Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tính chính đáng của Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 193 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN QUANG

TÝNH CHÝNH §¸NG CñA
§¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë VIÖT
NAM
Chuyên nganh
̀ : Chính trị học
Ma sô
̃ ́

: 62 31 20 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS NGÔ HUY ĐỨC
2. TS TRỊNH THỊ XUYẾN


HÀ NỘI ­ 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu  
của riêng tôi. Các số  liệu, tư  liệu sử  dụng trong luận  
án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng; những kết luận  
đưa ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Văn Quang




MỤC LỤC
Trang
 MỞ ĐẦU                                                                                                                  
 
.................................................................................................................
   
 1
Chương 1
 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN                 
 
................
   
 8
 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI                               
 
..............................
   
 8
 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC                             
 
...........................
    
 13
 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU                                     
 
....................................
    
 30

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ, TÍNH
 CHÍNH ĐÁNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN               
 
..............
    
 33
 2.1. LÝ LUẬN VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ                                        
 
.......................................
    
 33
2.2. KHÁI NIỆM, CẤU TRÚC TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN 
 VIỆT NAM CẦM QUYỀN                                                                            
 
...........................................................................
    
 71
Chương 3
PHÂN TÍCH TÍNH CHÍNH ĐÁNG
 CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN Ở VIỆT NAM                                    
 
...................................
    
 79
3.1. PHÂN TÍCH TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 
 CẦM QUYỀN THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1975                                           
 
..........................................
    

 79
3.2. PHÂN TÍCH TÍNH CHÍNH ĐÁNG TRONG CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG 
 CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY                                            
 
..........................................
    
 88
3.3. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA MỘT SỐ ĐẢNG 
TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG BÀI HỌC THAM KHẢO CHO ĐẢNG 
 CỘNG SẢN VIỆT NAM                                                                             
 
............................................................................
    
 111
Chương 4
NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN
 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY                                                                                  
 
.................................................................................
    
 127
4.1. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG DUY TRÌ TÍNH CHÍNH ĐÁNG TRONG 
 CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY          
 
........
    
 127



4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO TÍNH CHÍNH ĐÁNG 
TRONG CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 
                                                                                                                       144
.....................................................................................................................
    
 KẾT LUẬN                                                                                                           
 
..........................................................................................................
    
 175
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐàCÔNG BỐ
 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN                                                                       
 
.....................................................................
    
 177
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                              
 
.............................................................
    
 178

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNXH

:    Chủ nghĩa xã hội

ĐCS


:    Đảng Cộng sản

GDP

:    Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

:    Tổng sản phẩm quốc dân

PAP

:    Đảng Hành động nhân dân

XHCN

:    Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Về căn bản, trong mối quan hệ của quyền lực (chủ thể ra lệnh ­ chủ thể 
phục tùng), chủ thể ra lệnh bao giờ cũng muốn dùng quyền lực của mình để ép 
buộc người bị cai trị phải tuân thủ, phục tùng, làm theo các mệnh lệnh của mình 
một cách vô điều kiện và tất nhiên là phải đạt được hiệu quả  như  ý muốn. 
Ngược lại, người bị  cai trị  luôn có cảm giác khó chịu và có xu hướng phản 
kháng, bất tuân thủ. Tuy nhiên, do đòi hỏi của sản xuất, của sự trật tự xã hội, xã  
hội vẫn luôn phải tồn tại các mối quan hệ  quyền lực. Như  Ăngghen đã từng 
khẳng định: Một quyền uy và một sự  phục tùng nhất định đều do những điều  

kiện vật chất làm cho trở nên tất yếu đối với chúng ta. Đây chính là mâu thuẫn 
lớn nhất của quyền lực. Vấn đề đặt ra là, làm sao để những mệnh lệnh của chủ 
thể quyền lực đưa ra mà người bị trị tuân thủ, nghe theo, làm theo một cách tự 
nguyện và đạt được hiệu lực và hiệu quả  cao? Để  có được điều này, đòi hỏi 
quyền lực phải có tính chính đáng. Hay nói cách khác, quyền lực, sự cưỡng bức 
sẽ “dễ chịu” hơn khi nó được mọi người coi là “chính đáng”. Vì vậy, tính chính  
đáng là một sự đòi hỏi cần thiết của quyền lực và đã trở thành một trong những  
đối tượng trung tâm của nghiên cứu chính trị học.
Trước kia, khi tầng lớp thống trị của nhà nước thực hiện một cách rộng  
rãi những đàn áp và bất công, nhân dân có thể tuân thủ những mệnh lệnh của 
quyền lực chính trị  từ  những động cơ  của lương tâm như  sự  sợ  hãi bị  trừng 
phạt, sự tôn sùng cá nhân, phong tục, tập quán, tôn giáo, do gắn bó trong một 
thời gian dài với một người cai trị, hay là tin vào sự   ủy thác quyền lực của  
Thượng đế cho người cai trị v.v.. Tuy nhiên, một tầng lớp cai trị nào đó không 
thể  vững bền qua thời gian trừ  khi những thần dân của nó nhận ra rằng khi  
những người nắm giữ  quyền ra lệnh và đòi hỏi họ  phải phục tùng là nhờ  có  
quyền lực chính đáng. Còn nếu không, nó sẽ  dẫn đến những sự  thay đổi về 
chủ thể cai trị khi mà những thần dân đã thức tỉnh, nhận rõ được sự bất công từ 


2
quyền lực bất chính đáng và họ  đã đủ  mạnh để  đánh đổ  chủ  thể  cai trị  hiện  
thời. Lịch sử  đã chứng minh, sự  biến chuyển của các chế  độ  chính trị, của 
quyền lực có thể coi là sự thay đổi trong quan niệm về tính chính đáng chính trị. 
Ngày nay, trong một xã hội dân chủ, tính chính đáng chính trị được coi là  
một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả của thực thi  
quyền lực chính trị, và cụ thể hơn là hiệu lực, hiệu quả thực thi của một mệnh  
lệnh, chỉ thị phát ra từ các cơ quan quyền lực của chủ thể cầm quyền. Nếu chủ 
thể  cầm quyền thiếu tính chính đáng, các mệnh lệnh từ bộ máy cai trị  của nó 
đưa ra sẽ gặp phải sự chống đối, kháng cự  từ  những công dân. Và ngược lại,  

chủ thể cầm quyền có được tính chính đáng cao, khi đó, nó sẽ đạt được hiệu lực  
và hiệu quả cao trong thực thi quyền lực và dĩ nhiên là giữ được sự ổn định chính 
trị­ xã hội nhằm duy trì thời gian cầm quyền. Như vậy, tính chính đáng chính trị 
tạo nên sức mạnh, hiệu quả trong thực thi quyền lực của chủ thể cầm quyền.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, tính chính đáng của Đảng  
Cộng sản (ĐCS) Việt Nam đã được lịch sử chứng minh và nhân dân thừa nhận.  
Tính chính đáng này có được vì dưới sự lãnh đạo và cầm quyền của mình, Đảng 
đã đồng hành cùng nhân dân, cùng dân tộc đạt được nhiều thành tựu trong việc 
đấu tranh vì mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã  
hội. Vai trò lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS Việt Nam đã được ghi nhận trong Hiến  
pháp, song điều đó không đồng nghĩa với việc không cần tăng cường, củng cố 
tính chính đáng của Đảng trong vị trí cầm quyền. Ngược lại, trong bối cảnh đã  
có nhiều thay đổi hiện nay, đòi hỏi Đảng cầm quyền phải không ngừng tăng 
cường xây dựng, phát huy tính chính đáng của mình để đoàn kết các lực lượng  
trong xã hội đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ độc lập  
dân tộc, thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng 
và văn minh.
Trong suốt thời gian cầm quyền đã qua, có những lúc Đảng mắc một số 
sai lầm trong lãnh đạo và cầm quyền làm ảnh hưởng đến tính chính đáng. Đặc  


3
biệt, thời gian gần đây, như đã được khẳng định trong nhiều Văn kiện Đại hội 
XI của Đảng:
Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ 
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan 
liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn 
tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém 
trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của  
dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước  

[26,tr.173].
Hậu quả của nó là ở một số nơi xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài, một  
số  cá nhân, tổ  chức chống đối lại các cơ  quan nhà nước một cách quyết liệt,  
thậm chí ở một số nơi đã xuất hiện một số “cơn sóng ngầm trong lòng dân” và 
có nguy cơ gây mất ổn định xã hội v.v.. Mặc dù Đảng đã có nhiều biện pháp như 
tự phê bình và phê bình, chỉnh đốn Đảng, giữ quan hệ mật thiết với quần chúng, 
đặc biệt nhấn mạnh sự tuyên truyền, giáo dục và giác ngộ v.v.. Dấu hiệu đó cho 
thấy, tính chính đáng đã có dấu hiệu bị xói mòn. Điều này rất dễ xảy ra, nhất là  
khi quyền lực nhà nước được đặt dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất cầm  
quyền liên tục trong một thời gian dài. Rất có thể, khi cầm quyền trong thời gian 
dài, Đảng tự xây cho mình một “tháp ngà” và tự cách biệt mình với quần chúng  
nhân dân. Nghiêm trọng hơn, chính điều đó nảy sinh quan liêu, xa dân, tham  
nhũng, thậm chí độc đoán, một bộ  phận cán bộ, đảng viên hư  hỏng, dần đánh 
mất lòng tin của nhân dân, qua đó làm xói mòn tính chính đáng về sự cầm quyền 
của Đảng. Điều này đã từng xảy ra với một số  đảng, dẫn đến kết cục đảng  
không cầm quyền được nữa, gây những hệ lụy nguy hiểm cho quốc gia, cho dân 
tộc. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá một cách có căn cứ khoa học và hệ thống 
về tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi Đảng cầm quyền đến  
nay để  từ  đó có những kiến nghị  nhằm nâng cao tính chính đáng trong cầm 
quyền của Đảng thời gian tới là một vấn đề hết sức hệ trọng và cấp bách. 


4
Chính vì những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài  “Tính chính đáng  
của Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ chính trị 
học là hữu dụng cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về tính chính đáng chính trị, tính 
chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền, luận án đi khảo sát, phân tích, đánh 

giá tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền qua các thời kỳ lịch sử, chỉ ra  
các hạn chế trong duy trì tính chính đáng của Đảng hiện nay, từ đó đưa ra một số 
giải pháp khả thi nhằm nâng cao tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền 
thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để thực hiện mục tiêu trên, luận án có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
­ Thứ  nhất, làm rõ cơ  sở  lý luận về  tính chính đáng chính trị, tính chính  
đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền.
­ Thứ hai, dựa trên cơ sở lý luận đã được xây dựng, luận án khảo sát, phân  
tích và đưa ra những nhận xét về tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền  
qua các thời kỳ lịch sử.
­ Thứ  ba, nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng tính chính đáng trong cầm 
quyền của một số đảng chính trị trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học có giá  
trị tham khảo đối với ĐCS Việt Nam. 
­ Thứ tư, chỉ ra các hạn chế trong duy trì tính chính đáng của Đảng hiện  
nay. 
­ Thứ năm, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính chính đáng trong 
cầm quyền của ĐCS Việt Nam thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án


5
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề  lý luận và thực tiễn 
đối với tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền. Góc độ tiếp cận và giải  
quyết các nội dung nghiên cứu của luận án là dưới góc độ  khoa học Chính trị 
học. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án 
Về nội dung: Nghiên cứu về ĐCS Việt Nam với tư cách là đảng duy nhất  
cầm quyền  ở nước ta có rất nhiều nội dung nghiên cứu khác nhau, chứa đựng 

nhiều vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Luận án chỉ tập trong nghiên  
cứu nội dung tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền.
Về thời gian: Nghiên cứu tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt 
Nam với trọng tâm là khoảng thời gian từ khi Đảng chính thức trở thành Đảng 
cầm quyền (1945) ở Việt Nam cho đến nay.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện 
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc 
biệt, luận án bán sát đến các quan điểm biện chứng, khách quan, toàn diện, lịch  
sử ­ cụ thể để triển khai các ý tưởng nghiên cứu.
4.2. Nguồn tư liệu
­ Tư liệu thứ cấp: Các tài liệu, các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo 
đã công bố của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài  
luận án.
­ Tư liệu cấp ba: Các Văn kiện Đại hội Đảng và các Nghị quyết của Ban 
Chấp hành Trung ương; các văn bản pháp quy của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ,  
các ngành; các báo cáo tổng kết của Mặt trận tổ quốc Việt Nam; các tác phẩm  
kinh điển có liên quan đến luận án.
4.3. Phương pháp nghiên cứu


6
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác 
giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nội dung luận án.
­ Chương 1, tác giả  coi trọng phương pháp tổng hợp, phân tích và hệ 
thống hóa để  đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan tới vấn đề  tính  
chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền.
­ Chương 2, tác giả  sử  dụng nhiều phương pháp để  làm sáng tỏ  những 
vấn đề của luận án. Cụ thể, tác giả sử dụng phương pháp quy nạp để xây dựng 

các khái niệm công cụ. Phương pháp lịch sử, phân tích, và tổng hợp để khảo sát  
các quan niệm khác trong trong lịch sử tư tưởng chính trị về tính chính đáng chính 
trị, tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền từ đó đưa ra cấu trúc của tính  
chính đáng chính trị, cấu trúc tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền.
­ Chương 3, tác giả  dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử  và  
phương pháp định tính để  khảo sát, phân tích, nhận định tính chính đáng trong  
cầm của của ĐCS Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Sử dụng phương pháp so  
sánh để  tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng tính chính đáng trong cầm quyền của 
một số đảng chính trị trên thế giới và rút ra một số bài học cho Đảng ta.
­ Chương 4, về cơ bản, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp  
để phân tích các hạn chế trong duy trì tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm  
quyền hiện nay và đề ra một số giải pháp có căn cứ khoa học, góp phần nâng cao 
tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam thời gian tới. 
5. Những đóng góp về mặt khoa học của luận án
­ Luận án đưa ra được khái niệm, cấu trúc về  tính chính đáng chính trị, 
tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền từ  cách tiếp cận của Chính trị 
học dựa trên hệ  thống hóa các công trình nghiên cứu trước đó, các quan niệm 
khác nhau về tính chính đáng chính trị, tính chính đáng của đảng cầm quyền.
­ Trên cơ sở khung lý thuyết về tính chính đáng chính trị, tính chính đáng 
của ĐCS Việt Nam cầm quyền, luận án đã khảo sát, phân tích và đưa ra những  
nhận xét về tính chính đáng của ĐCS cầm quyền  ở Việt Nam qua các thời kỳ 
lịch sử.


7
­ Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng tính chính đáng trong cầm 
quyền của một số đảng chính trị trên thế giới, luận án rút ra một số bài học bổ ích 
có khả  năng vận dụng để  nâng cao tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS  
Việt Nam. 
­ Luận án chỉ  ra những hạn chế  trong duy trì tính chính đáng trong cầm 

quyền của Đảng hiện nay và đưa ra được các giải pháp khả thi nhằm nâng cao  
tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về lý luận, nội dung và kết quả của luận án góp phần hoàn thiện cơ sở lý 
luận về tính chính đáng chính trị, tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền. 
Vì vậy, luận án có thể  sử  dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, 
giảng dạy chuyên ngành Chính trị học, các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn  
có liên quan ở Việt Nam. 
Về thực tiễn, những kết luận của luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý  
luận khoa học, cách tiếp cận rõ ràng. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền có thể 
khai thác, vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao tính chính đáng trong cầm  
quyền của ĐCS Việt Nam hiện nay và thời gian tới.
7. Kết cấu luận án 
Ngoài phần mở  đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án  
gồm 4 chương, 10 tiết.


8
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Vấn đề tính chính đáng chính trị, tính chính đáng của nhà nước đã và đang  
được khá nhiều nhà khoa học phương Tây quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam, vấn 
đề tính chính đáng chính trị, đặc biệt tính chính đáng của đảng cầm quyền, trong  
một thời gian dài vẫn được coi là vấn đề “nhạy cảm”, là một điều gì đó tối kỵ 
trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có một số nghiên cứu trực  
tiếp đề  cập đến vấn đề  này hoặc là liên quan đến vấn đề  xây dựng tính chính 
đáng của nhà nước, của ĐCS Việt Nam cầm quyền ở nước ta dưới các góc nhìn 
khác nhau. 
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI


Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu chuyên biệt về tính chính đáng của 
đảng cầm quyền hầu như rất hiếm. Các tác giả  nước ngoài chủ  yếu tập trung 
nghiên cứu về  lý thuyết tính chính đáng chính trị, điều kiện đảm bảo cho tính  
chính đáng của nhà nước. Trong đó, có thể  kể  đến một số  công trình tiêu biểu  
như:
Max Weber(1984):“Legitimacy, politics and the State” [136]. Trong bài viết 
này, Max Weber cho rằng, mọi nhà nước đều dựa trên bạo lực (force), nhưng bạo  
lực chắc chắn không phải là phương tiện duy nhất của nhà nước. Nhưng, rõ ràng  
bạo lực là một phương tiện mang tính đặc trưng, riêng biệt của nhà nước. Nhà 
nước, theo Webber, là một mối quan hệ của người cai trị và người bị trị, mối quan  
hệ này được củng cố bởi công cụ bạo lực được coi là chính đáng. Max Weber cho  
rằng, bất cứ một nhà nước nào cũng gắn với sử dụng quyền lực, nhưng không  
phải việc sử dụng quyền lực nào cũng là chính đáng. Theo ông, có ba sự lý giải 
mang tính nội tại mà được coi là cơ sở cho sự cai trị dựa vào để coi đó là có tính 
chính đáng, đó là tính truyền thống, sự cuốn hút và tính hợp pháp. Các luận giải về 
cơ sở cho tính chính đáng của nhà nước của M.Weber được coi là nền tảng, nguồn 


9
gốc tranh luận cho rất nhiều các công trình nghiên cứu về sau. Đây là tiều liệu có 
giá trị tham khảo cho chương 2 của luận án.
Dưới cách tiếp cận Triết học, khi đi sâu vào nghiên cứu về nhà nước, tính  
chính đáng của nhà nước, trong Luận án tiến sĩ của Anthony M. Musonda (2006): 
“Political   Legitimacy:   The   Quest   for   the   Moral   Authority   of   the   State,   A 
Philosophical Analysis” [127], tác giả đã đi nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý  
luận cơ bản về nhà nước như: khái niệm về nhà nước, nguồn gốc của nhà nước,  
sự phát triển của nhà nước hiện đại, sự bành trướng về chủ quyền của nhà nước  
hiện đại v.v.. Đặc biệt, tác giả dành một lượng không nhỏ  (phần 7, từ trang 89  
đến trang 109) để nghiên cứu về tính chính đáng (tính chính đáng của nhà nước).  
Trong phần này tác giả có đi phân tích khuôn khổ của tính chính đáng nhà nước,  

chủ yếu tập trung vào yếu tố của các quy tắc pháp lý. Theo tác giả, trước kia, khi  
tầng lớp thống trị của nhà nước thực hiện một cách rộng rãi những đàn áp và bất 
công, nhân dân có thể tuân thủ những mệnh lệnh của quyền lực chính trị từ những  
động cơ của lương tâm như sự sợ hãi, lòng thèm muốn, phong tục hoặc chỉ là sự 
gắn bó với một người cai trị. Tuy nhiên, một tầng lớp cai trị nào đó không thể 
vững bền qua thời gian trừ khi những thần dân của nó nhận ra rằng, những người 
nắm giữ quyền lực nhà nước có quyền ra lệnh một cách chính đáng, khi, những  
mệnh lệnh đó phù hợp với những nguyên tắc đã được định sẵn mang tính pháp  
lý. Bởi vậy, để  một tầng lớp cai trị  bền vững qua thời gian thì nội dung của  
những yêu cầu, mệnh lệnh đó phải được căn cứ vào quy tắc mang tính pháp lý. 
Các luận giải của tác giả về tính chính đáng của các mệnh lệnh, hay hệ thống  
pháp luật của nhà nước có giá trị tham khảo trong việc làm rõ cơ sở lý luận về 
tính chính đáng chính trị, đặc biệt là xây dựng cấu trúc tính chính đáng chính trị.
Nghiên cứu về mới quan hệ giữa hiệu quả của quá trình cầm quyền với  
tính chính đáng chính trị, tác giả Lipset, Seymour Martin trong cuốn sách, “Political  
Man: The Social Bases of Politics” [146] được xuất bản năm 1983 có cách tiếp cận 
rất đáng chú ý. Trong cuốn sách này, Lipset dành một chương để nói về tính chính  
đáng (Social conflict, legitimacy, and Democracy ­ xung đột xã hội, tính chính đáng 


10
và dân chủ). Không đi sâu vào nghiên cứu tính hợp pháp của nhà nước như 
Anthony M. Musonda, Lipset đưa ra khái niệm về tính chính đáng chính trị khá rõ 
ràng. Ông cho rằng, số đông coi một hệ thống chính trị có chính đáng hay không 
bằng cách xem xem những giá trị của hệ thống đó có phù hợp với họ hay không.  
Theo tác giả, giá trị cốt lõi ở đây là hiệu quả của sự cầm quyền. Thước đo cơ bản 
cho tính hiệu quả của sự cầm quyền, theo ông, chính là sự phát triển kinh tế và  
phát triển kinh tế  là chìa khóa để  cho chủ  thể  cầm quyền xây dựng tính chính 
đáng. Từ cách tiếp cận và quan niệm như vậy, ông đi sâu vào phân tích mối quan  
hệ  tương tác qua lại giữa tính chính đáng và hiệu quả  cầm quyền của một hệ 

thống chính trị. Theo ông, nếu chủ thể cầm quyền tạo ra được sự phát triển kinh  
tế cao thì đồng nghĩa với việc tính chính đáng trong cầm quyền cao. Và ngược lại, 
khi hiệu quả cầm quyền thấp, nếu để kéo dài thì tính chính đáng trong cầm quyền  
bị xói mòn và dần dẫn tới mất vai trò cầm quyền. Các luận giải của tác giả trong 
công trình này có giá trị trong việc xây dựng cấu trúc tính chính đáng chính trị ở 
chương 2 của luận án.
Liên quan đến tính hợp pháp của chủ thể cầm quyền, có công trình nghiên 
cứu của Carl Schmitt : “Legality and Legitimacy” [155]. Trong công trình này, tác 
giả đi tìm lời giải cho mối quan hệ giữa tính chính đáng với tính hợp pháp. Ông 
cho rằng, một chính phủ chỉ có được tính chính đáng khi nó được lập lên từ các 
cuộc bầu cử tự do và công bằng ­ tức là hợp pháp. Tuy nhiên, ông cũng hoài nghi 
về tính chính đáng của một chính phủ được dựng lên nhờ vào bầu cử bằng chiến 
thắng đa số tuyệt đối. Ông cho rằng, 51% phiếu bầu tạo nên tính chính đáng mà  
không bao giờ hỏi liệu 49% còn lại có chấp nhận quyết định của 51% hay không.  
Theo ông, một chính phủ  được bầu lên với 51% số  phiếu đã được coi là chính 
đáng hay chưa nếu như 49% còn lại nổi loạn thì liệu chính phủ đó có duy trì được  
thời gian cầm quyền của mình? Từ đó, ông khẳng định rằng, kết quả bầu cử chỉ 
là một điều kiện đầu tiên để tạo nên tính chính đáng cho một chính phủ. Chính 
phủ đó có duy trì được tính chính đáng hay không cần phải thuyết phục được 49%  
còn lại thông qua hiệu quả của các chính sách phát triển kinh tế, xã hội của mình.  


11
Các phân tích, nhận định của tác giả sẽ là tham khảo bổ ích trong quá trình triển  
khai các nội dung của luận án.
Bàn về khía cạnh tính hợp pháp của quyền lực nhà nước còn có bài viết 
của John H. Schaar: “Legitimacy in the Modern State” [143]. Trong bài viết này, tác 
giả đã đề cập đến một loạt các quan niệm, các cách tiếp cận khác nhau về tính  
chính đáng của quyền lực nhà nước. Từ đó, tác giả đưa ra ý kiến của riêng mình.  
Theo tác giả, để quyền lực nhà nước trở thành quyền uy, quyền lực đó phái đến  

từ ‘sự ủy quyền dân chủ ­ democratic consent’ và quyền lực nhà nước phải vì ‘lợi  
ích chung ­ common good’ hay là ‘lợi ích công cộng ­ public interest’. Với quan 
niệm như thế, tác giả đi luận giải tính chính đáng của các nhà nước hiện đại. Và  
tới nay, quyền lực nhà nước vẫn chưa thực sự trở thành quyền uy và các thể chế 
và các quan chức nhà nước vẫn chưa có câu trả lời. Đó chính là dấu hiệu của sự 
khủng hoảng tính chính đáng trong nhà nước hiện đại.
Cũng bàn về một khía cạnh của tính hợp pháp của quyền lực chính trị, còn có  
các công trình:  Barnard, Frederick M, “Democratic Legitimacy: Plural Values and 
Political   Power”   [129];   Peter,   Fabienne:   “Democratic   Legitimacy,   New   York: 
Routledge” [149]; Hershovitz, Scott: “Legitimacy, Democracy, and Razian Authority” 
[142]. Các tác giả này chủ yếu tập trung vào yếu tố dân chủ (trong bầu cử và trong  
thực thi quyền lực). Họ  cho rằng, nguồn gốc phổ biến nhất của tính chính đáng 
chính trị hiện nay là sự nhận thức rằng, một chính phủ đang hoạt động theo nguyên 
tắc dân chủ và theo ý chí của người dân. Các chính phủ thường tuyên bố là nhận  
được sự ủy quyền của người dân để thực thi quyền lực. Tuy nhiên, sự ủy quyền  
này nhận được bằng cách nào có thể làm thay đổi một cách rõ ràng từ chế độ cai trị 
này sang chế độ cai trị khác. Các nhà nước dân chủ tự do tuyên bố rằng, tính chính 
đáng trong cai trị của họ dựa trên nền tảng là họ thường xuyên có các cuộc bầu cử 
tự do và công bằng, trong đó các đảng chính trị tham gia mà không có bất cứ sự sợ 
hãi và áp lực nào. Các nhận định này có giá trị  tham khảo đối với chương 2 và 
chương 3 của luận án.


12
Đề cập đến tính chính đáng chính trị của chủ nghĩa tư  bản hiện nay, có  
các   công   trình:   Thomas   MacCarthy,   “Legitimation   Problems   in   Advanced 
Capitalism” [148]; George Kateb, “On the “Legitimation Crisis” [140]. Các công 
trình này chủ  yếu luận giải các nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tính 
chính đáng chính trị  của chủ  nghĩa tư  bản như: Khủng hoảng kinh tế; thất  
nghiệp; chiến tranh; vấn đề an sinh xã hội không được giải quyết; các cuộc bầu 

cử thiếu công bằng, tự do, v.v..
Liên quan đến tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam, có bài 
của  tác giả  Thayer, Carlyle, “Political Legitimacy of Vietnam’s One Party­State:  
Challenges and Responses” [158]. Bài viết này, tác giả tập trung vào phân tích các  
thách thức đối với quyền lực của nhà nước chỉ có duy nhất một đảng cầm quyền  
của Việt Nam nổi lên trong năm 2009 và cách mà nhà nước phản  ứng trước các 
thách thức đó. Tác giả  nêu ra ba thách thức riêng biệt ảnh hưởng đến tính chính 
đáng của nhà nước: các ý kiến đối lập trong việc khai thác bô xít ở Tây Nguyên; 
cuộc biểu tình của Giáo Hội Công Giáo về các vấn đề sở hữu đất đai; và một số 
bất đồng quan điểm chính trị của các nhà hoạt động gọi là “ủng hộ dân chủ” và các 
blogger. ĐCS Việt Nam khẳng định tính chính đáng chính trị dựa trên nhiều yếu tố. 
Những tranh cãi về khai thác bauxite thách thức khẳng định của nhà nước đối với 
tính chính đáng chính trị trên cơ sở thực hiện. Tranh chấp đất đai Công giáo thách  
thức tuyên bố của nhà nước về tính chính đáng dựa trên cơ sở hợp lý, hợp pháp của 
các khu đất thuộc thẩm quyền nhà nước quản lý. Các bất đồng quan điểm chính trị, 
bao gồm cả các nhu cầu cho dân chủ với những lo ngại về vấn đề môi trường và 
quan hệ với Trung Quốc, thách thức tuyên bố của nhà nước về tính chính đáng dựa  
trên chủ nghĩa dân tộc. Từ đó, tác giả khẳng định rằng, cùng với cách xử  lý vừa  
mềm dẻo vừa cứng rắn của nhà nước Việt Nam trong năm 2009, tất cả các thách  
thức này cũng sẽ được Đảng ta thảo luận tại Đại hội X của Đảng.
Như  vậy, điểm qua một số  công trình nghiên cứu của các tác giả  nước  
ngoài, ta thấy, các tác giả chủ yếu tập trung vào phân tích các điều kiện của tính 
chính đáng chính trị, như, nguồn gốc hình thành thông qua bầu cử, các quyết định  


13
hợp pháp, phát triển được kinh tế, xã hội, đồng thời lợi ích của đa số phải được  
đảm bảo... Ngoài ra, các tác giả  cũng đề  cập đến nguyên nhân dân đến khủng  
hoảng tính chính đáng của chủ nghĩa tư bản, v.v… Các kết quả nghiên cứu này sẽ 
là cơ sở dữ liệu để tham khảo trong quá trình triển khai làm rõ các nội dung của  

luận án, đặc biệt là xây dựng khái niệm và cấu trúc của tính chính đáng chính trị,  
tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC 

1.2.1. Một số công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm, cấu trúc, 
điều kiện của tính chính đáng chính trị, tính chính đáng của Đảng cầm 
quyền
Sách:   “Đảng   Cộng   sản   cầm   quyền:   nội   dung   và   phương   thức   cầm 
quyền của Đảng” của GS, TS. Nguyễn Văn Huyên (chủ  biên)[52]: Cuốn sách 
được kết cấu thành ba phần với 12 chương: Phần thứ nhất: Tổng quát những  
vấn đề  lý luận chung về  Đảng cầm quyền và Đảng Cộng sản cầm quyền;  
Phần thứ hai: Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng ­ Thực trạng và  
những vấn đề  đặt ra; Phần thứ ba: Những điều kiện và yêu cầu đảm bảo sự 
cầm quyền của Đảng và những giải pháp đổi mới nội dung và phương thức 
cầm quyền của Đảng. Nhằm góp phần giải quyết những vấn đề  đặt ra là nội 
dung và phương thức cầm quyền của Đảng cần được xác định như thế nào để 
không trái với Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, không trái với nguyên tắc 
toàn bộ  quyền lực nhà nước thuộc về  nhân dân, cuốn sách đã làm rõ những 
luận cứ khoa học về Đảng Cộng sản cầm quyền, về nội dung và phương thức  
cầm quyền của Đảng trong bối cảnh trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp 
quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó chú trọng đến quan điểm của chủ nghĩa Mác ­  
Lênin và tư  tưởng Hồ  Chí Minh; thực trạng sự  cầm quyền của  Đảng v.v..  
Đồng thời đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao vai trò lãnh  
đạo và cầm quyền của Đảng. Đặc biệt, cuốn sách còn đề cập đến kinh nghiệm 
cầm quyền của một số  Đảng chính trị  tiêu biểu trên thế  giới như: Liên Xô, 


14
Trung Quốc, các nước phương Tây; đi sâu phân tích khái niệm mà bấy lâu nay  
hầu như chưa được bàn đến với một cách lập luận rõ ràng ở nước ta như vấn 

đề “tính chính đáng của sự cầm quyền duy nhất của Đảng Cộng sản”.  Các tác 
giả đã bước đầu khái quát, định hình và gợi mở được những vấn đề cơ bản về 
tính chính đáng chính trị, như: quan niệm về tính chính đáng chính trị  của một 
số nhà tư tưởng chính trị, bước đầu đưa ra cấu trúc của tính chính đáng chính 
trị… Dựa trên cơ sở lý thuyết đó, tác giả phân tích, đánh giá một cách rất khái 
quát về tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi cầm quyền cho  
đến nay và gợi mở  ra những vấn đề  mang tính thách thức đối với ĐCS Việt 
Nam cầm quyền hiện nay. Cuốn sách sẽ  là tài liệu tham khảo bổ   ích cho  
chương 2 và chương 4 của luận án.
 Bàn đến niềm tin trong tính chính đáng của quyền lực Nhà nước, bài viết 
có tiêu đề“Không thể có quyền lực chính đáng nếu dân không tin” của GS. Cao  
Huy Thuần [116]. Tác giả cho rằng, tin cậy là nền tảng của xã hội, là gốc của  
quyền lực và không thể có một quyền lực chính đáng nếu quyền lực đó vô trách 
nhiệm. Để  chứng minh cho điều này, tác giả  bắt đầu từ  sự  phân tích các luận  
điểm của J.Locke nhằm trả lời cho câu hỏi lớn: do đâu quyền lực được xem như 
chính đáng?. Đó là sự tin cậy của người dân. Nhà nước ngày nay nhận tính chính 
đáng từ sự thỏa thuận của người dân. Dân thỏa thuận vì dân tin cậy. Người cầm  
quyền nhận một nhiệm vụ mà dân giao phó để thực hiện một mục tiêu mà hai bên  
thỏa thuận trong sự tin cậy lẫn nhau. Tin cậy là gốc của quyền lực. Nếu anh làm  
tôi mất lòng tin thì tôi rút lui sự tin cậy. Tác giả cũng cho rằng, hiện nay, khắp nơi,  
đâu cũng đặt câu hỏi: làm thế  nào để  vực dậy lòng tin cậy nơi con người dân 
chủ?. Nhưng có phải chính chế độ dân chủ làm mất lòng tin không? Chắc chắn  
không. Theo tác giả, chế độ dân chủ, nhất là ngày nay, phải giải quyết một mâu  
thuẫn nội tại: làm sao hòa giải giữa tự do của người dân, càng ngày càng khó tính  
vì độc lập hơn, tự chủ hơn, đòi hỏi hơn, với nhu cầu của chính quyền phải hành 
động, phải quyết định, nghĩa là phải chọn lựa những giải pháp ít mất lòng tin  nhất 


15
trong những điều kiện kinh tế, xã hội càng ngày càng khó khăn? Làm thế  nào?  

Dẹp bớt dân chủ chăng? Đâu có, phải tăng cường dân chủ! Dân chủ đại diện bị 
mất lòng tin? Thì phát triển thêm dân chủ tham dự. Thì tìm mọi cách để người dân  
tham gia nhiều hơn nữa vào việc công. Thì mở rộng thêm xã hội công dân. Các 
luận giải của tác giả có thể được tham khảo trong chương 2 chương của luận án.
Bài   báo,  “Về   sự  cần   thiết  phải   kiểm   soát   quyền  lực  nhà  nước”  của 
TS.Lưu Văn Quảng [95]. Trong bài viết này, tác giả  đã bước đầu đề  cập đến 
những vẫn đề cơ bản nhất về tính chính đáng của quyền lực nhà nước. Cùng với  
tính độc quyền cưỡng chế, tác giả coi tính chính đáng là một trong hai thuộc tính  
căn bản của quyền lực nhà nước. Tác giả cho rằng, tính chính đáng của nhà nước 
được hiểu là sự chấp nhận, sự đồng tình của nhân dân đối với m ột chế độ cai trị, 
hay niềm tin vào một sự cai trị hợp lý. Nói cách khác, tính chính đáng chính trị có 
nghĩa là niềm tin của nhân dân vào thẩm quyền và tính hợp lý trong các hoạt động  
của nhà nước. Khi người dân tin rằng quyền lực của nhà nước là chính đáng, họ sẽ 
tự thấy bổn phận và nghĩa vụ phải tuân thủ các mệnh lệnh mà nhà nước đưa ra. 
Tác giả cũng cho rằng, ngày nay quyền lực một nhà nước được coi là chính đáng ít 
nhất phải đảm bảo ba yếu tố: Quyền lực đó phải đại diện được lợi ích của nhân  
dân; Quyền lực đó phải được lập lên một cách hợp lệ; Quyền lực đó phải được sử 
dụng đúng mục đích và hiệu quả. Trong bài viết của mình, tác giả mới chỉ dừng lại  
ở nêu ra các vấn đề theo cách hiểu riêng của mình về khái niệm, cấu trúc tính chính 
đáng của nhà nước chứ chưa có các luận giải, chứng minh cho các nhận định của 
mình dưới cách tiếp cận của một chuyên ngành khoa học cụ thể. Tuy vậy, các nhận 
định này cũng có giá trị tham khảo cho luận án, nhất là phần lý thuyết ở chương 2.
Cũng đề cập đến tính chính đáng của nhà nước, nhưng đề cập ở khía cạnh 
phương thức tạo lập và duy trì tính chính đáng nhờ vào xã hội dân sự, trong bài 
báo“Hướng đến một khái niệm khoa học về xã hội dân sự” của tác giả Trần Hữu 
Quang [92]. Trong bài viết này, bên cạnh việc đi tìm một khái niệm khoa học về 
xã hội dân sự  cho trường hợp của Việt Nam, lấy xuất phát điểm từ  những 


16

nghiên cứu của Gramsci về xã hội dân sự, tác giả đặc biệt chú trọng đến vai trò  
của xã hội dân sự trong việc thiết lập sự đồng thuận nhằm duy trì sự thống lãnh 
(hegemony) về tư tưởng của nhà nước ­ cơ sở cho tính hợp thức hay tính chính  
đáng của nhà nước. Theo tác giả, nếu không tạo ra được sự đồng thuận nơi xã  
hội dân sự, nhà nước sẽ không giữ được sự  thống lãnh tư  tưởng, và vì thế  tất 
yếu sẽ mất đi tính hợp thức (hay tính chính đáng, legitimacy) của mình và chỉ còn  
nắm được sự cưỡng chế mà thôi. Và tác giả cũng nhận định rằng, muốn duy trì 
được sự thống lãnh về tư tưởng của nhà nước, cần phải tạo ra môi trường lành  
mạnh để cho xã hội dân sự được phát triển. Vì, sự phát triển lành mạnh và sôi 
động của đời sống xã hội dân sự  chính là thước đo của tính hợp thức hay tính  
chính đáng (legitimacy) của Nhà nước. Công trình có giá trị  tham khảo trong  
chương 2 và chương 4 của luận án.
Bài“Tính chính đáng của đảng cầm quyền trong các thể  chế  chính trị  tư 
bản” của TS. Đặng Đình Tân [99]. Đây gần như là công trình đầu tiên trực tiếp  
nói về tính chính đáng trong cầm quyền của các đảng chính trị được công bố trên 
các tạp chí khoa học tại Việt Nam. Tác giả cho rằng, trong các thể chế chính trị 
dân chủ tư bản, tính chính đáng của đảng cầm quyền là vấn đề hệ trọng của đời  
sống chính trị, liên quan trực tiếp đến hiệu lực thực thi quyền lực của đảng cầm  
quyền, đến thời gian tồn tại của đảng đó, và liên quan trực tiếp đến sự ổn định 
chính trị, phát triển của xã hội thời kỳ đảng cầm quyền đó đương nhiệm. Tính  
chính đáng của đảng cầm quyền (hay liên minh các đảng cầm quyền) trong các 
chính thể dân chủ trong các nước tư bản thể hiện trên mấy vấn đề chủ yếu: Thứ 
nhất, tính chính đáng của một đảng cầm quyền trước hết được thể hiện ở  tính  
hợp hiến, hợp pháp, tức là vai trò cầm quyền đó phải được thừa nhận bằng bằng 
đa số trong xã hội; Thứ hai, các cuộc tranh cử phải diễn ra thật sự dân chủ trong  
các cuộc bầu cử các cơ quan quyền lực công; Thứ ba, tính chính đáng của đảng 
cầm quyền phải thể  hiện  ở  tính hợp lý trong các quyết định của đảng về  các  
chính sách công: phải đáp ứng các yêu cầu phát triển của xã hội, phân bổ hợp lý  
các giá trị, tháo gỡ được những bức xúc, giải quyết được các xung đột lợi ích giữa 



17
các lực lượng, các cộng đồng, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; Thứ  tư, tính 
chính đáng của đảng cầm quyền phải được thể hiện trong vai trò của nhà nước ­  
một nhà nước hiệu quả. Như vậy, tác giả đã đề cập đến những vấn đề mang tính 
điều kiện hết sức cơ bản để một đảng cầm quyền nào đó ở các nước tư bản có  
được quyền lực chính đáng, như: thủ tục, tính công ích và tính hiệu quả trong cầm  
quyền. Do vậy, công trình này có giá trị tham khảo bổ ích cho luận án trong việc  
nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng tính chính 
đáng của một số đảng chính trị trên thế giới.
Bài “Tính chính đáng của đảng cầm quyền” của TS. Đặng Đình Tân [102]. 
Tác giả cho rằng, ngoài những tiêu chí đánh giá tính chính đáng trong chính trị nói  
chung, tính chính đáng của một đảng cầm quyền trong xã hội dân chủ  còn có  
những tiêu chí riêng, rất cơ bản: Một là, đảng nắm quyền lực phải được lòng dân, 
phải được đa số xã hội ủng hộ thông qua các cuộc bầu cử người vào các cơ quan  
công quyền; Hai là, để dành đa số chính đáng, các cuộc tranh cử phải diễn ra thật  
sự dân chủ, các thủ tục và trình tự bầu cử phải tuân thủ theo đúng các quy định 
của pháp luật; Ba là, nhà nước do đảng đa số lập nên phải là một nhà nước hợp  
pháp, có sự giám sát quyền lực; Bốn là, đảng phải cầm quyền có hiệu quả; Năm  
là, người đứng đầu, các thành viên của đảng nắm giữ các cương vị chủ chốt trong 
bộ  máy công quyền và các đảng viên của đảng đa số  phải là những người có 
phẩm chất, đạo đức và sự trong sạch trong thực thi quyền lực và trong lối sống. 
Sau khi đưa ra các tiêu chí, tác giả có một kết luận quan trọng, đánh giá tính chính  
đáng của đảng cầm quyền là vấn đề  phức tạp. Tuy nhiên, có thể  xác định tính 
chính đáng của đảng cầm quyền thông qua cả một hệ thống các tiêu chí liên quan  
mật thiết với nhau, tương hỗ nhau. Không thể chỉ đánh giá sự cầm quyền của một 
đảng là chính đáng hay không chính đáng khi chỉ dựa vào một vài tiêu chí, mà phải  
được xem xét trên cơ sở quan điểm biện chứng, hệ thống và lịch sử cụ thể. Công 
trình có giá trị tham khảo đối trong chương 2 của luận án.
Như vậy, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam trực tiếp đề cập đến các 

vấn đề lý luận như khái niệm, cấu trúc, điều kiệm đảm bảo tính chính đáng chính 


18
trị, tính chính đáng của đảng cầm quyền… chưa có nhiều. Các công trình trên, mỗi  
tác giả tiếp cận dưới một góc độ khác nhau đã có những đóng góp nhất định cho  
cơ sở lý luận về tính chính đáng chính trị, tính chính đáng của đảng cầm quyền. 
Tuy nhiên, các nhận định còn thiếu tính hệ thống, chưa dựa trên căn cứ lý thuyết 
thực sự có hệ thống và khoa học. 
1.2.2. Một số  công trình nghiên cứu có liên quan tới tính hợp pháp 
trong cầm quyền Đảng
Thứ nhất, nhóm công trình đề cập đến khẳng định vị trí, vai trò cầm quyền  
duy nhất của Đảng ta.
Sách: “Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam  
trong điều kiện mới” của GS,TS. Đỗ Hoài Nam (chủ biên) [78]. Cuốn sách là sự 
chắt lọc kết quả nghiên cứu của Đề tài KX 10.04. Cuốn sách đã đề cập một số 
vấn đề lý luận mang tính khái quát về đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị ở 
một số nước tư bản (tác giả chọn 8 nước để nghiên cứu là: Đức, Pháp, Anh, Thụy 
Điển, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Malaisia). Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu về sự 
cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong điều kiện cải cách, mở  cửa,  
xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Từ đó, tác giả luận giải 
những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo  
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã 
hội chủ  nghĩa. Mặc dù không đề  cập trực tiếp đến tính chính đáng trong cầm 
quyền của Đảng ta, tuy nhiên cuốn sách có nhiều giá trị bổ ích để tham khảo cho  
luận án.
Bài “Những điều kiện cơ bản bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong bối 
cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền  ở Việt Nam hiện nay” của tác giả  Phạm 
Thế Lực [68]. Khi đề cập đến các điều kiện cơ bản để đảm bảo cho vai trò lãnh  
đạo của Đảng trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, tác giả 

cho rằng, việc đảm bảo tính chính đáng là điều kiện đầu tiên để Đảng phải của 
giữ  vững được vai trò cầm quyền. Tác giả  cho rằng, nội dung của tính chính 
đáng của đảng cầm quyền được thể hiện ở  tính hợp pháp và tính hợp lý trong 


19
phương thức cầm quyền của đảng. Tính hợp pháp, theo tác giả, là đảng đó phải 
đảm bảo được tính pháp lý cho sự cầm quyền và sự thừa nhận rộng rãi của xã 
hội; tính hợp lý của sự cầm quyền chính là nói đến tính hiệu quả trong phương  
thức cầm quyền của đảng. Cũng theo tác giả, tính hợp pháp và tính hợp lý của 
đảng cầm quyền có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tính hợp pháp là cơ sở, là  
nền tảng để quy định vai trò cầm quyền của đảng, còn tính hợp lý lại củng cố 
vững chắc hơn cho sự cầm quyền. Tuy nhiên, nói đến nội dung của tính chính 
đáng của Đảng không chỉ là tính hợp pháp và tính hợp mà còn phải đề cập đến 
tính tiên phong của nền tẩng tư tưởng, tính hiệu lực quá trình cầm quyền của  
Đảng. Mặc dù vậy, các nhận định của tác giả  cũng là tài liệu bổ  ích để  tham 
khảo cho luận án.
Bài báo, “Một đảng duy nhất cầm quyền ­ sản phẩm tất yếu của thực tiễn  
chính trị ­ xã hội ở Việt Nam” của GS,TS. Phạm Ngọc Quang [90]. Bằng lập luận 
khá thuyết phục của mình, tác giả  chứng minh rằng, ĐCS Việt Nam trở  thành  
đảng duy nhất cầm quyền từ Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến nay là nhờ vào 
những thành công mà ĐCS Việt Nam đã dẫn dắt nhân dân trong suốt hơn 80 năm  
tồn tại và phát triển của mình kể cả trong thời chiến và thời bình. Đặc biệt, tác  
giả  đã chứng minh yếu tố “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” mà 
Đảng ta theo đuổi chính là hệ giá trị mang tính xuyên suốt cho cách mạng Việt 
Nam, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Chính nhờ có hệ giá trị đúng đắn, 
cao cả  này mà nhân dân tin  ở  Đảng, quyết tâm thực hiện và cụ  thể  hóa những 
quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng. Bằng lao động sáng tạo của mình, 
nhân dân biến chủ trường, đường lối của Đảng thành hiện thực sinh động trong  
cuộc sống. Tác giả cho rằng, việc ĐCS Việt Nam được trao quyền lãnh đạo duy 

nhất, cầm quyền duy nhất như một lựa chọn tất yếu, khách quan của lịch sử chứ 
không phải do áp đặt của Hiến pháp. Vì, Hiến pháp không tạo ra vị  trí đó của  
Đảng, mà chỉ là sự ghi nhận một thực tiễn chính trị ­ xã hội đã được xác lập trong 
thực tế. Như vậy, tác giả cho rằng, ĐCS Việt Nam có được và giữ vững được vai 
trò cầm quyền một cách chính đáng chính là nhờ có hệ giá trị đúng đắn mà nhân 


20
dân tin và làm theo chứ không phải nhờ sự áp đặt từ quy định vai trò cầm quyền  
mang tính pháp lý đến từ Hiến pháp. Như vậy, bài viết của tác giả đả đề cập đến 
tiền đề rất quan trọng trong xây dựng tính chính đáng của Đảng là phải xây dựng 
cho mình được hệ giá trị đúng đắn. Các phân tích này là dữ liệu bổ ích để triển  
khai nghiên cứu luận án.
Sách “Đổi mới ở Việt Nam ­ Thực tiễn và nhận thức lý luận” của PGS,TS.  
Nguyễn Trọng Phúc biên soạn [87]. Cuốn sách gồm có hai phần chính: Phần thứ 
nhất, quá trình thực hiện công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trong phần này, tác giả 
đi phân tích, luận giải khá toàn diện về công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong suốt 
20 năm (từ  1986 đến 2006). Đặc biệt, tác giả  đã làm rõ được những bước đi, 
những bước chuẩn bị, những đột phá trong tư duy của Đảng từ trước đổi mới và  
coi Đổi mới là một sự lựa chọn không dễ dàng của Đảng;  Phần thứ hai, một số 
vấn đề nhận thức lý luận về công cuộc đổi mới. Trong phần này, tác giả đã đề 
cập và luận giải khá nhiều vấn đề mang tính lý luận như: Tư duy chính trị  của  
Đảng Cộng sản Việt Nam, tư duy kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế 
trong thời kỳ đổi mới v.v.. để  từ đó tác giả rút ra được những kinh nghiệm xây 
dựng chủ  nghĩa xã hội trong thời kỳ  đổi mới. Đồng thời, tác giả  đã chỉ  ra tình  
trạng kém phát triển ở nước ta, từ đó đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo 
của Đảng cầm quyền như: không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị và trí tuệ của 
Đảng; đổi mới tổ chức, bộ máy gắn liền với đổi mới phương thức lãnh đạo của 
Đảng; nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất, đạo đức của cán bộ, đảng viên.  
Đặc biệt, trong cuốn sách tác giả đã đi sâu phân tích, làm rõ sự phát triển trong tư 

duy lý luận của Đảng về chính trị, kinh tế qua các kỳ Đại hội để khẳng định vai 
trò duy nhất lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, dân tộc trong suốt 20 năm. 
Những nội dung của cuốn sách là thông tin bổ ích cần được tham khảo cho đề tài  
luận án.
Bài “Một số vấn đề  về  tính chính đáng cho sự  cầm quyền duy nhất của  
Đảng ta trong thời kỳ hội nhập”, của ThS. Mai Thị Hồng Liên (2011) [66]. Tác giả 
khẳng định rằng, từ khi ra đời đến nay, việc Đảng cầm quyền và lãnh đạo toàn bộ 


21
xã hội là hoàn toàn đúng đắn và chính đáng. Tính chính đáng đó, theo tác giả, được 
thể hiện và phụ thuộc vào sáu vấn đề cơ bản; Thứ nhất, sự cầm quyền duy nhất 
của Đảng là tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu phát triển của dân tộc; Thứ hai, 
tính hợp hiến, hợp pháp của Đảng; Thứ  ba, tính công khai, minh bạch, dân chủ 
trong nội bộ đảng; Thứ tư, tính đúng đắn, khoa học trong việc hoạch định và lãnh  
đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; Thứ năm, tính hiệu quả, hiệu lực  
của bộ máy nhà nước; Thứ sáu, phẩm chất đạo đức và năng lực của đội ngũ cán 
bộ, đảng viên. Từ đó, tác giả cho rằng, để tiếp tục bảo đảm tính chính đáng cho 
sự cầm quyền duy nhất của Đảng trong giai đoạn hiện nay, cần thực hiện đồng  
bộ  năm giải pháp: Một là, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cả  hệ 
thống chính trị và toàn xã hội; Hai là, thường xuyên xây dựng và chỉnh đốn Đảng  
nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, đảm bảo cho Đảng ta 
là trí tuệ, là đạo đức, là lương tâm; Ba là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà  
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đủ sức 
và tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Bốn là,  
thực hiện dân chủ trong nội bộ đảng, tạo cơ sở để phát huy dân chủ ngoài xã hội; 
Năm là, thực hiện tốt công tác cán bộ và chính sách cán bộ, không ngừng nâng cao 
năng lực và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu  
nhiệm vụ mới. Như vậy, mặc dù đã đề cập đến các vấn đề  tạo nên tính chính 
đáng và một số giải pháp nâng cao tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng. 

Tuy nhiên, các nhận định của tác giả đưa ra chưa dựa trên nền tảng lý thuyết về 
tính chính đáng của đảng cầm quyền một cách hệ thống và khoa học nên vẫn chỉ 
dừng lại ở các nhận định chủ quan. Mặc dù vậy, các nội dung này cũng có giá trị 
tham khảo đối với luận án.
Thứ  hai, nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến kinh nghiệm trong  
phương thức lãnh đạo của đảng đối với nhà nước ở các nước tư bản
Bài “Vấn đề  đảng cầm quyền và thẩm quyền quản lý nhà nước  ở  các  
nước tư bản” của PGS,TS. Nguyễn Đăng Dung [12]. Theo tác giả, các đảng phái 
xuất hiện từ những nỗ lực của các tác nhân chính trị nhằm xây dựng những liên 


×