Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá đáp ứng virut ở bệnh nhân viêm gan virut C mạn tính điều trị bằng phác đồ Peg-interferon alpha 2a kết hợp ribavirin tại Bệnh viện Nhân dân 115

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.92 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2016

ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG VIRUT Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN VIRUT C
MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ BẰNG PEG-INTERFERON ALPHA 2a
KẾT HỢP RIBAVIRIN TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
Lê Thị Tuyết Phượng*; Hoàng Vũ Hùng**; Nguyễn Thị Bạch Tuyết***
TÓM TẮT
Mục tiêu: tìm hiểu tỷ lệ đáp ứng virut khi điều trị phối hợp giữa Peg-IFN và ribavirin. Đối tượng
và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc 68 bệnh nhân (BN) viêm gan virut
(VGVR) C mạn tính, điều trị nội - ngoại trú tại Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân 115 từ
tháng 6 - 2009 đến 6 - 2012. Kết quả: tỷ lệ đáp ứng virut nhanh (RVR) đạt 42,6%, có thể rút
ngắn thời gian điều trị từ 48 tuần xuống 24 tuần. Tỷ lệ đáp ứng virut sớm (EVR) đạt 82,4%.
Tỷ lệ đáp ứng virut kéo dài (SVR) đạt 80,9%. 19,1% BN bỏ trị hoặc điều trị thất bại sau 48 tuần.
1 BN tái phát virut sau khi đã đạt EVR. Kết luận: phối hợp giữa Peg-IFN và ribavirin đã nâng
tỷ lệ SVR lên khá cao.
* Từ khóa: Virut viêm gan C; Đáp ứng virut; Peg-interferon; Ribavirin.

Evaluation of Viral Response in Patients with Chronic Hepatitis C
Treated by Peg-Interferon Alpha 2a Combined with Ribavirin in the
People’s Hospital 115
Summary
Objectives: To find out the effectiveness of combined treatment of Peg-IFN-α 2a plus
ribavirin in hepatitis C virus. Patients and methods: A descriptive, longitudinal cross-sectional
study on 68 patients with chronic hepatitis C treated internally or outpatiently in the Digestive
Department of the 115 People’s Hospital from June, 2009 to June, 2012. Results: The rate of
RVR was 42.6% and these patients may be shortened the duration of treatment from 48 to 24
weeks; the rate of EVR was 82.4% and SVR was 80.9%. 19.1% of patients had given up the
treatment or failed to treatment. There was only 1 patient with viral relapse after achieving EVR.
Conclusion: Patients with chronic HCV showed good responses when treated by Peg-IFN-α
combined with RBV.
* Key words: Hepatitis C virus; Viral response; Peg-interferon; Ribavirin.


* Bệnh viện Nhân dân 115 TP. Hồ Chí Minh
** Bệnh viện Quân y 103
*** Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
Người phản hồi (Corresponding): Lê Thị Tuyết Phượng ()
Ngày nhận bài: 10/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/12/2015
Ngày bài báo được đăng: 28/12/2015

27


t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 1-2016

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan virut C hiện vẫn còn là gánh
nặng trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO), hiện có khoảng 150 200 triệu người trên thế giới mang virut
viêm gan C (HCV) [5]. Theo các nhà nghiên
cứu, việc điều trị VGVR C mạn tính bằng
thuốc kháng virut đơn trị liệu (ribavirin),
tỷ lệ đáp ứng virut bền vững (SVR) chỉ
đạt < 5% [4]. Từ thập niên 90 của thế kỷ 20,
interferon alpha (IFN-) được chấp thuận
trong điều trị VGVR C mạn tính. IFN- có
tác dụng bình thường hóa men gan, giảm
tải lượng HCV-ARN dưới ngưỡng phát
hiện ở thời điểm ngưng điều trị và sau khi
ngưng điều trị 6 tháng, đạt hiệu quả đáp
ứng virut bền vững, nhưng tỷ lệ chưa cao:
nếu dùng IFN- đơn trị liệu trong 6 tháng,
tỷ lệ SVR đạt 15 - 20%, nếu điều trị kéo

dài 12 - 18 tháng, SVR có thể tăng lên
25 - 30% [7]. Sử dụng kết hợp IFN- và
ribavirin làm tăng hiệu quả điều trị hơn
IFN đơn trị liệu, nhưng tỷ lệ đạt SVR cũng
chỉ dưới 50%, một số trường hợp virut
xuất hiện trở lại sau khi ngưng thuốc [7].
Từ 1998, Peg-IFN ra đời đã mở ra một
kỷ nguyên mới trong điều trị VGVR C
mạn tính. Sự phối hợp giữa Peg-IFN và
ribavirin đã nâng tỷ lệ SVR lên khá cao
(50 - 80%) [5].
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm: Tìm hiểu tỷ lệ đáp ứng virut sau
điều trị Peg-interferon alpha-2a kết hợp
ribavirin, từ đó góp phần đánh giá hiệu
quả của thuốc trong điều trị bệnh VGVR
C mạn tính.
28

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
68 BN được chẩn đoán viêm gan mạn
do HCV, điều trị nội, ngoại trú tại Bệnh viện
Nhân dân 115, Thành phố Hồ Chí Minh từ
tháng 6 - 2009 đến 6 - 2012.
* Tiêu chuẩn lựa chọn [4]:
- BN chấp nhận nghiên cứu.
- Xét nghiệm HCV-ARN (+) (> 15 UI/ml).
- Mô bệnh học có hình ảnh viêm gan

mạn hoạt động.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Nghiện rượu nặng (> 250 ml/ngày).
- Đồng nhiễm với HBV, HIV.
- Bị bệnh gan khác kèm theo.
- Xơ gan Child B, C.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả
cắt ngang. Cỡ mẫu: 68 BN.
* Các bước tiến hành:
- BN nghiên cứu được đăng ký theo
một mẫu chung, thống nhất.
- Thu thập các số liệu về đặc điểm dịch
tễ học (tuổi, giới) và cận lâm sàng:
+ Xác định genotype HCV và đếm tải
lượng HCV-ARN: thực hiện tại Khoa Xét
nghiệm, Bệnh viện Nhân dân 115, Trung
tâm Chẩn đoán Y khoa TP. Hồ Chí Minh
và Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đại học
Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Bộ kit chẩn
đoán HCV dựa trên kỹ thuật realtime-PCR,
phương pháp Taq-Man realtime RT-PCR
có độ nhạy cao, không ngoại nhiễm như
PCR thông thường, tránh được dương
tính giả.


TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2016

+ Sinh thiết gan: đánh giá theo thang

điểm METAVIR, thực hiện tại Đơn vị Giải
phẫu bệnh, Bệnh viện Nhân dân 115 bằng
kim sinh thiết Magnum 1616 hoặc 1816;
súng sinh thiết Magnum (Hãng BARD),
dài 12 cm, làm từ hợp kim nhẹ, bền, có
thể tiệt trùng bằng hấp tiệt trùng, ETO
hoặc Cydex; sử dụng với nhiều cỡ kim
khác nhau, độ sâu có thể điều chỉnh 15 mm
hoặc 22 mm. Tiêu chuẩn mẫu mô sinh thiết
gan phải đạt chiều dài ≥ 20 mm, có ≥ 5
khoảng cửa.
- Tiến hành điều trị cho BN bằng phác
đồ:
+ Peg-interferon- 2a, biệt dược PEGASYS
(Hãng ROCHE). Thuốc được Cục Quản
lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
(FDA) công nhận từ ngày 14 - 11 - 2002.
Liều sử dụng 180 microgam/tuần (tiêm
dưới da). Thời gian sử dụng: 48 tuần đối
với HCV genotype 1 và 6; 24 tuần đối với
các genotype còn lại.
+ Ribavirin: biệt dược RIBAZOLE (Công
ty GETZ-PHARMA). Thuốc được FDA
công nhận, dùng phối hợp với interferon
để điều trị VRVG C từ năm 1998. Liều sử
dụng: đường uống 1.000 mg/ngày nếu
< 75 kg và 1.200 mg/ngày nếu ≥ 75 kg.
Dùng kết hợp hàng ngày với PEGASYS.
- Theo dõi BN, đếm tải lượng HCVARN tại các thời điểm: 4 tuần, 12 tuần
sau điều trị; thời điểm cuối đợt điều trị

(24 hoặc 48 tuần tùy theo đáp ứng) và
thời điểm sau khi ngưng điều trị 24 tuần.
- Phân tích và xử lý số liệu nghiên cứu
theo các thuật toán thống kê.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm nhóm BN trƣớc điều trị.
Bảng 1:
Số
ƣợng

Tỷ lệ
%

Nam

44

64,7

Nữ

24

35,3

5

7,4


63

92,6

34

50,0

Đặc điểm
Tuổi

Nhỏ nhất: 24 tuổi
Lớn nhất: 69 tuổi
Trung bình 48,82 ± 11,53

Giới

Phân bố tải
lượng HCV
Genotype 1

4

< 10 UI/ml
4

8

10 - 10 UI/ml


Tuổi trung bình của BN VGVR C mạn
tính trong nghiên cứu này là 48,82 ±
11,53, trong đó lớn nhất 69 tuổi, nhỏ nhất
24 tuổi. Tỷ lệ nam cao hơn nữ (64,7% so
với 35,3%). Điều này phù hợp với các
khảo sát dịch tễ trước đây ghi nhận tỷ lệ
nhiễm HCV ở nam cao gấp 2,5 lần nữ [1,
2], có thể do nam có nhiều yếu tố nguy cơ
bị lây nhiễm hơn nữ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy genotype 1
chiếm đa số (50%). Nhiều nghiên cứu đã
khẳng định tải lượng virut trước điều trị có
ảnh hưởng đến tỷ lệ SVR, đặc biệt là
genotype 1. Nghiên cứu của chúng tôi ghi
nhận tải lượng virut trước điều trị tập
trung nhiều ở mức 104 - 108 UI/ml (92,6%).
7,4% BN có tải lượng virut trước điều trị
thấp (< 104 UI/ml) và không BN nào có tải
lượng virut cao (> 108 UI/ml)
2. Đánh giá đáp ứng virut sau điều trị.
* RVR: HCV-ARN dưới ngưỡng phát hiện
(< 15 UI/ml) sau 4 tuần điều trị:
29


t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 1-2016

< 15 UI/ml: 29 BN (42,6%): < 104 UI/ml:
11 BN (16,2%); 104 - 108 UI/ml: 27 BN

(39,7%): bỏ trị sau 4 tuần: 1 BN (1,5%).

* Đáp ứng virut cuối đợt điều trị (EOT):
HCV-ARN dưới ngưỡng phát hiện (< 15 UI/ml)
vào cuối đợt điều trị:

Nhiều tác giả trong và ngoài nước đều
nhận định khó khăn trong điều trị VGVR C
mạn tính hiện nay là do thời gian điều trị
quá kéo dài, BN phải chịu đựng những
tác dụng không mong muốn của thuốc,
tốn kém và ảnh hưởng đến công việc
hàng ngày cũng như chất lượng cuộc
sống. Do vậy, rút ngắn được thời gian
điều trị mà không ảnh hưởng đến hiệu
quả điều trị là mục tiêu hàng đầu của
nhiều nghiên cứu.

< 15 UI/ml: 55 BN (80,9%); tái phát ở
tuần thứ 18: 1 BN (1,5%); bỏ trị hoặc thất
bại sau 48 tuần: 12 BN (17,6%).

Nếu BN nhiễm HCV genotype 2 và 3
có tải lượng virut thấp lúc khởi đầu điều
trị (< 108 UI/ml) mà đạt được RVR có thể
rút ngắn thời gian điều trị còn 16 tuần
thay vì 24 tuần; BN nhiễm HCV genotype
1 và 6 có tải lượng virut thấp lúc khởi đầu
điều trị, nếu đạt được RVR có thể điều trị
24 tuần thay vì 48 tuần [5]. Nghiên cứu

của chúng tôi ghi nhận 42,6% BN đạt
được RVR, những BN này có thể xem xét
ngưng điều trị sau 24 tuần thay vì phải
kéo dài 48 tuần. 1 BN bỏ trị sau 4 tuần do
bị hội chứng giả cúm quá nặng.
* EVR: HCV-ARN dưới ngưỡng phát hiện
(< 15 UI/ml) sau 12 tuần điều trị:
< 15 UI/ml: 56 BN (82,4%): giảm < 2 log:
5 BN (7,4%); bỏ trị sau 4 tuần: 1 BN
(1,5%): bỏ trị hoặc thất bại sau 12 tuần:
6 BN (8,7%).
Kết quả cho thấy 56 BN (82,4%) thải
trừ hết virut sau 12 tuần (đạt EVR) (trong
đó 29 BN đạt RVR sau 4 tuần). Số BN bỏ
trị hoặc thất bại điều trị sau 12 tuần là
7/68 BN (10,2%).
30

80,9% BN đáp ứng virut cuối đợt điều
trị (EOT) (tại thời điểm 24 tuần là 42,6% và
48 tuần là 38,3%). 1 BN xuất hiện virut trở
lại ở tuần thứ 18.
* SVR: HCV-ARN dưới ngưỡng phát
hiện (< 15 UI/ml) sau khi ngưng điều trị
24 tuần.
Tải lượng virut sau khi ngưng điều trị
24 tuần: < 15 UI/ml: 55 BN (80,9%): tái
phát ở tuần thứ 18: 1 BN (1,5%); bỏ trị
hoặc thất bại sau 48 tuần: 12 BN (17,6%).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ

SVR là 80,9% và tất cả 29 BN có RVR
sau rút ngắn thời gian điều trị còn 24 tuần
đều đạt SVR (100%), phù hợp với khuyến
cáo của EASL 2011: “Có thể rút ngắn thời
gian điều trị từ 48 tuần xuống 24 tuần nếu
BN đạt RVR” [5].
Tỷ lệ SVR thay đổi tùy thuộc vào nhiều
yếu tố: tuổi, giới, chỉ số khối cơ thể (BMI),
mô học gan, genotype, lượng virut lúc
khởi đầu điều trị… Tỷ lệ SVR sẽ thấp hơn
với người lớn tuổi, nam giới, béo phì, gan
xơ hóa nhiều… Fasiha và CS (2007) sử
dụng phác đồ interferon-α 2a phối hợp
ribavirin trên 260 BN VRVG C mạn tại
California cho thấy: tỷ lệ SVR genotype 1:
32,8%; genotype 2: 77,8%; genotype 6:
69,2%; với phác đồ Peg-interferon-α 2a +
ribavirin: tỷ lệ SVR là 42 - 60% với genotype 1;
76 - 95% với genotype 2, 3; 72 - 79% với
genotype 6 [6].


TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2016

Nghiên cứu của Hadziyannis: tỷ lệ đạt
SVR của phác đồ Peg-interferon-α + ribavirin
khoảng 42 - 52%, cao hơn khi sử dụng
interferon + ribavirin. Tỷ lệ SVR genotype
1b là 53%; genotype 1a là 45%; BN
genotype 1 có tải lượng virut lúc khởi đầu

điều trị thấp (< 2 x 106 copies/ml) có SVR
cao hơn so với BN có tải lượng virut lúc
khởi đầu điều trị cao (> 2 x 106 copies/ml):
35% so với 31% (EASL) [5].
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 68 BN VGVR C mạn
tính, điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115,
Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận
thấy:
- Tỷ lệ RVR đạt 42,6%; số BN này có
thể rút ngắn thời gian điều trị từ 48 tuần
xuống còn 24 tuần do đạt RVR.
- 82,4% đạt EVR.
- 80,9% đạt SVR.
- 17,6% BN bỏ trị hoặc thất bại điều trị
sau 48 tuần. 1 BN (1,5%) tái phát virut sau
khi đã đạt EVR (1,5%).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu Hữu Hầu. Dịch tễ học HCV viêm
gan virut C. 2006, tr.115-117.
2. Phạm Hoàng Phiệt, Lê Thị Thúy Hằng,
Lê Trần Thụy Vi. Phân bố týp gen của HCV:
phân tích kết quả từ một cơ sở chuyên khoa
bệnh gan mật trên địa bàn TP. HCM. Tạp chí
Gan mật Việt Nam. 2011, 15, tr. 5-12.
3. Phạm thị Thu Thủy, Hồ Tấn Đạt. So sánh
hai loại peginterferon alfa trong điều trị viêm
gan siêu vi C mạn tính. Thông tin Y học. Bộ Y tế.
2006, tr.81-90.

4. Doris B. Strader et al. Diagnosis,
management, and treatment of hepatitis C.
AASLD practice guideline. American Association
for the study of liver diseases. Hepatology.
2004, Vol 39, No 4, pp.23-27.
5. EASL. Diagnosis, management, and
treatment of hepatitis C. Journal of Hepatology.
2011, Vol 54, No 1, No 2, No 3, No 4.
6. Fasiha Kanwal et al. Predictors of treatment
in patients with chronic hepatitis C infection Role of patient versus nonpatient factors.
Hepatology. 2007, Vol 46, No 6, December,
pp.1741-1743.
7. Foster GR. past, present, and future hepatitis
C treatments. 2009, pp.31-43; 44-57; 97-104.

31



×