường   và   con   người.  Theo   Young   (2009)   quân   đội   Mỹ   đã   rải  tổng   cộng 
74.175.920 lít chất diệt cỏ, trong đó: chất da cam là 43.332.640 lít; chất xanh lá 
mạ, chất hồng, chất tím là 2.944.240 lít; chất trắng là 21.798.400 lít; chất xanh da 
trời là 6.100.640 lít [2]. Các chất diệt cỏ trên chứa dioxin (tetraclordibenzodioxin­
TCDD) là tạp chất sinh ra trong quá trình sản xuất các chất diệt cỏ. 
Sân bay Biên Hòa là một trong số các căn cứ quân sự mà quân đội Mỹ sử 
dụng làm nơi lưu trữ, đóng nạp các chất trên để phục vụ  các cuộc phun rải kéo  

dài và để lại sự ô nhiễm nặng nề cho đến ngày nay. Hiện tại có 4 khu vực ở sân 
bay này vẫn bị  ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin. Khu 1 là khu chứa  ở  phía Nam sân 
bay  nồng  độ   ô  nhiễm  cao  nhất  tới  5,8  triệu  ppt,   diện  tích  của   khu  vực   này 
khoảng 4,7 ha; Khu 2 là nam sân bay diện tích ô nhiễm khoảng 1,0 ha, chiều sâu  
nhiễm 1 m, độ tồn lưu dioxin (2,3,7,8 TCDD) phân tích được tới 65.000 ppt . Khu 
3 là khu vực ao ­ hồ thuộc cổng II sân bay, diện tích ô nhiễm hơn 2 ha và chủ yếu 
là trầm tích (bùn), nồng độ  dioxin phân tích cao nhất  ở khu vực này chỉ  khoảng 
2.200 ppt. Khu 4 là Tây sân bay, đây là khu vực mới được phát hiện (khu Pacer  
Ivy) [2].


Ảnh hưởng của chất diệt cỏ chứa dioxin đối với môi trường sinh thái và 
con người  ở  Việt Nam đã được nghiên cứu từ  những năm 80 của thể  kỷ  trước  
với nhiều đề  tài, dự  án điều tra, đánh giá tác hại của chất diệt cỏ/dioxin. Đồng  
thời các nghiên cứu  ở  quy mô khác nhau đã nhằm vào việc tìm kiếm các công 
nghệ xử lý khử độc ô nhiễm môi trường mang tính khả thi. Từ nghiên cứu trong 
phòng thí nghiệm tới quy mô pilot hiện trường và thử  nghiệm  ở  quy mô lớn tới 
hàng nghìn mét khối để xử lý khử độc đất hay trầm tích bị ô nhiễm đã được tiến 
hành. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ ở đối tượng là các “điểm nóng” với các  
khu vực bị  ô nhiễm đã biết như  đầu Bắc sân bay Đà Nẵng, khu vực Z1 sân bay 
Biên Hòa, còn những khu vực mới phát hiện trong thời gian gần đây thì chưa có  
nghiên cứu chi tiết kể cả điều tra cơ bản. Vì vậy cho đến nay chưa có giải pháp  
công nghệ  để  xử  lý làm sạch khu vực Tây sân bay Biên Hòa. Chính vì vậy các  
nghiên cứu đã được tiến hành nhằm vào việc xác định khu vực ô nhiễm trong đó  
có đánh giá độ  tồn lưu và khả  năng xử  lý bằng con đường sinh học. Các  nhiệm 
vụ đầu tiên được đặt ra là đó là đánh giá một số tính chất của đất ô nhiễm và mức 
độ  độc của dioxin theo độ  sâu; nghiên cứu đa dạng vi sinh vật cũng như  sự  biểu 
hiện của các gene chức năng trong đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin; nghiên cứu khả 
năng khử clo sinh học các hợp chất ô nhiễm theo cơ chế oxy hóa cắt vòng, xúc tác 
hay loại khử  clo, các quá trình biến đổi chất sử  dụng chất diệt cỏ/dioxin như  là 

nguồn carbon và năng lượng duy nhất hay theo cơ chế trao đổi chất.
Một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về phân lập, đánh  
giá khả  năng sử  dụng các hợp chất độc cũng như  gene tham giá quá trình phân 
hủy các chất độc đã được tiến hành [9,11,1,22,21,27,5,126,6,84,91]. Bên cạnh các 
nghiên cứu về  đa dạng chủng loại, gene chức năng cùng một số  nghiên cứu về 
lý, hóa và sinh học nhằm khử độc đất nhiễm đã được tiến hành trong đất tại các  
“điểm nóng” trong đó có sân bay Đà Nẵng, khu vực Z1 sân bay Biên Hòa. Trong 
các công nghệ có thể  áp dụng cho xử  lý môi trường nói chung và xử  lý các hợp 
chất khó phân hủy nói riêng, đặc biệt là các chất diệt cỏ có chứa dioxin thì việc 


khử độc đất nhiễm bằng phân hủy sinh học (bioremediation) được quan tâm đặc 
biệt do giá thành thấp và thân thiện với môi trường. Cơ  sở  của phương pháp 
phân hủy sinh học trong điều kiện của Việt Nam là kích thích tập đoàn vi sinh  
vật bản địa để phân hủy chất ô nhiễm là hỗn hợp của chất diệt cỏ/dioxin và các 
chất ô nhiễm tạo ra trong đất sau quá trình phân hủy tự nhiên. Do vậy nghiên cứu  
đa dạng vi sinh vật và gene chức năng trong đất nhiễm là hết sức cần thiết. Đồng 
thời nghiên cứu khả  năng phân hủy 2,3,7,8­TCDD là chất chiếm tỷ  lệ  90 đến 
99% tổng độ độc trong đất đã được đặt ra. Kết quả  của các nghiên cứu cơ  bản 
về  quần xã vi sinh vật, các gene chức năng có mặt trong đất và bùn hồ  nhiễm  
chất diệt cỏ  chứa dioxin sẽ  là cơ  sở  quyết định trong xây dựng quy trình công 
nghệ phù hợp để xử lý khử độc các điểm nóng ô nhiễm vẫn còn tồn tại cho đến 
nay.
Trên cơ sở lý luận khoa học và nhu cầu cấp bách của việc khử độc làm sạch 
đất nhiễm tại các “điểm nóng” đã biết và các khu vực mới phát hiện thuộc các sân  
bay quân sự cũ, góp phần thực hiện Chương trình khắc phục hậu quả của chất độc 
hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh, đề tài “Đánh giá đặc điểm ô nhiễm dư  
lượng chất diệt cỏ/đioxin và khả năng phân hủy sinh học tại khu vực ô nhiễm  
Tây sân bay Biên Hòa tỉnh Đồng Nai”  thực hiện với các mục đích và nội dung 
chính như sau:

Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu mức độ  ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin tại khu vực đầu phía Tây 
sân bay Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, đánh giá   khả  năng phân hủy sinh học của vi  
sinh bản địa tại khu vực trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Nội dung nghiên cứu


­ Khảo sát và phân tích hiện trạng, đặc điểm ô nhiễm dioxin tại khu vực 
đầu Tây sân bay Biên Hòa (chỉ  số  môi trường, địa hóa cơ  bản như   hàm lượng  
mùn, thành phần cơ giới, độ pH  v.v. và  mức độ ô nhiễm dioxin);
­ Đặc điểm sinh học của một số  chủng vi khuẩn phân lập được từ  khu 
vực nghiên cứu.
­ Xác định sự  có mặt của 2 gene chức năng  tfdA  và dioxin dioxygenase 
tham gia phân hủy chất diệt cỏ/dioxin từ hai chủng vi khuẩn trên.
­ Nghiên cứu khả  năng phân hủy chất diệt cỏ/dioxin của hai chủng vi  
khuẩn được phân lập từ khu vực nghiên cứu và phân loại định tên chúng;

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Dioxin, đặc điểm tính chất của dioxin và các chất tương tự
Dioxin thuộc vào một trong 12 nhóm chất hữu cơ khó phân huỷ (Persistent 
Organic Pollutants) này được gọi tắt POP theo công ước Stockholm (UNEP, 2001) 
phải   được   loại   bỏ   hoàn   toàn.   Các   chất   này   gồm:   Policlobiphenyl   (PCB);  
Policlodibenzeo­p­dioxin (PCDD); Policlodibenzofuran (PCDF); Aldrin; Dieldrin; 
Diclodiphenyltricloetan   (DDT);   Endrin;   Clordan;   Hexaclobenzen;   Mirex; 
Toxaphen; Heptaclo [24].
Trong 12 nhóm chất POP, với   tên chung là “dioxin” và tương tự  dioxin,  
thường   được   hiểu   là   các   chất   Policlodibenzo­p­dioxin   (PCDD)   và 
Polyclodibenzofuran (PCDF), polyclobiphenyl  (PCB). Trừ PCDD và PCDF là nhóm 

các chất không chủ định sản xuất, các chất còn lại được sản xuất để sử dụng trong  
hoạt động kinh tế. PCB được sử  dụng trong chế  tạo dầu biến thế, tụ  điện lỏng,  


làm chất hoá dẻo, v.v. Các chất chứa clo được sản xuất làm thuốc trừ sâu, trừ muỗi, 
trừ côn trùng có hại v.v.
Các đồng phân của dioxin và furan:
a) Polyclodibenzo­p­dioxin có 75 chất gọi là đồng phân, phụ  thuộc vào số 
lượng nguyên tố clo trong phân tử được chia ra tám nhóm đồng phân (isomer).
b) Polyclodibenzofuran có 135 chất gọi là đồng phân, tương tự  như  PCDD, 
PCDF được chia ra tám nhóm đồng phân [24].
Cấu tạo nguyên tử chung của dioxin và furan như sau:
9

    

8

7

6

Cl x

10

O
O
5


1

4

   Policlodibenzo­p­dioxin    

9

2

8

3

7

Cl y

1
2

Cl m 6

O
5

3
4

Cln


                            Policlodibenzofuran 

1.1.1. Các đặc điểm lý, hóa học của dioxin
1.1.1.1. Dioxin có độ bền cao
Một trong những đặc điểm quan trọng của dioxin là có độ bền vật lý, hóa 
học và sinh học cao. Ở điều kiện bình thường, dioxin là những chất rắn, có nhiệt 
độ nóng chảy khá cao, áp suất hơi rất thấp và rất ít tan trong nước.
Nhiệt độ  sôi của 2,3,7,8­TCDD, là đồng phân độc nhất trong các đồng  
phân của dioxin, vào khoảng 412,2oC. Độ  hoà tan của nó trong chất diệt cỏ  sử 
dụng trong chiến tranh vào khoảng 580 ppm; trong các dung môi hữu cơ khác lần  
lượt   là:   o­diclobenzen:   1.400   mg/l,   clobenzen:   720   mg/l,   benzene:   570   mg/l,  
chloroform: 370mg/l; axeton: 110 mg/l, methanol: 10mg/l [34, 113].
Bảng 1.1: Một số tính chất của dioxin và furan 
Chất

Phân tử  Nhiệt độ  Nhiệt độ  Độ tan trong 
lượng nóng chảy,  sôi oC
nước ng/l

áp suất 
mmHg


o

C

[2,3,7,8]­TCDD


322,0

305­306

446,5

19,3

7,40.10­10

1,[2,3,7,8]­PeCDD

356,4

240­241

­

­

9,48. 10­10

1,4,[2,3,7,8]­HxCDD

390,9

273­275

487,7


4,42

1,01.10­10

1,6,[2,3,7,8]­ HxCDD

390,9

285­286

­

­

3,60.10­11

1,9,[2,3,7,8]­ HxCDD

390,9

243­244

­

­

4,90.10­11

1,4,6,[2,3,7,8]­HpCDD


425,3

265

507,2

2,4

3,21.10­11

1,4,6,9,[2,3,7,8]­OCDD

459,8

330­332

510

0,4

8,25.10­11

[2,3,7,8]­TCDF

305,96

219­221

438,3


419

8,96. 10­9

1,[2,3,7,8]­PeCDF

340,42

225­227

­

­

2,72. 10­9

4,[2,3,7,8]­PeCDF

340,42

196

464,74

136

3,29. 10­9

1,4,[2,3,7,8]­HxCDF


374,87

226­226

487,7

828

2,40.10­10

1,6,[2,3,7,8]­ HxCDF

374,87

232­234

487,7

17,7

2,20. 10­10

1,9,[2,3,7,8]­ HxCDF

374,87

247

­


­

1,80.10­10

4,6,[2,3,7,8]­HXCDF

374,87

239

­

­

2,30.10­10

1,4,6,[2,3,7,8]­HpCDF

409,31

236­237

507,2

1,35

1,33. 10­10

1,4,9,[2,3,7,8]­HpCDF


409,31

222

507,2

­

1,07.10­10

1,4,6,9,[2,3,7,8]­OCDF

443,76

259

537

1,16

3,75.10­10

1.1.1.2. Dioxin ái mỡ và kỵ nước
Đặc tính ái mỡ  (lipophilic) và kị  nước (hydrophobic) của dioxin liên quan 
chặt chẽ với độ bền vững của chúng trong cơ thể sống cũng như  trong tự  nhiên 
và sự phân bố của chúng trong các cơ quan của cơ thể.
Hệ  số  phân bố  của 2,3,7,8­TCDD đã được xác định trong các thành phần 
của cơ thể lần lượt là: mô mỡ 300; da 30; gan 25; sữa mẹ 13; thành ruột 10; máu  
10; thận 7; bắp thịt 4; mật 0,5; nước tiểu 0,00005. Vì vậy, khi nghiên cứu đánh 
giá độ tồn lưu của dioxin trong cơ thể người, thường lấy mỡ, máu và sữa mẹ  là  



các mô chứa nhiều sữa nhất nên tại đây dioxin có khả  năng bị  hòa tan cao nhất.  
Trong sữa mẹ có khoảng 3­4% mỡ, còn trong máu khoảng 0,3 ­ 0,7% [51].
1.1.1.3. Tính bền vững hoá học
Về mặt hoá học, dioxin rất bền vững, không bị phân huỷ dưới tác dụng của 
các axit mạnh, kiềm mạnh, các chất oxy hoá mạnh khi không có chất xúc tác và  
ngay  ở  cả  môi trường có nhiệt độ  cao. Dioxin không bị  thuỷ  phân trong nước  ở 
điều kiện bình thường. Nước siêu tới hạn có nhiệt độ 375 oC, áp suất 222 atm và tỷ 
khối 0,307 g/cm3, có thể hoà tan và oxy hoá dioxin với hiệu suất rất cao, ở quy mô  
phòng thí nghiệm, 99,9999% [39].
1.1.1.4. Tính bền nhiệt
Dioxin có nhiệt độ nóng chảy khá cao, nhiệt độ  sôi của 2,3,7,8­TCDD lên 
tới 412oC, các quá trình cháy tạo dioxin cũng xảy ra  ở  khoảng nhiệt độ  khá cao.  
Nhiệt độ 750­900oC vẫn là vùng tạo thành 2,3,7,8­TCDD trong quá trình sản xuất  
các chất hữu cơ có clo. Ngay cả ở nhiệt độ 1200 oC quá trình phân huỷ dioxin vẫn 
là quá trình thuận nghịch, dioxin chỉ  bị  phân huỷ  hoàn toàn  ở  nhiệt độ  lớn hơn 
1200­1400oC [24].
1.1.1.5. Thời gian bán huỷ của dioxin
Thời gian bán huỷ  là một thông số  quan trọng để  đánh giá độ  bền vững  
của dioxin trong các đối tượng khác nhau.
Có nhiều tài liệu nêu ra các số liệu về thời gian bán huỷ (T1/2) của dioxin  
trong một số đối tượng như sau [51,34,50]:
Trong đất

Chuột

: 15­30 ngày

Trên bền mặt đất : 1­3 năm 


Chuột lang

: 30­90 ngày

Cặn đáy

: đến 2 năm 

Khỉ

: 455 ngày

Nước

: 1­2 năm 

Người

: 5­7 năm

: >10 năm 


Thời gian bán huỷ của dioxin là 9­12 năm chỉ ở trên lớp đất bề mặt 0,1cm, 
ở các lớp đất sâu hơn là 25­100 năm. Theo Hsieh và đtg (1994) [65] thời gian bán  
huỷ của dioxin trong đất là 4.720 ngày (~13 năm), hexaclobenze là 1.530 ngày (4,2  
năm), PCBs là 940 ngày (2,6 năm), PAHs là 570 ngày (1,6 năm), pentaclophenol 
100 ngày. Trong cặn đáy dioxin có thể  tồn tại hàng trăm năm. Theo tài liệu này  
thời gian bán hủy đồng phân của PCDD và PCDF trong cặn đáy như sau:

Nhóm đồng phân 

PCDF

PCDD

Tetra

79 năm

102 năm

Penta

59 năm

153 năm

Hexa

54 năm

173 năm

Hepta

32 năm

128 năm


Octa

29 năm

139 năm

Các số liệu này cho thấy độ bền vững của PCDD và PCDF trong trầm tích  
là rất khác nhau và có thể xếp theo thứ tự: 

PCDD > PCDF

Đối với PCDF:

Tetra > Penta > Hexa > Hepta > Octa

Đối với PCDD: 

Hexa > Penta > Octa > Hepta > Tetra

1.1.2. Nguồn gốc và khối lượng dioxin do chiến tranh hoá học để lại ở Nam Việt 
Nam
Trong thời gian chiến tranh  ở  Việt Nam, chất diệt c ỏ/dioxin  được quân 
đội Mỹ  sử  dụng  ở  miền Nam Việt Nam bắt đầu từ  ngày 10/8/1961 và kết thúc 
vào ngày 31/10/1971. Theo Young (2009) quân đội Mỹ đã rải tổng cộng 74.175.920  
lit chất diệt cỏ, trong đó: chất da cam là 43.332.640 lít; chất xanh lá mạ, chất 
hồng, chất tím là 2.944.240 lít; chất trắng là 21.798.400 lít; chất xanh da trời là 
6.100.640 lít [3]. Các chất diệt cỏ trên thùng có màu tím, da cam, v.v. chứa 2,3,7,8­
TCDD và 1,2,3,7,8­PeCDD  được đánh giá có độ  độc tương đương cao nhất với  
hệ số là 1.



Theo Westing (1989) [122] thì con số  là 170 kg, và theo tác giả, thời gian 
bán huỷ của dioxin là 3,5 năm, con số 170 kg dioxin tính vào thời điểm 1968, một  
nửa con số này tích luỹ trong đất và các sinh vật, còn một nửa khác nhanh chóng 
bị  quang phân huỷ. Với những giả  thiết này, tác giả  tính lượng dioxin và năm  
1980 còn 8 kg, năm 1985 còn 3 kg và đến năm 1990 chỉ còn lại 1kg. Tác giả cũng 
tính sự phân bố khối lượng 170 kg dioxin này theo các vùng chiến thuật: Vùng I:  
28,9 kg; vùng II: 35,7kg; vùng III: 90,1kg; vùng IV: 15,3 kg.
Hàm lượng dioxin do quân đội Mỹ  sử  dụng được nhiều tác giả  giả  thiết 
với cơ sở rất khác nhau vì vậy mà con số này cũng khác nhau. Wolfe và cộng sự 
đưa ra con số 368 pao, tức 167 kg (~ 170kg) 2,3,7,8­TCDD [34]. Viện sỹ Viện hàn  
lâm khoa học Liên Xô Fokin (1983) đánh giá khối lượng dioxin do chiến tranh hoá  
học để lại cho môi trường miền Nam Việt Nam vào khoảng 500­600 kg. Gần đây 
nhất Stellman và cộng sự (2003, tr.684) [109], sau khi tính toán lại khối lượng các 
CĐHH chứa dioxin, đưa ra con số: 386 kg hay hơn 1000 kg.
1.1.3. Đặc điểm ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát
1.1.3.1. Ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin ở sân bay Biên Hòa
Tại sân bay Biên Hòa  các khu vực đã được khảo sát và mức độ  ô nhiễm  
chất diệt cỏ/dioxin  ở  mức độ  khác nhau bao gồm: Khu vực Nam của sân bay 
(khu A); Khu vực Pacer Ivy nằm  ở Tây của đường băng (đây cũng chính là khu  
vực nghiên cứu của đề  tài); Khu Z1 và vùng vành đai Z1 đã được xác định là  
điểm nóng từ  nhiều năm nay. Đặc điểm của các khu vực bị  ô nhiễm chất diệt  
cỏ/dioxin có thể tóm tắt như sau:
* Khu vực Nam sân bay – khu A
Diện tích khoảng 2000m2. Có 5/16 mẫu có nồng độ  dioxin lớn hơn 1000  
ppt. Có 1 mẫu có nồng độ  cao nhất là 65.400 ppt. Thành phần cuả  TCDD đều  
chiếm tỷ lệ cao từ 75% đến trên 98% của tổng TEQ. 
* Kết quả khu vực Pacer Ivy ở phía Tây đường băng



Diện tích khu vực vào khoảng 150.000m2, đã phân tích 15 mẫu trong tổng 
số 19 mẫu đất và trầm tích. Kết quả phân tích cho thấy 2 mẫu có nồng độ dioxin  
cao 2.000 và 22.300 ppt. Lấy mẫu trầm tích tại các hồ, ao và rãnh thoát nước tại 
khu vực, nồng độ dioxin trong các mẫu trầm tích đểu lớn hơn giá trị ngưỡng của  
Việt Nam và quốc tế  (giá trị  cao nhất là 5.970 ppt). Phần trăm của TCDD trên  
tổng số  TEQ trong một số  mẫu chiếm hơn 90%, chứng tỏ  chất độc da cam là 
nguồn gốc chính của ô nhiễm dioxin tại khu vực này [12].
* Khu vực Z1
Đây là điểm mà bộ Quốc phòng Việt Nam đã xác định là khu vực ô nhiễm 
dioxin nặng. Một loạt mẫu lấy  ở khu vực phía dưới những thùng thuốc diệt cỏ 
đã sử  dụng trong chiến dịch Ranch Hand. Kết quả  phân tích cho thấy nồng độ 
TCDD tăng dần theo độ sâu: tại độ sâu 0­30 cm, nồng độ TCDD là 36.800 ppt, độ 
sâu 30 – 60 cm nồng độ là 144.000 ppt; độ sâu 60 – 90 cm nồng độ là 259.000 ppt;  
độ  sâu 150 – 180 cm nồng độ  là 184.000 ppt. Hàm lượng TCDD chiếm tới hơn  
98% trên tổng số TEQ trong tất cả các mẫu lấy tại khu vực này [6]. Nói chung 
đất của khu vực Z1 thuộc loại đất chua, bạc màu, độ  pH của đất phổ  biến  ở 
mức 4,5­5,5. Độ mùn thấp phổ biến ở 1 – 2%, thành phần cát chiếm tỷ trọng lớn  
[14].
1.1.3.2. Tình trạng ô nhiễm  chất diệt cỏ/dioxin ở sân bay Đà Nẵng
Khu nhiễm có cùng đặc điểm thổ nhưỡng của Đà Nẵng. Kết quả điều tra, 
phân loại nguồn gốc các loại đất cho thấy Đà Nẵng có 10 nhóm đất cơ bản. Các  
nhóm đất phổ  biến  ở  khu vực sân bay Đà Nẵng là nhóm cát biển và nhóm đất 
bạc màu. Kết quả phân tích một số thành phần đất trong khu nhiễm [20].
Bảng 1.2: Đặc điểm thổ nhưỡng
Thành phần

Tỷ lệ

Sét


8­10


Cấu trúc viên

20­30%

Tổng lượng Ca, Mg

3­5mg/100g

Độ ẩm sau mưa

25­30%

Tổng lượng nhôm, sắt dạng oxit

10­20%

Ngoài ra, hàm lượng các chất mùn  ở  đây rất thấp, phổ  biến không vượt 
quá 2%; độ pH thấp (2,5 ­ 5). Vì vậy khả năng lan truyền của chất độc theo các 
hướng: Bề mặt, nước ngầm, bay hơi là rất lớn do sự  kết hợp của nhiều yếu tố 
tự nhiên của vi khí hậu và đặc điểm thổ nhưỡng.
Trong khảo sát, đánh giá của mình, công ty Hatfield (Canada, 2007) đã phân 
tích các thành phần các cấp hạt đất và trầm tích tại khu vực đầu bắc và ao hồ sân 
bay Đà Nẵng đã chỉ  ra. Hầu hết các đất tại khu vực đầu bắc sân bay Đà Nẵng  
hàm lượng cát (2 – 0,063mm) chiếm đa số  với hàm lượng 73 đến 80%, hàm  
lượng limon (0,063mm ­ 4µm) chiếm từ 20 đến 8%, hàm lượng sét (<4µm) chiếm  
từ 4 đến 12%. pH dao động trong khoảng tà 4,5 đến 9,1 [56].
Trong báo cáo kết quả  của Công ty tư  vấn Hatfield (2007) cho thấy khu  

vực ô nhiễm tại đầu Bắc sân bay (khu vực pha trộn và đóng nạp) có nồng độ 
TCDD cao nhất xác định được là 361.000 ppt ở độ sâu từ 0 – 10 cm và tỷ lệ đồng  
phân 2,3,7,8­TCDD chiếm tới trên 99%. Ở độ  sâu từ 10 – 30 cm nồng độ  TCDD 
là 330.000 ppt và những mẫu khác  ở  khu vực này nằm trong khoảng 1.190 đến 
36.800 ppt. Tại khu chứa ở độ sâu lấy mẫu 10­30 cm và 30­50 cm tất cả các mẫu  
phân tích đều cho thấy khu vực có nồng độ chất ô nhiễm cao. Nồng độ mẫu đất 
lấy  ở  bề  mặt 10 cm khu vực này có khoảng nồng độ  từ  3.520 ppt đến 106.000 
ppt. Tại khu vực này nồng độ ô nhiễm giảm dần theo độ sâu [56].
Trong năm 2009, Công ty Hatfield (Canada) [57] tiến hành khảo sát phân 
tích mẫu tại khu vực sân bay Đà Nẵng đã chỉ ra, tại khu vực Pacer Ivy (khu vực 
lưu trữ ở phía nam sân bay) nồng độ TCDD cao nhất phân tích được là 20.600 ppt  
ở độ sâu 0­10 cm nhưng tỷ lệ đồng phân 2,3,7,8­TCDD chỉ chiếm có 65%. Ở các 


độ sâu lớn hơn nồng độ  TCDD vẫn cao,  ở độ  sâu 10­30 cm nồng độ  TCDD dao  
động trong khoảng 3.500 đến 5.120 ppt và tỷ  lệ  đồng phân 2,3,7,8­TCDD chiếm 
68,4%.  Ở  độ  sâu 30­115 cm nồng độ  TCDD giảm dần theo độ  sâu từ  123 đến  
4,15 ppt. Qua đây có thể nhận thấy rằng tại khu vực này tỷ  lệ  nồng độ  2,3,7,8­
TCDD chiếm tỷ lệ trung bình và điều này cho ta thấy rằng nồng độ chất độc da  
cam/dioxin tại khu vực còn có sự  tham gia của các đồng phân khác và furan bao 
gồm penta­; hexa­; hepta­; và octa­chlorinated. 
Tại khu vực Pacer Ivy (khu vực đóng thùng khi thu hổi) các mẫu phân tích  
trên bề  mặt với độ  sâu từ  0­10 cm nồng độ  TCDD thấp dưới ngưỡng quốc tế 
quy định (1000 ppt) nằm trong khoảng 5,2 ppt đến 99,7 ppt và tỷ  lệ  đồng phân  
độc 2,3,7,8­TCDD chiếm trên 80%. Khi tiến hành khảo sát tại các điểm lấy mẫu  
khu vực đầu bắc sân bay (khu pha trộn và đóng nạp) cho thấy nồng độ  chất ô  
nhiễm vẫn  ở mức độ  cao và nằm trong khoảng 64 đến 11.700 ppt. Khi lấy mẫu 
phân tích năm 2009 so với năm 2006  ở  cùng địa điểm thì nồng độ  tương  ứng là 
11.700 ppt và 5.690 ppt. tất cả các mẫu tại khu vực này tỷ  lệ  đồng phân 2,3,7,8­
TCDD đều chiếm tỷ lệ cao 95,7 – 94,9% [57].

1.1.3.3. Tình trạng ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin ở sân bay Phù Cát
Tại sân bay Phù Cát 7 khu vực đã lấy mẫu phân tích dioxin gồm: khu chứa,  
khu nạp, khu đệm, khu rửa, bể lắng lọc, các hồ trong sân bay (bao gồm hồ A, hồ B,  
hồ C) và khu vực phía Đông Nam đường băng (khu vực Bộ Quốc Phòng Mỹ  cung 
cấp).  
a. Khu chứa
Khu chứa có diện tích khoảng 8.000 m2, trong đó sân bê tông là nơi chứa 
chính chiếm gần 3.000 m2.
­ Kết quả từ dự án Z3 (2000): nồng độ trung bình trong các mẫu bề mặt là 
11.400 ppt, mẫu có nồng độ cao nhất là 49.500 ppt. Kết quả phân tích 6 mẫu theo 


chiều sâu cho thấy ở độ sâu 60­90 cm nồng độ trung bình là 930 ppt, còn ở độ sâu  
120­150 cm, nồng độ trung bình là 120 ppt. 
­ Phân tích mẫu bổ  sung năm 2008 cho thấy, nồng độ  dioxin trung bình  
trong các mẫu bề mặt là 19.935 ppt. Mẫu có nồng độ cao nhất nằm gần giữa sân 
bê tông ở độ sâu 10­30cm với 238.000 ppt. 
Tại cống gom nước của khu chứa lấy 01 mẫu theo chiều sâu 0­10 cm có  
nồng độ 30.000 ppt, ở lớp đất 10­30cm có nồng độ 564 ppt.
Điều đáng chú ý nữa là trong các mẫu phân tích tại đây đồng phân 2,3,7,8­  
TCDD đều lớn hơn 95,5 %, số liệu thu được này chứng tỏ dioxin tại khu vưc này 
có nguồn gốc từ chất diệt cỏ mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh.
b. Khu nạp
Khu  nạp là  sân  bê  tông,  một  phần  xung  quanh trải  nhựa,  có  diện tích  
khoảng 13.000 m2. 
Kết quả phân tích cho thấy, nồng độ trung bình trong 6 mẫu bề mặt là 152 
ppt, dao động từ  2,6 đến 870 ppt. Hai mẫu cao nhất trong khu nạp là 2 mẫu tại  
cửa cống thoát nước từ  3 cống gom nước trong khu nạp:  ở lớp đất 0­10 cm có  
nồng độ 866 ppt, lớp đất từ 10­20 cm có nồng độ 876 ppt.
Kết quả  thu được cho thấy tồn lưu dioxin tại khu nạp không cao, nằm  

dưới ngưỡng cần xử lý.
c. Khu đệm
Là khu đất đồi dốc chủ yếu là đất đá ong laterit với hàm lượng mùn và sét 
thấp, độ dốc lớn, diện tích khoảng 110.000 m2. 
­ Kết quả từ  dự án Z3 (2000): nồng độ  trung bình trên đất bề  mặt là 269  
ppt, kết quả lấy mẫu theo chiều sâu ở 0­30 cm có nồng độ 4.453 ppt.
­ Nhiệm vụ  phân tích mẫu bổ  sung năm 2008 kết quả  phân tích cho thấy  
nồng độ trung bình trên bề mặt là 801 ppt, đặc biệt có 1 mẫu nồng độ 2.950 ppt. 


Như  vậy kết quả  từ  dự  án Z3 và phân tích bổ  xung cho thấy nồng độ 
dioxin tồn lưu ở khu đệm không cao. Nồng độ đồng phân 2,3,7,8­TCDD trong các 
mẫu phân tích đều chiếm trên 80%,
d. Khu rửa
Khu rửa làm nhiệm vụ rửa phương tiện sau phun rải, có diện tích khoảng 
36.000 m2. 
­ Kết quả từ dự án Z3 (2000): đã phân tích mẫu lấy theo chiều sâu trên sân 
trải nhựa, kết quả  ở lớp đất từ 0­30 cm nồng độ dioxin là 18 ppt, lớp đất từ  30­
60 cm nồng độ là 21 ppt.
­ Kết qủa phân tích mẫu bổ sung (2008): Nồng độ trung bình trên bề mặt là 
4,04 ppt và đồng phân 2,3,7,8­TCDD dao động từ  36,5 đến 90,3 ppt . Đây là khu 
vực được bê tông hóa bằng lớp bê tông dày, nồng độ dioxin còn lại không đáng kể.  
Khu vực này không cần lấy mẫu phân tích bổ sung và không cần biện pháp xử lý.
e. Bể lắng lọc
Trong nội dung thực hiện dự  án Z3, 2 hệ  thống bể  lắng lọc được Binh  
chủng hóa học xây vào khoảng năm 2002. 
­ Phân tích mẫu bổ sung (2008): Mẫu bùn tại đây có nồng độ dioxin không 
cao, trung bình 67,6 ppt. Tuy nhiên đồng phân 2,3,7,8­TCDD trong các mẫu phân 
tích khá cao đa số trên 90%, điều này khẳng định dioxin trong các mẫu bùn bể lắng  
lọc có nguồn gốc từ chất diệt cỏ do Mỹ sử dụng trong chiến tranh.

f. Các hồ trong sân bay
Phía dưới khu vực ô nhiễm tại khu vực có 3 hồ: hồ  A, hồ  B, hồ C. Theo  
hướng lan tỏa nước mưa mang theo chất độc từ  khu chứa, vùng đệm chảy qua 
bể lắng lọc vào hồ A sau đó vào hồ B và hồ C.
­ Kết quả từ dự án Z3 (2002): nồng độ dioxin trung bình trong mẫu bùn hồ 
A là 46 ppt (n=10), trong hồ B là 86 ppt (n = 5) và trong hồ C là 6 ppt (n = 3)


­ Phân tích mẫu bổ sung (2008): Hàm lượng dioxin trong mẫu bùn tại các 
hồ thấp, dao động từ 4,5 đến 33,7 ppt. Trong 4/5 mẫu phân tích tỷ lệ  đồng phân 
2,3,7,8­TCDD nằm trong khoảng trên dưới 70%. Các hồ  A, B, C trong sân bay 
không cần lấy mẫu phân tích bổ sung và cũng không cần triển khai các biện pháp  
xử lý (nồng độ dioxin thấp hơn 150 ppt).
g. Khu vực phía Đông Nam đường băng
Đây là khu vực mà Bộ Quốc Phòng Mỹ cung cấp gồm: Sân A (gần đường 
băng) có diện tích khoảng 110.000 m2, sân B (ở giữa) có diện tích khoảng 90.000 
m2, sân C có diện tích khoang 158.000 m2. 
­ Phân tích mẫu bổ sung (2008): Kết quả phân tích cho thấy, tại khu vực 
này nồng độ dioxin trung bình là 41,7 ppt, mẫu cao nhất là 99,6 ppt và thấp nhất  
5,63 ppt. Tỷ lệ đồng phân 2,3,7,8­TCDD trong tất cả các mẫu phân tích thấp, dao 
động từ 2 đến 67,8%. Vì vậy có thể nơi đây chất ô nhiễm không có nguồn gốc từ 
chất diệt cỏ do Mỹ sử dụng trong chiến tranh.
Nghiên cứu phân bố cấp hạt đã cho thấy rằng đất ở vùng Phù Cát có thành 
phần sét rất nhỏ. Tỉ  lệ sỏi đá trong đất lớn   50%. Hầu hết các hạt đất nằm  ở 
cấp hạt limon và cát. Hàm lượng mùn và các chất hữu cơ trong đất thấp, phổ biến  
< 0,5%, đất có độ chua pH< 5,0, khả năng trao đổi ion kém < 10mEq/g [30]. Qua đó  
cho thấy rằng đất ở đây chứa thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn ít, khả năng 
trao đổi ion kém, không có khả năng lưu giữ nước và các chất hữu cơ, do vậy cùng 
với địa hình dốc, gồ ghề chỉ số dẻo thấp dễ dàng rửa trôi các chất độc khi có mưa  
hay nắng gió.

Từ tổng quan tài liệu về đặc điểm ô nhiễm tại 3 điểm nóng trên có thể  
rút ra một số nhận xét sau:
­ Sân bay Biên Hòa có 3 khu vực ô nhiễm chính là khu vực Z1, khu vực 
Nam và Tây sân bay. Kết quả cho thấy nồng độ dioxin trong đất và trầm tích của 
khu vực Z1 là rất cao, với nồng độ cao nhất là 410.000 ppt trong đất và 5.470 ppt 


trong trầm tích, đặc điểm thổ nhưỡng của khu vực này thuộc loại đất chua, bạc  
màu, độ  pH của đất phổ  biến  ở  mức 4,5­5,5. Độ  mùn thấp phổ  biến  ở  1 – 2%. 
Các khu vực phía Nam sân bay và khu vực vành đai Z1 nồng độ  dioxin trong 
nhiều mẫu vượt ngưỡng cho phép 1000 ppt (TCVN 8183:2009). Nồng độ tại khu 
vực Pacer Ivy phía Tây sân bay là tương đối cao, tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ 
thể nào về đặc điểm ô nhiễm ở khu vực Tây sân bay cũng như  các yếu tố thành 
phần cơ giới (hàm lượng sét, cát) và hàm lượng mùn đó là các yếu tố chính ảnh  
hưởng tới sự  phân bố  cũng như  sự  di chuyển của dioxin trong đất tại khu vực 
này.
­ Sân bay Đà Nẵng có 3 khu vực đánh giá mức độ  ô nhiễm. Tại đầu Bắc  
sân bay Đà Nẵng (khu vực pha trộn và đóng nạp) nồng độ  TCDD cao nhất xác 
định được là 361.000 ppt ở độ sâu từ 0 – 10 cm. Ở độ sâu từ 10 – 30 cm nồng độ 
TCDD là 330.000 ppt và những mẫu khác ở khu vực này nằm trong khoảng 1.190  
đến 36.800 ppt. Tại khu vực này nồng độ ô nhiễm giảm dần theo độ  sâu. Ngoài  
ra hầu  hết các mẫu đất tại khu vực đầu bắc sân bay Đà Nẵng hàm lượng cát  
chiếm đa số với hàm lượng 73 đến 80%, hàm lượng limon chiếm từ  20 đến 8%, 
hàm lượng sét chiếm từ  4 đến 12% và pH dao động trong khoảng tà 4,5 đến 9,1. 
Khu vực Pacer Ivy (khu vực lưu trữ  ở phía nam sân bay) nồng độ TCDD cao nhất 
phân tích được là 20.600 ppt ở độ sâu 0­10 cm. Ở độ sâu 10­30 cm nồng độ TCDD  
dao động trong khoảng 3.500 đến 5.120 ppt. Tại khu vực Pacer Ivy (khu vực đóng 
thùng trong chiến dịch thu hổi) các mẫu phân tích trên bề mặt với độ  sâu từ  0­10  
cm nồng độ  TCDD thấp dưới ngưỡng quốc tế  quy định (1000 ppt) nằm trong 
khoảng 5,2 ppt đến 99,7 ppt.

­ Sân bay Phù Cát có 7 địa điểm khảo sát, đánh giá. Khu chứa nồng độ 
dioxin trung bình trong các mẫu bề mặt là 19.935 ppt. Mẫu có nồng độ  cao nhất  
nằm gần giữa sân bê tông  ở  độ  sâu 10­30cm với 238.000 ppt. Khu nạp nồng độ 
trung bình trong 6 mẫu bề mặt là 152 ppt, dao động từ 2,6 đến 870 ppt. Khu đệm 
là khu đất đồi dốc chủ yếu là đất đá ong laterit với hàm lượng mùn và sét thấp. 


nồng độ trung bình trên bề mặt là 801 ppt, đặc biệt có 1 mẫu nồng độ 2.950 ppt.  
Khu rửa nồng độ  trung bình trên bề  mặt là 4,04 ppt. Bể  lắng lọc được Binh  
chủng hóa học xây vào khoảng năm 2002, kết quả phân tích mẫu bùn tại đây cho  
thấy nồng độ dioxin không cao, trung bình 67,6 ppt. Hàm lượng dioxin trong mẫu 
bùn hồ tại các hồ thấp, dao động từ 4,5 đến 33,7 ppt. Khu Đông Nam (là khu vực 
do Bộ  Quốc phòng Mỹ  cung cấp) kết quả  phân tích cho thấy, tại khu vực này  
nồng độ dioxin trung bình là 41,7 ppt, mẫu cao nhất là 99,6 ppt và thấp nhất 5,63 
ppt. Đặc điểm thổ nhưỡng với tỷ lệ sỏi đá trong đất lớn   50%. Hầu hết các hạt 
đất nằm  ở  cấp hạt limon và cát. Hàm lượng mùn và các chất hữu cơ  trong đất 
thấp, phổ  biến < 0,5%, đất có độ  chua pH< 5,0, khả  năng trao đổi ion kém < 
10mEq/g.
Như  vậy ta có thể  thấy rằng tại 3  ‘điểm nóng’  ở  Việt Nam mức độ  ô 
nhiễm khác nhau khá nhiều ở cả quy mô và mức độ. Bên cạnh đó đặc điểm điều  
kiện địa chất, thổ nhưỡng cũng có những khác biệt cơ bản. Do đó, để ứng dụng  
công nghệ  xử  lý cho từng điểm nóng cần phải tiến hành những nghiên cứu cụ 
thể các đặc điểm tại các khu vực này để làm cơ sở khoa học cũng như công nghệ 
cho việc áp dụng, triển khai công tác xử lý.
Trong cuộc hợp giữa Bộ  Quốc phòng Việt Nam và bộ  Quốc phòng Mỹ 
năm 2007, phía Mỹ đã cung cấp cho Việt Nam các khu vực thuộc 7 sân bay từng 
là căn cứ quân sự của Mỹ trong chiến tranh và tại đây có diễn ra các hoạt động 
tàng trữ, pha trộn, đóng nạp và thu hồi các chất diệt cỏ/dioxin và các chất độc 
khác trong chiến tranh. Khu vực Tây sân bay Biên Hòa là một trong các điểm đó.  
Sau khi nhận được thông tin Việt Nam đã có các cuộc khảo sát cũng như  xây  

dựng dự  án để  điều tra, đánh giá mức độ  ô nhiễm tại các khu vực trên. Sau khi  
khảo sát sơ bộ năm 2008 đã xác định đây là một khu vực ô nhiễm mới tại sân bay 
Biên Hòa. Căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa chất của khu vực này rất gần sông 
Đồng Nai (khoảng 1km) mực nước mặt thấp, gần khu dân cư  bên ngoài sân bay 


×