Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Bài giảng Giải phẫu sinh lí vệ sinh phòng bệnh trẻ em - ĐH Phạm Văn Đồng (Học phần 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 72 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

ThS. TRẦN NGỌC HẢI

BÀI GIẢNG

GIẢI PHẪU SINH LÍ VỆ SINH
PHÒNG BỆNH TRẺ EM
(HỌC PHẦN I)

Quảng Ngãi, 2013

0


MỤC LỤC
Trang
BÀI MỞ ĐẦU .....................................................................................................6
PHẦN I. GIẢI PHẪU SINH LÍ TRẺ EM .........................................................7
PHẦN A. LÍ THUYẾT .......................................................................................7
Chương 1. MỞ ĐẦU...........................................................................................7
1.1. Khái niệm, đối tượng nghiên cứu của môn học ..............................................7
1.1.1. Giải phẫu học..............................................................................................7
1.1.2. Sinh lí học...................................................................................................7
1.1.3. Vệ sinh học.................................................................................................7
1.2. Ý nghĩa..........................................................................................................7
Chương 2. CẤU TRÚC TẾ BÀO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CƠ THỂ .................9
2.1. Tế bào............................................................................................................9
2.1.1. Đại cương về cấu trúc siêu hiển vi của tế bào..............................................9
2.1.2. Các bộ phận chính của tế bào......................................................................9


2.1.3. Thành phần hóa học của tế bào ...................................................................9
2.2. Các mô .........................................................................................................10
2.2.1. Mô biểu bì .................................................................................................10
2.2.2. Mô liên kết ................................................................................................10
2.2.3. Mô cơ ........................................................................................................10
2.2.4. Mô thần kinh .............................................................................................11
2.3. Sự lớn lên và phát triển cơ thể trẻ em............................................................11
2.3.1. Các giai đoạn phát triển của cơ thể trẻ em..................................................11
2.3.2. Sự phát triển của trẻ em qua các giai đoạn .................................................12
2.3.3. Biểu đồ phát triển ......................................................................................12
Chương 3. HỆ THẦN KINH.............................................................................14
3.1. Giới thiệu về hệ thần kinh.............................................................................14
3.1.1. Vai trò của hệ thần kinh .............................................................................14

1


3.1.2. Các bộ phận của hệ thần kinh.....................................................................14
3.1.3. Phản xạ và vòng phản xạ............................................................................17
3.1.4. Hệ thần kinh thực vật.................................................................................17
3.1.5. Sự phát triển của hệ thần kinh ....................................................................18
3.2. Hoạt động thần kinh cao cấp.........................................................................19
3.2.1. Phản xạ có điều kiện ..................................................................................19
3.2.2. Hoạt động thần kinh cao cấp ở người.........................................................20
3.2.3. Đặc điểm hoạt động thần kinh cao cấp ở trẻ...............................................21
3.2.4. Các loại hình thần kinh cao cấp ở trẻ em....................................................21
3.2.5. Giấc ngủ ....................................................................................................22
3.2.6. Vệ sinh hệ thần kinh ..................................................................................23
Chương 4. CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH .......................................................25
4.1. Khái niệm về các cơ quan phân tích..............................................................25

4.1.1. Cấu tạo ......................................................................................................25
4.1.2. Vai trò .......................................................................................................25
4.2. Các cơ quan phân tích...................................................................................25
4.2.1. CQPT thị giác ........................................................................................... 25
4.2.2. CQPT thính giác ....................................................................................... 28
4.2.3. CQPT xúc giác ..........................................................................................30
4.2.4. CQPT khứu giác ....................................................................................... 31
4.2.5. CQPT vị giác ............................................................................................ 31
Chương 5. HỆ VẬN ĐỘNG ............................................................................. 32
5.1. Hê xương..................................................................................................... 32
5.1.1. Cấu tạo và chức năng của hệ xương ......................................................... 32
5.1.2. Thành phần hóa học và đặc tính của xương............................................... 34
5.1.3. Sự phát triển của hệ xương và đặc điểm xương trẻ em .............................. 35
5.2. Hệ cơ ........................................................................................................... 36
5.2.1. Cấu tạo và chức năng................................................................................ 36
5.2.2. Sự phát triển của hệ cơ trẻ em ................................................................... 38
5.3. Tư thế ...........................................................................................................38

2


5.3.1. Tư thế bình thường ....................................................................................38
5.3.2. Tư thế không bình thường..........................................................................38
5.3.3. Đề phòng tư thế không bình thường...........................................................38
5.4. Vệ sinh hệ vận động .....................................................................................39
Chương 6. HỆ TUẦN HOÀN........................................................................... 40
6.1. Máu ............................................................................................................. 40
6.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 40
6.1.2. Chức năng của máu................................................................................... 40
6.1.3. Thành phần của máu ................................................................................. 40

6.1.4. Sự tạo máu................................................................................................ 41
6.1.5. Đặc điểm máu trẻ em ............................................................................... 41
6.2. Tuần hoàn.................................................................................................... 42
6.2.1. Cấu tạo và sự hoạt động của tim ............................................................... 42
6.2.2. Cấu tạo của hệ mạch - vòng tuần hoàn ...................................................... 43
6.2.3. Huyết áp ................................................................................................... 44
6.2.4. Đặc điểm cấu trúc và sự hoạt động của hệ tim mạch trẻ em ..................... 45
6.2.5. Vệ sinh hệ tuần hoàn................................................................................. 45
Chương 7. HỆ HÔ HẤP ....................................................................................46
7.1. Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp .............................................................46
7.1.1. Đường dẫn khí ...........................................................................................46
7.1.2. Phổi ...........................................................................................................46
7.2. Đặc điểm hoạt động của hệ hô hấp................................................................47
7.2.1. Cử động hô hấp..........................................................................................47
7.2.2. Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào .................................................................48
7.3. Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.........................................................................48
7.3.1. Đường dẫn khí ...........................................................................................48
7.3.2. Phổi ...........................................................................................................48
7.4. Vệ sinh hệ hô hấp .........................................................................................48
Chương 8. HỆ TIÊU HÓA................................................................................50
8.1. Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa ...........................................................50

3


8.1.1. Ống tiêu hóa ..............................................................................................50
8.1.2. Các tuyến tiêu hóa .....................................................................................52
8.2. Sự tiêu hóa, hấp thu thức ăn và thải bã..........................................................52
8.2.1. Sự tiêu hóa thức ăn ....................................................................................52
8.2.2. Sự hấp thu thức ăn .....................................................................................52

8.2.3. Sự thải bã...................................................................................................53
8.3. Đặc điểm tiêu hóa ở trẻ em ...........................................................................53
8.3.1. Miệng ........................................................................................................54
8.3.2. Thực quản..................................................................................................54
8.3.3. Dạ dày .......................................................................................................54
8.3.4. Ruột...........................................................................................................54
8.4. Vệ sinh hệ tiêu hóa .......................................................................................54
Chương 9. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG........................................56
9.1. Đại cương về trao đổi chất và năng lượng.....................................................56
9.1.1. Đồng hóa ...................................................................................................56
9.1.2. Dị hóa........................................................................................................56
9.2. Chuyển hóa các chất cơ bản trong cơ thể ......................................................56
9.2.1. Chuyển hóa saccarit ...................................................................................56
9.2.2. Chuyển hóa lipit.........................................................................................56
9.2.3. Chuyển hóa protein....................................................................................56
9.2.4 Chuyển hóa nước và muối khoáng ..............................................................57
9.3. Nhu cầu về các loại vitamin chính ở trẻ em...................................................58
9.3.1. Vitamin A..................................................................................................58
9.3.2. Vitamin B1 .................................................................................................58
9.3.3. Vitamin B2 .................................................................................................58
9.3.4. Vitamin B12................................................................................................58
9.3.5. Vitamin C ..................................................................................................58
9.3.6. Vitamin D..................................................................................................58
Chương 10. HỆ BÀI TIẾT ................................................................................60
10.1. Hệ bài tiết nước tiểu....................................................................................60

4


10.1.1. Đặc điểm cấu tạo .....................................................................................60

10.1.2. Sự hình thành và bài xuất nước tiểu .........................................................61
10.1.3. Đặc điểm cơ quan bài tiết nước tiểu ở trẻ em ...........................................62
10.1.4. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.....................................................................62
10.2. Da...............................................................................................................62
10.2.1. Cấu tạo và chức năng của da ....................................................................62
10.2.2. Đặc điểm da trẻ em ..................................................................................63
10.2.3. Vệ sinh về da ...........................................................................................63
Chương 11. HỆ SINH DỤC ..............................................................................65
11.1. Cơ quan sinh dục nam.................................................................................65
11.1.1. Cấu tạo ....................................................................................................65
11.1.2. Chức năng sinh lí của tinh hoàn ...............................................................66
11.2. Cơ quan sinh dục nữ ...................................................................................66
11.2.1. Cấu tạo ....................................................................................................66
11.2.2. Chức năng sinh lí của buồng trứng...........................................................67
11.2.3. Chu kì kinh nguyệt...................................................................................67
11.3. Sự phát triển giới tính của trẻ em ................................................................67
11.4. Giáo dục giới tính cho trẻ............................................................................68
11.5. Vệ sinh hệ sinh dục.....................................................................................68
PHẦN B. THỰC HÀNH ...................................................................................69
Bài 1. LẬP BIỂU ĐỒ PHÁT TRIỂN ĐỂ THEO DÕI SỨC KHỎE
CỦA TRẺ...........................................................................................................69
1.1. Hướng dẫn....................................................................................................69
1.2. Cách cân trẻ..................................................................................................69
1.3. Đánh giá kết quả ...........................................................................................69
Bài 2. CHĂM SÓC VỆ SINH CHO TRẺ EM..................................................70
2.1. Yêu cầu chung ..............................................................................................70
2.2. Nội dung.......................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................71

5



BÀI MỞ ĐẦU
1. Nội dung bài giảng
Giải phẫu Sinh lí trẻ em là học phần nghiên cứu các quá trình phát triển diễn
ra trong cơ thể trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Nhằm đáp ứng các nhu cầu đặt ra trong
chương trình đào tạo Trung cấp Sư phạm được ban hành đối với ngành Giáo dục
mầm non. Giúp người học không chỉ nắm vững các kiến thức cơ bản về quá trình
phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non mà còn giúp người học khi ra trường có thể
vận dụng những kiến thức của học phần này trong việc nuôi , dạy trẻ một cách khoa
học để các em có thể phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mĩ.
2. Mục tiêu bài giảng
* Kiến thức
- Các thời kỳ phát triển cơ thể trẻ em để có cách chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục hợp lý
- Đặc điểm cấu tạo và sinh lý của các hệ cơ quan trong cơ thể để có biện
pháp bảo vệ các cơ quan đó
- Cơ thể trẻ em có sự phát triển theo lứa tuổi
*Kĩ năng
- Xây dựng cơ sở khoa học, giúp cô giáo nhà trẻ, mẫu giáo chăm sóc và giáo
dục trẻ một cách hợp lý, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển hoàn thiện cơ thể trẻ.
*Thái độ
- Có tinh thần, ý thức, thái độ chăm sóc trẻ; giáo dục trẻ để trẻ em phát triển
toàn diện.

6


PHẦN I. GIẢI PHẪU SINH LÍ TRẺ EM
PHẦN A. LÍ THUYẾT

Chương 1. MỞ ĐẦU

*Mục tiêu
- Biết được khái niệm, đối tượng nghiên cứu của môn học đối với chương trình đào
tạo giáo viên Nhà trẻ - Mẫu giáo.
- Hiểu được ý nghĩa của môn học đối với những người làm công tác nuôi, dạy trẻ ở
trường mầm non.

1.1. Khái niệm, đối tượng nghiên cứu của môn học
1.1.1. Giải phẫu học: là khoa học về cấu tạo và các quy luật phát triển của cơ thể
sống. Nó nghiên cứu những quy luật đó trong mối liên hệ với các chức năng và môi
trường xung quanh của cơ thể.
1.1.2. Sinh lí học: là khoa học về các chức năng, nghĩa là hoạt động của các cơ
quan, hệ cơ quan và cơ thể. Nó nghiên cứu các quy luật làm cơ sở cho các quá trình
sống của cơ thể.
1.1.3. Vệ sinh học: là khoa học về ảnh hưởng của các điều kiện sống đến sức khỏe
con người. Nó nghiên cứu các biện pháp nhằm ngăn ngừa các điều kiện bất lợi và
tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sức khỏe con người.
1.2. Ý nghĩa
Môn học Giải phẫu Sinh lí Vệ sinh Phòng bệnh trẻ em có ý nghĩa quan trọng
trong công tác nuôi dạy trẻ. Cơ thể trẻ em và người lớn có những đặc điểm khác
nhau về cấu tạo và chức phận của từng cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Những đặc
điểm đó thay đổi trong các giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ. Vì vậy, sự hiểu
biết các đặc điểm giải phẫu, sinh lí và vệ sinh của trẻ em là rất quan trọng đối với
người nuôi dạy trẻ. Việc bảo vệ sức khỏe trẻ em và hoàn thiện sự phát triển thể lực,
tinh thần cho trẻ chỉ có thể có khi biết được những kiến thức về cấu tạo và chức
năng của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể trẻ em.

7



Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày khái niệm, đối tượng nghiên cứu của môn học đối với chương trình đào
tạo giáo viên Nhà trẻ - Mẫu giáo.
2. Môn học Giải phẫu Sinh lí Vệ sinh Phòng bệnh trẻ em có ý nghĩa quan trọng như
thế nào trong công tác nuôi, dạy trẻ?

8


Chương 2. CẤU TRÚC TẾ BÀO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ
* Mục tiêu
- Biết được các bộ phận chính và thành phần hóa học của tế bào.
- Biết được các loại mô và chức năng chính của chúng trong cơ thể.
- Hiểu được sự lớn lên và phát triển của cơ thể trẻ em qua các giai đoạn để vận
dụng vào cách chăm sóc trẻ.

2.1. Tế bào
2.1.1. Đại cương về cấu trúc siêu hiển vi của tế bào
Cơ thể người được cấu tạo từ các tế bào, tuy hình dạng, kích thước, chức
năng có khác nhau nhưng chúng đều có cấu tạo chung:
- Kích thước: từ 1 - 2 µm
- Hình dạng: đa dạng: hình cầu, hình đĩa, hình đa giác hoặc không có hình
dạng nhất định: tiểu cầu.
2.1.2. Các bộ phận chính của tế bào
- Nhân: nằm bên trong tế bào có màng nhân bao bọc, bên trong có hạch nhân
và nhiễm sắc thể chứa ADN là nơi chứa đựng thông tin di truyền.
- Tế bào chất: là khối chất chứa bên trong tế bào. Trong tế bào chất chứa các
bào quan như: ti thể, trung thể, mạng lưới nội chất, bộ máy golgi…mỗi bào quan
thực hiện một chức năng nhất định, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của tế bào.

- Màng tế bào: bao bọc bên ngoài tế bào, có nhiệm vụ bảo vệ tế bào và trao
đổi chất giữa bên trong và bên ngoài tế bào.
2.1.3. Thành phần hóa học của tế bào: nước, chất vô cơ và các chất hữu cơ.
- Protein: chiếm 75%, gồm các nguyên tố: C, H, O, N ngoài ra còn có P, S.
Đơn vị cấu tạo cơ sở của protein là axit amin.
- Saccarit: gồm các chất đường, tinh bột…đây là thành phần chủ yếu cung
cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào cũng như cơ thể.
- Lipit: là chất dự trữ chủ yếu của cơ thể, ngoài ra nó cũng phân giải để cung
cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và xây dựng tế bào.
- Axit nucleic: gồm ADN và ARN là nơi chứa đựng thông tin di truyền.

9


- Enzim: là chất xúc tác sinh học của tế bào, giúp các phản ứng hóa học trong
cơ thể diễn ra nhanh hơn.

Hình 2. Cấu tạo chung của tế bào
2.2. Các mô
* Khái niệm: mô là tập hợp các tế bào có cùng nguồn gốc và cùng thực hiện
một chức năng chung. Có 4 loại mô: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần
kinh.
2.2.1. Mô biểu bì
Bao bọc bề mặt ngoài và lát mặt trong cơ thể, có chức năng bảo vệ cơ thể
tránh những chấn động cơ học, hóa học, hấp thu và chuyển hóa các chất.
2.2.2. Mô liên kết
Có nhiều loại như mô máu, mô mỡ, mô sụn, mô xương…
2.2.3. Mô cơ: có 3 loại
- Mô cơ vân: chiếm 42% khối lượng cơ thể, nằm ở chi trên, chi dưới và toàn
thân, cơ vân hoạt động theo ý muốn con người.

- Mô cơ trơn: chiếm tỉ lệ ít, chúng lát mặt trong của đường tiêu hóa, hô hấp,
bài tiết, thành mạch máu…cơ trơn hoạt động không theo ý muốn con người.
-Mô cơ tim: cấu tạo nên quả tim, có cấu tạo giống cơ vân nhưng hoạt động
giống cơ trơn.

10


2.2.4. Mô thần kinh
Có cấu tạo từ các nơ ron, có chức năng điều khiển, phối hợp hoạt động giữa
các cơ quan và giữa cơ thể với môi trường.
2.3. Sự lớn lên và phát triển cơ thể trẻ em
2.3.1. Các giai đoạn phát triển của cơ thể trẻ em
- Giai đoạn bào thai: tính từ lúc trứng được thụ tinh đến khi trẻ ra đời, trung
bình khoảng 270 - 280 ngày.
- Giai đoạn sơ sinh: từ lúc cắt rốn đến tuần thứ 4 sau khi sinh. Giai đoạn này
trẻ phải thích nghi với sự thay đổi đột ngột của môi trường sống, chịu mọi ảnh
hưởng của môi trường xung quanh xung quanh tác động lên cơ thể. Do sự thay đổi
chế độ dinh dưỡng nên nước tiểu có màu vàng sẫm, phân có màu đen, nhão. Phản
xạ của trẻ đơn giản: bú, mút, ho…
- Giai đoạn bú mẹ: sau khi sinh đến 12 tháng. Giai đoạn này trẻ sống chủ yếu
dựa vào nguồn dinh dưỡng là sữa mẹ. Các quá trình chuyển hóa diễn ra rất mạnh.
Chiều cao, khối lượng tăng đáng kể. Do tiếp nhận nguồn kháng thể từ sữa mẹ nên
trẻ dưới 3 tháng thường không mắc các bệnh lây nhiễm. Trẻ từ 5 đến 7 tháng có thể
biết ngồi, bắt đầu mọc răng làm trẻ nóng, sốt; trẻ có thể ăn dặm thêm cháo, bột…Từ
6 đến 12 tháng trẻ tập đứng và chập chững biết đi, ăn được nhiều loại thức ăn nhưng
thường rối loạn tiêu hóa.
- Giai đoạn răng sữa: từ 1 đến 6 tuổi gồm lứa tuổi vườn trẻ (1 - 3 tuổi) và lứa
tuổi mẫu giáo (4 - 6 tuổi).
- Tuổi học sinh nhỏ: từ 6 - 11 tuổi, đây là giai đoạn chuyển tiếp về hình thái

và sinh lí.
- Tuổi học sinh lớn (tuổi dậy thì): từ 12 - 15 tuổi, giai đoạn này xuất hiện
những thay đổi lớn về hình thái và sinh lí. Chiều cao và khối lượng cơ thể tăng
nhanh. Sự phối hợp các động tác chưa tốt nên trẻ thường vụng về, nóng tính. Hệ nội
tiết phát triển và hoàn thiện làm xuất hiện những đặc điểm sinh dục thứ phát. Bé trai
vỡ tiếng, mọc râu, lông; bé gái tuyến vú phát triển, xuất hiện kinh nguyệt lần đầu.
Nhìn chung, sự phân chia các thời kì chỉ có tính chất tương đối, chúng có thể
thay đổi tùy giới tính, chủng tộc, điều kiện sống.

11


2.3.2. Sự phát triển của trẻ em qua các giai đoạn
Để đánh giá sự phát triển của trẻ em, người ta dựa vào một số tiêu chí như:
chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực, vòng đùi…và tỉ lệ giữa các của các
thành phần ấy.
2.3.2.1. Sự phát triển về chiều cao: phụ thuộc vào giới tính, chủng tộc, lứa tuổi và
điều kiện sống…
- Từ khi sinh đến 1 tuổi: tăng khoảng 23 - 25 cm và bằng 1.5 so với lúc mới
sinh.
- Từ 1 - 3 tuổi: tăng khoảng 7.5 cm/năm.
- Từ 3 - 6 tuổi: tăng khoảng 6 cm/năm.
Nhìn chung, trẻ em từ lúc mới sinh đến sáu tuổi chiều cao tăng trung bình
9.53 cm/năm, sau đó tăng chậm dần ở lứa tuổi mầm non.
Công thức chung: X = 75cm + 5n
Trong đó: X là chiều cao đứng (cm), n: số tuổi (năm).
2.3.2.2. Sự phát triển về khối lượng: phụ thuộc vào giới tính, chủng tộc, lứa tuổi và
điều kiện sống…
- Trẻ sơ sinh: từ 3.0 - 3.5 kg
- Trẻ 4 tháng: tăng gấp đôi

- Trẻ 1.5 tuổi: tăng gấp 3
- Trẻ 3 tuổi: tăng gấp 4
Nhìn chung, trong 3 năm đầu khối lượng trẻ tăng nhanh, khoảng 3 kg/năm,
sau đó khối lượng tăng chậm hơn, khoảng 1.5 kg/năm.
Công thức chung: X = 9 + 1.5 (n -1)
Trong đó: X là khối lượng cơ thể (kg), n: số tuổi (năm).
2.3.3. Biểu đồ phát triển
- Khái niệm: là biểu đồ ghi chép cân nặng của trẻ tương ứng với tháng tuổi ở
những thời điểm khác nhau. Trên biểu đồ vẽ 4 đường cong biểu diễn cân nặng theo
tháng tuổi, tương ứng với sức khỏe loại A, B, C, D.
- Ý nghĩa: giúp người dạy trẻ biết được tình trạng sức khỏe của trẻ và phát
hiện kịp thời các bệnh của trẻ để có biện pháp xử lí kịp thời.

12


- Cách sử dụng:
+ Ghi đầy đủ các thông tin cần thiết lên biểu đồ: họ tên, ngày tháng năm
sinh…
+ Ghi các tháng tuổi của trẻ lên biểu đồ.
+ Cân trẻ: trẻ dưới 36 tháng, cân mỗi tháng 1 lần, trẻ lớn hơn mỗi quý cân 1
lần.
+ Chấm cân lên biểu đồ: mỗi tháng chấm một điểm tương ứng trên biểu đồ,
hàng tháng nối những điểm chấm lại với nhau ta sẽ có một con đường sức khỏe của
trẻ.
- Đánh giá kết quả: nếu đường biểu diễn sức khỏe của trẻ đi lên là trẻ phát
triển tốt, nếu nằm ngang hoặc đi xuống là trẻ bị ốm hoặc suy dinh dưỡng.

Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày các bộ phận chính và thành phần hóa học của tế bào.

2. Có mấy loại mô cơ bản? Trình bày đặc điểm của từng loại mô.
3. Trình bày đặc điểm phát triển của trẻ em qua các giai đoạn.
4. Biểu đồ phát triển là gì? Ý nghĩa của biểu đồ trong công tác nuôi dạy trẻ?

13


Chương 3. HỆ THẦN KINH

* Mục tiêu
- Trình bày được những đặc điểm cơ bản về cấu tạo và chức phận của hệ thần kinh.
- Biết được các đặc điểm phát triển về mặt cấu tạo và chức phận của hệ thần kinh
trong quá trình phát triển của trẻ em.
- Hiểu được các loại hình thần kinh cấp cao để vận dụng vào nuôi dạy trẻ.
- Trình bày được những đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao trong các giai đoạn
phát triển của trẻ.

3.1. Giới thiệu về hệ thần kinh
3.1.1. Vai trò của hệ thần kinh
- Tiếp nhận và trả lời những biến đổi xảy ra ở bên trong và bên ngoài cơ thể.
- Điều hòa, phối hợp các hoạt động của mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ
thể, giúp cho cơ thể hoạt động một cách thống nhất.
3.1.2. Các bộ phận của hệ thần kinh (HTK)
HTK gồm: HTK trung ương và HTK ngoại biên
- HTK trung ương gồm: não bộ và tủy sống
- HTK ngoại biên gồm: dây thần kinh và hạch thần kinh
Ở não bộ và tủy sống có bộ phận thần kinh động vật và bộ phận thần kinh
thực vật, bộ phận thần kinh thực vật có hệ giao cảm và phó giao cảm.
- Bộ phận thần kinh động vật điều khiển hoạt động của cơ vân, lưỡi, hầu,
thanh quản.

- Bộ phận thần kinh thực vật điều khiển các cơ quan bên trong: hệ tuần hoàn,
hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ sinh dục…
3.1.2.1. Tủy sống
* Cấu tạo tủy sống: ở người, tủy sống dài chừng 45 cm, phía trên tiếp giáp
với hành tủy, tận cùng ở ngang đốt thắt lưng I - II ở người trưởng thành. Trong giai
đoạn phôi, tủy sống nằm suốt cột sống, trong quá trình phát triển tủy sống phát triển
chậm hơn cột sống, ở trẻ mới sinh tủy sống nằm ngang đốt thắt lưng thứ III.

14


Từ 2 bên tủy sống xuất phát 31 đôi dây thần kinh tủy gồm 8 đôi cổ, 12 đôi
ngực, 5 đôi thắt lưng, 5 đôi cùng và 1 đôi cụt.
Nếu cắt ngang qua tủy sống ta thấy rõ 2 phần:
- Phần chất trắng nằm ngoài gồm những sợi thần kinh chạy dọc cột sống.
- Phần chất xám nằm trong có hình cánh bướm gồm những thân thần kinh và
tua ngắn tạo nên.
Dây thần kinh tủy là dây pha gồm những sợi thần kinh hướng tâm và những
sợi thần kinh li tâm.
*Chức năng: Điều khiển phản xạ vận động của tay, chân, cổ, da, những phản
xạ bài tiết và những phản xạ không điều kiện đơn giản.

Hình 3. 1. Cấu tạo cắt ngang của tủy sống
3.1.2.2. Não bộ:
Nằm trong hộp sọ. Ở trẻ mới sinh não có khối lượng 400 g, 20 tuổi não đạt
khối lượng tối đa (khoảng 1300 g) cho đến 60 tuổi sau đó giảm dần. Số lượng nơron
không tăng nhưng có sự phát triển về chất lượng.

15



*Hành tủy: là nơi tiếp giáp với tủy sống gồm chất xám bên trong, chất trắng
ở ngoài, là đường đi của mọi đường dẫn truyền lên xuống giữa não bộ và tủy sống.
từ hành tủy xuất phát 4 đôi dây thần kinh não: IX - XII.
Chức năng: điều khiển hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bú, nôn…
*Não giữa: nằm phía trên hành tủy gồm chất xám ở ngoài, chất trắng ở trong.
Chức năng: điều chỉnh những chức năng sinh lí quan trọng, các động tác tinh
vi của tay, những phản xạ định hướng về thị giác, thính giác…
*Não trung gian: là nơi tiếp giáp giữa não giữa và 2 bán cầu đại não.
Chức năng: là trạm dừng chân của mọi đường dẫn truyền thần kinh cảm giác
(trừ khứu giác) trước khi lên vỏ não, là trung tâm của phản xạ: đau, vận động, cảm
xúc, điều hòa thân nhiệt, nội tiết, dinh dưỡng…
*Tiểu não: nằm dưới bán cầu não, phía sau hành tủy.
Chức năng: điều khiển sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân, giữ thăng
bằng cho cơ thể.

Hình 3. 2. Cấu tạo chung của não
*Bán cầu đại não: là phần lớn nhất, chiếm 80% khối lượng của não, quan
trọng nhất của HTK trung ương. Gồm 2 nửa trái và phải nối với nhau qua thể chai,
có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn giúp diện tích vỏ não tăng lên rất nhiều. Có 2 lớp:

16


- Lớp chất xám bao quanh 2 bán cầu gọi là vỏ não là nơi tập trung của nhiều
nơron.
- Lớp chất trắng nằm trong được cấu tạo bởi những sợi thần kinh làm thành
hệ thống dẫn truyền giữa não bộ với tủy sống và các cơ quan khác của cơ thể.
Chức năng: là trung tâm của phản xạ có điều kiện, tình cảm, tâm lí, trí khôn,
tư duy trừu tượng, hiểu tiếng nói và chữ viết, vận động, cảm giác, thính giác, vị

giác, khứu giác, thị giác.
3.1.3. Phản xạ và vòng phản xạ
3.1.3.1. Phản xạ: là phản ứng của cơ thể để đáp lại kích thích với sự tham gia của hệ
thần kinh. Ví dụ: đụng tay vào lửa thì rụt tay lại.
3.1.3.2. Cung phản xạ: là con đường dẫn truyền thần kinh từ cơ quan thụ cảm đến
cơ quan thừa hành. Cung phản xạ gồm 5 bộ phận chính:
- Cơ quan cảm thụ: tiếp nhận kích thích, cơ quan này có mặt khắp mọi nơi
trong cơ thể.
- Dây thần kinh hướng tâm: dẫn truyền xung động đến HTK trung ương.
- Trung ương thần kinh: tiếp nhận, phân tích, tổng hợp kích thích.
- Dây thần kinh li tâm: truyền mệnh lệnh trả lời đến các cơ quan trong cơ thể.
- Bộ phận đáp ứng: là cơ quan thực hiện phản ứng trả lời.
3.1.3.3. Vòng phản xạ: hưng phấn xuất hiện từ cơ quan cảm thụ sẽ truyền đến HTK
trung ương qua dây thần kinh hướng tâm, sau đó trung ương sẽ phát tín hiệu trả lời
đến cơ quan cảm thụ qua dây thần kinh li tâm. Tiếp theo cơ quan cảm thụ sẽ có
xung động ngược về HTK trung ương để báo cáo kết quả hành động gọi là tín hiệu
phản hồi và HTK trung ương có thể đưa ra mệnh lệnh mới. Như vậy đường đi của
phản xạ là một vòng khép kín.
3.1.4. Hệ thần kinh thực vật
Phân bố vào cơ trơn của các cơ quan: mạch máu, da, cơ tim và các tuyến.
Gồm hệ giao cảm và phó giao cảm.
- Hệ giao cảm: xuất phát từ phần ngực và trên vùng hông của tủy sống.
- Hệ phó giao cảm: xuất phát từ một số khu của não.
Chức năng: hai hệ này có tác dụng trái ngược nhau.

17


3.1.5. Sự phát triển của hệ thần kinh
Ở phôi người, HTK phát triển sớm lúc phôi được 2 tuần rưỡi, sau đó phần

trước phát triển thành não bộ, phần sau phát triển thành tủy sống. Khoảng 3 tháng
trước khi ra đời, HTK đã có cấu tạo đầy đủ, ở vỏ não số lượng nơron đã ổn định.
Nhờ đó, trẻ em có những phản xạ không điều kiện bẩm sinh: bú, nắm, định hướng
tiếng động, ánh sáng, kích thích đau…
- Não bộ:
+ Trẻ sơ sinh: 400 g
+ Trẻ 6 tháng tuổi: tăng gấp đôi
+ Trẻ 3 tuổi: khoảng 1300 g, tương đương người lớn, đến tuổi trưởng thành
khối lượng không đổi.
Ở vỏ não có sự phát triển mạnh của đường dẫn truyền, đến 7 tuổi vỏ não trẻ
em căn bản giống người lớn, số lượng nơron không tăng nhưng có sự phân hóa
mạnh và lớn lên làm tăng diện tích vỏ não chủ yếu là tăng khúc cuộn và lõm sâu
vào.
- Tiểu não: ở trẻ sơ sinh tiểu não kém phát triển, sau đó phát triển mạnh. Đến
2 tuổi tiểu não trẻ em có kích thước, khối lượng tương đương người lớn, nhờ đó trẻ
em có những phản ứng vận động và làm vững tư thế cơ thể khi đứng, đi.
- Tủy sống: ở trẻ sơ sinh tủy sống nằm ngang đốt thắt lưng thứ III, ở người
lớn tủy sống nằm ngang đốt thắt lưng I - II do tủy sống phát triển chậm hơn cột
sống.
- Hoạt động thần kinh cấp cao của trẻ phát triển cùng với sự phát triển về
hình thái, kích thước não, cuối cùng là sự phát triển hệ thống tín hiệu thứ 2: ngôn
ngữ.
- Sự myelin hóa các sợi thần kinh: quá trình này giúp cho hưng phấn được
truyền đi một cách riêng biệt, do đó hưng phấn đến vỏ não chính xác giúp hoạt động
của trẻ em hoàn thiện. Ngoài ra, nó còn tăng vận tốc dẫn truyền hưng phấn lên 10 12 lần. Quá trình này xảy ra từ tháng thứ 4 của giai đoạn phát triển phôi thai đến lúc
3 tuổi thì hoàn tất.

18



3.2. Hoạt động thần kinh cao cấp
3.2.1. Phản xạ có điều kiện (PXCĐK)
3.2.1.1. Khái niệm
* Thí nghiệm của Pavlov: Ông tạo một lỗ dò tiết nước bọt ở chó, khi cho chó
ăn thì chó tiết nước bọt. Sau đó trước mỗi bữa ăn ông bật đèn rồi cho chó ăn, ông
lặp đi lặp lại nhiều lần, sau đó chỉ cần bật đèn mà không cho chó ăn chó cũng tiết
nước bọt.
*Khái niệm
- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK): là phản xạ có một cung phản xạ vĩnh
viễn, khi có một kích thích nhất định sẽ gây một đáp ứng nhất định mà không cần
điều kiện gì cả. Ví dụ: khi cho chó ăn thì chó tiết nước bọt.
- PXCĐK: là phản xạ có một cung phản xạ không cố định, khi muốn gây một
PXCĐK thì cần một kích thích nhất định.
Như vậy: PXKĐK là nền tảng của sự thích nghi của cơ thể có tính chất bẩm
sinh, di truyền, không cần tập luyện, giúp cho cơ thể tồn tại. PXCĐK giúp cho cơ
thể thích nghi linh hoạt với môi trường luôn thay đổi, được hình thành trong quá
trình sống cá thể, có vai trò quan trọng trong hoạt động có ý thức của con người.
3.2.1.2. Cơ chế thành lập PXCĐK: Pavlov giải thích cơ chế thành lập PXCĐK bằng
đường liên hệ thần kinh tạm thời, mỗi phản xạ đều có một điểm đại diện trên vỏ
não. Khi kết hợp giữa 2 kích thích không điều kiện (thức ăn) và có điều kiện (ánh
đèn) sẽ làm xuất hiện 2 điểm trên vỏ não cùng hưng phấn. Theo quy luật lan tỏa, 2
hưng phấn sẽ lan tỏa và gặp nhau tạo thành một đường mòn, làm cho hưng phấn
điểm này lan sang hưng phấn điểm kia tạo thành đường liên hệ thần kinh tạm thời.
Đây chỉ là một đường liên hệ chức năng chứ không có dây thần kinh. Do đó nếu
điều kiện sống thay đổi đường liên lạc này sẽ mất, nên để duy trì PXCĐK thì tác
nhân kích thích phải được duy trì, củng cố, nếu không PXCĐK sẽ mất đi.

19



3.2.1.3. Sự khác nhau giữa 2 loại phản xạ
PXKĐK

PXCĐK

- Có tính chất bẩm sinh, di truyền, mang - Được xây dựng trong đời sống có tính
tính chất chủng loại

chất cá thể, tiếp thu qua tập luyện, không
di truyền được

- Bền vững, không thay đổi, máy móc

- Không bền vững, dễ thay đổi.

- Có tác nhân kích thích đúng chỗ

- Tác nhân kích thích bất kì

- Có cung phản xạ cố định, vĩnh viễn

- Không cố định

- Trung tâm là phần dưới vỏ

- Vỏ bán cầu đại não

3.2.1.4. Những điều kiện để thành lập và duy trì PXCĐK
- PXCĐK được hình thành trên cơ sở của PXKĐK hoặc PXCĐK trước đó
- PXCĐK được duy trì khi PXKĐK được củng cố (bật đèn phải cho chó ăn)

- Phải có sự kết hợp giữa 2 kích thích không điều kiện và có điều kiện.
- Vỏ não không bị tổn thương về cấu tạo và sinh lí.
- Kích thích có điều kiện phải vừa phải không ảnh hưởng lớn đến đời sống
(ánh đèn đủ sáng, tiếng chuông vừa phải…)
3.2.2. Hoạt động thần kinh cao cấp ở người
3.2.2.1. Đặc điểm: là hoạt động cao cấp của hệ thần kinh người gồm PXKĐK và
PXCĐK, tâm lí - ý thức với sự tham gia của tiếng nói.
3.2.2.2. Hệ thống tín hiệu thứ nhất: là những tín hiệu cụ thể, là sự vật, hiện tượng
trực tiếp như: nhiệt độ, ánh sáng, màu sắc…Ví dụ:
- Sự chua của quả chanh kích thích vị giác làm tiết nước bọt: đây là PXKĐK
- Nhìn quả chanh kích thích thị giác làm tiết nước bọt: đây là PXCĐK
3.2.2.3. Hệ thống tín hiệu thứ 2: là tín hiệu ngôn ngữ gồm tiếng nói và chữ viết, là
những tín hiệu có tính chất khái quát, gián tiếp. Ví dụ:
Khi ta nói chanh chua sẽ kích thích HTK trung ương làm tiết nước bọt. Vậy
tiếng nói chanh chua là hệ thống tín hiệu thứ 2.
* Mối quan hệ giữa 2 hệ thống tín hiệu: ở người, hai hệ thống này có mối
quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó hệ thống tín hiệu thứ 2 chiếm

20


ưu thế được xây dựng trên cơ sở hệ thống tín hiệu 1 nên đối với trẻ mẫu giáo cần
kết hợp kể chuyện bằng lời nói với phương tiện trực quan.
3.2.3. Đặc điểm hoạt động thần kinh cao cấp ở trẻ
3.2.3.1. Đặc điểm
- Các sợi thần kinh chưa được myelin hóa xong nên vận tốc dẫn truyền chậm,
chưa chính xác, vận động của trẻ mang tính chất chậm, cục bộ.
- Mối liên hệ giữa ý chí và tình cảm chưa chặt chẽ.
- Trẻ hoạt động bằng tình cảm là chính vì vỏ não chưa phát triển đầy đủ.
3.2.3.2. Trẻ dưới 3 tuổi: sau khi sinh khoảng 10 ngày trẻ có những PXCĐK về ăn

uống, ở tháng thứ 3 - 4 trẻ có thể thành lập những phản xạ về ánh sáng, tiếng động
mạnh. Đến 6 tháng trẻ phát ra được những tiếng đơn âm, đến 2 tuổi trẻ nói được
những tiếng đa âm, đến 3 tuổi thì nói được rất nhiều từ.
3.2.3.3. Trẻ 3 - 5 tuổi: trẻ thành lập được nhiều PXCĐK nhưng củng cố rất khó
khăn, hệ thống tín hiệu thứ 2 chiếm ưu thế nên nhiều PXCĐK được thành lập và
củng cố nhờ ngôn ngữ.
3.2.3.4. Trẻ 5 - 7 tuổi: vai trò của hệ thống tín hiệu thứ 2 tăng lên, tư duy bằng từ
ngữ giữ vai trò chủ đạo. Chức năng khái quát hóa của từ gần như người lớn dù còn
ở mức độ hẹp. Đến 6 tuổi trẻ bắt đầu sử dụng những khái niệm trừu tượng, biết đọc,
biết viết.
3.2.4. Các loại hình thần kinh cao cấp ở trẻ em
3.2.4.1. Cơ sở khoa học: Pavlov căn cứ vào mối tương quan, cường độ, tính linh
hoạt của 2 quá trình hưng phấn và ức chế ông chia thành 4 loại
3.2.4.2. Các loại hình thần kinh ở trẻ em
* Loại yếu
- Đặc điểm: quá trình hưng phấn, ức chế đều yếu, không chịu được kích thích
mạnh, việc thành lập và xóa bỏ PXCĐK khó.
- Biểu hiện: nhút nhát, yếu đuối, kém tích cực.
- Biện pháp sư phạm: cần động viên cuốn hút trẻ vào các hoạt động tập thể
giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tránh làm trẻ sợ hãi.

21


* Loại mạnh, không cân bằng
- Đặc điểm: quá trình hưng phấn, ức chế đều mạnh, trong đó hưng phấn
mạnh hơn ức chế. PXCĐK dễ hình thành nhưng ức chế phản xạ rất khó.
- Biểu hiện: hăng hái, nghich ngợm, thiếu kỉ luật, khó dạy bảo.
- Biện pháp sư phạm: giáo dục cho trẻ tính kiên trì, tự kiềm chế.
* Loại mạnh, cân bằng, linh hoạt

- Đặc điểm: quá trình hưng phấn và ức chế mạnh ngang nhau, PXCĐK dễ
thành lập nhưng cũng dễ xóa đi.
- Biểu hiện: có nghị lực, tự chủ, hăng hái, lạc quan nhưng cũng dễ bi quan.
- Biện pháp sư phạm: giáo dục cho trẻ tính chu đáo, cẩn thận, kiên trì.
* Loại mạnh, cân bằng, không linh hoạt
- Đặc điểm: quá trình hưng phấn và ức chế đều mạnh, việc chuyển từ hưng
phấn sang ức chế và ngược lại chậm chạp
- Biểu hiện: điềm đạm, bình tĩnh, chín chắn, có nghị lực, khó nổi nóng nhưng
lâu nguôi, bảo thủ, lề mề.
- Biện pháp sư phạm: giáo dục cho trẻ tính nhanh nhẹn, cởi mở.
Bốn loại hình thần kinh có ranh giới không rõ ràng, mỗi loại đều có ưu
khuyết điểm riêng. Cần hạn chế khuyết điểm, phát huy ưu điểm ở trẻ em.
3.2.4.3. Tính mềm dẻo của các loại hình thần kinh cao cấp: đặc điểm của loại hình
thần kinh cao cấp mang tính chất di truyền nhưng chúng có thể thay đổi ở nhiều
mức độ tùy theo công tác giáo dục và rèn luyện. Cho nên vấn đề giáo dục từ thưở ấu
thơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu có biện pháp giáo dục kịp thời, thích hợp,
đúng đắn sẽ giúp cho trẻ phát huy những tính tốt, giảm tính xấu.
3.2.5. Giấc ngủ
3.2.5.1. Ngủ và bản chất sinh lí của giấc ngủ
* Tầm quan trọng của giấc ngủ: ngủ giúp cho não phục hồi khả năng làm
việc và cho sức khỏe con người. Ngủ là nhu cầu cơ bản của cơ thể, cần hơn ăn
* Khái niệm: ngủ là trạng thái đặc biệt của cơ thể, cơ thể không liên lạc với
môi trường ngoài qua đường thần kinh, phần lớn các cơ quan không hoạt động, chỉ
có cơ quan cơ sở là hoạt động yếu, riêng bài tiết mồ hôi thì tăng.

22


* Bản chất sinh lí của giấc ngủ: khi vỏ não bị mệt mỏi, ức chế có xu hướng
lan tỏa ra xung quanh chiếm toàn bộ vỏ não và lan xuống các phần dưới vỏ của

HTK làm xuất hiện giấc ngủ.
- Những điểm trực tĩnh trên vỏ não: trong lúc ngủ say vẫn còn một số điểm
trên vỏ não hưng phấn gọi là những điểm trực tĩnh trên vỏ não. Nguyên nhân là lúc
thức chúng ta quan tâm đến một vấn đề gì đó, khi ngủ những điểm này không bị ức
chế.
- Hiện tượng chiêm bao: là trạng thái hoạt động đặc biệt của vỏ não, khi ta
ngủ không say. Những hình ảnh trong chiêm bao thường phi lí, kì quặc, không
logic. Nguyên nhân là những hình ảnh, suy nghĩ khi thức để lại những điểm trên vỏ
não, khi ngủ vỏ não không bị ức chế hoàn toàn, những điểm này gây hưng phấn
từng phần trên vỏ não. Những điểm này lan tỏa và phối hợp ngẫu nhiên tạo nên
những hình ảnh khác nhau, không mang những nội dung nhất định, nên chiêm bao
là “sự phối hợp chưa từng có những gì đã có”.
3.2.5.2. Tổ chức giấc ngủ hợp vệ sinh
* Thời gian ngủ: chiếm 1/3 đời người phân bố không đều, trẻ càng nhỏ ngủ
càng nhiều do HTK của trẻ còn yếu, quá trình ức chế lớn hơn hưng phấn.
Trẻ sơ sinh ngủ 20 - 21 h/ngày, trẻ 12 tháng: 13 h, trẻ 3 - 4 tuổi: 12 h, trẻ 5 7 tuổi: 11 h, người lớn: 7 - 8 h, người già: 4 - 5 h.
* Tổ chức giấc ngủ: để trẻ ngủ ngon, dậy đúng giờ, sảng khoái cần:
- Giờ ngủ: ngủ đúng giờ
- Phòng ngủ: có phòng riêng cho từng nhóm, không khí trong sạch, thoáng
mát về mùa hè, ấm vào mùa đông, yên tĩnh, màu sắc nhẹ nhàng, êm dịu.
- Cô phải có mặt tại phòng ngủ để theo dõi, sửa lại chăn gối, tư thế cho phù
hợp.
- Những trẻ yếu, mệt có thể cho ngủ thêm 30 phút.
- Trong điều kiện ở nhà: không cho trẻ ăn quá no, uống cà phê, ca cao, chè
đặc, không kể chuyện gây sợ hãi, chơi những trò chơi quá hưng phấn, cần có
giường cá nhân, phòng ngủ thoải mái, yên tĩnh.

23



3.2.6. Vệ sinh hệ thần kinh
Sự phát triển của HTK có liên quan đến ngoại cảnh, giáo dục và đặc điểm
của từng trẻ, nên tùy theo đặc điểm lứa tuổi cần tổ chức giờ học, vui chơi, ngủ cho
phù hợp để HTK phát triển tốt.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức phận của tủy sống.
2. Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức phận của não bộ.
3. Muốn thành lập được phản xạ có điều kiện cần có những điều kiện gì? Giải thích
và cho ví dụ về từng điệu kiện.
4. Thế nào là PXKĐK và PXCĐK? So sánh đặc điểm của PXKĐK và PXCĐK.
5. Trình bày đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ em.

24


×