Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tỉ lệ sạch sỏi của phương pháp điều trị sỏi sót đường mật trong gan qua đường hầm ống kehr

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.38 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 

Nghiên cứu Y học

TỈ LỆ SẠCH SỎI CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SỎI SÓT  
ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN QUA ĐƯỜNG HẦM ỐNG KEHR 
Trần Hoàng Ân*, Tạ Văn Trầm*, Phạm Hữu Thiện Chí ** 

TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Sỏi đường mật là bệnh phổ biến và việc điều trị hiện nay vẫn còn phức tạp, tỉ lệ sót sỏi còn cao. 
Lấy sỏi bằng rọ kết hợp tán sỏi điện thủy lực (TSĐTL) qua đường hầm ống Kehr có nhiều ưu thế cho những 
trường hợp (TH) sót sỏi trong gan cũng như sỏi sót ngoài gan. 
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ sạch sỏi của phương pháp điều trị sỏi sót đường mật trong gan qua đường hầm ống 
Kehr. 
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả hàng loạt trường hợp. 
Kết quả: Lấy sỏi sót đường mật trong gan bằng rọ qua đường hầm ống Kehr kết hợp với TSĐTL tỉ lệ thành 
công cao: tỉ lệ sạch sỏi là 78,3%, trung bình số lần lấy sỏi là 2 dao động từ 1 đến 7 lần, thời gian tán sỏi trung 
bình là 30 phút. Lấy sỏi sót đường mật bằng rọ qua đường hầm ống Kehr kết hợp TSĐTL dưới hướng dẫn của 
nội soi là thủ thuật nhẹ nhàng, tỉ lệ tai biến thấp 8,7%, không cần xử trí đặc hiệu. Những rối loạn lâm sàng sau 
thủ thuật chủ yếu là buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, sốt lạnh run. 
Kết  luận:  Lấy sỏi sót đường mật trong gan bằng rọ qua đường hầm ống Kehr kết hợp với TSĐTL tỉ  lệ 
thành công cao. 
Từ khóa: Sỏi đường mật, sỏi sót đường mật. 

ABSTRACT 
THE STONE CLEARANCE RATIO OF TREATING EXCESS INTRAHEPATIC BILIARY STONE 
THROUGH THE KEHR’S TUBE TUNNEL 
 Tran Hoang An, Ta Van Tram, Pham Huu Thien Chí 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 60 ‐ 66 
Background: Cholelithiasis is a common disease and the treatment of this disease today is still complicated. 
The  ratio  of  excess  biliary  stone  is  still  high.  Removing  the  stones  by  Dormia  basket  combined  with 


electrohydraulic  lithotripsy  through  the  Kehr’s  tube  tunnel  has  many  advantages  for  patients  with  excess 
intrahepatic as well as extrahepatic biliary stone. 
Objective:  The  purpose  of  this  study  is  an  effort  to  specify  the  stone  clearance  ratio  of  treating  excess 
intrahepatic biliary stone through the Kehr’s tube tunnel. 
Materials and methods: The case series descriptive study.  
Results: The removal of excess intrahepatic biliary stone by Dormia basket combined with electrohydraulic 
lithotripsy through the Kehr’s tube tunnel was highly successful. The stone clearance ratio is 78,3%, the average 
times of stone removal is 2, fluctuates from 1 to 7 times, the average time of lithotripsy is 30 minutes. Removing 
excess biliary stone by Dormia baskets combined with electro hydraulic lithotripsy through the Kehr’s tube tunnel 
under endoscopic guide is an easy skill. The complication ratio is low and there’s no need for specific treatment. 
The clinical disorders after the intervention are not serious, mainly nausea or vomiting, stomachache and chill 
fever. 
*

 Bệnh viện Đa Khoa Tiền Giang  ** Bệnh viện Chợ Rẫy 
Tác giả liên lạc: Ths.Bs Trần Hoàng Ân  
ĐT: 0913662378

Email: 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 

59


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013

Conclusions:  The  removal  of  excess  intrahepatic  biliary  stone  by  Dormia  basket  combined  with 

electrohydraulic lithotripsy through the Kehr’s tube tunnel is a high success. 
Keywords: cholelithiasis, Dormia baskets, electrohydraulic lithotripsy. 
hầm  ống  Kehr  kết  hợp  TSĐTL  tương  đối  nhẹ 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
nhàng,  ít  tai  biến  và  biến  chứng,  cho  kết  quả 
Sỏi đường mật là bệnh phổ biến, gặp nhiều ở 
sạch sỏi cao từ 76,7% đến 85,5%(11,18,19). 
các  nước  đang  phát  triển  cũng  như  các  nước 
Mục tiêu 
phát  triển.  Tỉ  lệ  mắc  bệnh  trong  dân  số  khác 
Xác định tỉ lệ sạch sỏi của phương pháp điều 
nhau  giữa  các  vùng  và  các  quốc  gia:  ở  Mỹ  là 
trị sỏi sót đường mật trong gan qua đường hầm 
10%, các nước Châu Phi là 5%. Hiện tại chưa có 
ống Kehr. 
công  trình  nghiên  cứu  về  tỉ  lệ  mắc  bệnh  trong 
dân  số  tại  Việt  Nam.  Tuy  nhiên  theo  thống  kê 
của một số bệnh viện lớn cho thấy hàng năm số 
bệnh nhân (BN) nhập viện điều trị sỏi mật khá 
cao. Ở miền Nam, theo thống kê của Bệnh viện 
Chợ  Rẫy,  tỉ  lệ  nhập  viện  điều  trị  do  sỏi  đường 
mật đứng hàng thứ 9 trong các bệnh nhập viện 
và đứng hàng thứ  5 trong các bệnh mổ  ở  khoa 
Ngoại  Tổng  quát(4,13).  Tại  miền  Bắc,  theo  thống 
kê của Bệnh viện Việt Đức, sỏi đường mật đứng 
hàng  thứ  3  trong  các  trường  hợp  mổ  cấp  cứu 
bụng(16). Hàng năm mỗi bệnh viện có khoảng 50 
đến 500 TH sỏi đường mật nhập viện điều trị(14). 
Hiện nay, vấn đề điều trị sỏi đường mật vẫn 
còn phức tạp, tỉ lệ sót sỏi còn cao 8‐27% đối với 

sỏi  đường  mật  nói  chung,  46‐67%  đối  với  sỏi 
trong  gan(3,10,12,20,21).  Trước  khi  có  ống  soi  mềm, 
việc điều trị sỏi sót chủ yếu là mổ. Điều này gây 
khó khăn cho BN cũng như  phẫu thuật viên vì 
vùng dưới gan dính nhiều sau mổ, làm biến đổi 
cấu trúc giải phẫu. Ngày nay người ta áp dụng 
các phương pháp điều trị ít xâm lấn cho sỏi sót 
đường  mật  sau  phẫu  thuật.  Nội  soi  mật  tụy 
ngược dòng có ưu thế trong các TH lấy sỏi sót ở 
ống mật chủ, khi BN không còn hoặc không đặt 
ống  dẫn  lưu  Kehr  khi  mổ.  Lấy  sỏi  bằng  rọ  kết 
hợp TSĐTL qua đường hầm ống Kehr có nhiều 
ưu  thế  cho  những  TH  sót  sỏi  trong  gan  cũng 
như sỏi sót ngoài gan.  
Ở  Việt  Nam  có  nhiều  đề  tài  nghiên  cứu  về 
điều  trị  sỏi  sót  bằng  rọ  có  kết  hợp  TSĐTL  qua 
đường hầm ống Kehr tại các bệnh viện lớn: Chợ 
Rẫy,  Trưng  Vương,  Bình  Dân,  Đại  học  Y  Dược 
thành  phố  Hồ  Chí  Minh.  Các  nghiên  cứu  cho 
thấy  phương  pháp  nội  soi  lấy  sỏi  qua  đường 

60

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng 
Tất cả BN nhập viện được chẩn đoán sót sỏi 
trong gan, còn lưu ống Kehr và có chỉ định lấy 
sỏi  qua  đường  hầm  ống  Kehr  tại  khoa  Ngoại 
Gan‐Mật‐Tụy Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/11/2011 
đến 31/05/2012. 


Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Được  chẩn  đoán  sót  sỏi  trong  gan,  có  đặt 
ống dẫn lưu Kehr, ống dẫn lưu Kehr được đặt ít 
nhất 3 tuần để đường hầm đủ vững chắc, chức 
năng đông cầm máu không bị rối loạn, BN đồng 
ý làm thủ thuật. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Hẹp đường mật cần phải nong, đường mật 
bị gập góc nên ống soi không vào được đường 
mật ngay lần soi đầu tiên, ngưng thủ thuật do 
bệnh  lý  nội  khoa  đi  kèm,  BN  từ  chối  làm  thủ 
thuật. 

Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên  cứu  cắt  ngang  mô  tả  hàng  loạt 
trường hợp. 

Xử lý số liệu 
Số liệu được nhập và xử lý trên Excel 2010, 
phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. 

KẾT QUẢ 
69 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. 

Đặc điểm bệnh nhân 
Tuổi 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 
Tuổi của BN là biến liên tục và có phân phối 
chuẩn.  BN  trẻ  nhất  là  18  tuổi,  lớn  nhất  82  tuổi, 
tuổi  trung  bình  51,23  ±  15,91.  Tuổi  thường  gặp 
từ 30 – 69, chiếm tỉ lệ 76,8%. 

Giới tính 
Tỉ lệ nữ/nam là 1,56 gồm 42 nữ (60,9%) và 27 
nam (39,1%). Độ tuổi dưới 50 số BN nữ gấp 1,36 
lần nam (19:14). Độ tuổi từ 50 trở lên số BN nữ 
gấp 1,77 lần nam (23:13). Tỉ lệ nam nữ ở hai độ 
tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê (phép 
kiểm χ2, p = 0,772 > 0,05). 

Đặc điểm lâm sàng 
Bảng 1: Tình trạng lâm sàng lúc nhập viện 
Tình trạng nhập viện
Số BN
Theo hẹn
64
Có triệu chứng viêm đường mật
5
Bệnh kèm theo
Tăng huyết áp
6
Đái tháo đường
1
Tiền căn phẫu thuật
1 lần

50
2 lần
12
3 lần
3
4 lần
4

Tỉ lệ (%)
92,8
7,2
8,7
1,4
72,5
17,4
4,3
5,8

Xét nghiệm huyết học và hóa sinh  
Bảng 2: Bảng kết quả quả cận lâm sàng 
Xét nghiệm
3

Bạch cầu/mm

Bạch cầu đa nhân
trung tính
SGOT
SGPT


< 4000
4000 – 11000
> 11000
< 70%
≥ 70%
≤ 48
> 48
≤ 49
> 49

Số BN Tỉ lệ (%)
2
2,9
60
87
7
10,1
58
84,1
11
15,9
37
53,6
32
46,4
35
50,7
34
49,3


Đặc điểm thương tổn 
Vị trí sỏi 
Phân bố sỏi theo hạ phân thùy 
Chúng tôi ghi nhận tần suất hiện diện sỏi ở 
các  HPT  giảm  dần  theo  thứ  tự:  II,  VIII,  VI,  VII, 
III,  V.  Các  HPT  I  và  HPT  IV  trong  nghiên  cứu 
này  không  thấy  sự  hiện  diện  của  sỏi.  Tần  suất 
hiện diện sỏi của OGT nhiều hơn OGP. 
Bảng 3: Phân bố sỏi theo hạ phân thùy 

Nghiên cứu Y học

Hạ phân thùy
II
VIII
VI
VII
III
V
Tổng

Tần suất
36
35
28
23
22
20
164


Phân bố sỏi trong và ngoài gan 

Tỉ lệ
22,0
21,3
17,1
14,0
13,4
12,2
100

 

Bảng 4: Phân bố sỏi trong và ngoài gan 
Vị trí sỏi
Sỏi gan phải đơn thuần
Sỏi gan trái đơn thuần
Sỏi gan 2 bên
Sỏi gan phải + sỏi ngoài gan
Sỏi gan trái + sỏi ngoài gan
Sỏi gan 2 bên + sỏi ngoài gan
Tổng

Tần suất Tỉ lệ (%)
21
30,5
20
29,0
15
21,7

3
4,3
2
2,9
8
11,6
69
100

Số lượng sỏi 
Bảng 5: Phân bố số lượng sỏi theo nhóm 
Số lượng sỏi
< 10
10 – 19
20 – 29
30 – 40
> 40
Tổng

Số BN
33
12
6
13
5
69

Tỉ lệ (%)
47,8
17,4

8,7
18,8
7,3
100

Tình trạng dịch mật 
Bảng 6: Tình trạng dịnh mật 
Tình trạng dịch mật
Trong
Đục
Có mủ
Tổng

Số BN
59
7
3
69

Tỉ lệ (%)
85,5
10,1
4,4
100

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 
Số lần thủ thuật 
Bảng 7: Số lần thủ thuật 
Số lần Lấy sỏi bằng rọ
Tán sỏi

Chung
làm thủ
thuật Số TH Tỉ lệ (%) Số TH Tỉ lệ (%) Số TH Tỉ lệ (%)
1
9
23,1
16
53,3
25
36,2
2
7
17,9
6
20,0
13
18,8
3
8
20,5
7
23,3
15
21,7
4
5
12,8
0
0,0
5

7,3
5
4
10,3
1
3,4
5
7,3
6
2
5,1
0
0,0
2
2,9
7
4
10,3
0
0,0
4
5,8

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 

61


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013


Nghiên cứu Y học 

Số lần Lấy sỏi bằng rọ
Tán sỏi
Chung
làm thủ
thuật Số TH Tỉ lệ (%) Số TH Tỉ lệ (%) Số TH Tỉ lệ (%)
Tổng
39
100
30
100
69
100

theo ghi nhận của Đặng Tâm thì tỉ lệ nữ/nam là 
1,5(6). Riêng tác giả Lê Quan Anh Tuấn, số BN nữ 
lại ít hơn so với BN nam, tỉ lệ nữ/nam là 3/7(11). 

Thời gian làm thủ thuật 

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 
Đa  số  BN  nhập  viện  không  có  triệu  chứng 

Bảng 8: Thời gian làm thủ thuật 
Thời gian làm thủ thuật (phút)
< 20
20 – 39
40 – 59
60 – 79

80 – 99
100 – 120
> 120
Tổng

Số BN
19
20
12
10
5
2
1
69

Tỉ lệ (%)
27,5
29
17,4
14,5
7,2
2,9
1,4
100

viêm đường mật chiếm tỉ lệ 92,8%. Chỉ có 7,2% 
BN  nhập  viện  có  biểu  hiện  lâm  sàng  của  viêm 
đường  mật.  Biểu  hiện  thường  gặp  là  đau  hạ 
sườn  phải  và  sốt,  không  gặp  TH  nào  vàng  da 
vàng  mắt  kèm  theo.  Chứng  tỏ  đa  số  BN  phục 

hồi sau cuộc phẫu thuật do phần lớn sỏi gây tắc 
nghẽn  đã  được  lấy  đi.  Tỉ  lệ  BN  nhập  viện  còn 

Kết quả lấy sỏi 

triệu  chứng  ở  các  nghiên  cứu  trong  nước  cũng 

Bảng 9: Kết quả lấy sỏi 

cho kết quả tương tự. Tỉ lệ viêm đường mật của 

Kết quả
Sạch sỏi trên nội soi và X quang
Còn sỏi trên nội soi hoặc X quang
Tổng

Số BN Tỉ lệ (%)
54
78,3
15
21,7
69
100

Trịnh Tấn Lập cao hơn so với kết quả của chúng 
tôi.  Có  10%  BN  có  tình  trạng  viêm  đường  mật 
khi  nhập  viện(18).  Trong  khi  đó  ghi  nhận  trong 
nghiên cứu của Đặng Tâm thấp hơn chúng  tôi, 

Bảng 10: Lý do còn sỏi 

Lý do còn sỏi
Sỏi trong nhánh nhỏ,
ống soi không vào được
Tụt ống dẫn lưu
Không soi được vào đường mật
sau rút ống dẫn lưu

Số BN Tỉ lệ (%)

chỉ  có  3,7%  BN  nhập  viện  có  biểu  hiện  viêm 

8

11,6

đường  mật(6).  Sự  khác  nhau  này  có  lẽ  do  tiêu 

4

5,8

chuẩn  chẩn  đoán  viêm  đường  mật  khác  nhau 

3

4,3

giữa  các  tác  giả.  Những  BN  trong  nghiên  cứu 
của chúng tôi được chẩn đoán viêm đường mật 


BÀN LUẬN 

khi có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng sau: (1) đau 

Đặc điểm dân số nghiên cứu 

hạ sườn phải, (2) sốt, (3) vàng da, vàng mắt. 

Tuổi 
Trong  nhóm  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  BN 
sót  sỏi  đường  mật  có  thể  gặp  ở  người  trẻ  tuổi 
cũng như người cao tuổi. Tuổi trẻ nhất là 18 và 
cao tuổi nhất là 82. Tuổi trung bình 51,23 ± 15,91. 
Độ  tuổi  thường  gặp  là  30  đến  69,  chiếm  tỉ  lệ 
76,8%.  Tuổi  thường  gặp  trong  nghiên  cứu  của 
chúng tôi cũng tương tự tác giả Đặng Tâm, tuổi 
thường gặp từ 20 đến 79.  

Tiền căn phẫu thuật 
Số  BN  mổ  lần  đầu  trong  nghiên  cứu  của 
chúng  tôi  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất  (72,5%).  Số  còn 
lại được phẫu thuật từ lần 02 đến lần 04 chiếm 
tỉ lệ 27,5%, BN mổ lần 04 chiếm tỉ lệ 4,3%. BN 
mổ lần đầu của các tác giả khác cũng chiếm tỉ 
lệ cao hơn so với số BN mổ lần 2 trở đi(6,18). Số 
BN có bệnh lý tim mạch, tiểu đường kèm theo 
chiếm  tỉ  lệ  là  10,1%.  Nhưng  tất  cả  đều  được 
kiểm soát tốt, không có TH nào làm gián đoạn 
thủ  thuật  do  bệnh  lý  đi  kèm.  Kết  quả  xét 
nghiệm cũng cho thấy chỉ có 10,1% BN có bạch 

cầu tăng cao trên 11000/mm3 và 15,9% có bạch 
cầu đa nhân trung tính tăng trên 70%.  

Giới tính 
Số  BN  nữ  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi 
nhiều hơn BN nam. Tỉ lệ nữ/nam là 1,56. Những 
nghiên  cứu  về  sỏi  đường  mật  trong  nước  cũng 
ghi nhận tỉ lệ nữ cao hơn nam. Tác giả Đỗ Trọng 
Hải ghi nhận số BN nữ gấp 2 lần số BN nam(4), 

62

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 
Vị trí và số lượng sỏi 
Phân bố sỏi trong gan 
Đặc điểm của sỏi mật ở Việt Nam có chiếm 
tỉ lệ rất cao. Từ 31,2% trong nghiên cứu của Lê 
Văn Cường(9) cho đến 55,3% trong nghiên cứu 
của Đỗ Kim Sơn(5), do đó kéo theo tỉ lệ sót sỏi 
trong  gan  cũng  cao.  Tỉ  lệ  sót  sỏi  trong  gan  từ 
45,7%  đến  67,4%(4,15,21).  Trong  nghiên  cứu  của 
chúng  tôi,  tần  suất  hiện  diện  sỏi  ở  các  HPT 
được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp dần 
là:  II,  VIII,  VI,  VII  và  III.  Kết  quả  nghiên  cứu 
của  chúng  tôi  có  sự  khác  biệt  so  với  kết  quả 
của  Đặng  Tâm  năm  2004,  tần  suất  sỏi  giảm 
dần lần lượt từ HPT II, VI, III, VII và VIII(6). 

Phân bố sỏi trong và ngoài gan 
Tần suất hiện diện sỏi ở gan phải là 34,8%, ở 
gan trái là 31,9%, cả hai bên gan phải và gan trái 
là 33,3%. Tỉ lệ hiện diện sỏi ngoài gan tương đối 
thấp  chỉ  18,8%.  Nhìn  chung  tần  suất  hiện  diện 
sỏi ở gan phải và gan trái ngang nhau, có lẽ do 
phẫu thuật đã lấy đi phần lớn các sỏi. Trước đây 
việc  điều  trị  chủ  yếu  bằng  phẫu  thuật  mở  ống 
mật chủ lấy sỏi, khó có thể lấy hết sỏi trong gan. 
Ngày nay, mặc dù phương tiện chẩn đoán hình 
ảnh rất phát triển, việc xác định sỏi trong gan dễ 
dàng  hơn  nhưng  tỉ  lệ  sót  sỏi  vẫn  cao  nếu  như 
không có phương tiện soi đường mật trong mổ. 
Tỉ  lệ  sót  sỏi  trong  gan  là  46  ‐  67%(4,15,21),  cũng 
chính  sỏi  trong  gan  là  nguyên  nhân  khiến  BN 
phải chịu nhiều lần phẫu thuật. Việc phẫu thuật 
lại  gặp  nhiều  khó  khăn  do  biến  đổi  giải  phẫu 
vùng  dưới  gan.  Mức  độ  khó  khăn  và  tai  biến 
cũng  tăng  lên  theo  số  lần  đã  phẫu  thuật  trước 
đó. Nguy cơ sót sỏi của mổ lại thường cao hơn 
mổ  lần  đầu,  tỉ  lệ  sạch  sỏi  ở  các  TH  mổ  lại  là 
39,5%(2).  Đối  với  những  sỏi  nằm  sâu  trong  các 
HPT thì việc phẫu thuật đơn thuần cũng khó lấy 
hết sỏi. Nhờ có phương pháp nội soi lấy sỏi qua 
đường  hầm  ống  Kehr  kết  hợp  TSĐTL  giúp  BN 
không  phải  trải  qua  thêm  một  lần  phẫu  thuật 
nữa.Số  lượng  sỏi:  Đặc  điểm  của  sỏi  mật  Việt 
Nam  rất  phức  tạp,  tỉ  lệ  sỏi  trong  gan  cao,  số 
lượng sỏi rất nhiều. Sỏi có  thể  gặp  ở  bất  kỳ  PT 
hay HPT nào của gan. Có những viên sỏi có kích 


Nghiên cứu Y học

thước  rất  to,  khó  có  thể  lấy  bằng  rọ  đơn  thuần 
mà phải kết hợp với TSĐTL. Trong nghiên cứu 
này, chúng tôi chỉ ghi nhận số lượng sỏi, không 
ghi nhận kích thước viên sỏi vì chúng tôi không 
có  thước  đo  sỏi  qua  nội  soi.  Thông  thường 
những  viên  sỏi  lớn  cần  phải  kết  hợp  thêm 
TSĐTL để làm vỡ sỏi. Sỏi cũng dễ bị vỡ khi kéo 
bằng rọ  nên cách đo  sỏi  khi  đã  kéo  ra  ngoài  sẽ 
không  chính  xác.  Trong  nghiên  cứu  của  chúng 
tôi, số lượng sỏi có phân bố rất rộng từ 1‐92 viên 
với  nhiều  kích  thước  khác  nhau.  Trung  vị  số 
lượng viên sỏi là 12. BN có số lượng sỏi ít hơn 10 
viên  chiếm  47,8%.  Hơn  50%  BN  còn  lại  có  số 
lượng  sỏi  sót  từ  nhiều  cho  đến  rất  nhiều.  Điều 
này  cho  thấy  hạn  chế  của  phẫu  thuật  mở  ống 
mật  chủ  khó  có  thể  lấy  hết  các  sỏi  nằm  trong 
gan, đặc biệt các sỏi nằm trong HPT. Tình trạng 
dịch  mật:  Có  85,5%  TH  khi  soi  thấy  tình  trạng 
dịch  mật  vàng  trong.  Điều  này  có  thể  do  phẫu 
thuật đã lấy đi các viên sỏi gây tắc nghẽn đường 
mật.  Hơn  10%  còn  lại  có  dịch  mật  bất  thường 
như: dịch mật đục có nhiều cặn sỏi và giả mạc, 
có 4% TH dịch mật có mủ. Tổng số TH có dịch 
mật bất thường này gần tương ứng với số TH có 
bạch  cầu  đa  nhân  trung  tính  tăng  cao  (15,9%). 
Những  TH  có  dịch  mật  bất  thường,  chúng  tôi 
thấy  đường  mật  dễ  chảy  máu  khi  lấy  sỏi,  đặc 

biệt  khi  lấy  sỏi  to  hoặc  có  kèm  TSĐTL.  Khi 
chúng tôi lấy được các viên sỏi to ở phía hạ lưu 
thì  những  lần  soi  tiếp  theo  đường  mật  trở  nên 
sạch hơn, dịch mật trong hơn và thành ống mật 
bớt  sung  huyết  hơn.  Khi  chúng  tôi  tiến  hành 
TSĐTL  để  làm  vỡ  những  viên  sỏi  to  ở  phía  hạ 
lưu  nhưng  không  thể  lấy  được  do  chảy  máu 
phải bơm rửa và ngưng thủ thuật thì những lần 
soi  sau  đường  mật  cũng  sạch  tương  tự.  Chứng 
tỏ  đường  mật  thông  thương  sẽ  cải  thiện  được 
tình trạng viêm đường mật, và dịch mật sẽ trong 
hơn.  

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 
Tỉ lệ sạch sỏi 
Báo  cáo  của  các  tác  giả  Âu  Mỹ  về  kết  quả 
điều trị  sỏi  sót  đường  mật  sau  mổ  của  phương 
pháp lấy sỏi qua đường hầm ống Kehr cho tỉ lệ 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 

63


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013

thành  công  rất  cao  từ  92%  đến  96,5%(1,7,17).  Tuy 
nhiên các báo cáo trong nước cho thấy tỉ lệ thành 

công  của  phương  pháp  này  thấp  hơn  nhiều  so 
với các tác giả nước ngoài. Trong nghiên cứu của 
Đặng Tâm, trong 183 TH tán sỏi qua đường hầm 
ống  Kehr  với  tỉ  lệ  sạch  sỏi  81,4%(6),  nghiên  cứu 
của Lê Quan Anh Tuấn cho tỉ lệ sạch sỏi 73%(11) 
và  kết  quả  sạch  sỏi  của  Huỳnh  Dương  Hữu 
Hạnh là 82,1%(8). Có sự khác nhau về tỉ lệ thành 
công giữa các báo cáo trong nước với các báo cáo 
nước ngoài là do sự khác nhau về đặc điểm sỏi 
mật.  Kết  quả  sạch  sỏi  cao  trong  những  nghiên 
cứu có tỉ lệ sỏi trong gan thấp và ngược lại cho 
kết quả thấp trong những nghiên cứu có tỉ lệ sỏi 
trong gan cao. Đối với các tác giả Âu Mỹ tỉ lệ sỏi 
trong gan thấp nhiều hơn so với các báo cáo của 
tác  giả  trong  nước.  Tỉ  lệ  sỏi  trong  gan  của 
Hieken  là  15,9%(7),  Birkett  là  17,5%(1).  Trong  khi 
đó  tỉ  lệ  sỏi  trong  gan  thuộc  nhóm  tán  sỏi  qua 
đường  hầm  ống  Kehr  của  Đặng  Tâm  là  94%(6), 
Lê  Quan  Anh  Tuấn  là  82,7%(11),  Huỳnh  Dương 
Hữu  Hạnh  là  75%(8).  Trong  nhóm  nghiên  cứu 
của  chúng  tôi,  đối  tượng  là  những  BN  sót  sỏi 
trong gan cho tỉ lệ sạch là 78,3%. Kết quả này cao 
hơn  so  với  kết  quả  của  Trịnh  Tấn  Lập  (2008)(18) 
và của Lê Quan Anh Tuấn (2003)(11) có lẽ do một 
trong những yếu tố đã được xác định là nguyên 
nhân  thất  bại  của  phương  pháp  này  là  hẹp 
đường mật đã bị loại bỏ trong khâu chọn bệnh 
của chúng tôi. Tỉ lệ sạch sỏi ở nhóm sỏi gan phải, 
gan trái và gan hai bên lần lượt là 79,2%, 81,8%, 
73,9%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống 

kê  (χ2  =  0,431,  p  =  0,806  >  0,05).  Điều  này  cũng 
được  ghi  nhận  trong  kết  quả  nghiên  cứu  của 
Trịnh Tấn Lập(18). Những BN có tổng số HPT có 
sỏi càng ít thì tỉ lệ sạch sỏi càng cao, ngược lại số 
HPT có sỏi càng nhiều thì tỉ lệ sạch sỏi càng ít. 
Trong 05 BN không có sỏi trong các HPT (chỉ có 
sỏi ở ống gan, ống phân thùy) có tỉ lệ sạch sỏi là 
100%. Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa 
thống kê (χ2 = 9,149, p = 0,06 > 0,05).  
Số  lần  làm  thủ  thuật:  Tất  cả  có  181  lần  thủ 
thuật được thực hiện trên 69 BN, trung vị số lần 
thủ  thuật  là  2,  dao  động  từ  1  ‐7  lần.  Ghi  nhận 
trong  nghiên  cứu  của  Lê  Quan  Anh  Tuấn  có 

64

trung vị số lần thủ thuật là 2 lần, ít nhất là 1 lần, 
nhiều nhất là 9 lần(11). Trong đó thực hiện 119 lần 
trên 30 BN có kết hợp TSĐTL, trung vị số lần thủ 
thuật là 3 dao động từ 1 đến 5 lần. Có 62 lần thủ 
thuật được thực hiện trên 39 BN lấy sỏi bằng rọ 
đơn thuần, trung vị số lần lấy sỏi là 1 dao động 
từ  1 đến 7 lần. Kết quả  phân  tích  thống  kê  cho 
thấy có sự khác biệt về trung vị số lần thủ thuật 
ở nhóm BN lấy sỏi đơn thuần với nhóm có kết 
hợp tán sỏi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê 
(kiểm định Mann – Whitney, Z = ‐5,809, n = 69, p 
< 0,001). Trung vị số lần thủ thuật ở nhóm BN có 
kết  hợp  TSĐTL  cao  hơn  2  lần  so  với  nhóm  BN 
lấy sỏi bằng rọ đơn thuần.  


Thời gian làm thủ thuật 
Thời gian làm thủ thuật là tổng thời gian của 
các lần làm thủ thuật. Thời gian làm thủ thuật có 
trung vị là 30 phút, ít nhất là 10 phút, dài nhất là 
134 phút. Ở nhóm BN có thời gian làm thủ thuật 
dưới  60  phút,  chiếm  tỉ  lệ  73,9%.  Thời  gian  làm 
thủ thuật của chúng tôi  thấp  hơn  so  sới  tác  giả 
Lê  Quan  Anh  Tuấn,  trung  vị  là  là  44  phút,  ít 
nhất là 10 phút, dài nhất là 160 phút. 

KẾT LUẬN 
Lấy  sỏi  sót  đường  mật  trong  gan  bằng  rọ 
qua  đường  hầm  ống  Kehr  kết  hợp  với  TSĐTL 
cho kết cho tỉ lệ thành công cao: tỉ lệ sạch sỏi là 
78,3%, trung bình số lần lấy sỏi là 2 dao động từ 
1  đến  7  lần,  thời  gian  tán  sỏi  trung  bình  là  30 
phút. 
Lấy  sỏi  sót  đường  mật  bằng  rọ  qua  đường 
hầm ống Kehr kết hợp TSĐTL dưới hướng dẫn 
của nội soi là thủ thuật nhẹ nhàng, tỉ lệ tai biến 
thấp 8,7%, không cần xử trí đặc hiệu. Những rối 
loạn lâm sàng sau thủ thuật chủ yếu là buồn nôn 
hoặc nôn, đau bụng, sốt lạnh run. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.


Birkett  DH  (1994),  “T‐tube  tract  choledoscopy  and  stone 
extraction”,  Surgical  disease  of  the  biliary  tract  and  pancrease‐
Multidisciplinary management, Mosby, pp. 197‐205. 
Dương Văn Hải, Văn Tần (2006), “Chỉ định và kết quả phẫu 
thuật điều trị sỏi trong gan”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 10 
(1), tr. 360 – 367. 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 
3.

4.

5.

6.

7.
8.

9.

10.

11.

12.


Đỗ Trọng Hải (1991), “Phẫu thuật điều trị sỏi mật tái phát và 
sỏi mật sót tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Áp xe gan và sỏi đường mật, 
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 231‐239. 
Đỗ  Trọng  Hải  (1995),  “Đặc điểm bệnh lý và phương pháp phẫu 
thuật sỏi sót và sỏi tái phát ở đường mật”,  Luận  án  Phó  tiến  sĩ 
Khoa học Y Dược, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 
Đỗ Kim Sơn, Nguyễn Thuyên, Trần Gia Khánh và cs (2000), 
“Nghiên cứu điều trị phẫu thuật bệnh lý sỏi mật tại bệnh viện 
Việt Đức (5773 TH phẫu thuật từ 1976 đến 1998)”, Ngoại Khoa, 
40(2), tr. 18–23. 
Đặng Tâm (2004), “Xác định vai trò của phương pháp tán sỏi mật 
qua da bằng điện thủy lực”,  Luận  án  tiến  sĩ  Y  học,  Đại  Học  Y 
Dược thành phố Hồ Chí Minh. 
Hieken  TJ,  Birkett  DH  (1992),  “Postoperative  T‐tube  tract 
choledocho‐scopy”, Am J Surg, 163(1), pp. 28‐30.  
Huỳnh  Dương  Hữu  Hạnh  (2007),  “Kết quả điều trị sỏi đường 
mật bằng TSĐTL qua đường hầm ống Kehr”, Luận văn thạc sĩ y 
học, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 
Lê Văn Cường (1994), “Góp phần nghiên cứu bệnh sỏi mật và 
thành  phần  hóa  học  của  sỏi  mật”,  Tạp chí Y học,  Đại  Học  Y 
Dược TP.HCM, chuyên san của tập 2, tr. 231‐236. 
Lê  Văn  Đương,  Nguyễn  Thanh  Nguyện,  Đặng  Tâm  và  cs 
(1998), “Bước đầu áp dụng tán sỏi đường mật trong gan bằng 
điện thủy lực tại bệnh viện Trưng Vương thành phố Hồ Chí 
Minh”, Hội nghị khoa học những bệnh đường tiêu hóa, Hội 
Khoa học Tiêu hóa và Hội Phẫu thuật Tiêu hóa thành phố Hồ 
Chí Minh, tr. 124‐127. 
Lê Quan Anh Tuấn (2009), “Lấy sỏi mật qua đường hầm ống 
Kehr bằng ống soi mềm”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13(3), 
tr. 170‐176. 

Nguyễn Cao Cương, Văn Tần, Lê Văn Cường  (1996),  “Điều 
trị sỏi ống mật chính tại bệnh viện Bình Dân 1992‐1994”, Sinh 
hoạt KHKT bệnh viện Bình Dân 1995‐1996, tr. 26‐31. 
 

13.
14.
15.

16.

17.

18.

19.

20.

21.

Nghiên cứu Y học

Nguyễn Thế Hiệp (1991), “Một số vấn đề sỏi mật”, Luận án Phó 
Tiến Sĩ, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 
Nguyễn Đình Hối (2000), “Bệnh sỏi đường mật ở Việt Nam, 
những vấn đề đang đặt ra”, Ngoại Khoa, 40(2), tr. 1‐14. 
Nguyễn  Quang  Hùng,  Lê  Trung  Hải,  Bùi  Tuấn  Anh  (1995), 
“Đánh giá kết quả phẫu thuật sỏi đường mật trên 204 bệnh 
nhân tại khoa Ngoại Quân Y Viện 103”, Ngoại khoa, 9, tr. 334 – 

338. 
Nguyễn Dương Quang (1986), “Giun đũa và sỏi đường mật ở 
người  lớn”,  Bệnh lý ngoại khoa gan mật.  Nhà  xuất  bản  Y  học, 
Hà Nội, tr. 64‐90. 
Ponchon  T,  Valette  PJ,  Chavaillon  A  (1987),  “Percutaneous 
transhepatic  electrohydraulic  lithtripsy  under  endoscopic 
control”, Gastrointest Endosc, 33(4), pp. 307‐309.  
Trịnh Tấn Lập (2008), “Đánh giá kết quả của phương pháp lấy sỏi 
sót  đường  mật  qua  đường  hầm  ống  Kehr”,  Luận  văn  thạc  sĩ  y 
học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 
Ung Văn Việt (2008), “So sánh giá trị chẩn đoán sỏi sót của siêu 
âm, X quang và nội soi dường mật qua đường hầm Kehr”,  Luận 
văn thạc sĩ Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 
Vương  Hùng,  Nguyễn  Ngọc  Bích  (1992),  “Tình  hình  phẫu 
thuật sỏi mật ở Bệnh viện Bạch Mai (1980‐1991)”, Y học thực 
hành, 297(5), tr. 26‐28. 
Văn  Tần  (2002),  “Cắt  gan,  xẻ  gan  hay  phối  hợp  để  lấy  sỏi 
trong gan: đặc điểm, chỉ định và kết quả”, Y học thành phố Hồ 
Chí Minh, 6(2), tr. 225–237. 

 
Ngày nhận bài   

 

 

 20/08/2013. 

Ngày phản biện  nhận xét bài báo 


 29/08/2013. 

Ngày bài báo được đăng: 

10/10/2013 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 

 

65



×