Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Culture and Cryopreservation of Rat Ventral Mesencephalic Stem Cells

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Nguyễn Phúc Hoàn*; Nguyễn Thị Bình*; Nguyễn Mạnh Hà*
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành nhằm nuôi cấy tăng sinh và bảo quản lạnh tế bào gốc não giữa
phôi chuột cống trắng để tạo nguồn nơ ron tiết dopamin phục vụ điều trị bệnh Parkinson thực
nghiệm. Các tế bào gốc sàn não giữa phôi chuột cống trắng 12,5 - 13,5 ngày tuổi được phân
lập và nuôi cấy trong môi trường cơ bản (DMEM/F12; 1:1) có bổ sung b-FGF2, EGF và một số
yếu tố tăng trưởng khác. Bảo quản lạnh các tế bào bằng môi trường cơ bản có bổ sung 10%
DMSO. Sau 4 - 8 ngày nuôi cấy, thu được các nơ ron, tế bào sao, tế bào ít nhánh. Đa số tế bào
này dương tính với marker vimentin và một số nơ ron dương tính với marker thyroxin hydroxylase
(TH) khi nhuộm hóa mô miễn dịch. Tỷ lệ sống của tế bào sau bảo quản lạnh 64,9%.
* Từ khoá: Tế bào gốc ngoại bì thần kinh não giữa; Nuôi cấy; Bảo quản lạnh.

Culture and Cryopreservation of Rat Ventral Mesencephalic
Stem Cells
Summary
The aim of this research was to culture and cryopreserve rat ventral mesencephalon cells to
treat Parkinson’s diseases in rat. We have isolated rat ventral mesencephalic cells from rat
embryonic days 12.5 - 13.5, then cultured them in the basic medium culture composed of
DMEM/F12; 1:1, supplemented with b-FGF2, EGF and growth factors. Then, harvest cells were
cryopreserved in media with 10% DMSO. Neuron, astrocyte, oligocyte expressed after 4 - 8
days in in vitro culture, some of them were positive with vimentine, TH by immunohistochemistry
staining. Survival cell rate after being frozen was 64,9%.
* Keywords: Ventral mesencephalic stem cells; Culture; Cryopreservation.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, có nhiều
kỹ thuật mới đ và đang được ứng dụng
trong tái tạo, sửa chữa hoặc thay thế
mô hoặc cơ quan bị tổn thương. Một trong
số đó là ứng dụng công nghệ tế bào gốc


trong trị liệu. Thực tế lâm sàng đ ứng dụng

thành công công nghệ bảo quản lạnh tế
bào gốc từ tủy xương, tế bào gốc trung
mô hay tế bào gốc phôi… thời gian bảo
quản lên tới vài chục năm với chi phí rẻ
và kỹ thuật đơn giản. Khi cần người bệnh
có thể dùng tế bào gốc trên để điều trị các
bệnh như: bỏng, g y xương, teo cơ, tiểu
đường, lơxemi, Alzeimer, Parkinson… [2].

* Trường Đại học Y Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Phúc Hoàn ()
Ngày nhận bài: 25/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 30/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 01/09/2017

Ý tưởng sử dụng tế bào gốc trong điều
trị bệnh Parkinson đ được bắt đầu từ
những năm 1980. Hơn thế nữa, việc cấy
188

ghép tế bào gốc có chức năng tiết dopamin
vào n o động vật thực nghiệm cũng như
trên bệnh nhân Parkinson tình nguyện đ


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
có được nhiều thành công như: tế bào,
mô sống tốt trong não sau ghép và có khả
năng tiết dopamin, cải thiện triệu chứng

bệnh trên lâm sàng. Hiện nay, tế bào gốc
thần kinh tiết dopamin được phân lập từ
nhiều nguồn: tế bào gốc não giữa phôi, tế
bào gốc phôi giai đoạn sớm (phôi nang)
hay gần đây là tế bào gốc vạn năng cảm
ứng và tế bào gốc cảm ứng tiết dopamin.
Trong số này tế bào gốc não giữa phôi
và tế bào gốc phôi giai đoạn sớm - phôi
nang - được sử dụng nhiều nhất. Vì vậy,
song song với việc nuôi cấy để tăng sinh
số lượng tế bào cần thiết cho cấy ghép,
việc lưu giữ, bảo quản lạnh tế bào rất
quan trọng để có sẵn nguồn tế bào và mô
trong điều trị. Các kỹ thuật bảo quản lạnh
không ngừng phát triển, đảm bảo được
chất lượng của tế bào, mô và nâng cao
tỷ lệ sống của tế bào sau một thời gian
dài lưu giữ [3]. Với mục đích nuôi cấy
tăng sinh và lưu trữ lâu dài nguồn tế
bào gốc ngoại bì thần kinh não giữa
(TBGNBTKNG), chúng tôi đ tiến hành
nghiên cứu này với mục tiêu: Nuôi cấy
tăng sinh và bảo quản lạnh thành công
TBGNBTKNG phôi chuột cống trắng để
tạo nguồn nơ ron tiết dopamin.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Chuột cống đực và cái trưởng thành.
600 phôi chuột cống trắng 12,5 - 13,5 ngày

tuổi.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Tạo phôi:
Nhốt chuột đực với chuột cái qua một
đêm. Sáng hôm sau làm phiến đồ âm đạo,

nếu thấy tinh trùng, chuột được tính có thai
0,5 ngày.
* Phân lập TBGNBTKNG:
Mổ chuột lấy tử cung chứa phôi, tách
rời từng phôi và phẫu tích lấy đoạn ống
thần kinh chứa não giữa. Tách bỏ lớp
ngoại bì da và màng não, phẫu tích lấy
sàn não giữa, sau đó dùng enzym dispase
và trypsin - EDTA để ly giải mô sàn não
giữa. Tạo dịch treo tế bào bằng phương
pháp cơ học. Nhuộm dịch treo tế bào bằng
tryphan blue để xác định tỷ lệ tế bào sống
và mật độ tế bào bằng buồng đếm hồng cầu.
* Nuôi cấy TBGNBTKNG:
- Nuôi cấy dịch treo tế bào trong môi
trường cơ bản: DMEM/F12 (1:1 - invitrogen,
Mỹ) có bổ sung thêm các yếu tố: fetal
bovin serum (FBS - invitrogen, Mỹ) 10%;
insulin (25 ng/ml), progesteron (20 nM),
putrescin (62 nM), muối selenit (30 nM);
epithelial grow factor (EGF) 20 ng/ml
và basic fibroblast grow factor - 2 (bFGF-2)
(20 ng/ml); penicillin (100 IU/ml); streptomycin
(100 µg/ml); amphotericin B (0,25 µg/ml)

(Sigma, Mỹ).
- Cấy TBGNBTKNG phôi chuột với mật
độ 1,5 x 104/cm 2 trên giếng nuôi cấy
hoặc trong chai flask, trong tủ ấm 370C,
5% CO2.
- Thay môi trường 2 ngày/lần, đồng
thời đánh giá sự phát triển của tế bào qua
kính hiển vi soi ngược ở độ phóng đại x10;
x20 và x40.
* Bảo quản lạnh TBGNBTKNG:
- Tách tế bào sau nuôi cấy khỏi chai
flask bằng trypsin - EDTA 0,05%.

190


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
- Ly tâm hỗn hợp dịch treo tế bào
1.500 vòng/phút trong 5 phút; lấy cặn và
rửa lại 3 lần bằng môi trường cơ bản.
- Bổ sung thêm môi trường cơ bản,
đếm mật độ tế bào bằng buồng đếm hồng
cầu và nhuộm tryphan blue đánh giá tỷ lệ
tế bào sống.
- Bảo quản lạnh mẫu dịch treo tế bào
trong môi trường nuôi cấy có bổ sung
10% DMSO.
- Hạ nhiệt độ theo chương trình bằng
máy Minicool 10 (Air liquide, Pháp).
- Bảo quản lạnh tế bào trong hơi nitơ

lỏng, ở nhiệt độ -1960C.
* Rã đông tế bào:
- Lấy tế bào từ bình nitơ và ngâm vào
cốc nước ấm 370C trong 15 phút.
- Dung dịch tế bào được rửa sạch chất
bảo quản bằng môi trường nuôi cấy 3 lần.
- Nhuộm tryphan blue phần cặn tế bào
thu được để đánh giá tỷ lệ sống.
* Định danh các tế bào sau nuôi cấy:
- Nhuộm Giemsa: cố định các tế bào
sau nuôi cấy bằng cồn ethylen 1000 trong
5 phút. Sau đó nhuộm bằng dung dịch
Giemsa 3 phút. Rửa nhiều lần bằng nước
cất, để khô và đánh giá hình thái vi thể
dưới kính hiển vi quang học.

acetat chì. Đối với kính hiển vi điện tử
quét: khử nước, phủ vàng. Các mẫu tế
bào được kiểm tra trên kính hiển vi
điện tử.
- Hóa mô miễn dịch: cố định các tế bào
bằng PFA 4% trong 20 phút. Rửa nhiều
lần bằng PBS. Sau đó nhuộm bằng các
marker vimentin hoặc TH (kháng thể 1),
ủ mẫu ở nhiệt độ 40C qua đêm. Sau đó
tiếp tục phủ kháng thể 2 gắn huỳnh quang.
Soi và chụp ảnh mẫu tế bào trên kính hiển
vi huỳnh quang.
* Chỉ tiêu nghiên cứu:
- Tỷ lệ mọc mẫu sau nuôi cấy.

- Tế bào phát triển theo thời gian.
- Hình thái vi thể tế bào sau nuôi cấy.
- Hình thái siêu vi các tế bào sau nuôi
cấy.
- Sự hiện diện của marker vimentin và
TH trong tế bào sau nuôi cấy.
- Tỷ lệ sống của tế bào sau bảo quản
lạnh.
- Tỷ lệ mọc mẫu tế bào sau bảo quản
lạnh.
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng
10 - 2014 đến 12 - 2016 tại Bộ môn Mô
phôi, Trường Đại học Y Hà Nội và Phòng
Kính hiển vi Điện tử, Viện Vệ sinh Dịch tễ
TW.

- Cấu trúc hình thái siêu vi thể: kỹ thuật
hiển vi điện tử xuyên và quét: cố định bằng
glutaraldehyt 2,5%, hậu cố định bằng axít
* Đạo đức nghiên cứu:
osmic 1%. Đối với kính hiển vi điện tử xuyên:
Nghiên cứu đ được Hội đồng Đạo đức
khử nước, chuyển, đúc khối, cắt lát mỏng
Trường Đại học Y Hà Nội thông qua.
300 - 400 µm, nhuộm bằng uranyl và
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

191



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Từ tháng 10 - 2014 đến 8 - 2016, chúng tôi đ phẫu tích được 600 phôi chuột, thu được
600 mảnh mô sàn não giữa. Trong đó, 562 mảnh mô phân lập thành dịch treo tế bào
để nuôi cấy. Còn lại 38 mảnh mô phân lập thành dịch treo tế bào để bảo quản lạnh.
1. Nuôi cấy TBGNBTKNG phôi chuột.

Hình 1: TBGNBTKNG phôi chuột sau 6 - 7 ngày nuôi cấy.
(A: sau 7 ngày nuôi cấy, các tế bào tạo cụm, với nhiều nhành bào tương (kính hiển
vi soi ngược, x500); B: sau 6 ngày nuôi cấy, tế bào có hình thái của nơ ron, có nhiều
nhánh bào tương nối với nhau (nhuộm Giemsa, x500))
Trong số 562 phôi được nuôi cấy, 19 mẫu mô (3,3%) không có tế bào mọc. Còn lại
543 mẫu tế bào đều mọc tốt và có nhiều nơ ron bám trong đĩa nuôi cấy. Tỷ lệ mọc các
mẫu mô khoảng 96,7%. Sau 2 ngày nuôi cấy, đa số các tế bào đ bám đáy chai nuôi
cấy. Một số đ có nhánh bào tương tỏa ra xung quanh để nối với tế bào bên cạnh. Sau
4 - 6 ngày nuôi cấy, các tế bào tiếp tục phát triển mạnh. Trong mẫu nuôi cấy có thể
quan sát hình ảnh nhiều tế bào “giống nơ ron”: hình đa diện, có nhiều nhánh, nối với
nhau thành mạng lưới. Các tế bào có thể đứng riêng rẽ, nhưng đa phần đều tạo thành
cụm tế bào. Sau khoảng 8 ngày nuôi cấy, có thể tách chiết tế bào phục vụ ghép thử
nghiệm trên chuột hoặc bảo quản lạnh.

192


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

Hình 2: Nhuộm hóa mô miễn dịch marker vimentin và
TH tế bào não giữa phôi chuột sau nuôi cấy.
((2): tế bào dương tính với marker vimentin; (4): tế bào dương tính với marker TH
(màu đỏ); (1, 3) nhân tế bào được màu xanh với sytox. Ảnh chụp trên kính hiển vi

huỳnh quang, x500)
Các tế bào sau nuôi cấy dương tính với marker vimentin mạnh. Rất nhiều tế bào
dương tính với marker TH. Hình 2 (1) và (2) là 2 kênh màu của cùng một cấu trúc.
Hình 2 (3) và (4) là 2 kênh màu của cùng một cấu trúc.
2. Bảo quản lạnh TBGNBTKNG phôi chuột.
Trong số 543 mẫu tế bào gốc não giữa phôi chuột nuôi cấy được, chúng tôi bảo
quản lạnh mẫu dịch treo tế bào. Như vậy, tại thời điểm này, chúng tôi đ bảo quản
được 150 mẫu, trong đó 72 mẫu bảo quản ở giai đoạn ngay sau khi phân lập tạo dịch
treo tế bào (nhóm A), chia 78 mẫu bảo quản sau nuôi cấy làm 2 nhóm: nhóm chưa cấy
chuyển (nhóm B) và nhóm cấy chuyển lần 1 (nhóm C). Sau r đông, chúng tôi thu được
tỷ lệ sống trung bình 64,9%. Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ sống nhóm A và nhóm B,
tuy nhiên tỷ lệ sống sau bảo quản lạnh của nhóm C thấp hơn có ý nghĩa thống kê với
2 nhóm còn lại.
Bảng 1: Tỷ lệ sống của các tế bào thần kinh sau r đông.
Nhóm

Số mẫu (n)

Tỷ lệ sống (%)

Sau phân lập (nhóm A)

72

66,6 ± 11,6

= 0,1 > 0,05

Chưa cấy chuyển (nhóm B)


68

69,8 ± 11,4

< 0,001

Sau cấy chuyển 1 lần (nhóm C)

10

19,9 ± 8,2

< 0,001

Tỷ lệ sống trung bình

193

64,9 %

p


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

Biểu đồ 1: Tỷ lệ mọc mẫu trong nuôi cấy sau r đông.
Tiến hành nuôi cấy tăng sinh các mẫu tế bào sau r đông, kết quả thu được tỷ lệ
mọc mẫu của nhóm A và nhóm B tương đương nhau, tỷ lệ mọc mẫu của nhóm C thấp hơn
có ý nghĩa thống kê với 2 nhóm còn lại (p < 0,001).
BÀN LUẬN

1. Nuôi cấy TBGNBTKNG phôi chuột.
Mục đích của nghiên cứu này là nuôi cấy
tăng sinh số lượng tế bào tiết dopamin để
phục vụ điều trị bệnh lý Parkinson thực
nghiệm trên chuột. Vì vậy, chúng tôi đ
lựa chọn mảnh mô sàn não giữa phôi chuột
cống khoảng 12,5 - 13,5 ngày tuổi. Tại vị
trí này đ chứng minh là nơi tập trung các
tế bào đầu dòng tiết dopamin [1]. Tuy nhiên,
số lượng tế bào này ở các phôi 12,5 13,5 ngày không nhiều, cần phải nuôi cấy
tăng sinh đủ lượng tế bào phục vụ điều trị.
Mẫu mô sàn não giữa sau khi phân tách
bằng enzym sẽ tiến hành nuôi cấy trên
phiến nuôi cấy hoặc trong chai flask. Việc
bổ sung bFGF vào môi trường nuôi cấy
được Bouvier và CS (1995) chứng minh
giúp tăng sinh số lượng tế bào gốc mô

thần kinh và làm chậm quá trình biệt hóa
thành nơ ron tiết dopamin, sự trì hoãn
này có thể lên tới 8 ngày trên thực
nghiệm [4]. Trong nghiên cứu của chúng
tôi, các tế bào bám vào bề mặt nuôi cấy
sớm, khoảng 2 ngày, tăng sinh nhanh và
sau khoảng 6 ngày nuôi cấy đ biệt hóa
thành các nơ ron và tế bào thần kinh đệm
tạo ra mô thần kinh. Các loại tế bào theo
thời gian nuôi cấy dần thể hiện r đặc
điểm cấu trúc hình thái: các nơ ron với
nhánh dài và liên kết chặt chẽ với nhau,

tập trung thành từng đám, tế bào hình sao
và tế bào ít nhánh đứng rải rác. Sự xuất
hiện các tế bào sao hay tế bào ít nhánh
của mô thần kinh đệm góp phần thúc đẩy
quá trình biệt hóa nơ ron thành nơ ron tiết
dopamin do chúng sản xuất một số chất
trung gian hóa học như: IGF-I; GDNF…
[4, 5].
194


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Bằng phương pháp nhuộm hóa mô
miễn dịch với hai loại marker vimentine và
TH, chúng tôi ghi nhận đa số các tế bào
sau nuôi cấy đều thể hiện dương tính với
marker vimentin. Rất nhiều nơ ron trong
số đó dương tính với marker TH - thể
hiện tế bào có nguồn gốc mô thần kinh và
có khả năng tiết dopamin [5]. Sử dụng tế
bào gốc sàn não giữa sau nuôi cấy tăng
sinh để tiêm cho chuột đ được gây bệnh
Parkinson trên thực nghiệm.
2. Bảo quản lạnh TBGNBTKNG phôi
chuột.
Việc ứng dụng tế bào gốc thần kinh
trong điều trị đ được nghiên cứu từ rất
sớm và kèm nhiều nghiên cứu vể bảo
quản lạnh tế bào gốc thần kinh được đưa
ra với hy vọng sẽ mang lại nguồn cung

cấp tế bào gốc dồi dào và ổn định phục
vụ điều trị [6]. Sử dụng DMSO (dimethyl
sulfoxide), là một loại chất bảo quản lạnh
trong tế bào trong môi trường bảo quản
đ được nhiều nghiên cứu chứng minh có
hiệu quả tốt đối với quá trình bảo quản tế
bào gốc thần kinh: tỷ lệ tế bào sống cao
sau r đông, quy trình thao tác đơn giản
và không ảnh hưởng tới tính “gốc” của tế
bào [7, 8]. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi sử dụng môi trường bảo quản 10%
DMSO. Tỷ lệ sống của tế bào sau r đông
64,9%, khá tương đồng với các tác giả khác
như Milosevic (2005) và Hancock (2000)
(khoảng 50 - 70%). Tuy nhiên, trong 3 nhóm
quần thể tế bào ở các giai đoạn khác
nhau được bảo quản lạnh, nhóm A và
nhóm B có tỷ lệ sống cao hơn so với
nhóm C. Daniel Rodiguez và CS (2017)
đ công bố tỷ lệ sống sau r đông ở nhóm
194

nơ ron được nuôi cấy từ tế bào gốc não
phôi chuột từ 29 - 34%, thấp hơn rất
nhiều so với nhóm tế bào gốc sau phân
lập (60 - 70%) [9]. Lý giải sự khác biệt
này, đa số các nhà khoa học đều cho
rằng tế bào đ biệt hóa có sức chịu đựng
kém hơn trong quá trình hạ nhiệt độ so
với tế bào chưa biệt hóa. Vì vậy, màng tế

bào dễ bị tổn thương, dẫn đến ly giải
tế bào trong quá trình r đông [9]. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục nuôi
cấy tế bào sau r đông, cho tỷ lệ mọc
mẫu khoảng 80%. Ở nhóm C, tỷ lệ mọc
các mẫu chỉ 10%, đặc biệt không quan
sát thấy tế bào tăng sinh ở nhóm có tỷ lệ
sống ≤ 10%. Trong các mẫu nuôi cấy,
chúng tôi quan sát thấy rất nhiều nơ ron
và tế bào hình sao cũng như tế bào ít
nhánh. Điều này cho thấy việc bảo quản
lạnh tế bào gốc não giữa phôi chuột không
ảnh hưởng tới khả năng biệt hóa của
tế bào.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa
ra một số kết luận:
- Đ nuôi cấy tăng sinh thành công tế
bào gốc não giữa phôi chuột cống trắng
để tạo nơ ron tiết dopamin.
- Đ bảo quản lạnh thành công tế bào
gốc não giữa phôi chuột cống trắng nuôi
cấy phục vụ điều trị bệnh Parkinson thực
nghiệm.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn
tới Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ
Quốc Gia, Bộ Khoa học và Công nghệ đ
tài trợ cho nghiên cứu này.



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO

to recovery in Parkinsonian rats. Nature
Neuroscience. 1998, 1 (4), pp.290-295.

1. Nguyễn Thanh Hoa, Nguyễn Thị Bình,
Nguyễn Mạnh Hà. Sự biệt hóa của tế bào tiền
thân tiết dopamin não giữa phôi chuột cống
trắng. Tạp chí Y học Việt Nam. 2015, 437,
tr.91-95.

6. Barker S.D. Cell-based therapies for
Parkinson's disease. Expert Rev Neurother.
2011, 11 (6), pp.831-844.

2. Hunt C.J. Cryopreservation of human stem
cells for clinical application: A review. Transfus
Med Hemother. 2011, 38 (2), pp.107-123.
3. Han F et al. Development of stem cellbased therapy for Parkinson's disease. Transl
Neurodegener. 2015, 4, p.16.
4. Bouvier M, Mythilineon C. Basic fibroblast
growth factor increases divison and delays
differentiation of dopamine precursors in vitro.
1995.
5. Studer L, Tabar V, Mckay G. Transplantation
of expanded mesencephalic precusors leads

7. Milosevic J. Cryopreservation does not

affect proliferation and multipotency of murine
neural precusor cells. Stem Cell. 2005, 23,
pp.681-688.
8. Hancock C.R. Neuronal differentiation of
cryopreservation neural progenitor cells dirived
from mouse embryonic stem cell. Biochemical
and Biophysical research Communications.
2000, 271, pp.418-421.
9. Rodriguez-Martinez D, Martinez-Losa M,
Alvarez-Dolado M. Cryopreservation of
GABAergic neuronal precursors for cellbased therapy. PLoS One. 2017, 12 (1),
p. e0170776.

TẠO ỐNG GHÉP MẠCH MÁU BẰNG PHƢƠNG PHÁP KHỬ TẾ BÀO
ĐỘNG MẠCH LỢN KẾT HỢP VỚI TẾ BÀO GỐC TỪ MÔ MỠ
Tô Minh Quân*; Trịnh Ngọc Lê Vân*; Lê Thị Vĩ Tuyết*
195



×