Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Cảm nhận sau khi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 11 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÀI THU HOẠCH
MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: CẢM NHẬN VỀ CHUYẾN ĐI BẢO TÀNG HỒ CHÍ
MINH

Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Tấn Hưng

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Ngọc Anh Thư

Lớp:

18DKQCN

MSSV:

1821003425

Nói đến Bảo tàng Hồ Chí Minh, bất cứ ai cũng biết rằng nơi đây trưng bày những những tư liệu, hiện vật và
những bức ảnh phác họa cuộc đời, sự nghiệp của vị lãnh tụ đáng kính của đất nước Việt Nam – Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Tuần qua, tôi được may mắn đến tham quan nơi đây để học tập và viết bài thu hoạch theo kế hoạch giảng
dạy của bộ môn “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Qua những gì đã được tận mắt chứng kiến, cuộc viếng thăm đã đưa
tôi đến với thực tế sinh động mà trước đây chỉ từng biết qua sách vở, đọng lại trong tôi rất nhiều cảm xúc và suy
nghĩ.



BÀI CẢM NHẬN________________________________________________________________
______________________________________________________NGUYỄN NGỌC ANH THƯ

Bảo tàng Hồ Chí Minh còn được biết đến một tên
gọi khác là Bến Nhà Rồng, tọa lạc tại số 1, Nguyễn
Tất Thành, phường 12, quận 4; là chi nhánh nằm
trong hệ thống các bảo tàng di tích lưu niệm về
cuộc đời sự nghiệp của Bác. Đây là một trong
những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây
dựng sau khi chiếm được Sài Gòn với lối kiến trúc
phương Tây. Ban đầu trên nóc nhà gắn hai con
rồng châu đầu vào mặt trǎng theo mô típ “lưỡng
long chầu nguyệt”, một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Năm 1955, sau khi
thực dân Pháp thất bại, chính quyền miền Nam Việt Nam đã sửa lại mái ngói ngôi nhà, thay
thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài.
Tôi cũng đã từng thấy qua một vài bức ảnh của Bác trong vài tư liệu trên mạng. Nhưng khi
bước vào bên trong bảo tàng, ấn tượng đầu tiên của tôi là một căn phòng tràn ngập những
tấm ảnh xưa, rất chân thật ở nhiều góc độ khác nhau. Tôi còn được giới thiệu về tiểu sử, hoạt
động của Người, một cuộc đời thăng trầm, biến động. Người đã dành cả cuộc đời, dường như
không bỏ phí ngày nào, để đấu tranh cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam. Không những vậy,
Bác còn có một lối sống bình dị, không phô trương, màu mè. Tôi không thể kìm nén được
nỗi xúc động khi nghe giới thiệu về bộ tư trang của Bác. Trước mắt tôi là một chiếc áo kaky
đã bạc màu, cây gậy tre đơn xơ mộc mạc, chiếc mũ cối cũ kỹ phai màu và đôi dép cao su
mòn đế – đó là hành trang đã đi theo Bác qua những năm tháng. Giản dị biết bao!

Những tư trang luôn đồng hành cùng Bác trên mọi nẻo đường.

Ở phòng đầu tiên tôi vào là chủ đề thời thơ ấu, thanh niên và bước đầu hoạt động cách mạng
của Người (1890 – 1920) với 110 hình ảnh, tài liệu, hiện vật. Tôi được giới thiệu về xuất thân

của Bác, về xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đó chính là nơi Bác được sinh ra
và lớn lên, là nơi mà từ nhỏ Người cùng cha của Người – cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đàm
đạo việc nước, tiếp cận những khuynh hướng cách mạng khác nhau. Đây cũng là nơi Người

2


BÀI CẢM NHẬN________________________________________________________________
______________________________________________________NGUYỄN NGỌC ANH THƯ

xác định đặt sự nghiệp Cách mạng lên làm nghĩa vụ và nuôi ý định ra đi tìm đường cứu nước
của mình.

Ngôi nhà quê nội, nơi chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu từng sống ở làng Sen, xã Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Tiếp đó là hình ảnh con tàu Amiral Latouche Tréville. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, ngày 5
tháng 6 năm 1911, cũng chính tại Bến Nhà Rồng đây, người thanh niên Nguyễn Văn Ba (tên
của Bác lúc bấy giờ) đã bước lên con tàu này để sang châu Âu tìm đường cứu nước, mang
trong mình một tâm tư trĩu nặng, một hoài bão lớn lao: “Ước mơ lớn nhất của cả cuộc đời tôi
là làm sao cho đất nước được độc lập, dân tộc được tự do và mọi người được ấm lo hạnh
phúc…”.

Mô hình tàu Amiral Latouche Tréville, nơi Bác từng làm phụ bếp khi rời khỏi Tổ quốc tìm đường
cứu nước.

Bác đã bôn ba nhiều nơi, từ Châu Á sang Châu Âu, qua Châu Phi rồi đến Châu Mỹ. Đi đến
đâu, Người cũng để ý xem xét tình hình và suy nghĩ những điều mắt thấy, tai nghe, học hỏi
tinh hoa, tiến bộ của nước ngoài nhằm đưa đất nước thoát khỏi ách đô hộ. Năm 1919, Bác
gửi đến Hội nghị Versailles Bản yêu sách của nhân dân An Nam, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc,

yêu cầu quyền lợi cho người dân Việt Nam nhưng bị các nước thẳng tay bác bỏ.

2


BÀI CẢM NHẬN________________________________________________________________
______________________________________________________NGUYỄN NGỌC ANH THƯ

Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam được gửi tới Hội nghị Versailles vào tháng 6 năm 1919.

Đến tháng 7 năm 1920, trên báo Nhân đạo đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin với tiêu đề chạy suốt cả trang báo đã ngay
lập tức thu hút sự chú ý của Nguyễn Ái Quốc. Tên bài báo có liên quan đến vấn đề thuộc địa
- một vấn đề mà Người đang theo đuổi tìm kiếm. Đây là sự kiện mang tính chất bước ngoặt
đối với Nguyễn Ái Quốc. Người đã khẳng định: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là
con đường giải phóng chúng ta”. Từ chủ nghĩ yêu nước, Bác đã đến với chủ nghĩ Mác –
Lênin. Từ đây Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong
trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Báo L’Humanite ngày 16 và 17 tháng 7 năm 1920 đăng toàn văn Luận cương về vấn đề dân tộc
và thuộc địa của Lênin.

Đến gian phòng thứ hai là chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh đấu tranh bảo vệ và vận
dụng sáng tạo của Lênin về vấn đề dân tộc, thuộc địa để thành lập một chính Đảng của giai
cấp công nhân (1920 – 1930). Tại Hương Cảng, Trung Quốc, đầu năm 1930, Bác đã tổ chức
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng đã đưa Việt Nam bước vào
con đường mới dưới ánh sáng của cách mạng vô sản. Có lẽ tại gian phòng này, nổi bật nhất
chính là bức tranh sơn dầu phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931), được coi là một
trong những phong trào đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo. Tôi thấy
2



BÀI CẢM NHẬN________________________________________________________________
______________________________________________________NGUYỄN NGỌC ANH THƯ

được tinh thần chiến đấu dũng cảm của những người công nhân, nông dân, cầm trên tay là lá
cờ Đảng với khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng. Mặc dù phong trào đã bị thực dân Pháp dập
tắt, song nó đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động
Việt Nam, ngoài ra còn là một sự chuẩn bị về lực lược cho cuộc Cách mạng Tháng Tám sau
này.

“Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
Nam Ðàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi.”
Khuyết danh

Qua đến phòng thứ ba là giai đoạn từ năm 1930 đến 1945. Đây chính là gian phòng mà tôi
thích nhất trong số tất cả các phòng của bảo tàng Hồ Chí Minh, nó mang lại cho tôi nhiều
cảm xúc nhất.Sau hơn 30 năm bôn ba hải ngoại, vượt qua muôn trùng vạn dặm khó khăn,
cuối cùng, ngày 28 tháng 1 năm 1941, Hồ Chí Minh đã trở về đất nước Việt Nam thân yêu
của mình. Tôi thấy có chút gì vui mừng khi người con xa xứ ấy nay đã trở về, theo bên mình
là những điều hay từ những tiến bộ của nước ngoài. Lúc bấy giờ, Bác sống tại Cao Bằng,
cũng là nơi làm căn cứ địa xây dựng tổ chức, phát động phong trào cách mạng. Nhìn vào bức
ảnh căn nhà tại Pác Bó, Cao Bằng, tôi nhớ đến bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” mà Bác từng viết:
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.”


Bài thơ phác hoạ cuộc sống cũng như con người thật giản dị của Bác. Đối với Bác chỉ với
“cháo bắp” và “rau măng” nhưng với chừng vậy Người đã gọi là “sang”. Qua đây tôi cũng
hiểu thêm được vì sao Bác được mọi người yêu quý đến như vậy. Không chỉ ở tư tưởng cao
đẹp và vĩ đại, ở học thức hay con đường cứu nước mà Bác đã tìm thấy để giải phóng dân tộc
nhưng còn ở nếp sống giản dị đơn sơ của Người.

2


BÀI CẢM NHẬN________________________________________________________________
______________________________________________________NGUYỄN NGỌC ANH THƯ

Lán Khuổi Nậm – Pác Bó, Cao Bằng. Đây là nơi để Bác và Đảng ta vạch ra những chiến lược
cho cách mạng.

Tháng 8 năm 1942, Người lấy tên là Hồ Chí Minh sang Trung Quốc hoạt động. Không may,
Bác bị bọn chính quyền địa phương Tưởng Giới Thạch bắt giam. Tôi rất lo sợ Bác bị bọn
chúng tra tấn dã man, không thương tiếc. Tuy nhiên, nét chữ của Bác vẫn còn lưu lại trong
quyển “Nhật ký trong tù”, mặc dù “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần ở ngoài lao”.
Thật là một con người quá kiên cường, trong từng hoàn cảnh Bác đều lạc quan.
“Thân thể tại ngục trung,
Tinh thần tại ngục ngoại;
Dục thành đại sự nghiệp,
Tinh thần cánh yếu đại.”

Bản dịch của Nam Trân:
“Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn lên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.”


Bìa gốc tác phẩm “Ngục trung nhật ký”.

Sau khi ra tù, Bác trở lại căn cứ Cao Bằng. Tại đây, Bác và Đảng ta đã vạch ra những đường
lối chiến lược, trực tiếp chỉ đạo trong cả nước. Nhờ đó mà chúng ta mới có được một thắng

2


BÀI CẢM NHẬN________________________________________________________________
______________________________________________________NGUYỄN NGỌC ANH THƯ

lợi vào tháng 8 năm 1945, làm cho “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã
đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.”
Nhờ thắng lợi đó, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, thay mặt
Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập,
tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quốc dân đồng bào, với toàn
thể thế giới. Nhìn thấy hình ảnh của Bác tại quảng trường Ba Đình, tôi cảm thấy ngưỡng mộ
Người khi đã dành cả tuổi xuân của mình, không vì lợi ích bản thân, mà vì lo cho nước, cho
dân. Chính vì thế mà chúng ta đã giành được thắng lợi, ghi tên đất nước Việt Nam ta lên bản
đồ thế giới lần đầu tiên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại
quảng trường Ba Đình, Hà Nội – ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, Pháp tái xâm lược nước ta. Dù thế, Người vẫn lãnh đạo toàn
dân đấu tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước.
Người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện,
trường kỳ dựa vào sức mình là chính từng bước giành thắng lợi và tiến tới giành thắng lợi
hoàn toàn.


2


BÀI CẢM NHẬN________________________________________________________________
______________________________________________________NGUYỄN NGỌC ANH THƯ
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chính nhờ những lời động viên, kêu gọi ấy đã thúc đẩy tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.
Nhờ đó mà chúng ta đã có một “chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy khắp năm châu, gây
chấn động địa cầu”, buộc Pháp phải kí Hiệp định Genève chấm dứt chiến tranh tại Đông
Dương. Chính trận chiến này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia thuộc địa đầu tiên dùng vũ
lực buộc quân đội một nước phương Tây rút về nước, giành được độc lập, được xem là một
đòn giáng mạnh vào nước Pháp nói riêng và thế giới phương Tây nói chung.

Mô hình chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)

Sau nhiều cảm xúc của căn phòng thứ ba là đến gian cuối cùng, tôi cảm thấy trong lòng có
một tí hơi đượm buồn. Căn phòng cuối này có chủ đề Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam
thống nhất Tổ quốc (1954 - 1969). Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi đã mở
ra một thời kỳ mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng,
tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành Tổng tuyển cử tự do, tập trung xây dựng Đảng.

Nhân dân Hà Nội nhiệt liệt chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau
9 năm kháng chiến chống Pháp (1/1/1955)
2


BÀI CẢM NHẬN________________________________________________________________

______________________________________________________NGUYỄN NGỌC ANH THƯ

Tuy nhiên, Bác đã từng dự đoán chúng ta “còn phải đánh với Mỹ nữa. Sớm muộn gì chúng
cũng sẽ nhảy vào Đông Dương thế chỗ Pháp.”. Quả thật là như vậy, không lâu sau đó, Mỹ đã
đưa quân vào miền Nam nước ta, xây dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm và tiến hành
các chiến lược chiến tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối cho cách mạng miền Nam
là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ đó cách mạng miền Nam tiến lên giành nhiều
chiến thắng, như phong trào Đồng Khởi, Bến Tre (1960).

Đội quân tóc dài trong phong trào Đồng Khởi, Bến Tre.

Không may thay, sức khỏe Bác Hồ bắt đầu có dấu hiệu chuyển biến ngày một xấu đi, “diện
mạo bên ngoài giảm sút, sắc diện không được hồng hào”; mặc dù trí nhớ được cho là “vẫn
rất minh mẫn”. Hồ Chí Minh dần lui về nắm giữ vai trò biểu tượng của cách mạng, dành
nhiều thời gian về việc để lại một bản Di chúc cho những đảng viên và nhân dân những lời
dặn dò trước khi mất. Đến sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969, Bác lên cơn suy tim nặng và qua
đời. Tôi dường như bị nghẹn khi đọc qua bản Di chúc mà Bác để lại. Tôi không nghĩ chỉ có
mình mà các bạn tôi cũng bị như vậy. Ngày Bác ra đi “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Cả
dân tộc khóc thương tiễn biệt Người. Báo chí nước ngoài cũng đã để lại những bình luận ca
ngợi Bác: “Ông có một trái tim bao la như vũ trụ…”.

Các đồng chí lãnh đạo túc trực bên linh cữu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nghe theo những lời căn dặn cuối cùng của Bác, quân dân miền Bắc đã đánh thắng cuộc
chiến tranh phá hoại của Mỹ, điển hình là trận “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà

2


BÀI CẢM NHẬN________________________________________________________________

______________________________________________________NGUYỄN NGỌC ANH THƯ

Nội vào năm 1972. Ở miền Nam, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, chúng ta đã đánh bại
các chiến dịch của Mỹ, từ đó đi đến Đại thắng Mùa Xuân 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử, đập tan toàn bộ chính quyền địch, buộc chúng đầu hàng vô điề u kiện, giải phóng
hoàn toàn miền Nam, đi đến thống nhất đất nước.

Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng của quân Giải phóng đã tiến vào Dinh
Độc lập, sào huyệt cuối cùng của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn.

Sau chuyến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, tôi cảm nhận được sự gian khổ, vất vả, cảm
thấy tình yêu quê hương và đất nước to lớn và đẹp đẽ, càng thêm trân trọng công lao to lớn
của Bác. Bác đã dành cả cuộc đời của mình chỉ để lo cho dân, mong đất nước được độc lập.
Chuyến đi này đã phần nào mang lại cho tôi thêm nhiều kiến thức, hình ảnh về người lãnh tụ
vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Là con cháu của dân tộc ấy, ngày nay phải tự nhủ mình sống sao
cho xứng đáng với sự hy sinh của cha ông ngày xưa, sống sao cho xứng đáng với tấm lòng
của Bác, một con người vô cùng vĩ đại, mà lại vô cùng bình dị, đơn sơ. Tôi cũng sẽ cách yêu
thương để mở rộng con tim của mình như Bác. Sau chuyến đi này tôi càng thêm yêu và tự
hào về giống nòi; càng thêm yêu đất nước Việt Nam – đất nước mà Bác đã cùng nhân dân ta
phải đánh đổi bằng biết bao xương máu để dành lại, mang độc lập đến cho thế hệ tương lai
sau này.

Ảnh chụp sông Sài Gòn từ bảo tàng Hồ Chí Minh.

2



×