Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Ebook 120 câu hỏi về phòng chữa đục thủy tinh thể: Phần 2 - NXB Từ điển Bách khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.59 MB, 181 trang )

III

ĐỤC THUỶ TINH THE DO TUổI GIÀ

44. T hế nào gọi là đục thuỷ tình thể do tuổi già?
Mọi người đều biết, ở người bình thường, m ặt
sau của hồng m ạc có một thể trong suốt hình lồi,
đó chính là thuỷ tinh thể. Trong thời kì nhi đồng
và thanh thiếu niên, thuỷ tinh thể có hình thoi,
không màu, trong suốt. Khi tuổi tác tăng lên, thuỷ
tinh thể dần dần cứng lại, thể tích cũng không
ngừng tăng lên. Kiểm tra bằng đèn dọi sẽ thấy
m ật độ của thuỷ tinh thể tăng, nhân biến thành
màu xám nhạt, khi tuổi càng cao, những thay đổi
này càng rõ. Đó chính là biểu hiện lão hoá của
thuỷ tinh thể ở người bình thường, do ảnh hưởng
của một nhân tố nào đó (bên trong hoặc bên ngoài),
khi tuổi tác tăng lên, chất da của thuỷ tính thể nở
ra, nhân có vẩn dục màu xám hoặc màu vàng,
kiểm tra đèn dọi kẽ nứt có thể nhìn thấy chỗ đục
khe nước hình miếng hoặc hình nêm, không thể
nhìn rõ đáy m ắt, thị lực giảm dưới 0 ,1 , với người
bị nặng chỉ còn cảm giác có ánh sáng, đó chính
là đục thuỷ tinh thể do tuổi già.
101


45. Đục thuỷ tình thể do tuổi già diễn ra như
thế nào?
Đục thuỷ tính thể do tuổi già là nguyên nhân
gây mù loà thường gặp ở người già, là bệnh m ắt


đa phát ở người già. Đã nhiều năm nay, con người
dày công nghiên cứu cơ chế phát sinh đục thuỷ
tinh thể do tuổi già, nhằm biết dược nó được diễn
ra như thế nào, để đề phòng sớm, chữa trị kịp
thời. Nhưng cho đến hiện nay, nguyên nhân chính
xác gây ra đục thuỷ tính thể tuổi già vẫn chưa rõ
ràng. Nhìn chung người ta cho rằng, do các nhân
tố sau đây gây ra:
(1) Thoái hoá do tuổi già: khi tuổi tác tăng lên,
thường có các động m ạch ở m ắt và toàn thân bị
xơ cứng, chức năng trao đổi chất của gan suy giảm,
chức năng bài tiết của thận bị rối loạn, làm nồng
dộ ch ất dộc trong máu tăng lên, các loại Vitamin,
Glutathione và hàng loạt loại muối vô cơ khác bị
mất cân bằng, dẫn đến trao đổi dinh dưỡng ở thuỷ
tinh thể bị trở ngại. Lâu dần, một số chất độc ngấm
vào thuỷ tinh thể, dẫn đến thay đổi thành phần
prôtêin của thuỷ tinh thể, dần dần tạo ra vẩn đục
màu trắng xám. Đó là một biểu hiện đặc thù suy
giảm chức năng ở nhiều cơ quan của người già.
(2) Chiếu xạ tía hồng ngoại: Chiếu xạ tia hổng
ngoại lâu dài có thể ảnh hưởng tới quá trình hoàn
nguyên õxy hoá của thuỷ tinh thể, đẩy nhanh sự
102


thay đổi thành phần prôtêin của thuỷ tính thể,
đây lại là một nguyên nhân nữa gây đục thuỷ tính
thể do tuổi già.
(3) Hoạt động nội tiết của người già bị rối loạn:

như đái tháo đường tuổi già, suy giảm chức năng
tuyến giáp trạng... Có người cho rằng, đó cũng là
một trong những nguyên nhân gia tăng sự phát
sinh đục thuỷ tinh thể ở tuổi già.
(4) Anh hưởng của nhân tố di truyền: Có người
cho rằng, một bộ phận các ca đục thuỷ tính thể
tuổi già có liên quan tới di truyền (có bệnh sử gia
đình). Vogt dá từng điều tra tình hình phát bệnh
đục thuỷ tinh thể tuổi già, ông cho rằng đục thuỷ
tinh thể tuổi già là do di truyền quyết định, ngay
cả kiểu hình đục thuỷ tính thể (đục nhân hay đục
ch ất da) cũng do di truyền quyết định. Nhưng mối
quan hệ giữa đục thuỷ tinh thể tuổi già với di truyền
vẫn chưa có kết luận khẳng định, cần nghiên cứu
sâu hơn nữa.

46. Quá trình phát triển đục thuỷ tinh thể tuổi
già diễn ra như thế nào?
Đục thuỷ tính thể tuổi già là loại bệnh m ắt
m ạn tính phát triển chậm, từ lúc bắt đầu đến khi
thành thục hoàn toàn phải m ất một thời gian rất
dài, thương lã 2 - 5 năm, cũng có khi kéo dài 10
103


năm, hoặc hơn, cũng có thể dừng lại ở ngay giai
đoạn đầu. Quá trinh phát triển của nó có thể
chia thành 4 giai đoạn (xem Hình 29 - Hình 33).

Hình 2 9 . Đục thuỷ

tính thể tuổi già ở
gừii đoạn đầu

Hình 3 0 . Đục thuỷ tinh
thể tuổi già chưa thành
thục (không nở phồng)

Hình 3 1 . Đục thuỷ
tính thể tuổi già ở gmi
đoạn phồng nở

Hỉnh 3 2 . Đục thuỷ tính
thể tuổi già hoàn toàn
thành thục

104


(1) Giai đoạn dầu: đục thuỷ tính thể thường bắt
đầu diễn ra ở phần xung quanh đồng tử, phần lớn
có sắp xếp thành hình bánh xe hoặc hình mảng
chấm bớt, rồi dần dần phát triển vào giữa, không
ảnh hưởng lớn tới thị lực, có bệnh nhân chỉ dùng
thuốc điều trị cũng có thể làm bệnh tình ổn định
ở giai đoạn này, nhiều năm không phát triển.
(2) Giai đoạn phồng nở: Nếu ở giai đoạn đầu
khống chế không tốt, nó có thể tiến triển chậm.
Lúc này thuỷ tinh thể vẩn đục dày đặc, phát triển
đến phạm vi khu trục nhìn giữa, hàm lượng nước
của thuỷ tinh thể tăng dần, làm toàn bộ thuỷ tinh

thể phồng nở ra, thể tích tăng lớn, tiền phòng bị
xẹp bớt, dễ dàng gây cản trở cho thể lông mi hoặc
con ngươi, làm nhãn áp tăng cao, gọi là bệnh thong
manh kế phát, khiến thị lực suy giảm rõ.
(3) Giai đoạn thành thục hoàn toàn: khi đục
thuỷ tính thể phát triển thêm một bước nữa,
dùng m ắt thường đã có thể nhìn thấy con ngươi
của người bệnh hoàn toàn biến thành màu trắng,
nhân của thuỷ tính thể có lúc có màu vàng, người
quan sát không thể nhìn thấy đáy m ắt người
bệnh, người bệnh chỉ còn cảm giác có ánh sáng.
Lúc này điều trị bằng thuốc cũng không có hiệu
quả, nên lựa chọn phương án cắt bỏ sớm.
(4) Giai đoạn quá thành thục: (xem Hình 33).
105


Nếu đục thuỷ tinh
thể ở giai đoạn hoàn
toàn không được điều
trị bằng phẫu thuật, thì
sau đó sẽ phát sinh
thành mức quá thành
thục, biểu hiện là chất
da thuỷ tinh thể bị
dịch hoá hoặc vôi hoá,
nhân của tinh thể chim
xuống, toàn bộ thuỷ
tinh thể m ất nước nhăn
nhúm co nhỏ lại, một

bộ phận ch ất da bị hấp Hình 3 3 . Đục thuỷ tinh
thu. Có lúc thậm chí thể tuổi già giai đoạn
dây chằng treo thuỷ trên hoàn toàn
tinh thể bị đứt, toàn bộ
tinh thể bị chìm dần vào trong thể trong suốt
dưới tác dụng của trọng lực (gọi là thuỷ tinh thể
thoát vị).
Điều đáng nói là có nhiều bệnh nhân không
có bất kĩ triệu chứng gì ở giai đoạn phồng nở,
cũng khống phải làm bất cứ xử lý nào, chỉ có một
số ít bệnh nhân có nhãn áp cao cấp tính, đau
mắt, đau đầu, thậm chí buồn nôn. Khi đó nên kịp
thời tới bệnh viện có điều kiện để cắ t bỏ thuỷ
tinh thể bị đục, nếu không sẽ bị suy giảm thi lực
nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến mờ loà.
106


47. Đục thuỷ tình thể tuổi già có những biểu
hiện gì?
Đục thuỷ tinh thể tuổi già phần lớn phát bệnh
ở cả 2 mắt, cũng có thể phát bệnh ở một mắt trước.
Giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng gì,
m ắt bị bệnh không đau, không ngứa, không ảnh
hưởng tới thị lực, có lúc cảm giác nhìn một vật
thành hai hoặc nhìn bằng một m ắt thấy nhiều
hình, cũng có thể có hiện tượng nhìn thấy màu
đỏ. Khi đục thuỷ tinh thể phát triển thêm một
bước nữa, sẽ xuất hiện các điểm đen cố định ở
trước m ắt và hiện rõ hơn dưới bóng râm, có lúc

nhìn thấy vật bị uốn cong, thị lực giảm.

Hình 3 4 . Đục thuỷ tình thể ở nhân do tuổi già.
Có một loại đục thuỷ tinh thể ở nhân (xem Hình
34), đục chủ yếu ở khu vực nhân thuỷ tinh thể, do
m ật độ nhân của thuỷ tinh thể tăng làm độ chiết
107


quang của khu trung tâm cũng tăng, có thể có biểu
hiện cận thị do chiết quang, làm độ số viễn thị lão
hoá vốn có tương đối giảm, thậm chí đọc sách
không cần mang kính. Khi đục thuỷ tính thể phát
triển dần dần sẽ làm thị lực giảm dần, sau vài năm
hoặc mười mấy năm hoàn toàn không nhìn thấy gì,
chỉ phân biệt được ngày và đêm, không tự lo liệu
được trong sinh hoạt. Trong cả quá trình phát triển
của đục thuỷ tinh thể, ngoài một số ít trường hợp
xuất hiện tinh huống đặc thù như đau mắt, đau đầu
(thong manh kế phát ở giai đoạn phồng nở) w ...,
nói chung không có bất kì triệu chứng khó chịu
nào. Nếu thấy xuất hiện m ắt đỏ, dau m ắt thì nên
lập tức đến bệnh viện để kiểm tra, để tránh bị
tổn hại về sau cũng như để bệnh kéo dài.

48. Vì sao người già dễ bị đục thuỷ tình thể?
Như ở trên đã nói, có nhiều nguyên nhân dẫn
đến đục thuỷ tinh thể do tuổi già, ngoài những nhân
tố bên trong và bên ngoài cơ thể, việc điều dưỡng
sinh hoạt và thể chất cá nhân cũng giữ một vai trò

quan trọng. Do chức năng các cơ quan của người
già bị suy giảm nên cơ hội phát sinh dục thuỷ hnh
thể cũng tăng cao tương ứng. Tuy vậy không phải
người già nào cũng bị đục thuỷ tinh thể, có người
70 - 80 tuổi, mắt vẫn sáng trong, thị lực cũng ở mức
binh thương.
108


Vì sao người già dề bị đục thuỷ tình thể? Những
nghiên cứu gần đây cho rằng, thuỷ tinh thể ở tuổi
già là một bộ phận có thể bị già cỗi, cũng giống
như các cơ quan khác bị già cỗi. Từ góc độ sinh
vật học phân tử mà nói, thuỷ tinh thể chịu ảnh
hưởng chủ yếu của 3 nhân tố sau:
(1) Nhân tố đột biến của tế bào: Trong quá
trình phát triển của cơ thể, các gen trong tế bào
người chịu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó
sinh ra đột biến dẫn đến hoạt động phân chia tế
bào tăng lên, tế bào sinh trưởng nhanh tạo ra
các u bướu thường gặp trong lâm sàng. Biểu hiện
đột biến của tế bào thuỷ tinh thể, cũng là tăng
số tế bào, làm thuỷ tinh thể từ trong suốt biến
thành đục. Khi tuổi tác tăng lên các cơ hội đột
biến như vậy cũng dần dần tăng lên. Ngoài ra,
tác dụng đột biến có thể làm các sỢi bề m ặt thuỷ
tinh thể chết đi, dặc biệt là khi có kèm theo phản
ứng dây chuyền giao thao và phản ứng gốc tự do,
có thể đồng thời làm chức năng của các sỢi thuỷ
tinh thổ mới sinh ở bề m ặt bị m ất cân bằng, dễ

gãy ra dục thuỷ tinh thể vĩnh viễn ở chất da.
(2) Phản ứng gốc tự do tăng: Gốc tự do là sản
phẩm trao đổi ch ất của một nhóm tế bào không
kết hợp với điện tử. Do hoạt tính cao nó có thể
làm một số phân tử quan trọng (như DNA) xuất
hiện tác dụng oxy hoá không khống chế được rồi
109


gây tổn hại cho tế bào. Khi tuổi tác tăng lên, nhân
thuỷ tinh thể từ trạng thái trong suốt biến thành
màu xám , tuổi càng cao màu càng đậm, đó chính
là do phản ứng ôxy hoá dưới tác dộng của ánh
sáng của nhân thuỷ tinh thể (thường gây ra nhân
đục thuỷ tinh thể), ở những thay đổi này, ngoài
nhân tố chiếu xạ tia hồng ngoại lâu dài ra, ôxy
hoá trong tế bào có vai trò làm phản ứng của gốc
tự do tăng lên, đó cũng là nguyên nhân quan trọng
làm người già dễ dàng bị đục thuỷ tinh thể.
(3)
Nhân tố phản ứng dây chuyền giao thoa:
Phản ứng dây chuyền giao thoa là hiện tượng khi
một số phân tử lớn (như axit nuclêic), khi nốl liền
với prôtêin của tế bào, làm kết cấu tế bào có những
thay đổi vĩnh cửu, từ đó gây ra hàng loạt phản ứng
có tổn hại cho chức năng tế bào. Các phản ứng
dây chuyền giao thoa trong mõ của người già, tăng
rất rõ so với trẻ nhỏ, và tăng lẽn theo tuổi tác,
nên dễ dàng gây ra dục thuỷ tinh thể ở người già.


49. Đục thuỷ tình thể ở giai đoạn đầu có thể
dẫn đến thay đổi độ chiết quang không?
Trong các phòng khám nhãn khoa, thường nghe
thấy người già than thở: lúc trẻ thị lực của tôi rất
tốt, bây giờ mỗi năm mỗi kém đi. Nếu kiểm tra
thấy có đục thuỷ tinh thể ở giai đoạn đầu, khi bác
sĩ cho mang kính diều chỉnh, thị lực có thể tăng
110


lên mức bình thường. Nhưng cũng có người nói: thị
lực của tôi mỗi năm một tốt hơn, lúc trẻ phải mang
kính (kính cận) xem sách, bây giờ không phải
mang kính nữa. Tại sao người già lại có những thay
đổi như vậy? Vì sao có người về già phải mang
kính, nhưng ngược lại có người chẳng cần mang
kính? Đó chính là do sự thay đổi độ chiết quang
vĩ đục thuỷ tinh thể ở giai đoạn dầu và do suy
giảm chức năng điều tiết thị lực của ngươi già. Khi
tuổi tác tăng lên, ở người bình thường nhân thuỷ
tinh thể dần dần to ra và cứng lại, m ật độ của
ch ất da thuỷ tinh thể cũng tăng cao tương ứng.
Do nhân thuỷ tinh thể ngày một xơ hoá trở thành
lồi, nên do độ chiết quang của nó ngày một tăng
mạnh, đó chính là hiện tượng cận thị do thuỷ
tinh thể, do vậy phải mang kính để điều chỉnh.
Ngoài ra có một số ca đục chất da thuỷ tinh thể ở
giai đoạn đầu, do chất da của thuỷ tinh thể bị dục
không có quy tắc, hình thành các khe nước và bọt
không khí, khi ánh sáng chiếu vào có thể có

chiết xạ và tán xạ bất quy tắc, dẫn đến nhìn
chồng hình hoặc nhìn thấy nhiều hình, thị lực
giảm, do vậy cũng phải mang kính để điều chỉnh
(chủ yếu là tán quang hoặc kính viễn thị).
Bởi vậy, đối với những ca thay đổi độ chiết
quang do đục thuỷ tinh thể giai đoạn đầu gây ra,
không cần phải lo nghĩ hay căng thẳng (độ chiết
quang của họ thường là 1,00D - 1,50D), chỉ cần
111


đến bệnh viện chuyên khoa kiểm tra, mang kính
thích hợp là được.

50. Có phải tất cả người già đều bị đục thuỷ
tinh thể không?
Thường có một số người nói, tất cả những
người già đều bị đục thuỷ tinh thể, thực ra, câu
nói đó rất không đung. Như ở trên đã nói, khi
tuổi tác tăng lên, m ật độ của một thuỷ tinh thể
bình thường sẽ tăng lên, nhưng hiện tượng này
vẫn khác về bản chất so với đục thuỷ tinh thể
tuổi già. Có nghiên cứu kết luận: v ẻ m ặt quang
học, dù lúc còn nhỏ cũng rất khó nhìn thấy thuỷ
tinh thể là hoàn toàn trong suốt. Ngược lại, những
vẩn đục ở chất nền có dạng sợi hoặc dạng điểm
nhỏ, trên phẳn cực trước - cực sau, có một ít hoặc
nhiều mô bám dính, lại rất hay gặp và không hề
có bất cứ ảnh hưởng nào tới thi lực.
Khi kiểm tra nhiều người bĩnh thường (thi lực

đều ở mức bình thường) thấy, người có đục dạng
điểm chấm xung quanh thuỷ tính thể chiếm tới
87,58% , điều đó có nghĩa là ngay cả người bình
thường, xung quanh thuỷ tính thể cũng có thể có
đục dạng chấm nhỏ và có bờ mép rõ. Nhưng
dạng dục này hoàn toàn khác với dục dạng bánh
xe, dạng lông vũ và dạng hòn cục của đục thuỷ
tinh thể ở giai đoạn đầu. Chúng ta đã biết, đục
thuỷ tinh thể tuổi già là bệnh m ắt đa phát thường
112


gặp ở người già, nhưng cũng có người 60 - 70 tuổi,
m ắt vẫn rất tốt, thị lực ở mức bình thường, thuỷ
tính thể chỉ có thay đổi là m ật độ tăng lên mà
thôi. Tuy nhiên, do quan hệ của tuổi tác, chức năng
các cơ quan toàn thân và chức năng của thuỷ
tinh thể của người già đều bị suy giảm, thêm vào
đó do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và
nhân tố trao đổi chất, làm cơ hội phát sinh đục
thuỷ tinh thể tăng nhiều lên, nhưng không phải
bất cứ người già nào cũng bị dục thuỷ tinh thể.

51. Đục thuỷ tình thể giai đoạn phồng nở và
giai đoạn quá thành thục có những bệnh
kéo theo nào?
ở trên đã nói, quá trình phát triển của dục
thuỷ tinh thể tuổi già được chia thành 4 giai đoạn,
ở phần lớn bệnh nhân quá trình phát triển tương
đối thuận lợi, không có triệu chứng đặc biệt nào.

Nhưng có một số ít bệnh nhân ở giai đoạn phồng
nở và giai đoạn quá thành thục lại bị một số
bệnh kéo theo, nếu nghiêm trọng có thể gây mờ
loà. Chủ yếu có những bệnh kéo theo sau:
(1)
Bệnh thong manh
nở thuỷ tính thể, do hàm
tính thể tăng cao, làm thể
lên, khiến cự ly giữa thuỷ
của hồng m ạc thu nhỏ lại,

kế phát: ở giai đoạn phồng
lượng nước trong thuỷ
tích không ngừng tăng
tinh thể và m ặt trong
thậm chí thuỷ tính thể
113


dính ch ặt vào hồng m ạc làm cho nước ở phòng
sau không thể lưu thông được, gây ra nhãn áp
tăng cao kế phát.
(2) Thị lực giảm nghiêm trọng, thậm chí bị mờ
loà: Đối với người già có nhãn áp quá cao, thời
gian phát tác lâu có thể dẫn đến các bệnh kéo
theo như thiếu máu ở phần phía trước m ắt, dính
hồng m ạc, thiếu máu thần kinh thị giác w ... gây
ra mờ loà vĩnh viễn.
(3) Thuỷ tính thể lồi vào phòng trước, gây trở
ngại cho con ngươi: ở đục thuỷ tinh thể giai đoạn

quá thành thục, do tính thể bị thoát vị, dịch vào
khu vực con ngươi gây trở ngại cho con ngươi,
ảnh hưởng đến tuần hoàn nước của phòng nước,
có trường hợp gây ra nhãn áp cao.
(4) Viêm màng sắc tố do thuỷ tinh thể bị tan:
Do đục thuỷ tinh thể quá thành thục, làm ch ất
da của thuỷ tính thể bị tan và bị hấp thu, có lúc
dẫn đến viêm màng sắc tố do chất da bị dị ứng,
biểu hiện là thể trong suốt bị đục, ở người bị
năng có thể bị phù thũng võng mạc và điểm vàng.

52. Khi nào phẫu thuật đục thuỷ tinh thể tuổi
già là tốt nhất?
Đây là câu hỏi được nhiều bệnh nhân nêu ra
ở phòng khám nhãn khoa. Phải căn cứ vào các
114


nhân tố như mức độ đục của thuỷ tinh thể, trạng
thái thị lực, sức khoẻ toàn thân và những yêu cầu
về công tác của bệnh nhân đối với thị lực... để
quyết định vấn dề này. Nói chung, với đục thuỷ
tinh thể tuổi già phải chờ đến khi không nhìn
thấy đồ vật, đục thuỷ tinh thể đã thành thục, thì
thực hiện phẫu thuật mới tốt, đặc biệt là kĩ thuật
phẫu thuật cắ t bỏ trong nang trước kia (cắt bỏ
thuỷ tinh thể đục bằng đông lạnh). ĐỢi thuỷ tinh
thể đục hoàn toàn mới là thời cơ tốt nhất để
* phẫu thuật.
Nhưng những năm gần đây do tiến bộ của

khoa học kĩ thuật, nhất là sau khi kĩ thuật mổ
nội soi nhãn khoa, thuỷ tinh thể nhân tạo ra đời,
hiện nay cơ bản các bệnh viện đều áp dụng kĩ
thuật cắt bỏ thuỷ tinh thể đục ngoài nang, được
thao tác dưới kính hiển vi, vì vậy không nhất
thiết phải chờ đến khi thuỷ tinh thể bị đục hoàn
toàn mới phẫu thuật, chỉ cần người bệnh cảm
thấy làm việc và sinh hoạt có khó khăn, đọc
sách không thuận lợi là có thể cho phẫu thuật
sđm. Ngoài ra, còn phải căn cứ vào môi trường
làm việc của bệnh nhân và yêu cầu về thị lực của
họ để lựa chọn thời điểm phẫu thuật.
Đối với đục thuỷ tinh thể tuổi già ở cả 2 mắt,
thị lực suy giảm rõ, bệnh nhân lại có yêu cầu độ
chính xác cao trong công việc (như nhân viên thao
115


tác m áy tính, thợ sửa đồng w ...), hoặc tự lo liệu
cuộc sống bị khó khăn, thì dù đục thuỷ tính thể
chưa đến giai đoạn hoàn toàn cũng nên phẫu thuật
sớm, để đặt thuỷ tinh thể nhân tạo. Nếu đục thuỷ
tinh thể một bên dã hoàn toàn, còn bên kia thị
lực lại bình thường, bệnh nhân tuổi dã cao, sức
khoẻ kém (như bị bệnh tím, tiểu dường w ...), yêu
cầu về thị lực không cao (phụ nữ nội trợ ở nhà
w ...) thì không cần phải phẫu thuật. Nếu dục
thuỷ tính thể đã hoàn toàn, nhưng khi kiểm tra
bệnh nhân không thể phân biệt chính x á c độ
sáng và phương vị của vật, tức là bệnh nhân

ngoài dục thuỷ tính thể còn có thể có các bệnh
biến ở thuỷ tính thể hoặc võng m ạc; trong trường
hợp này, nếu cắt bỏ thuỷ tinh thể đục, khả năng
phục hồi thị lực cũng không lớn. Nhưng nếu cả 2
m ắt đầu bị đục, không thể tự lo sinh hoạt được
thì có thể làm thử một m ắt trước, rồi theo dõi
tình hình đáy m ắt sau khi mổ, nếu thấy cần thiết
mới phẫu thuật tiếp thuỷ tính thể và võng m ạc.
Tóm lại, theo đà phát triển của khoa học kĩ
thuật, do đòi hỏi về thị lực ngày một cao, do ưu thế
của phẫu thuật nội soi và thay thuỷ tinh thể nhân
tạo, nên thời cơ phẫu thuật đục thuỷ tình thể tuổi
già có xu hướng sớm lên, không nhất thiết phải chờ
đến khi đục hoàn toàn, mà chỉ căn cứ vào yêu cầu
của môi trường làm việc, sinh hoạt của bệnh nhân
về thị lực để quyết định thời gian phẫu thuật.
116


53. Người bị bệnh tìm có thể phẫu thuật đục
thuỷ tình thể không?
Bệnh nhân già bị bệnh tím muốn phẫu thuật
được đục thuỷ tinh thể phải căn cứ vào loại hình
bệnh Um và thực trạng chức năng của Um để
quyết định. Phẫu thuật đục thuỷ Unh thể là phẫu
thuật nội soi thông thường của nhản khoa, thời
gian thực hiện ngắn, không ảnh hưởng lớn đến
chức năng các cơ quan khác, nên bệnh nhân bị
bệnh Um thông thường (tức là người chức năng
tim còn tốt, nhưng bị bệnh động mạch vành thông

thường, hở van tim w ...) đều có thể chịu đựng được.
Nhưng khi phẫu thuật cho những bệnh nhân Um
vẫn phải chú ý những điểm sau:
(1) Làm tốt công tác tư tưởng trước khi phẫu
thuật: nói rõ cho bệnh nhân biết thời gian và các
bước thực hiện phẫu thuật, để loại bỏ trạng thái
tám lý căng thẳng, tranh thủ sự phối hợp của
bệnh nhân. Buổi tối trước ngày phẫu thuật và
sáng hôm phẫu thuật nên cho họ uống 1 liều an
thần thích hợp như Luminal w ...
(2) Kiểm tra toàn diện trước khi mổ: Đối với
người chức năng Um bị suy thoái nghiêm trọng,
trước khi phẫu thuật phải kiểm tra sức khoẻ toàn
thân chu đáo toàn diện, Unh toán kĩ và đánh giá
đầy đủ những vấn đề có thể phát sinh trong phẫu
thuật, sắp xếp phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm.
117


thao tác thành thục, đồng thời phải chuẩn bị tốt
thuốc cấp cứu và chỉ định biện pháp ứng cấp, khi
cần thiết nên dùng máy điện tím trong phẫu
thuật và bố trí nhân viên chuyên môn theo dõi
huyết áp, mạch, nhịp thở và những thay đổi tâm
đồ của bệnh nhãn.
(3) Gáy mê: Thông thường, sử dụng kết hợp các
loại thuốc có hiệu quả nhanh và lâu (Bupiracaine
0,75% + Lidocaine 2%), Gây mê phải đủ, cố gắng
giảm thiểu các kích thích đau đớn.
(4) Chọn kiểu phẫu thuật: nên lựa chọn cách

mổ đơn giản, hiệu quả tốt, cố gắng rút ngắn thời
gian phẫu thuật, giảm tối da những thao tác không
cần thiết, duy trì nhãn áp thấp trong khi mổ.
(5) Chú ý các phản xạ của mắt - tim: Trong lúc
phẫu thuật, do cơ m ắt bị kéo giãn và nhãn cầu bị
nén lại, làm nhịp tim bị giảm chậm , phản ứng
này trong y học gọi là phản xạ m ắt - tim. Với người
bĩnh thường khi phẫu thuật, nhịp tim giảm chậm
không gây vấn đề lớn, nhưng với ngươi bị bệnh
tim, do chức năng tím không tốt, nên khi nhip
tim giảm sẽ làm lượng máu tim dẩy ra giảm theo,
có thể phát tác bệnh tím cấp tính gây hậu quả
suy kiệt tim nghiêm trọng. Do vậy, thao tác trong
khi mổ phải khéo léo, nhẹ nhàng, tránh nén
nhãn cầu và kéo cơ m ắt quá mức.
118


(6)
Chăm sóc sau khi mổ: Bệnh nhân tim, sau
khi phẫu thuật không nên cho nằm lâu trên
giường, vì có thể làm tăng thêm gánh nặng cho
tim, làm bệnh tim phát tác. Bởi vậy sau khi mổ
phải cho bệnh nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi
hoặc nằm nghiêng, dùng các hoạt động phù hợp
khi ra khỏi giường. Đồng thời nên ăn nhiều hoa
quả, rau tươi, duy trì đại tiện thông suốt.

54. Trước khi phẫu thuật đục thuỷ tinh thể tuổi
già phải thực hiện những kiểm tra nào?

c ắ t bỏ thuỷ tinh thể trong đục thuỷ tinh thể
tuổi già là một trong những phẫu thuật nội soi
thường gặp của nhãn khoa. Do bệnh nhân phần
lớn tuổi cao, sức yếu, có khi còn bị nhiều chứng
kéo theo khác, nên để phẫu thuật thành công,
tránh những bệnh kéo theo sau mổ, thì việc kiểm
tra chu đáo tỉ mỉ trước khi mổ có một vai trò vô
cùng quan trọng, thường bao gồm kiểm tra cục bộ
ở m ắt và kiểm tra toàn thân.
(1) Kiểm tra cục bộ ở mắt:
- Chú ý có bị m ắt hột, viêm kết m ạc, lông
quặm không.
- Trước khi mổ, rửa sạch tuyến lệ như bình
thường để loại bỏ viêm túi lệ m ạn tính, tránh
nhiễm trùng trong m ắt sau khi mổ. Khi cần thiết
119


thì thực hiện nuôi cấy vi khuẩn nang kết m ạc và
thử các phản ứng thuốc.
- Kiểm tra cảm giác ánh sáng, định vị ánh
sáng (dùng ánh sáng của nến để kiểm tra cảm
giác ánh sáng cách 5m và định vị ánh sáng 9
hướng cách 1 mét) với m ắt định phẫu thuật, kiểm
tra cảm giác phân biệt màu.
- Nếu định vị ánh sáng không tốt thì phải
kiểm tra siêu âm và điện lưu đồ võng m ạc (ERG)
để hiểu rõ thực trạng của thuỷ tinh thể và võng
m ạc, dự đoán khả năng phục hồi thị lực sau
khi mổ.

- Với người phải đặt thuỷ tinh thể nhân tạo,
trước khi phẫu thuật phải đo độ dài của trục nhãn
cầu, độ chiết quang của giác mạc để tính toán độ
chiết quang của thuỷ tinh thể nhân tạo cần đặt.
(2) Kiểm tra toàn thân:
- Kiểm tra toàn thân thông thường, bao gồm
nghe tim phổi, sờ nắn gan, lách.
- X ét nghiệm máu, tiểu cầu, chức năng gan
thận, đường huyết, triglycerid.
- Đo huyết áp, diện tâm đồ, quanh vùng ngực.
- Với người có bệnh sử tiểu đường, tắc m ạch
máu não, huyết áp cao, khi cần thiết phải phân
tích độ đông kết của máu.
120


- Với người có chức năng tim kém hoặc tắc
nghẽn m ạch máu cơ Um, trước khi phẫu thuật
phải điều trị bằng thuốc trước để tránh những
bất trắc về m ạch máu Um khi phẫu thuật.
- Với người viêm phế quản mạn tinh, trước khi
phẫu thuật phải điều trị thích hựp trước, khi
phẫu thuật dùng thuốc chống ho để tránh những
bất trắc phát sinh do ho gây ra trong khi mổ.

55. Bệnh nhân đục thuỷ tinh thể do tuổi già,
trước khi mổ phải chuẩn bị những gì trong
sinh hoạt?
Nếu bị đục thuỷ tinh thể, bác sĩ kiểm tra thấy
đục thuỷ tinh thể đã đến lúc thành thục hoặc đã

đến mức cần phải phẫu thuật thì phải làm tốt
các công việc chuẩn bị trước khi mổ. Ngoài kiểm
tra cục bộ ở m ắt và toàn thân như đã nói ở trên
(chủ yếu do bác sĩ thực hiện), bản thân bệnh
nhân cũng phải làm công tác chuẩn bị như sau:
(1)
Trước tiên phải loại bỏ tâm lý căng thẳng:
Cắt bỏ dục thuỷ tinh thể là phẫu thuật thường
gặp nhất của khoa m ắt, nhưng vẫn có người nói,
làm phẫu thuật ở mắt, phải mở nhãn cầu, "nước
mắt" chảy ra sẽ gây căng thẳng đến mấy ngày
không ngủ được, sỢ sau khi mổ vẫn không nhìn
được. Đó chính là ý kiến thiếu hiểu biết về phẫu
121


thuật m ắt, nên sinh ra tâm lý lo sỢ. Thực ra,
phẫu thuật đục thuỷ tinh thể hiện đại, rấ t ít gây
đau đớn, thời gian phẫu thuật cũng ngắn (khoảng
3 0 - 4 5 phút), có người không có cảm giác đặc
biệt gì sau phẫu thuật. Để khắc phục tâm lí căng
thẳng trước khi mổ nên tìm đọc các sách báo nói
về nhãn khoa, dể hiểu được những tri thức cơ
bản về phẫu thuật nhản khoa. Gặp những người
đã qua phẫu thuật dục thuỷ tinh thể nói cho biết
cảm giác trong và sau khi mổ, như vậy mới dễ
dàng hết tâm lí lo sỢ và trạng thái căng thẳng
trước khi mổ.
(2) Ăn uống ngủ nghỉ đúng quy luật: bình
thường nên tạo thói quen ăn uống ngủ nghỉ đúng

thời gian, ăn nhiều đồ ăn mềm dễ tiêu hoá, duy
trì ăn hoa quả hằng ngày để bổ sung Vitamin cẩn
thiết, giữ trạng thái tinh thần tốt.
(3) Tránh táo bón: Đại ưện mỗi ngày 1 lần để
tránh táo bón, khi cần thiết uống 1 - 2 thìa m ật
ong tổng hợp hoặc 1 viên nhuận tràng mỗi ngày,
để duy trì thông tiện thuận lợi sau khi mổ.
(4) Những vấn đề khác: Đề phòng cảm cúm,
trước khi mổ phải tắm rửa sạch sẽ, nhỏ thuốc
kháng sinh cho m ắt cần phẫu thuật, uống thuốc
an thần trước khi ngủ dể đảm bảo tốt giấc ngủ,
tạo điều kiện tốt cho bác sĩ phẫu thuật.
122


56. Phẫu thuật đục thuỷ tinh thể tuổi già có bị
hạn ch ế về tuổi tác không?
Có bệnh nhân hỏi: tôi đã 80 tuổi có thể phẫu
thuật đục thuỷ tinh thể được không? Thực ra, đục
thuỷ tình thể tuổi già phần lớn phát sinh ở những
người 50 tuổi trở lên. Ngoài một số ít người do
sức khoẻ không cho phép, còn lại bất kể tuổi tác
nào cũng đều có thể chịu được phẫu thuật này.
Do sự phát triển không ngừng của máy móc,
những cải tiến về kim chỉ khâu và thao tác nội
soi, nên phẫu thuật đục thuỷ tình thể hiện đại có
thể hoàn thành một cách nhanh chóng, chính
xác không có sai lầm, tỉ lệ phẫu thuật thành
công cao hơn hẳn so với thao tác mổ bằng m ắt
thương, tí lệ bội nhiễm cũng giảm rõ rệt. Vì vậy,

phẫu thuật đục thuỷ tính thể hiện nay đã mở
rộng, không hạn chế tuổi tác, chỉ cần có sức
khoẻ tốt, kiểm tra cục bộ ở m ắt thấy thích hợp
với phẫu thuật là được, dù 100 tuổi vẫn có thể
cho mổ được.

57. Có mấy phương pháp phẫu thuật cắt bỏ đục
thuỷ tinh thể tuổi già?
Phẫu thuật cắ t bỏ đục thuỷ tinh thể tuổi già là
phẫu thuật mang lại ánh sáng cho người bệnh,
nhờ sự phát triển của mổ nội soi trong nhãn
khoa mà phương pháp mổ cũng không ngừng
123


được cải tiến, phạm vi thích ứng với phẫu thuật
cũng mở rộng dần, số phương pháp phẫu thuật
mới cũng ngày một tăng. Có thể căn cứ vào tuổi
tác, sức khoẻ và tính chất đục thuỷ tính thể như
thế nào mà lựa chọn phương pháp phẫu thuật
thích hợp. Có mấy phương pháp thường dùng sau:
(1) Phẫu thuật đục thuỷ tính thể cắ t bỏ trong
nang: là phương pháp phẫu thuật truyền thống. Đục
thuỷ tình thể tuổi già là do nhân tinh thể cứng lại,
thể tích tăng, chỉ khi mở rộng miệng mổ mới có
thể nhẹ nhàng lấy toàn bộ thuỷ tính thể ra dược.
Cách làm là dùng máy làm lạnh Cacbon Dioxit
hoặc Fluor que ch ất dẻo silic đặc ch ế hoặc làm
lạnh khô, sau khi đã làm cho da nang thuỷ tính
thể và chất da đông đặc dính lại rồi mđi lấy toàn

bộ thuỷ tinh thể ra qua cửa mổ. Phương pháp này
đơn giản dễ làm, không phát sinh đục thuỷ tính
thể hậu phát, nhưng tỉ lệ thuỷ tinh thể bị lệch vị
trí tương đối cao, hơn nữa sau khi phẫu thuật thì
không thể nào đặt thuỷ tính thể nhân tạo được.
(2) Phẫu thuật dục thuỷ tinh thể cắ t bỏ ngoài
nang: Là phương pháp cắt bỏ thường dùng hiện
đại, được thao tác dưới kính hiển vi, cửa mổ nhỏ
hơn so với phẫu thuật cắt bỏ trong nang, thời
gian phẫu thuật ngắn, tỉ lệ thành công cao, bội
nhiễm sau khi mổ ít, có thể đặt thuỷ tính thể
nhân tạo đồng thời với việc cắ t bỏ, sau khi mổ có
thể phục hồi ngay chức năng nhìn.
124


(3) Phẫu thuật chọc rút thuỷ tinh thể đục: còn
gọi là phẫu thuật chọc rút bằng kim, là phương
pháp cắt bỏ thuỷ tinh thể đục thường dùng, dùng
kim chọc rút ép đẩy thuỷ tinh thể đã đục hoàn
toàn vào trong thể trong suốt. Cách này đơn giản
dễ làm, không cần máy móc phẫu thuật phức
tạp, rấ t phù hợp với bệnh nhân tuổi cao sức yếu,
sức khoẻ có thể suy giảm. Các bệnh viện cơ sở
đều có thể triển khai phương pháp này, các bệnh
viện ở vùng sâu vùng xa, điều kiện chữa trị kém
dùng phương pháp này điều trị đục thuỷ tinh thể
tuổi già vẫn hữu hiệu.
(4) Phẫu thuật nhổ lồng thuỷ tinh thể dục: là
phương pháp cải tiến từ phẫu thuật chọc rút bằng

kim, dùng phẫu thuật chọc rút bằng kim làm
thuỷ tinh thể thoát vị, rồi dùng một thiết bị lồng
tròn hút thuỷ tinh thể bị đục ra ngoài. Gần giống
với phẫu thuật đục thuỷ tinh thể cắt bỏ trong
nang qua phía sau. Đây cũng là một phương pháp
cắ t bỏ đục thuỷ tinh thể thường dùng.
(5) Phẫu thuật nhũ hoá thuỷ tinh thể bằng
siêu âm: Là phương pháp cắt bỏ dục thuỷ tinh
thể, mới được phát triển mấy năm gần đây ở nước
ngoài. Người ta dùng máy nhũ hoá bằng siêu âm để
làm nhân thuỷ tinh thể vụn ra, rồi hút ra cùng
với ch ất da. Ưu điểm là vết mổ nhỏ (chỉ 3mm),
thời gian phẫu thuật ngắn (chỉ cần 1 - 5 phút).
125


×