Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Lịch sư ngày Halloween

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.25 KB, 3 trang )

Lịch sư ngày Halloween

Cứ vào ngày 31/10 hàng năm, hàng nghìn trẻ em Bắc Mỹ và Anh quốc đổ ra đường trong
các bộ lễ phục hóa trang, chơi trò lừa nhau, đục khoét bí ngô, đớp táo và gõ cửa các nhà để
xin bánh kẹo. Vậy, phong tục độc đáo này bắt nguồn từ đâu? Từ "Halloween" bắt nguồn từ
nhà thờ Thiên chúa giáo, là dấu vết còn lại của lễ hội All Hallow Eve (lễ thánh). Ngày 1/11
là ngày lễ của người Thiên chúa bày tỏ lòng thành trước thánh thần. Nhưng vào thế kỷ thứ
5 trước Công nguyên, ở xứ Celtic (Ireland) mùa màng kết thúc vào ngày 31/10 và ngày hội
Halloween được gọi là ngày lễ Samhain (gieo trồng). Ngày này cũng chính thức bắt đầu
một năm mới của người Celtic. Người Celtic tổ chức kỷ niệm năm mới với lễ hội Samhain.
Vào thời gian này vị thần của mùa xuân và mùa hè không còn ngự trị và nhường chỗ cho
thần Chết. Lễ hội bắt đầu vào ngày 1/11, khi linh hồn của người chết quay trở lại nhà
người thân để xin thức ăn và nước uống. Trong suốt đêm lễ thánh Hallow’s Eve, diễn ra
vào đầu mùa đông - thời điểm kết thúc một năm, các xác chết đi lại tự do. Người xưa kể
lại, vào ngày lễ Samhain linh hồn của người chết trong năm trước sẽ tìm đến một thể xác
khác để bắt đầu cuộc sống mới trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, người sống không muốn
linh hồn người chết nhập vào mình, vì thế vào ngày 31/10 dân làng dập tắt lửa trong nhà để
làm cho nhà cửa lạnh lẽo và tẻ ngắt. Sau đó họ hoá trang thành ma cà rồng và lặng lẽ đi
vòng quanh nhà hàng xóm vẻ hăm doạ để xua đuổi những hồn ma tìm thể xác. Theo giải
thích khác thì người ta cho rằng vào đêm Samhain, người Celtic dập tắt lửa không phải để
xua đuổi những linh hồn mà để sau đó họ cùng nhau đi lấy lửa tại nguồn sáng gọi là
Druidic, liên tục cháy ở Usinach thuộc miền trung Ireland. Sau này, người La Mã đã biến
những tục lệ trên của người Celtic thành tục lệ của mình. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ nhất
trước công nguyên, họ bỏ tục lệ hiến người sống và thay vào đó là hiến hình nộm. Theo
thời gian, do người ta không còn tin vào linh hồn nữa, nên tục lệ hoá trang thành ma quỷ
hay phù thuỷ chỉ còn là hình thức. Cùng với phong trào di cư để tránh nạn thiếu khoai tây
của người Ireland sang Mỹ những năm 1840, lễ hội Halloween được du nhập vào Mỹ cùng
trò như lật ngược nhà vệ sinh và tháo cổng ra vào. Tuy nhiên, ngày hội "lừa phỉnh" được
cho là bắt nguồn từ một phong tục gọi là tục "cầu hồn" của người Châu Âu ở thế kỷ thứ 9.
Ngày 2/11 hàng năm, người Thiên chúa giáo đi từ làng này sang làng khác xin "bánh cầu
hồn". Đây là những chiếc bánh hình vuông làm từ bánh mỳ và nho Hy Lạp. Người đi xin


nhận được càng nhiều bánh thì họ càng cầu được cho nhiều linh hồn người thân của gia
chủ siêu thoát. Ở Anh trước đây, đêm Halloween từng được gọi là Nutcrack Night hay
Snap Apple Night tức là một đêm dành cho gia đình ngồi bên đống lửa hồng để nghe kể
chuyện, ăn trái cây. Những người nghèo đi ăn xin (a-souling) thường được cho một thứ
bánh gọi là bánh linh-hồn (soulcakes) với điều kiện họ phải cầu nguyện cho người chết.
Ngày nay, nhiều nhà thờ tổ chức tiệc Halloween hoặc tổ chức khắc đèn lồng cho trẻ em.
Mọi người cùng nhau đấu tranh vì một thế giới không còn tội lỗi. Trò Trick for treat:
Trong suốt lễ hội Samhain, vị thần Druids cho rằng người chết sẽ tìm đến lừa, gây hoang
mang, lo sợ và phá hoại con người. Những hồn ma đi lại ăn xin và đến nhà nào, gia chủ
phải cung cấp thức ăn cho chúng. Chính vì thế, trong tuần lễ Halloween, trẻ em phương
Tây rất hứng thú với trò "gõ cửa xin ăn" này. Chúng mặc trang phục hóa trang và đeo mặt
nạ rồi đi từ nhà này qua nhà khác, gõ cửa để gặp chủ nhà và nói câu "trick-or-treat". Câu
này có nghĩa là: "Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi". Để
tránh bị phiền toái, chủ nhà đãi chúng kẹo, bánh trái, và cả cho tiền nữa. Trò "đớp táo":
Khi người Celtic bị người La Mã đánh chiếm, nhiều phong tục của người La Mã theo đó
cũng du nhập vào đất Celtic, trong đó có lễ hội thờ nữ thần mùa màng Ponoma. Vị thần
này thường "ẩn náu" trong giỏ hoa quả. Quả táo là một thứ hoa quả linh thiêng dùng để thờ
cúng thần linh, do đó nhiều trò chơi có liên quan đến loại quả này xuất hiện trong lễ hội
Samhain. Lễ hội đèn lồng (đèn bí ngô Jack-O’-Lantern): Lễ hội đèn lồng bắt nguồn từ tập
quán của người Ireland. Theo truyền thuyết kể lại, Jack là người nổi tiếng vì nghiện rượu
và tư chất thông minh. Anh đã lừa con quỷ Satan trèo lên ngọn cây, sau đó khắc hình một
chữ thập lên gốc cây và trói con quỷ trên đó. Jack thoả thuận với con quỷ nếu nó không
trêu chọc anh nữa thì anh sẽ thả nó xuống. Do phạm nhiều tội lỗi cho nên khi chết, ông
không được lên thiên đàng hay xuống địa ngục. Do vậy, ông phải đi lang thang nhiều nơi
tìm kiếm một chỗ trú chân. Hơi ấm duy nhất sưởi ấm cho ông trong giá lạnh là ngọn nến
leo lét trong củ khoai tây thối. Trẻ em ở Ireland thường chơi trò đục khoét củ khoai tây và
bí đao trong lễ hội Halloween. Nhưng khi di cư sang Mỹ, người ta phát hiện quả bí ngô
sáng hơn bí đao nên sau này đèn lồng ở Mỹ được trang trí bằng quả bí ngô có cục than
hồng bên trong. Do truyền thống Halloween được coi là bắt nguồn từ những người ngoại
đạo, nên ngày này nhiều người theo đạo Thiên chúa giáo không tổ chức lễ kỷ niệm. Một số

người ở các giáo phái khác tổ chức kỷ niệm nhưng coi đây là lễ hội mùa màng, lễ hội xá
tội hay đêm thánh Halleluja và họ tổ chức lễ tại nhà thờ của giáo phái mình. Lễ hội mang
đến cho trẻ em nhiều trò chơi lý thú. Tối hôm trước của ngày lễ Halloween, tức là 30/10,
được gọi là "đêm ma-quỉ", thường các thanh thiếu niên hay phá phách, gây thiệt hại đến tài
sản, thậm chí tính mạng của người dân. Bởi thế lực lượng cảnh sát phải tăng cường giữ trật
tự trong đêm này, còn các bậc phụ huynh cũng coi chừng con em mình. Biện pháp an
toàn cho trẻ em và người lớn trong đêm Halloween. Đã có rất nhiều tai nạn xảy ra
trong Tết Halloween. Chính vì thế, trẻ em đi chơi trò Trick or treat nên: - Đeo băng
phản chiếu ánh sáng lên quần áo để báo hiệu cho xe cộ khỏi đâm vào. - Mặc đồ hóa trang
ngắn gọn và khó bén lửa để tránh vấp ngã và khỏi bị cháy. Để tránh bị lạnh khi đi "lang
thang gõ cửa các nhà" nên mặc quần áo thật ấm ở bên trong đồ hóa trang. - Vẽ mặt thay vì
đeo mặt nạ để tránh bị che mất tầm quan sát trên đường. Nếu đeo mặt-nạ trong khi đi thì
nên đẩy mặt nạ lên trán để dễ nhìn. - Chỉ đi vào nhà người ta bằng cửa trước và tránh dùng
cửa hậu hay cửa bên để tránh các bất trắc. - Mang theo tiền và giấy tờ có ghi địa chỉ, số
điện thoại, và tên cha mẹ để phòng khi trẻ lạc thì có người giúp đưa về. - Không nên ăn bất
cứ thứ gì người ta cho mà phải đợi đến khi về nhà để cha mẹ xem xét kỹ trước khi ăn. Nếu
có muốn ăn kẹo bánh người ta cho trong lúc đi đường, chỉ ăn những kẹo bánh còn nguyên
trong gói để tránh ngộ độc. - Phụ huynh phải biết rõ lộ trình các con định đi chơi trò Trick
or treat để theo dõi khi cần. (sưu tâm tư internet )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×