Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống nặng bằng cấu hình toàn ốc chân cung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 9 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

PHẪU THUẬT NẮN CHỈNH VẸO CỘT SỐNG NẶNG
BẰNG CẤU HÌNH TOÀN ỐC CHÂN CUNG
Trần Quang Hiển*, Võ Văn Thành*

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật vẹo cột sống nặng bằng phương pháp phẫu
thuật chỉ một lối sau với cấu hình toàn ốc chân cung, dụng cụ Moss Miami.
Đặt vấn đề: Việc nắn chỉnh vẹo cột sống nặng với cấu hình toàn móc hay cấu hình lai móc-ốc dễ đưa đến
biến chứng cơ học như bung các kẹp móc và làm giới hạn khả năng nắn chỉnh vẹo. Vì thế, cấu hình toàn ốc chân
cung được xem như là một giải pháp tốt trong việc nắn chỉnh vẹo cột sống nặng hiện nay. Kỹ thuật đặt ốc chân
cung hình phễu giúp thao tác đạt sự chính xác và dễ thực hiện an toàn.
Phương pháp: Phẫu thuật nắn chỉnh chỉ một lối sau với dụng cụ Moss Miami. Đặt các ốc chân cung từ
N1TL5 bằng kỹ thuật đặt ốc chân cung hình phễu, không dùng màng tăng sáng.
Dữ liệu: Có 18 ca vẹo cột sống được mổ nắn chỉnh chỉ một lối sau với kỹ thuật và phương pháp nêu trên từ
02/01/03 đến 13/10/05 tại khoa Cột sống A, Bệnh viện CTCH, TPHCM. Dụng cụ sử dụng là Moss Miami.
Trong 18 ca vẹo trên gồm toàn nữ, tuổi trung bình = 16,6(11-25). Vẹo vô căn = 18 ca. Góc Cobb TB trước mổ =
53 độ(40-86). Góc Cobb TB sau mổ = 24độ (13-52). Độ sửa chữa TB = 28 độ (16-50). Tỉ lệ % sửa chữa TB =
58,4% (33,3-70,5%). Chiều cao TB trước mổ = 149,2cm (127-162cm). Chiều cao TB sau mổ = 153,8cm (134165cm). Cao thêm TB sau mổ = 4,6cm (1-12cm). Chiều cao trung bình không thay đổi khi theo dõi lần chót. Thời
gian theo dõi TB = 17,7 tháng (4-36tháng).
Biến chứng: 1 ca bung ốc đầu trên phải mổ đặt lại dụng cụ. 1 ca ốc đặt ra ngoài chân cung phát hiện trên
Xquang và bị tràn dịch màng phổi, phải đặt lại ốc và dẫn lưu màng phổi.
Bàn luận: Cấu hình toàn ốc chân cung giúp cho việc nắn chỉnh vẹo, cũng như sự cố định và duy trì độ nắn
chỉnh được tốt hơn. Chiều cao trung bình cải thiện tốt sau mổ và ít thay đổi khi theo dõi lâu dài. Có thể áp dụng
kỹ thuật đặt ốc chân cung hình phễu không cần màng tăng sáng. Tuy nhiên cần chú ý một số trường hợp chân
cung rất nhỏ hoặc không có chân cung vì có thể đặt ốc ra ngoài gây biến chứng.
Kết luận: Đây là phương pháp đáng tin cậy. Tuy nhiên phẫu thuật viên phải được huấn luyện đúng mức
và cần có kinh nghiệm để thao tác được an toàn cho bệnh nhân.


Từ khóa: nắn vẹo cột sống, ốc chân cung.

ABSTRACT
SURGICAL POSTERIOR CORRECTION BY PEDICLE SCREW FOR SEVERE SCOLIOSIS.
Tran Quang Hien, Vo Van Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 77 - 84
Purpose of study: To assess the result for the surgical management for severe scoliosis by only using total
pedicle screws to correct with Moss Miami instrumentation.
Introduction: Surgical posterior correction for severe scoliosis with using total hooks or modifying hookscrew has mechanical complications as loosening the hook-claw at upper end level and limit the capability of

* Khoa phẫu thuật cột sống – Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình
Tác giả liên lạc: BS. Trần Quang Hiển
ĐT: 0908107803
Email:

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012

77


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

correction. Therefore, the using total pedicle screws to posterior correction seem currently to be good solution for
surgical management for severe scoliosis.
Method: Surgical posterior correction with Moss Miami implants is performed only one stage. Funnel
technique for pedicle screws ( from T1-to L5 ) without C-arm help to insert easily, accurately and safely.
Material: 18 severe scoliotic operated cases from January 2st, 2003 to October 13st,2005 at Spinal Surgery
Department A, Hospital for Trauma and Orthopedics in HCMC, Viet nam.

Data: Male= 0, Female = 18 (100%). Average age = 16.6 (11-25). Idiopathic scoliosis = 18 cases. Average
pre-op Cobb angle = 52.3 degree(40-86). Average post-op Cobb angle = 24.1 degree (13-52). Average post-op
correction angle = 28.2 degree (16-50). Average ratio of correction = 54.8% (33.3-70.5%). Average pre-op height =
149.2 cm (127-162 cm) Average post-op height = 153.8 cm (134-165 cm) Average higher post-op = 4.6 cm (1-12
cm). No change in average height at last follow-up. Average Follow-up = 17.7 months ( 4-36 months).
Complications: Loosening the screw at upper end level = 1 case. Hemothorax = 1 case.
Discussions: Pedicle screws help to correct the scoliose as well as to fix and maintain the correction post-op
were better. Average height was improved post-op and no change at long time follow-up. Can be applied funnel
technique without C-arm.
Conclusion: This is a reliable method but the surgeons need to improve their skillfullness following the good
learning curve and training.
Key words: Funnel technique, pedicle screw.
chưa phải là hoàn hảo.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vẹo cột sống nặng là một tật của cột sống
mà chủ yếu là vẹo sang bên theo mặt phẳng
trán. Để điều trị vẹo cột sống (VCS) nặng ta cần
phải can thiệp phẫu thuật. Trong điều trị phẫu
thuật VCS nặng, ta có thể nắn chỉnh cột sống
bằng lối vào trước hoặc lối vào sau hoặc phối
hợp cả hai lối tùy theo chỉ định điều trị.
Trong điều trị phẫu thuật nắn chỉnh bằng lối
sau, việc sử dụng dụng cụ và cấu hình dụng cụ
đã thay đổi trong nhiều năm gần đây.
Trước năm 1984, nắn chỉnh VCS lối sau dựa
vào nguyên lý Harrington(5,6): chỉ căng từng
đoạn bên lỏm.
Từ khi dung cụ C-D ra đời (1984), Jean
Dubousset(3,4) chủ trương chống xê dịch xoay

bằng hệ thống móc vào bản sống và chân cung.
Sau năm 1990, nhiều tác giả đã dùng ốc chân
cung cho vùng thắt lưng, nhận thấy kết quả nắn
chỉnh và sự vững cột sống được cải thiện hơn.
Tuy nhiên, với cấu hình toàn móc hay cấu hình
móc-ốc có các nhược điểm như: khả năng nắn
chỉnh chưa phải là tốt nhất, hay bung các kẹp
móc ở đầu trên, và sự vững của cột sống sau mổ

78

Từ năm 1995 đến nay, nhiều tác giả như:
Kim IL Suk(17,18), Lenke(8,9), Liljenqvist(10,11)... đã áp
dụng cách đặt ốc chân cung cho toàn bộ các
mức đốt sống cần nắn chỉnh và nhận thấy kết
quả nắn chỉnh tốt hơn cũng như đoạn xương
cần hàn ngắn lại.
Trong những năm gần đây, Robert Gaines
và cộng sự(19,24) đề nghị cách đặt ốc chân cung
hình phiễu cho tất cả các vùng từ lưng cao đến
thắt lưng. Và chúng tôi cũng đã áp dụng
phương pháp này để đặt ốc chân cung cho các
mức cần nắn chỉnh mà không cần màng tăng
sáng.
Vì thế, để tránh các nhược điểm của cấu
hình toàn móc hay cấu hình móc-ốc, chúng tôi
chọn phương pháp nắn chỉnh vẹo với cấu hình
toàn ốc chân cung để điều trị phẫu thuật cho các
trương hợp VCS nặng.


Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả điều
trị phẫu thuật vẹo cột sống nặng bằng phương
pháp phẫu thuật chỉ một lối sau với cấu hình
toàn ốc chân cung, sử dụng dụng cụ Moss

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Miami.

PHƯƠNG PHÁP
Chỉ định mổ
Chúng tôi nhận phẫu thuật cho hầu hết
bệnh nhân có:
* Vẹo có góc: Cobb > 40 độ.
* Vẹo cột sống vô căn.

Chuẩn bị trước mổ
Đo chức năng hô hấp và cho bệnh nhân tập
thở.
Đo chiều cao và cân nặng bệnh nhân, chú ý
vấn đề dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân.
- Chụp phim Xquang qui ước toàn bộ cột
sống và khung chậu với các tư thế:
Phim thẳng.
Phim thẳng kèm nghiêng phải tối đa.
Phim thẳng kèm nghiêng trái tối đa.
Fulcrum(2) (phim Xquang thẳng có vật tì đè

nơi đỉnh góc vẹo).
Phim ngang.
Phim ngang cúi và ngang ngửa.
- Trên Xquang qui ước cần xác định và đo
góc Cobb, khảo xác dấu
hiệu Risser, đánh giá và phân loại độ xoay
cột sống của Nash và Moe(13), đánh giá và phân
loại vẹo theo King (khảo sát thêm phân loại vẹo
theo Lenke(8)

Nghiên cứu Y học

Để đánh giá độ cứng nhắc của cột sống ta
dùng kỹ thuật Fulcrum của Keith Luk(2) như sau:
* Đo góc Cobb vẹo trước mổ.
* Đo góc Cobb có tì đè ở đỉnh đường cong
(kỹ thuật fulcrum)
* Lấy hiệu số hai góc Cobb này chia cho góc
Cobb vẹo và nhân 100.
Khi tỉ lệ này < 50% thì vẹo cột sống được
đánh giá là cứng nhắc, có chỉ định cắt đĩa sống
lối trước.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi
chỉ dùng một lối sau cũng như chỉ dùng một
loại dụng cụ Moss Miami để nắn chỉnh vẹo cho
tất cả các trường hợp VCS vô căn. Đồng thời
tiến hành đặt các ốc chân cung theo chiến lược
đã hoạch định trước mổ (có thể đặt từ N1 đến
TL5 ).Tuy nhiên chiến lược này có thể thay đổi ít
nhiều trong quá trình phẫu thuật, và cách đặt ốc

chân cung được thực hiện theo phương pháp
đặt ốc chân cung hình phễu của Robert Gaines
có cải biên và không cần màng tăng sáng (Carm). Sau đó tiến hành nắn chỉnh vẹo cột sống
lối sau bằng ốc chân cung kèm hàn xương sau
và sau bên. Sự hàn xương ở các mức cần nắn
chỉnh rất quan trọng, xương hàn tốt giúp tránh
gãy ốc, gãy thanh nối về sau.

Chân cung hình phiễu
Eldin e. Karaikovic MD, PHD, Robhert W. Gaines
MD et al

Nếu bệnh nhân có khả năng, có thể chụp
Xquang cắt lớp điện toán để đánh giá đường
kính chân cung các đốt sống ở vùng ngực cao.
Có thể chụp Cộng hưởng từ trong trương
hợp bệnh nhân có liệt hạ chi.

Phương pháp mổ
Đối với vẹo cột sống mềm dẻo thì chỉ cần
mổ lối sau và sửa chữa một thì.
Đối với vẹo cột sống có đường cong lớn và
cứng nhắc thì phải mổ hai thì, hiếm khi ba thì.
Thì lối trước để cắt đĩa, giải phóng các tầng
cứng nhắc phía trước. Sau đó mổ thì sau để đặt
dung cụ nắn chỉnh và hàn xương lối sau.

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012

79



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Loại vẹo
Chúng tôi điều trị phẫu thuật cho tất cả 18
trường hợp VCS vô căn. Trong đó có:
* VCS lưng: 7 trường hợp (38,9% ).
* VCS lưng-thắt lưng: 3 trường hợp ( 16,7%
).
* VCS lưng và thắt lưng: 8 trường hợp
(44,4% )

Phân loại theo KING
KING I: 1 trường hợp (5,6% ).
KING II: 7 trường hợp (38,9 %).
Phương pháp chân cung hình phễu

KING III: 7 trường hợp (38,9%).

Tập luyện phục hồi chức năng sau mổ

KING IV: 3 trường hợp (16,7%).

- Sau mổ cho bệnh nhân ngồi lên càng sớm
càng tốt khi bớt đau vết mổ.

KING V: 0 trường hợp (0%).


- Tập đi lại.
- Động tác cúi lưng được tập nhẹ nhàng dần
dần trong 6 tháng đầu.

Phân loại RISSER:
Trong nghiên cứu của chúng tôi có tất cả 15
trường hợp bệnh nhân dưới 18 tuổi và Risser
0Risser III: không có trường hợp nào.

Theo dõi lâu dài

Risser IV: 4 trường hợp ( 22% )

Cần phải thực hiện đúng đắn sau mổ, để
đánh giá sự thay đổi về chiều cao sau mổ, về các
tai biến và biến chứng muộn, về sự hàn xương
cũng như sự bung hay lỏng các ốc-móc để có
thể can thiệp nếu cần.

Risser V: 11 trường hợp ( 61% )

TƯ LIỆU
Chúng tôi đã điều trị phẫu thuật cho tất cả18
trường hợp vẹo cột sống nặng tại khoa CSA, BV.
CTCH TP từ ngày 2/1/2003 đến 13/10/2005 bằng
phương pháp đặt ốc chân cung hình phiễu cho
tất ca các đoạn đốt sống cần sữa chữa và với
cùng một loại dụng cụ Moss Miami cũng như
cùng một nhóm phẫu thuật viên.


Phái
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, toàn
bộ 18 trường hợp là nữ. Tỉ lệ: Nam/ Nữ: O/18

Tuổi
Tuổi TB: 16,6 tuổi (11-25), đa số dưới 18
tuổi, chiếm 77% ( 14/18 ). Ở tuổi dậy thì 13-16 là
tuỗi diễn biến nặng và mau lẹ, chiếm 66% ( 14/18
).

80

KẾT QUẢ
Chúng tôi phẫu thuật điều trị 18 trường hợp
VCS vô căn mềm chỉ bằng lối sau với cấu hình
toàn ốc chân cung và dụng cụ nắn chỉnh là
dụng cụ Moss Miami. Để đặt các ốc chân cung ở
tất cả các mức đốt sống cần nắn chỉnh, chúng tôi
áp dụng phương pháp đặt ốc chân cung hình
phễu của Robert Gaines mà không cần có màng
tăng sáng. Phương pháp này dễ thực hiện
nhưng đòi hỏi phẫu thuật viên phải được huấn
luyện đào tạo đúng và phải có kỷ năng.

Thời gian mổ
Thời gian mổ trung bình là 292,2 phút (200430 phút). Đa số các ca mổ khoảng 5-6 tiếng.
- Lượng máu mất TB là 879 ml (300-1700
ml). Đa số máu mất khi bọc lộ và khi mài bỏ một
vỏ xương của bản sống để hàn xương sau và sau
bên.

- Lượng máu truyền TB là 625 ml (250-1000
ml). Hầu hết các trường hợp đều truyền máu

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
tươi trong và sau mổ, tuy nhiên có một số
trường hợp vừa truyền máu tươi vừa truyền
hồng cầu lắng.

Độ sửa chữa góc Cobb
Chúng tơi nhận thấy: Góc Cobb TB trước mổ
là: 52,3 độ (40-86 độ).
Góc Cobb TB sau mổ là: 24,1 độ (13-52 độ).
Góc Cobb sửa chữa TB sau mổ = 28,2độ (1650 độ).
- Tỉ lệ sửa chữa TB sau mổ là 54,8%(33,370,5%).
Góc Cobb TB sau mổ 4 tháng: = 25,7độ (15-53
độ).
Góc Cobb TB sau mổ 17,7 tháng: = 26 độ.
Tăng góc Cobb TB sau mổ 17,7 tháng =
1,9độ.

Chiều cao sau mổ
Chiều cao TB trước mổ là = 149,2 cm(127162)

Nghiên cứu Y học

VCS là một tình trạng bệnh lý nặng của cột
sống, thường diễn tiến nhanh ở tuổi dậy thì. Để

điều trị VCS nặng, chúng ta cần phải phẫu
thuật. Có nhiều phương pháp phẫu thuật nắn
chỉnh cột sống:
* PT nắn chỉnh lối trước.
* PT nắn chỉnh lối sau.
* Hoặc phối hợp cả 2 lối.
- Trong nghiên cứu này, chúng tơi chỉ phẫu
thuật một lối sau cho tất cả 18 trường hợp VCS
nặng với cấu hình tồn ốc chân cung và áp
dụng chỉ một loại dụng cụ nắn chỉnh là Moss
Miami.
Tỉ lệ nắn chỉnh trung bình mà chúng tơi đạt
được là 54,8% (33-70%). Đây là một tỉ lệ khá cao.
Nếu so sánh tỉ lệ nắn chỉnh của chúng tơi với
các tác giả khác khi áp dụng cấu hình móc-ốc,
thì kết quả nắn chỉnh của chúng tơi khá cao.
Điều này cho thấy cấu hình nắn chỉnh tồn ốc
tốt hơn cấu hình tồn móc hay móc-ốc.

Chiều cao TB sau mổ = 153,8cm (134-165cm).
Cao thêm TB sau mổ = 4,6cm (1-12cm).
Chiều cao TB khơng thay đổi khi theo dõi
lần chót. Điều này chứng tỏ cấu hình tồn ốc
chân cung là vững.
Thời gian theo dõi TB = 17,7 tháng (436tháng). Theo dõi trên một năm có 10 trường
hợp, trong đó có ca theo dõi lâu nhất là 36
tháng.

Biến chứng
Khơng có trường hợp tử vong nào cũng

như khơng có trường hợp nào bị liệt trong
nhóm bệnh của chúng tơi. Tuy nhiên, chúng tơi
cũng có một ca bung ốc đầu trên phải mổ đặt lại
dụng cụ, và một ca ốc đặt ra ngồi chân cung
phát hiện trên Xquang và bị tràn dịch màng
phổi, phải đặt lại ốc và dẫn lưu màng phổi. Ca
này do chúng tơi khơng có ốc có đường kính
nhỏ (thường dùng là ốc có đường kính 4.35mm)
nên bị vỡ chân cung và chúng tơi phải đặt lại ốc
(bắt ốc thẳng vào thân đốt).

BÀN LUẬN


Bàn luậ
luận

So sá
sánh
nh tỉ lệ
lệ nắ
nắn chỉ
chỉnh vẹ
vẹo vớ
với cá
các tá
tác giả
giả khá
khác
%


60

59.4

56
52

50

45.7

40
VVTHÀNH
30

LIJENQVIST
LENKE

20

HIỂN
10
0

MÓC-ỐC

ỐC

Với cấu hình toàn ốc chân cung, tỉ lệ nắn chỉnh lối sau

của tôi đạt 54,8% cao hơn tỉ lệ nắn chỉnh của các
tác giả khác với cấu hình lai.

Theo Võ Văn Thành(23), báo cáo 45 trường
hợp (năm 2003) vẹo cột sống được phẫu thuật
với cấu hình tồn móc hay móc-ốc thì tỉ lệ nắn
chỉnh vẹo trung bình là 45,7 %.
Năm 2002, Liljenqvist và CS(10,11) nghiên cứu
so sánh trên 49 ca dùng tồn móc với dụng cụ
CD và 50 ca dùng cấu hình móc-ốc hoặc dùng
tồn ốc chân cung. Góc Cobb trung bình trước
mổ nhóm móc là 61,3 độ (40-84 độ) và nhóm có
ốc là 62,5 độ (43-94 độ), ơng nhận thấy: kết quả
sửa chữa sau mổ ở nhóm tồn móc là 51,7% và
nhóm có ốc là 55,8%. Tuy nhiên theo dõi lâu dài

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012

81


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

sau 2 năm cho thấy độ sửa chữa nhóm móc còn
41,1% và nhóm có ốc còn 50,1%. Tác giả kết
luận: ốc chân cung vùng ngực giúp duy trì tốt
độ sửa chữa sau mổ và lâu dài tốt hơn dùng
móc, ngoài ra còn giúp có cấu hình dụng cụ

ngắn hơn.
Năm 2002, Lenke(9,8) áp dụng trên 500 ốc,
cho thấy kết quả tốt với cấu hình ốc (70%) so với
móc (50%). Ông không gặp biến chứng thần
kinh, khớp giả hay phải mổ lại trong nhóm vẹo
cột sống vô căn.
Năm 1995, Suk và cộng sự(17,18) nghiên cứu
78 ca mổ với các cấu hình khác nhau: 31 ca toàn
móc, 23 ca móc-ốc chân cung và 24 ca toàn ốc
chân cung, ông nhận thấy: độ sửa chữa góc
Cobb sau mổ tốt hơn với cấu hình toàn ốc (72%)
so với móc-ốc (66%) và toàn móc (55%). Ông có
3% đặt ốc lệch không ảnh hưởng gì đến thần
kinh.
Năm 2004, Shufflebarger và CS(16) nghiên
cứu 61 bệnh nhân vẹo cột sống ngực với góc
Cobb trung bình 50 độ, được đặt ốc chân cung
với 613 ốc, đạt độ sửa chữa là 80% (Cobb sau mổ
còn 10 độ). Ông nhận xét rằng cấu hình ốc chân
cung tuyệt vời cho sự nắn chỉnh vẹo với ít biến
chứng, kết quả nắn cao, không khớp giả và
không ca nào phải mổ lại.

Về sự thay đổi của góc Cobb sau mổ
Thời gian theo dõi trung bình của chúng tôi
là 18 tháng (4-36 tháng) và góc Cobb trung bình
chỉ thay đổi 1,9 độ. Sự thay đổi này là không
đáng kể và điều này cho thấy cấu hình toàn ốc

là một cấu hình vững so với cấu hình toàn móc

hay móc-ốc.

Về chiều cao sau mổ
Chiều cao thêm trung bình sau mổ là 4,6cm
(1-12cm). Với thời gian theo dõi trung bình là 18
tháng, chúng tôi nhận thấy chiều cao trung bình
không thay đổi khi theo dõi lần chót. Điều này
chứng tỏ cấu hình toàn ốc chân cung là vững.

Về biến chứng
Không có trường hợp tử vong nào cũng
như không có trường hợp nào bị liệt trong
nhóm bệnh của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi
cũng có một ca bung ốc đầu trên phải mổ đặt lại
dụng cụ, và một ca ốc đặt ra ngoài chân cung
phát hiện trên Xquang và bị tràn dịch màng
phổi, phải đặt lại ốc và dẫn lưu màng phổi. Ca
này do chúng tôi không có ốc có đường kính
nhỏ (thường dùng là ốc có đường kính 4.35mm)
nên bị vỡ chân cung và chúng tôi phải đặt lại ốc
(bắt ốc thẳng vào thân đốt).
Theo Lenke(8), ông không gặp biến chứng
thần kinh, khớp giả hay phải mổ lại trong nhóm
vẹo cột sống vô căn.
Theo tác giả Suk(18), ong có 3% đặt ốc lệch ra
ngoài chân cung nhưng không ảnh hưởng gì
đến thần kinh.
Theo Shufflebarger(16), ong nhận xét rằng cấu
hình ốc chân cung tuyệt vời cho sự nắn chỉnh
vẹo với ít biến chứng, kết quả nắn cao, không

khớp giả và không ca nào phải mổ lại.

Các hình ảnh minh họa

82

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

Phạm Thị Phú Q, 13 tuổi (Nhìn thẳng và nhìn ngang trước mổ)

X-quang trước và sau mổ: nhìn thẳng

X-quang trước và sau mổ: nhìn nghiêng

Trước mổ

Trước mổ

Sau mổ

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012

Sau mổ

83



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Hình ảnh sau mổ
9.

KẾT LUẬN
Nắn chỉnh VCS bằng cấu hình toàn ốc chân
cung là phương pháp hiện nay trên thế giới
đang áp dụng rộng rãi, giúp mang lại hiệu quả:
dễ nắn chỉnh, cấu hình vững, on định góc vẹo,
tránh được các biến chứng cơ học.

10.

Đây là phương pháp: Tin cậy, an toàn, và
hiệu quả. Tuy nhiên, phẫu thuật viên cần được
đào tạo đúng đắn để tránh được các tai biến,
biến chứng cho bệnh nhân.

12.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.


3.
4.
5.
6.

7.

8.

84

Bradford DS. (1999) Adult Scoliosis: Surgical Indications, Operative
Management, Complications, and Outcomes. SPINE 24, 24, pp
2617–2629.
Cheung KMC, Luk K (1997) Prediction of correction of scoliosis
with use of the fulcrum bending radiograph. JBJS Vol 79A, N.8: pp.
1144-1150
Cotrel Y, Dubousset J. (1985) “New Segmental posterior
instrumentation of the spine”, Orthop. Trans, 9, pp. 118.
Cotrel Y, Dubousset J, Guillaumay M. (1988) “New universal
instrumentation in spinal surgery”, Clin. Orthop, 227, pp. 10.
Harrington PR. (1960) “Surgical instrumentation for management
of scoliosis”, J. Bone Joint Surg, 42A, pp. 1448.
Harrington PR. (1962) “Treatment of scoliosis: correction and
internal fixation by spine instrumentation”, J. Bone Joint Surg, 44A,
pp. 591 – 610.
Kim YJ, Lenke LG. (2006) Comparative Analysis of Pedicle Screw
Versus Hybrid Instrumentation in Posterior Spinal Fusion of
Adolescent Idiopathic Scoliosis. Spine 31, 3, pp 291–298.
Lenke LG et al (2002) Curve prevalence of the new classification of

adolescent idiopathic scoliosis (AIS): does classification predict
treatment? Spine 27: pp. 604-611

11.

13.
14.

15.
16.

17.
18.

19.

20.

21.

Lenke LG. (2003) Anterior Endoscopic Discectomy and Fusion for
Adolescent Idiopathic Scoliosis. Spine 28,15S, pp S36–S43.
Liljenqvist U, Halm HFL, Link TM. (1997) Pedicle screw
instrumentation of the thoracic spine in idiopathic scoliosis, Spine
22: pp. 2239-2245
Liljenqvist U, Lepsien U, Hackenberg L, Niemeyer T; Halm H.
(2002) Comparitive analysis of pedicle screw and hook
instrumentation in posterior correction and fusion of idiopathic
thoracic scoliosis. Eur Spine J 11(4), pp. 336-343
Lonstein JE. (1995) “Idiopathic scoliosis”, Textbook of scoliosis and

other spinal deformities, pp. 219 – 256.
Nash C., Moe J. (1969) “A study of vertebral rotation”, J. Bone Joint
Surg, 51A, pp. 223.
Nguyễn Thế Luyến. (2002) “Điều trị tật vẹo cột sống cấu trúc bằng
phẫu thuật Harrington – Luque”, Tạp chí Ngoại khoa, hội nghị
Ngoại khoa Việt Nam, Tr. 232 – 239.
Nguyễn Thế Luyến. (2004) “ Điều trị tật vẹo cột sống bằng dụng
cụ kết hợp Harrington-Luque “, Luận án Tiến sĩ Y-khoa.
Shufflebarger HL; Geck MJ; Clark CE. (2004) Department The
posterior approach for lumbar and thoracolumbar adolescent
idiopathic scoliosis: posterior shortening and pedicle screws. Spine
29 (3): pp 269-76
Suk S et al. (1995) Segmental screw fixation in the treatment of
thoracic idiopathic scoliosis. Spine 20, pp. 1399-1405
Suk SI, Kim WJ; Lee SM; Kim JH; Chung ER. (2001) Thoracic
pedicle screw fixation in spinal deformities: are they really safe?
Spine 26 (18), pp. 2049-2057
Viau M, Tarbox BB, Wonglertsiri S; Karaikovic EE;
Yingsakmongkol W, Gaines RW. (2002) thoracic pedicle screw
instruments using the “Funnel Technique” part 2. Clinical
experience. J Spinal Disord Tech 15 (6), pp. 450-453
Võ Văn Thành. (1998) “Vài kinh nghiệm trên những ca phẫu thuật
vẹo cột sống đầu tiên dùng dụng cụ Cotrel-Dubousset tại Thành
phố Hồ Chí Minh, khó khăn và thuận lợi”, Hội nghị chuyên đề và
tập huấn cột sống lần thứ 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 17.
Võ Văn Thành. (2002) “Bước đầu thực hiện phẫu thuật nắn chỉnh
vẹo cột sống trong không gian ba chiều bằng lối sau tại thành phố

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hồ Chí Minh Việt Nam”, Tạp chí Ngoại khoa, hội nghị Ngoại
khoa Việt Nam, Tr. 239 – 250.
22. Võ Văn Thành. (2003) “Bước đầu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống
nặng bằng dụng cụ nắn chỉnh trong không gian ba chiều lối sau”,
Y học thành phố Hồ Chí Minh, 7(1), Tr. 78 – 86.
23. Võ Văn Thành. (2004) “Báo cáo sơ khởi về nắn chỉnh vẹo cột sống
nặng lối sau bằng ốc chân cung áp dụng kỹ thuật đặt ốc chân cung

Nghiên cứu Y học

hình phễu”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 8(1), Tr. 32 – 42.
24. Yingsakmonkol W, Karaikovic EE, Gaines RW. (2002) The
accuracy of pedicle screw placement in the thoracic spine using the
the “Funnel Technique” part 1. A cadaveric study. J Spinal Disord
Tech 15 (6), pp. 445-9

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012

85



×