Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu phát hiện hành vi trộm cắp điện trên hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI/AMR)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN VĂN TÙNG
NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN HÀNH VI TRỘM CẮP ĐIỆN TRÊN
HẠ TẦNG ĐO ĐẾM TIÊN TIẾN(AMI/AMR)
60520202

RESEARCH AND DETECT ELECTRIC THEFT USING
ADVANCED METERING INFRASTRUCTURE(AMI/AMR)

Chuyên ngành : KỸ THUẬT ĐIỆN.
Mã số HV:

60520202

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2019


LUẬN VĂN
*
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -ĐHQG -HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ Nguyễn Phúc Khải
Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS Trần Hoàng Lĩnh.
Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS TS Huỳnh Châu Duy.
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCMngày 31 tháng 08


năm 2019
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS TS Phạm Đình Anh Khôi - Chủ tịch hội đồng.
2. TS Lê Thị Tịnh Minh - Thư ký.
3. TS Trần Hoàng Lĩnh - Phản biện 1.
4. PGS TS Huỳnh Châu Duy - Phản biện 2.
5. TS Đinh Hoàng Bách - ủy viên.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận
vãn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN VĂN TÙNG ...................................MSHV: 1670842
Ngày, tháng, năm sinh: 04/05/1982 ............................................. Nơi sinh: Tp. HCM
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện ....................................................... Mã số : 60520202

L TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN HÀNH VI TRỘM CẮP ĐIỆN TRÊN HẠ TẦNG ĐO
ĐẾM TIÊN TIẾN(AMI/AMR)
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
• Tìm hiểu tổng quan và các bài học trên thế giới về việc giảm thiểu hành vi trộm cắp
điện
• Tìm hiểu tình hình trộm cắp điện trên địa bàn Công ty Điện lực An Phú Đông
• Tìm hiểu về hạ tầng đo đếm tiên tiến
• Phân tích các hành vi trộm cắp điện
• Khai thác dữ liệu hành vi trộm cắp điện và đề xuất giải pháp phát hiện
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 08/04/2019
IV.
V.

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 28/07/2019
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. Nguyễn Phúc Khải
Tp. HCM, ngày.... tháng.. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)

Ghi chú: Học viên phải đóng tờ nhiệm vụ này vào trang đầu tiên của tập thuyết minh LV




LUẬN VĂN
*

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Trường Đại hoc Bách Khoa TP Hồ
Chí Minh, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa
học và luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô của Khoa Điện - Điện Tử đã tận tình giảng
dạy tôi trong suốt thời gian vừa qua, đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Phúc Khải đã tận tình, trực tiếp
hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Cảm ơn Tổng Công Ty Điện Lực Thành Phố Hồ Chí Minh, Công Ty Điện lực An Phú
Đông đã tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu và cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác để
tôi có thời gian thực hiện hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn các bạn cùng khóa đã hỗ trợ, chia sẽ với tôi những kinh nghiệm, tài liệu và động
viên tôi trong học tập.
Xin chân thành cám ơn tất cả !
TP.HỒ Chí Minh Ngày ............. thảng ......... năm 2019

Nguyễn Văn Tùng

HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang iii


LUẬN VĂN
*

TÓM TẮT LUẬN VĂN

NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN HÀNH VI TRỘM CẮP ĐIỆN TRÊN HẠ
TẦNG ĐO ĐẾM TIÊN TIẾN
Thực hiện theo chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14 tháng
10 năm 2015 về việc “úng dụng công nghệ thông tin, triển khai công tơ điện thông minh trong đo
đếm điện năng từ xa(AMR), tiến tới xây dựng hệ thống đo đếm điện năng thông minh(AMI)”.
Hiện nay, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh(EVNHCMC) đang triển khai
kế hoạch thay công tơ điện tử kết hợp hệ thống thu thập dữ liệu từ xa cho các khách hàng sử dụng
điện trên địa bàn TP. HCM, và dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2022.
Việc phát hiện và ngăn chặn các hình thức vi phạm sử dụng điện (trộm cắp điện với nhiều
hình thức) là hết sức cần thiết, nhất là khi triển khai hệ thống thu thập dữ liệu từ xa, không còn
nhân viên Điện lực đến ghi chỉ số điện hàng tháng tại nhà khách hàng.
Thông qua hệ thống đo xa, có thể thu thập dữ liệu phụ tải của tất cả các khách hàng trong
cùng một trạm cùng một thời điểm trong ngày, và dữ liệu từ công tơ tổng trạm. Từ đó, tính toán
ra tổn thất của trạm.
Sau đó phân tích và nhận định các hộ tiêu thụ điện có hành vi bất thường. Từ đó, khoanh
vùng và kiểm tra một cách hiệu quả hơn.
Luận văn gồm 5 chương:
1. Chương I: Tổng quan về tình hình trộm cắp điện trên thế giới và triển khai
AMI ở các nước đang phát triển.
HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang iv



LUẬN VĂN
*
Giới thiệu tổng quan về tình trạng tổn thất phi kỹ thuật, trộm cắp điện và kinh nghiệm
triển khai hạ tầng đo đếm tiên tiến(AMI) của các nuớc đang phát triển trên thế giới.

Tình hình truy thu câu điện bất hợp pháp(trộm cắp điện) những năm gần đây của
Tổng Công ty Điện lục Thành phố Hồ Chí Minh(EVNHCMC).
2. Chuơng II: Giới thiệu về hạ tầng đo đếm tiên tiến(AMI).
-

Cấu trúc hệ thống AMI

-

Phân biệt sụ khác nhau giữa AMI và AMR

-

Các thành phần chính của hệ thống AMI bao gồm: công tơ thông minh, bộ tập trung
dữ liệu(DCU), hệ thống đầu cuối(HES), hệ thống quản lý dữ liệu(MDMS)

-

Các lợi ích khi trang bị hệ thống AMI.

-

Các loại hệ thống AMR-AMI đang triển khai lắp tại EVNHCMC

3. Chương III: Phân tích các hành vi trộm cắp điện.
Giới thiệu các hành vi trộm cắp điện phổ biến những năm gần đây tại Công ty Điện
lục An Phú Đông và Tổng Công ty Điện lục Thành phố HCM.
4. Chương IV: Phân tích số liệu.
Phân tích số liệu đã thu thập đuọc và đề xuất giải pháp tổng thể đánh giá khách hàng
tình nghi trộm cắp điện bằng cách câu trục tiếp:

Buớc 1: Dựa trên các số liệu đo đạc sản luọng tại trạm tổng và AMI của khách hàng,
các công ty điện lục cần chú ý theo dõi các trạm có tỷ lệ tổn thất lớn hon 4% trong thời gian
liên tục 3 tháng.
Buớc 2: Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ bằng kỹ thuật đánh giá tình trạng luới
điện, thiết bị đo đếm.

HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang X



LUẬN VĂN
*
Bước 3: Kiểm Ưa tình trạng sử dụng điện của khách hàng trong thời gian xem xét
tương ứng.
Bước 4: Chú ý các khách hàng bị giảm sản lượng điện một cách đột ngột với mức
giảm hơn 20% và tiến hành kiểm tra trực tiếp tình trạng sử dụng điện của khách hàng.
5. Chương V: Kết luận.

ABSTRACT
RESEARCH AND DETECT ELECTRIC THEFT USING
ADVANCED METERING INFRASTRUCTURE(AMI/AMR)
Following the direction of the Prime Minister in Resolution 36a I NQ-CP dated
October 14,2015 on “Application of information technology, deployment of smart electricity
meters in remote power measurement (AMR)), towards building an intelligent power
metering system (AMI) ”.
Currently, Ho Chi Minh City Power Corporation (EVNHCMC) is implementing a
plan to replace an electronic meter combining a remote data collection system for electricity

customers in the HCM city, and is expected to be completed in 2022.
Detecting and preventing violations of electricity use (electricity theft with many
forms) is very necessary, especially when deploying a remote data collection system, no
electricity employees come record monthly electricity index at customers' houses.
Through the telemetry system, it is possible to collect load data of all customers in
the same station at the same time of day, and data from the total station meter. From there,
calculate the loss of the station.
After that, analyzing and identifying electricity consumers that have abnormal

HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang
vi


LUẬN VĂN
*
behavior. From there, zoning and checking more effectively.
The thesis consists of 5 chapters:
1. Chapter I: Overview of world electricity theft and AMI deployment in developing
countries.
An overview of non-technical losses, electrical theft and advanced AMI
implementation of developing countries in the world.
The situation of illegal arrears collection (electric theft) in recent years by Ho Chi
Minh City Power Corporation (EVNHCMC).
2. Chapter II: Introduction to advanced metering infrastructure (AMI).
- AMI system structure
- Differentiate between AMI and AMR
- The main components of the AMI system include: smart meter, data concentrator

unit(DCU), terminal system (HES), data management system (MDMS)
- Benefits equipped with AMI system.
- Types of AMR-AMI systems are being installed at EVNHCMC
3. Chapter III: Analysis of electricity theft.
Introduce common acts of electric theft in recent years at An Phu Dong Power
Company and Ho Chi Minh City Power Corporation.
4. Chapter IV: Data analysis.

HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang vii


LUẬN VĂN
*
Analyze the collected data and propose a total solution to assess customers suspected
of electricity theft by direct fishing:
Step 1: Based on the measurement data of the customers' total stations and AMI, the
power companies should pay attention to monitoring stations with a loss rate greater than
4% for a continuous period of 3 months.
Step 2: Implementing professional measures by techniques to assess the status of
electricity grids and metering equipment.
Step 3: Check the electricity usage status of the customer during the respective review
period.
Step 4: Pay attention to customers that dramatically reduce the power output with a
reduction of more than 20% and conduct a direct check of customers' electricity usage.
6. Chapter V: Conclusion.

HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842

GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang
viii


LUẬN VĂN
*

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn thạc sĩ này được thực hiện tại Trường Đại Học Bách Khoa TP Hồ Chí
Minh. Là công trình do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Nguyễn Phúc
Khải.
Tôi xin cam đoan phần trình bày dưới đây là đúng sự thật. Trường hợp có khiếu nại
gì liên quan tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Người thực hiện

Nguyễn Văn Tùng

HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang X



LUẬN VĂN
*


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... iv
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... X
MỤC LỤC............................................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU: ............................................................................................ 1

A.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ: ......................................................................................... 1
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: ........................................................... 2
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: .................................................................... 3
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ...................................................................... 3
5. KHẢ NÀNG ÚNG DỤNG: ...................................................................... 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ........................................................... 4

B.

C. BỐ CỤC .......................................................................................................... 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TRỘM CẤP ĐIỆN TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TRIỂN KHAI AMI Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ..................... 5
A. TÌNH HÌNH TRỘM CẮP ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI: .................................... 5
1. TỔN THẤT CUNG CẤP ĐIỆN: .............................................................. 5
2. TỐI ƯU HÓA CÁC TỔN THẤT KỸ THUẬT VÀ LOẠI BỎ CÁC
TỔN THẤT PHI KỸ THUẬT: .................................................................................. 6
3.

TÌNH HÌNH HIỆN NAY Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỀN: 8


4.

CÁC CHIẾN LƯỢC LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH ĐÊ ĐẠT ĐƯỢC

NHỮNG TỔN THẤT PHI KỸ THUẬT BỀN VỮNG: ......................................... 27
HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang
xi


LUẬN VĂN
*
B. TÌNH HÌNH TRỘM CẮP ĐIỆN Ở TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH(EVNHCMC) VÀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC AN PHÚ ĐÔNG (PC APĐ):... 43
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ HẠ TẦNG ĐO ĐẾM TIÊN TIẾN(AMI)45
A. KHÁI NIỆM CẤU TRÚC HỆ THỐNG: .................................................... 45
1.

Sự KHÁC NHAU GIỮA AMR VÀ AMI: ............................................ 45

2.

CÁC THÀNH PHẦN CỦA AMI: ......................................................... 46

3.

CÁC LỢI ÍCH CHÍNH KHI TRANG BỊ HỆ THỐNG AMI: ............. 47


B. .......................................................................................................... CÁC PHẦN
TỬ CHÍNH CỦA HỆ THỐNG AMI: ............................................................. 49
1.

Công tơ thông minh: .............................................................................. 49

2.

Bộ tập trung dữ liệu: ............................................................................ 51

3.

Hệ thống thiết bị đầu cuối (HES): ....................................................... 52

4.

Hệ thống quản lý dữ liệu đo đếm (MDMS): ........................................ 53
c. CÁC LOẠI HỆ THỐNG AMR-AMI ĐANG TRIỂN KHAI LẤP TẠI EVNHCMC:54

1....................................................................................................... Giải pháp thu
thập dữ liệu khách hàng tập trung: .............................................................. 55
2.

Giải pháp thu thập dữ liệu riêng lẻ: ..................................................... 63

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HÀNH VI TRỘM CẮP ĐIỆN ................................. 65
A. Câu móc trực tiếp dây pha trước công tơ: ..................................................... 65
B. Cô lập áp vào công tơ: ................................................................................... 66
c. Tác động vào chì niêm phong, tác động vào bên trong công tơ:.... 66

D.

Đảo pha công tơ, kết hợp sử dụng nguội ngoài: ....................................... 67

HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang xii


LUẬN VĂN
*
E.

H.

Sử dụng máy tạo dòng: ............................................................................. 69

F.

Khoan lỗ công tơ: ...................................................................................... 71

G.

Sử dụng nam châm: ................................................................................... 71

Cô lập mạch dòng, mạch áp trên hệ thống đo đếm gián tiếp: ................... 72

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................. 73
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU: ............................................................................. 73


A.
B.

CÁCH XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP TRỘM CẮP ĐIỆN KHI

DÙNGAMI: .................................................................................................................. 74
1.

Sử dụng nam châm: ............................................................................... 75

2.

Khoan lỗ công tơ: .................................................................................. 75

3.

Phá chì: .................................................................................................. 75

C. ỨNG DỤNG AMI CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI:.... 76
1.

Châu Âu - Montenegro: ........................................................................ 76

2.

Nam Á-Án Độ: ...................................................................................... 79

3.


Châu Mỹ La tinh -CEMIG (Brazil):...................................................... 81

4.

Đông Nam Á - Thái Lan: ...................................................................... 85

D. HƯỚNG ĐỀ XUẤT CỦA TÁC GIẢ: ......................................................... 88
1.

Trường hợp ngưng sử dụng điện sau khi bị phát hiện: ......................... 89

HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang
xiii


LUẬN VĂN
2.

Trường hợp vẫn tiếp tục sử dụng: .......................................................... 90

3.

Nhận xét: ................................................................................................ 94

4.

Đề xuất: .................................................................................................. 95


5.

Lưu đồ thực hiện: ................................................................................... 96

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN ..................................................................................... 98
HẠN CHẾ CỦA LUẬN VÀN: ........................................................................100

HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang xiv


LUẬN VĂN
*

PHẦN MỞ ĐẦU
A. GIỚI THIỆU:
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Lưới điện thông minh đang được triển khai trên toàn cầu ngày nay sẽ mãi mãi thay
đổi cách thức sử dụng điện. Cơ sở hạ tầng mới này cung cấp quản lý năng lượng hiệu quả
hơn, chi phí thấp hơn và tiết kiệm năng lượng môi trường hơn so với các giải pháp truyền
thống.
Cơ sở hạ tầng đo lường tiên tiến (AMI) là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng
lưới điện thông minh mới này. AMI cung cấp một hệ thống cảm biến dựa trên máy tính mở
rộng từ các ngôi nhà và các tòa nhà sử dụng năng lượng cho các tiện ích quản lý nó.
Từ quan điểm công nghệ, AMI cung cấp các chức năng giao tiếp và kiểm soát cần
thiết để thực hiện các dịch vụ quản lý điện năng quan trọng như ghi chỉ số từ xa, quản lý
chất lượng điện năng, tính toán tổn thất.

Thực hiện theo chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết 36a/NQ- CP ngày
14 tháng 10 năm 2015 về việc “ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai công tơ điện thông
minh trong đo đếm điện năng từ xa(AMR), tiến tới xây dựng hệ thống đo đếm điện năng
thông minh(AMI)”.
Hiện nay, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh(EVNHCMC) đang triển
khai kế hoạch thay công tơ điện tử kết hợp hệ thống thu thập dữ liệu từ xa cho các khách
hàng sử dụng điện trên địa bàn TP. HCM, và dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2022.

2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trộm cắp điện là một trong những mối quan tâm quan trọng nhất liên quan đến việc
thục hiện luới điện thông minh. Nguời ta uớc tính rằng các công ty điện lục mất hơn 25 tỷ
đô la mỗi năm do trộm cắp năng luợng trên khắp thế giới. Với luới điện thông minh đuợc
HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang
1


LUẬN VĂN
*
đề xuất hiện đại hóa luới điện hiện tại, trộm cắp năng luợng có thể trở thành một vấn đề
nghiêm trọng hơn vì “đồng hồ thông minh” đuợc sử dụng trong luới thông minh dễ bị tấn
công nhiều hơn so với đồng hồ đo truyền thống. Do đó, điều quan trọng là phát triển các
phuơng pháp hiệu quả và đáng tin cậy để xác định những nguời dùng bất hợp pháp đang
trộm cắp điện.
Tổng Công ty Điện lục Thành phố Hồ Chí Minh(EVNHCMC) đang triển khai công
tác thay thế, lắp đặt điện kế điện tủ thông minh với chức năng đo đếm, thu thập dữ liệu từ
xa. Dụ kiến đến năm 2022 hoàn tất thay 100% khách hàng sủ dụng điện, tiến tới hoàn thiện
hạ tầng đo đếm tiên tiến(AMI).

Việc phát hiện và ngăn chặn các hình thức vi phạm sủ dụng điện (trộm cắp điện với
nhiều hình thức) là hết sức cần thiết, nhất là khi triển khai hệ thống thu thập dữ liệu từ xa,
không còn nhân viên Điện lục đến ghi chỉ số điện hàng tháng tại nhà khách hàng.
Ở luới điện truyền thống, việc thu thập dữ liệu phụ tải của khách hàng không diễn
ra đồng thời do ghi điện viên phải đi đọc bằng mắt, nên khó khăn trong việc tính toán tổn
thất và xác định đối tuợng khách hàng vi phạm sủ dụng điện
Thông qua hệ thống đo xa, có thể thu thập dữ liệu phụ tải của tất cả các khách hàng
trong cùng một trạm cùng một thời điểm trong ngày, và dữ liệu từ công tơ tổng trạm. Tù
đó, tính toán ra tổn thất của trạm.
Sau đó phân tích và nhận định các hộ tiêu thụ điện có hành vi bất thuờng. Tù đó,
khoanh vùng và kiểm tra một cách hiệu quả hơn.
Có thể nhanh chóng phát hiện những truờng hợp tác động vào hệ thống đo đếm gián
tiếp thông qua các thông số về dòng điện, điện áp và hệ số công suất.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang
2


LUẬN VĂN
*
Mục tiêu tổng quát:
Xây dụng tiêu chí, phuơng pháp đánh giá tình hình sủ dụng điện và các biểu hiện
can thiệp vào hệ thống đo đếm trên luới điện thuộc Tổng công ty Điện lục TP.HCM.

Mục tiêu cụ thể:

Giới thiệu một số phuơng pháp trộm cắp điện trên lưới điện truyền thống
Đề xuất các biện pháp khắc phục và phòng ngừa dụa trên hạ tầng đo đếm tiên tiến

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Các khách hàng sử dụng điện trên địa bàn Quận 12, thuộc Công ty Điện lục An Phú
Đông(PCAPD) - Tổng Công ty Điện lục Thành phố Hồ Chí Minh(EVNHCMC) quản lý.

5. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG:
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở để triển khai trong Tổng công ty Điện lục
Thành phố Hồ Chí Minh, khi hoàn tất lộ trình thay thế công tơ đo xa và hạ tầng đo đếm
tiên tiến.

B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thu thập tài liệu tham khảo cơ sở lý thuyết về hạ tầng đo đếm tiên tiến trên thế giới,
các nội dung phân tích cần thiết, các phuơng pháp xác định hành vi trộm cắp điện;
Thu thập các số liệu về tình hình vi phạm sử dụng điện trong những năm vừa qua
tại PCAPD;
Đối chiếu với số liệu để phân tích tình hình nghiên cứu và triển khai úng dụng.

C. BỐ CỤC
Bố cục luận văn đuợc chia làm những phần chính sau:

HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang
3


LUẬN VĂN

*
> Chương I: Tổng quan về tình hình trộm cắp điện trên thế giới và triển khai
AMI ở các nuớc đang phát triển.
> Chương II: Giới thiệu về hạ tầng đo đếm tiên tiến(AMI).
> Chương III: Phân tích các hành vi trộm cắp điện.
> Chương IV: Phân tích số liệu.
> Chương V: Kết luận.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TRỘM
CẮP ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRIỂN KHAI AMI Ở
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
A. TÌNH HÌNH TRỘM CẮP ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI:
1. TỔN THẤT CUNG CẤP ĐIỆN:
Trong việc cung cấp điện cho người tiêu dùng, tổn thất lưới điện liên quan đến
lượng điện được bơm vào lưới truyền tải và phân phối mà người dùng không phải trả tiền.
Tổng tổn thất có hai thành phần: kỹ thuật và phi kỹ thuật. Tổn thất kỹ thuật xảy ra một cách
tự nhiên và chủ yếu bao gồm sự tiêu tán năng lượng trong các thành phần của hệ thống
điện như đường dây truyền tải và phân phối, máy biến áp và hệ thống đo lường. Tổn thất
phi kỹ thuật gây ra bởi những hành vi bên ngoài tác động vào hệ thống điện và bao gồm
chủ yếu là hành vi trộm cắp điện, nợ tiền điện của khách hàng, sai sót trong quá trình ghi
chỉ số, lập hóa đơn và lưu giữ hồ sơ (khách hàng bị sót bộ)....
Đo đếm lượng điện năng tiêu thụ của người sử dụng và lập hóa đơn thanh toán tiền
điện không thể thiếu trong quản lý, kinh doanh của một công ty điện lực. Một nhiệm vụ
quan trọng khác là thu tiền điện thông qua hóa đơn đã được lập. Hiệu suất trong cả hai chức
năng là rất quan trọng để đảm bảo khả năng tài chính của công ty. Từ quan điểm hoạt động,
lập hóa đơn và thu tiền là các chức năng riêng biệt và chúng yêu cầu các phương pháp quản
HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang

4


LUẬN VĂN
*
lý cụ thể.

2. TỐI ƯU HÓA CÁC TỔN THẤT KỸ THUẬT VÀ LOẠI BỎ CÁC
TỔN THẤT PHI KỸ THUẬT:
Tối ưu hóa tổn thất kỹ thuật trong lưới truyền tải và phân phối điện là vấn đề kỹ
thuật, liên quan đến việc quy hoạch và phát triển hệ thống điện. Tiêu chí là tối ưu hóa và
khai thác hiệu quả nhất các công trình đầu tư vào hệ thống điện. Cực tiếu hóa giá trị hiện
tại ròng của tổng chi phí đầu tư của hệ thống truyền tải và phân phối cộng với tổng chi phí
tổn thất kỹ thuật. Tổn thất kỹ thuật được định giá theo chi phí sản xuất.
Tổn thất kỹ thuật thể hiện khả năng hiện đại hóa lưới điện của một quốc gia và nó
có thể gây tổn thất kinh tế cho đất nước, việc giảm tổn thất kỹ thuật cũng phụ thuộc vào
tầm nhìn chiến lược và khả năng đáp ứng về tài chính của từng quốc gia, và quyền sở hữu
vận hành hệ thống của các công ty điện lực. Các chuyên gia năng lượng đồng ý rằng, trong
hai thập kỷ tới, giá tài nguyên năng lượng sơ cấp toàn cầu (dầu và nhiên liệu hóa thạch
khác) sẽ tăng rất cao. Trong Triển vọng năng lượng thế giới 2008, Cơ quan năng lượng
quốc tế dự báo giá dầu thế giới sẽ tăng trở lại khoảng 130 đô la Mỹ mỗi thùng vào năm
2030. Các dự báo khác nhau về giá trị thực tế, nhưng không phải là xu hướng tăng của giá
năng lượng, về mặt đầu tư, giá thiết bị trong ngành điện (sản xuất, truyền tải và phân phối)
tăng đều trong thập kỷ này cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu vào
quý 3 năm 2008. Ngược lại các xu hướng giá này, tổng chi phí tổn thất kỹ thuật có xu
hướng vượt quá chi phí đầu tư của thiết bị truyền tải và phân phối cần thiết để giảm chúng
xuống giá trị tối ưu của chúng, do đó, một phần đáng kể của hệ thống được dựa trên nhiên
liệu hóa thạch. Xu hướng này được nhấn mạnh nếu tính đến chi phí môi trường của việc
phát điện (gây ô nhiễm cục bộ cũng như phát thải khí nhà kính) và gia tăng khó khăn trong
việc tạo sự đồng thuận của xã hội đối với việc xây dựng nhà máy điện mới (bất kể loại

nhiên liệu và công nghệ).
Tổn thất phi kỹ thuật thể hiện tổn thất tài chính có thể tránh đuợc đối với công ty
HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang
5


LUẬN VĂN
*
điện lục. Mặc dù rõ ràng là số tiền điện liên quan đến tổn thất phi kỹ thuật đang đuợc tiêu
thụ bởi những nguời sử dụng mà không trả tiền, kinh nghiệm cho thấy rằng một tỷ lệ đáng
kể những khoản tiền (trong một số trường hợp hơn 50 phần trăm) sẽ giảm nhu cầu khi
những người dùng phải trả số tiền điện đó, vì họ điều chỉnh mức tiêu thụ theo khả năng chi
trả cho các dịch vụ điện. Việc giảm nhu cầu đó có tác dụng chính xác tương tự như giảm
tổn thất kỹ thuật: cần tạo ra ít điện hơn. Do đó, từ quan điểm của đất nước, việc giảm tổn
thất phi kỹ thuật cũng rất tích cực.
Từ quan điểm xã hội, tổn thất phi kỹ thuật có một số tác động xấu. Khách hàng
được lập hóa đơn cho mức tiêu thụ được đo chính xác và thường xuyên thanh toán hóa đơn
của họ đang trợ cấp cho những người dùng không trả tiền điện. Có một loạt các tình huống
tạo ra tổn thất phi kỹ thuật. Một trường hợp kinh điển là trộm cắp điện bằng cách câu móc
bất hợp pháp vào lưới điện hoặc sử dụng những biện pháp tác động vào đồng hồ điện. Hoặc
do sự quản lý yếu kém của các công ty điện lực trong thực hiện các hoạt động mua bán
điện.
Tùy thuộc vào tình hình tài chính của ngành điện, việc tiết kiệm từ việc giảm tổn
thất phi kỹ thuật có thể được chuyển sang:
-

Giảm trợ cấp hoặc thuế cho khách hàng.


-

Đạt được mức giá trung bình cho phép thu hồi chi phí đầu tư (quan trọng để
đảm bảo chất lượng dịch vụ).

-

Trợ cấp cho việc tiêu thụ các loại người dùng hiện tại nhạy cảm với xã hội.

- Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn cung cấp điện cho các đối tuợng đặc biệt
(nguời nghèo và không được xã hội bảo vệ).

3. TÌNH HÌNH HIỆN NAY Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN:
Tổn thất phi kỹ thuật trong ngành điện hầu như không tồn tại hoặc nhỏ không đáng
kể ở các nước phát triển, vì phần lớn dân số có thể chi trả chi phí cung cấp điện (ngay cả
HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang
6


LUẬN VĂN
*
khi chúng cao hơn so với hiệu suất tối ưu hóa của các nhà cung cấp dịch vụ). Ngược lại,
tình hình có xu hướng khác biệt đáng kể ở các nước đang phát triển. Nhiều công ty điện ở
các nước đang phát triển đã thành công trong việc giảm hoặc loại bỏ đáng kể các tổn thất
phi kỹ thuật trong cung cấp điện một cách bền vững, nhưng các dịch vụ khác tiếp tục cho
thấy tổn thất cao.

Trong tất cả các trường hợp thành công, một phần lớn tổn thất phi kỹ thuật được tập
trung vào người dùng có thể trả cho thuế quan phản ánh chi phí. Do đó, tổn thất phi kỹ
thuật có thể được giảm bớt với tổn thất phúc lợi nhỏ, trong khi sự tiếp diễn của chúng gây
nguy hiểm cho sự bền vững tài chính của ngành điện và gây hại cho người tiêu dùng điện,
người nộp thuế, người nghèo, xã hội và cả nước. Loại bỏ những tổn thất đó (với tiêu dùng
ngoại lệ không được kiểm soát rõ ràng và được xác định rõ ràng trong khung pháp lý) nên
là vấn đề ưu tiên hàng đầu đối với mỗi quốc gia.

MỸ LA-TINH:
Tổn thất cao phổ biến ở hầu hết các nước Mỹ Latinh vào đầu những năm 1990,
trong bối cảnh hiệu suất vận hành kém của các doanh nghiệp nhà nước (SOE), chất lượng
dịch vụ kém và tỷ lệ truy cập thấp. Mức thuế trung bình thường thấp hơn chi phí cung cấp
(trầm trọng hơn do sự thiếu hiệu quả trong việc thực hiện các dịch vụ cung cấp điện, đặc
biệt là tổn thất phi kỹ thuật cao) và cả trợ cấp của chính phủ và trợ cấp về giá (nói chung
từ khách hàng công nghiệp và thương mại) là thường xuyên. Một vòng luẩn quẩn vì các
khoản trợ cấp bên ngoài chỉ khiến các công ty điện hoạt động kém hiệu quả trong khi chất
lượng dịch vụ cho các khách hàng hiện tại ngày càng xấu đi. Kết quả là, sự sẵn lòng của
người dân để trả giá cao hơn giảm dần theo thời gian, làm giảm nguồn thu nhập cho ngành
điện và làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng.
Từ năm 1985 đến năm 2000, Mỹ Latinh là khu vực ở các nước đang phát triển đã
có những tiến bộ đáng kể nhất trong cải cách toàn diện ngành điện. Năm 1982, Chile đã trở
thành quốc gia đầu tiên đưa ra các cải cách thể chế và quy định rộng rãi trong lĩnh vực năng
HVTH: NGUYỄN VĂN TÙNG, MSHV: 1670842
GVHD: TS NGUYỄN PHÚC KHẢI

Trang
7



×