Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Biến đổi chức năng màng bụng dựa vào chỉ số pet ở bệnh nhân suy thận mạn tính điều trị bằng thẩm phân phúc mạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.76 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014
BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG MÀNG BỤNG DỰA VÀO CHỈ SỐ PET
Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ
BẰNG THẨM PHÂN PHÚC MẠC
Đào Bùi Quý Quyền*; Hoàng Trung Vinh**; Lê Việt Thắng**
TÓM TẮT
Nghiên cứu biến đổi chức năng màng bụng bằng chỉ số Peritoneal Equilibration Test - PET,
tại thời điểm T0 sau 6 tháng (T6) và 12 tháng (T12) ở 261 BN suy thận mạn tính (STMT) thẩm
phân phúc mạc (TPPM) liên tục ngoại trú, kết quả: tại thời điểm T0, 7,7% BN màng bụng chuyển
vận cao, 62,1% chuyển vận trung bình cao, 29,1% chuyển vận trung bình thấp và 1,1% chuyển
vận thấp. Tỷ lệ BN có chức năng màng bụng chuyển vận cao, trung bình cao giảm, chuyển vận
trung bình thấp và thấp tăng theo thời gian, nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Giá trị
trung bình D4/P creatinin giảm dần có ý nghĩa theo thời gian (T0: 0,70 ± 0,09, T6: 0,68 ± 0,08,
T12: 0,66 ± 0,08), (p < 0,05).
* Từ khóa: Suy thận mạn tính; Lọc màng bụng, PET.

CHANGES OF peritoneal function BASED ON Peritoneal Equilibration
Test IN chronic renal failure PATIENTS TREATED WITH Continuous
Ambulatory Peritoneal Dialysis
SUMMARY
A study on peritoneal function by Peritoneal Equilibration Test (PET) at 6 and 12 months
(T6 and T12) of 261 chronic renal failure patients treating with continuous ambulatory peritoneal
dialysis, the results showed that: rate of high transporter was 7.7%, high-average transporter
was 62.1%, low-average transporter was 29.1% and low transporter was 1.1% at the point of
T0. Rates of patient with high and high-average transporter decreased, that of patient with lowaverage and low transporter increased along with the duration of dialysis, however, there was
no statistic significance (p > 0.05). Average D4/P creatinine significantly reduced in duration of
dialysis (T0: 0.70 ± 0.09, T6: 0.68 ± 0.08, T12: 0.66 ± 0.08), (p < 0.05).
* Key words: Chronic renal failure; Peritoneal dialysis; Peritoneal equilibration test.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với lọc máu bằng thận nhân tạo


và ghép thận, TPPM (hay lọc màng bụng)
là phương pháp điều trị thay thế thận ở

BN STMT giai đoạn cuối tương đối phổ
biến ở các nước châu Á, trong đó có Việt
Nam [1, 2, 3, 8]. TPPM liên tục ngoại trú
là phương pháp điều trị, sử dụng phúc mạc

* Bệnh viện Chợ Rẫy
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Đào Bùi Quý Quyền ()
Ngày nhận bài: 25/01/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/02/2014
Ngày bài báo được đăng: 03/03/2014

85


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014
như một màng lọc để loại bỏ chất độc
sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ
thể. Để đánh giá chức năng lọc của màng
bụng, các nhà thận học đã sử dụng nhiều
chỉ số, trong đó đánh giá chuyển vận màng
bụng (Peritoneal Equilibration Test - PET)
được sử dụng rộng rãi [4, 6, 9, 10]. PET
được tính toán dựa vào nồng độ creatinin
và glucose máu, cũng như dịch thẩm phân,
từ kết quả đó, màng bụng được phân thành
các loại khác nhau, dựa vào từng loại, bác
sỹ sẽ chỉ định cho từng BN liều, phương

thức TPPM phù hợp để đạt hiệu quả lọc
cao nhất. Trên thế giới đã có nhiều nghiên
cứu về vấn đề này, tuy nhiên, tại Việt Nam,
chưa có nghiên cứu trên số lượng lớn
BN. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này
với mục tiêu: Khảo sát chức năng màng
bụng bằng chỉ số PET ở BN TPPM liên
tục ngoại trú.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- 261 BN STMT TPPM liên tục ngoại
trú, tuổi ≥ 18, nguyên nhân suy thận: viêm
cầu thận mạn, viêm thận bể thận mạn,
đái tháo đường (ĐTĐ), lupus ban đỏ hệ
thống…
* Tiêu chuẩn chọn BN:
- Thời gian TPPM ≥ 2 tháng, đồng ý
tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN nghi ngờ mắc
bệnh ngoại khoa, sốt, không đồng ý tham
gia nghiên cứu.

2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Mô tả cắt ngang, kết hợp theo dõi dọc
đánh giá biến đổi chức năng màng bụng
sau 6 và 12 tháng.
BN được hỏi bệnh, thăm khám toàn
diện.
PET được thể hiện ở D4/P creatinin

(sau 4 giờ thẩm phân) theo các bước
sau [5]:
- Chiều trước hôm tiến hành PET,
cho BN ngâm dịch 2,5% dextrose, thời
gian từ 8 - 12 tiếng.
- Sáng hôm sau, cho BN xả hết dịch,
ở tư thế đứng trong khoảng 20 phút,
ghi lại thể tích dịch xả.
- Chuẩn bị túi dịch 2.000 ml 2,5% đã
được làm ấm tới nhiệt độ cơ thể, truyền
cho BN ở tư thế nằm ngửa, tốc độ truyền
200 ml/phút. Sau mỗi 400 ml dịch truyền
(2 phút), yêu cầu BN nằm nghiêng đổi
bên qua lại. Sau khi truyền hết túi dịch,
ghi lại thời điểm hoàn tất truyền. Lấy mẫu
ở các thời điểm “0”, “2”, “4” giờ để xét
nghiệm.
- Ở thời điểm “giờ 4” của thời gian
ngâm dịch, lấy mẫu dịch lọc theo các
bước sau:
+ Kết nối túi đôi mới, BN ở tư thế đứng,
xả hết dịch lọc trong khoảng 20 phút. Cân
túi dịch xả ra, ghi nhận lại thể tích.
+ Tháo rời kết nối ra khỏi BN, đậy nắp.
Thả túi dịch rỗng xuống, sau đó cho túi
chứa dịch vừa xả ra chảy ngược lại vào
túi dịch rỗng. Trộn mẫu, đảo túi 2 - 3 lần,
87



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014
rút ra 10 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm
ghi nhãn “giờ 4”.

Tuổi trung bình (năm)

+ Gửi 10 ml dịch lọc tới phòng xét
nghiệm để đo nồng độ creatinin.

Giới

- Tính toán PET: lập tỷ số D/P creatinin
ở các giờ 0, 2 và 4 (D: nồng độ creatinin
dịch lọc ở giờ 0, 2 và 4; P: nồng độ
creatinin huyết thanh ở giờ 2).
- Sử dụng chỉ số D/P creatinin giờ thứ
4 (D4/P creatinin) để đánh giá chức năng
màng bụng.

Nguyên
nhân STMT

- Tuổi trung bình của BN TPPM là
48,9 ± 13,6.

- BN được tính PET ở 3 thời điểm: lúc
bắt đầu nghiên cứu (T0), sau 6 tháng (T6)
và sau 12 tháng (T12).

- Thời gian TPPM trung bình 26,4 ±

19,31 tháng.

- Phân loại màng bụng dựa vào chỉ số
D4/P creatinin theo khuyến cáo của Hội
Thẩm phân Phúc mạc Quốc tế như sau:

- Tỷ lệ BN nam nhiều hơn nữ, BN
STMT do đái tháo đường chiếm tỷ lệ ít.

Bảng 1: Phân loại chức năng màng
bụng.

Chuyển vận cao (H)

0,81 - 1,03

Chuyển vận trung bình cao (HA)

0,65 - 0,80

Chuyển vận trung bình thấp (LA)

0,5 - 0,64

Chuyển vận thấp (L)

0,34 - 0,49

* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
16.0

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 2: Phân bố BN theo tuổi, giới,
nguyên nhân suy thận và thời gian TPPM.

(n)

%

48,9 ± 13,6

Nam

147

56,3

Nữ

114

43,7

Đái tháo
đường

47

18,1

Không do đái

tháo đường

214

81,9

Thời gian TPPM trung bình
(tháng)

26,4 ± 19,31

* Phân loại chức năng màng bụng
bằng nghiệm pháp PET tại thời điểm T0:
Chuyển vận cao (H): 20 BN (7,7%);
chuyển vận trung bình cao: (HA): 162 BN
(62,1%); chuyển vận trung bình thấp (LA):
76 BN (29,1%); chuyển vận thấp (L):
3 BN (1,1%); D4/P creatinin ( X ± SD):
0,70 ± 0,09.
- Giá trị trung bình ( X ± SD) đánh giá
theo D4/P là 0,70 ± 0,09.
* Phân loại màng bụng bằng nghiệm
pháp PET dựa trên creatinin sau 6 tháng
(T6):
Chuyển vận cao (H): 12 BN (5,5%);
chuyển vận trung bình cao (HA): 134 BN
(61,2%); chuyển vận trung bình thấp (LA):
71 BN (32,4%); chuyển vận thấp (L):
88



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014
2 BN (0,9%); D4/P creatinin ( X ± SD):
0,68 ± 0,08
- Giá trị trung bình X ± SD đánh giá
theo D4/P là 0,68 ± 0,08.
* Phân loại màng bụng bằng nghiệm
pháp PET dựa trên creatinin sau 12 tháng
(T12):

Chuyển vận cao (H): 6 BN (3,4%);
chuyển vận trung bình cao (HA): 104 BN
(58,4%); chuyển vận trung bình thấp (LA):
62 BN (34,8%); chuyển vận thấp (L): 6 BN
(3,4%); D4/P creatinin, ( X ± SD): 0,66 ± 0,08.
- Giá trị trung bình X ± SD đánh giá
theo D4/P là 0,66 ± 0,08.

Bảng 3: So sánh giá trị trung bình của D4/P creatinin các loại màng bụng tại thời
điểm nghiên cứu.
LOẠI MÀNG BỤNG

T0 (n = 261)

T6 (n = 219)

T12 (n = 178)

p


Chuyển vận cao (H)

0,84 ± 0,05

0,84 ± 0,04

0,84 ± 0,03

p1-2, 1-3, 2-3 > 0,05

Chuyển vận trung bình cao (HA)

0,73 ± 0,04

0,72 ± 0,07

0,7 ± 0,03

p1-2, 1-3, 2-3 > 0,05

Chuyển vận trung bình thấp (LA)

0,6 ± 0,03

0,6 ± 0,03

0,58 ± 0,04

p1-2, 1-3, 2-3 > 0,05


Chuyển vận thấp (L)

0,47 ± 0,01

0,45 ± 0,01

0,47 ± 0,03

p1-2, 1-3, 2-3 > 0,05

< 0,001

< 0,001

< 0,001

p

- Chỉ số D4/P creatinin trung bình của các loại màng bụng ở thời điểm nghiên cứu
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
- Giá trị trung bình chỉ số D4/P creatinin giảm dần có ý nghĩa từ loại màng bụng
chuyển vận cao đến thấp ở tất cả thời điểm nghiên cứu (p < 0,001).
Bảng 4: So sánh các loại màng bụng theo PET dựa trên creatinin/T0, T6 và T12.
LOẠI MÀNG BỤNG

T0 (n = 261)

T6 (n = 219)

T12 (n = 178)


p

n

%

n

%

n

%

ANOVA

Chuyển vận cao (H)

20

7,7

12

5,5

6

3,4


> 0,05

Chuyển vận trung bình cao (HA)

162

62,1

134

61,2

104

58,4

> 0,05

Chuyển vận trung bình thấp (LA)

76

29,1

71

32,4

62


34,8

> 0,05

Chuyển vận thấp (L)

3

1,1

2

0,9

6

3,4

> 0,05

D4/P creatinin, ( X ± SD)

0,70 ± 0,09

0,66 ± 0,08

< 0,05

0,68 ± 0,08


89


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014
- Tỷ lệ BN có loại màng bụng chuyển vận cao và trung bình cao giảm theo thời điểm
nghiên cứu. Tuy nhiên, tỷ lệ BN có loại màng bụng chuyển vận trung bình thấp và
chuyển vận thấp tăng theo thời điểm nghiên cứu (p > 0,05).
- Giá trị trung bình của tỷ số creatinin trong dịch và máu BN lọc tại thời điểm 4 giờ
của các thời điểm nghiên cứu giảm dần có ý nghĩa (p < 0,05).

BÀN LUẬN
Nghiên cứu cắt ngang 261 BN STMT
TPPM liên tục ngoại trú, điều trị tại Khoa
Nội Thận, Bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó,
147 BN nam (56,3%) và 114 BN nữ
(43,7%). Nguyên nhân STMT do ĐTĐ chỉ
chiếm 18,1%, đây là nguyên nhân mà
chức năng màng bụng có đặc điểm riêng
do tính chất BN ĐTĐ có nhiều ảnh
hưởng. Tuổi trung bình của BN: 48,9 ±
13,6, tương tự với nghiên cứu của Huỳnh
Thị Nguyễn Nghĩa (tuổi trung bình 49) [2],
Nguyễn Thị Thanh Thùy (tuổi trung bình
52) [3] và Lê Thu Hà (44,1 ± 14,4 tuổi) [1].
Đa số BN ở lứa tuổi lao động, thời gian
TPPM trung bình 26,4 ± 19,31 tháng,
thấp hơn so với Nguyễn Thị Thanh Thùy
(khoảng 63 tháng).
Chúng tôi tính PET ở các thời điểm 2

giờ và 4 giờ khi làm TPPM, tại thời điểm
4 giờ tính toán PET để phân loại màng
lọc thấy, 7,7% BN có chức năng màng
bụng loại chuyển vận cao, 62,1% trung
bình cao, 29,1% trung bình thấp và 1,1%
thấp. Khác biệt so với các tác giả trong và
ngoài nước [1, 2, 3, 5]. R Balasubramaniyam
và CS nghiên cứu trên 121 BN thấy 1,6%
BN có loại màng bụng chuyển vận cao,
15,9% trung bình cao, 69% trung bình

thấp và 13,5% thấp [5]. Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thanh Thùy trên 60 BN thấy
không có BN nào có loại màng bụng
chuyển vận cao và thấp, 51,7% trung
bình cao, 48,3% trung bình thấp [3].
Huỳnh Thị Nguyễn Nghĩa nghiên cứu trên
110 BN, kết quả 17,3% chuyển vận cao,
34,5% chuyển vận trung bình cao, 34,5%
trung bình thấp và 13,6% chuyển vận
thấp [2]. Nghiên cứu của Lê Thu Hà trên
45 BN, kết quả: chuyển vận cao: 17,8%,
trung bình cao: 48,9%, trung bình thấp:
28,9% và thấp: 4,4% [1]. Có sự khác nhau
này là do đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi có tỷ lệ nguyên nhân gây STMT
khác nhau, còn đối tượng nghiên cứu của
Lê Thu Hà và Huỳnh Thị Nguyễn Nghĩa là
những BN STMT giai đoạn cuối được
phẫu thuật đặt catherter lọc màng bụng

và tính PET sau 2 tháng TPPM ổn định,
BN của chúng tôi và Nguyễn Thị Thanh
Thùy có thời gian TPPM khá dài. Kết quả
của Nguyễn Thị Thanh Thùy khác chúng
tôi vì tác giả nghiên cứu có thời gian
TPPM trung bình cao hơn, nên tỷ lệ các
loại màng bụng khác nhau.
Theo dõi và tính toán lại PET sau 6
tháng và 12 tháng TPPM chúng tôi nhận
thấy, tỷ lệ BN của từng loại màng bụng
thay đổi theo thời gian, cụ thể, BN có loại
90


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014
màng bụng chuyển vận cao và trung bình
cao giảm dần, thấp trung bình và thấp
tăng dần qua hai thời điểm đánh giá. Tuy
nhiên, khi so sánh tỷ lệ các loại màng
bụng từ thời điểm bắt đầu nghiên cứu so
với sau 6 tháng và 12 tháng không thấy
sự khác biệt có ý nghĩa. Khi tính giá trị
trung bình của D4/P creatinin ở các thời
điểm, kết quả cho thấy giá trị này giảm
dần theo thời gian có ý nghĩa (p < 0,05).
Như vậy, chức năng màng bụng giảm
dần theo thời gian TPPM phù hợp với
nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước [1,
5, 10]. Chúng tôi nhận thấy rằng đây là
điều hợp lý bởi có nhiều yếu tố làm ảnh

hưởng đến chức năng màng bụng ở BN
TPPM liên tục ngoại trú, trước hết là tuổi,
khi BN có tuổi, cấu trúc màng bụng thay
đổi về độ thẩm thấu cũng như khả năng
chuyển vận các chất. Những yếu tố liên
quan đến quá trình TPPM dài ngày cũng
ảnh hưởng đến chức năng màng bụng
như tình trạng mạch máu, viêm nhiễm,
thời gian lọc dài ngày, chức năng thận tồn
dư giảm... Kết quả nghiên cứu về chức
năng màng bụng giúp các nhà lâm sàng
đưa ra chỉ định cho mỗi BN STMT điều trị
bằng TPPM một phương thức TPPM hiệu
quả, đảm bảo kéo dài thời gian sống và
tăng chất lượng sống.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu biến đổi chức năng
màng bụng tại thời điểm sau 6 và 12 tháng
ở 261 BN STMT TPPM liên tục ngoại trú,
chúng tôi rút ra một số nhận xét:

- Phân bố chức năng màng bụng tại
thời điểm bắt đầu nghiên cứu: 7,7% BN
màng bụng chuyển vận cao, 62,1% chuyển
vận trung bình cao, 29,1% chuyển vận
trung bình thấp và 1,1% chuyển vận thấp.
- Tỷ lệ BN có chức năng màng bụng
loại chuyển vận cao, trung bình cao giảm,
chuyển vận trung bình thấp và thấp tăng

theo thời gian, nhưng không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
- Giá trị trung bình D4/P creatinin giảm
dần có ý nghĩa theo thời gian (T0: 0,70 ±
0,09, T6: 0,68 ± 0,08, T12: 0,66 ± 0,08)
(p < 0,05).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thu Hà và CS. Nghiên cứu đặc tính
màng bụng ở BN STMT giai đoạn cuối điều trị
lọc màng bụng liên tục ngoại trú. Tạp chí Y
Dược lâm sàng 108. 2009, 4, tr.30-35.
2. Huỳnh Thị Nguyễn Nghĩa. Khảo sát biến
đổi chức năng màng bụng của BN TPPM liên
tục ngoại trú. Luận văn Bác sỹ Chuyên khoa
Cấp II. 2007.
3. Nguyễn Thị Thanh Thùy. Khảo sát một
số ảnh hưởng của chức năng thận tồn lưu
trên BN TPPM liên tục ngoại trú. Luận văn
Thạc sỹ Y học. 2011.
4. Al-wakeel J, Al-Ghonaim M, Al-Suwaida
A et al. Peritoneal membrane characteristics
in patients on peritoneal dialysis. Saudi J
Kidney Dis Transpl. 2011, 22 (1), pp.49-53.

90


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014
5. Balasubramaniyam R et al. Comparison

of peritoneal transport characteristics at the
second week and at six months of peritoneal
dialysis commencement. Indian J Nephrol.
2013, 23 (5), pp.346-350.

8. Cisse MM, Ka E, Gueye S et al.
Peritoneal dialysis in a tropical area, a reality.
Med Trop. 2011 Mar, 71 (5), pp.468-471.

6. Blake PG. Peritonitis and catheter
guidelines. 2010 update. Perit Dial Int. 2010,
30 (4), pp.391-392.

9. Gomes AM, Pérez-Fontán M, RodríguezCarmona A et al. Peritoneal total protein transport
assessed from peritoneal equilibration tests
using different dialysate glucose concentrations.
Perit Dial Int. 2010, 30 (5), pp.549-557.

7. Cho Y, Badve SV, Hawley CM et al. The
effects of living distantly from peritoneal
dialysis units on peritonitis risk, microbiology,
treatment and outcomes: a multi-centre registry
study. BMC Nephrol. 2012, 15, pp.13-41.

10. Johnson DW, Mudge DW, Blizzard S et
al. A comparison of peritoneal equilibration
tests performed 1 and 4 weeks after PD
commencement. Perit Dial Int. 2004, 24 (5),
pp.460-465.


91



×