Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu nhận diện và xác định chất đánh dấu của RNA thông tin của ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.02 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

NGHIÊN CỨU NHẬN DIỆN VÀ XÁC ĐỊNH CHẤT ĐÁNH DẤU
CỦA RNA THÔNG TIN CỦA UNG THƯ
Nguyễn Chí Hùng*, La Chí Hải*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ung thư xảy ra với một mức độ báo hiệu ở Việt Nam. Ví dụ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Việt
Nam cao hơn 8 lần phụ nữ Mỹ và ung thư gan nguyên phát ở đàn ông Việt Nam cao hơn những nơi khác 12
lần. Và, đáng tiếc là những ung thư đó không được chẩn đoán cho đến khi chúng đã có triệu chứng và vì vậy ở
giai đoạn nặng. Ung thư tuyến tiền liệt ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam do có chuyển biến về môi trường,
kinh tế, dinh dưỡng, lối sống. Việc chẩn đoán sớm bệnh lý ung thư ngày càng cần thiết trên diện rộng.
Mục tiêu của đề tài: ILSBIO và Đại học Stanford làm việc cùng các nhà nghiên cứu tại bệnh viện Bình
Dân sẽ phối hợp trong một công tác nghiên cứ để nhận diện và xác định chất đánh dấu của RNA thông tin (mRNA) của ung thư tuyến tiền liệt nói riêng và mở rộng nghiên cứu trên các loại ung thư khác (như ung thư
thận, bọng đái, gan, thực quản, đại tràng, phổi,…). Từ đó, dựa trên những chất đánh dấu sinh học này để xác
định sự hiện diện của bệnh.
Đối tượng và phương pháp: Đây là nghiên cứu tiền cứu trên các bệnh nhân được xác định là đã mắc ung
thư tuyến tiền liệt và các loại ung thư khác. Mẫu mô ung thư, mẫu mô lành, huyết tương của bệnh nhân ung
thư được khảo sát về m-RNA, các protéin bất thường được phân tích, so sánh. Từ đó đưa ra mẫu test nhằm phát
hiện sớm ung thư.
Kết quả: Thời gian từ tháng 7 năm 2004 đến tháng 9 năm 2005, nhóm nghiên cứu thu thập được 51 mẫu
bệnh phẩm tươi và 49 bệnh phẩm vùi nến. Thời gian từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 12 năm 2006, nhóm
nghiên cứu thu thập được 133 mẫu bệnh phẩm tươi. Thời gian từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008,
nhóm nghiên cứu thu thập được 154 mẫu bệnh phẩm tươi. Thời gian từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 12 năm
2009, nhóm nghiên cứu thu thập được 118 mẫu bệnh phẩm tươi. Tổng số mẫu bệnh phẩm tươi thu thập được
trong công trình này là 456 mẫu.
Kết luận: Thời gian từ tháng 7/2004 đến tháng 12/2009, bệnh viện Bình Dân thu thập được 456 bệnh
phẩm tươi của các trường hợp bệnh lý ung thư được mổ tại bệnh viện, chúng tôi có những nhận xét như sau:
Việc nghiên cứu về gen này là cả một công trình tập thể và dài lâu. Theo kế hoạch đây mới chỉ là bước đầu; và


công trình này chỉ đang ở những bước cuối của giai đoạn I. Con đường để hoàn tất nghiên cứu này còn rất dài.
Vì vậy để có một kết quả thuyết phục nào đó phải cần một số lượng các ca nhiều hơn và thời gian lâu hơn.
Những nghiên cứu về m-RNA ở ILSBIO đang tiếp tục và cần một số lượng rất lớn các ca để từ đó mới có thể rút
ra những kết quả sơ bộ. Đây là một công việc rất phức tạp và cần thời gian rất dài.
Từ khoá: chất đánh dấu RNA thông tin, carcinôm (từ dùng để chỉ ung thư biểu mô), sarcôm (từ dùng để
chỉ ung thư mô liên kết), dấu ấn sinh học.



Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: BS.La Chí Hải

328

ĐT: 0909400111

Email:

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

ABSTRACT
STUDY OF VERIFICATION AND IDENTIFICATION WITH M-RNA MARKER
IN THE CANCER CELL
Nguyen Chi Hung, La Chi Hai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 328 – 334

Background: Cancer occurs at an alarming rate in Viet Nam. For example, it is estimated that cervical
cancer in Vietnamese women occurs at a rate that is approximately 8 times higher than in U.S. women; and
primary liver cancer in Vietnamese men is approximately 12 times higher than the other countries.
Unfortunately, many of these cancers are not diagnosed until they become symptomatic and are therefore in very
advanced stages. Prostate cancers are found more and more in Viet Nam due to changes about the environment,
economy, nutrition and lifestyle. The early diagnoses for these cancers are more and more an indispensable job.
Aims: ILS-bio and Stanford University Medical Center work together with experts in Binh Dan hospital to
collaborate on significant research project to verify and identify with m-RNA indicator in prostate cancer in
particular and extend the research in specimens of all cancerous types (including renal, bladder, liver,
gastrointestinal tract, lung cancers…). Thenceforth, we depend on these biological markers to identify the existing
cancers.
Methods: This protocol will be used for the collection of biological samples and associated with clinical
datum from consented study subjects according to specific study requirements.
Results: From July 2004 to September 2005, we collect 51 fresh tissue samples of all cancerous types (such
as kidney, prostate, bladder, lung, liver, gastrointestinal tract, pancreas, etc. cancer) and 49 paraffin block
samples. From October 2005 to December 2006, we gather 133 fresh tissue samples of all cancerous types. From
January 2007 to October 2008, we collect 154 fresh tissue samples of all types of cancers. From November 2008 to
December 2009, we collect 118 fresh tissue samples of all types of cancers. The collected fresh tissue samples are
456 in total.
Conclusion: In the time from July 2004 to December 2009 at Binh Dan hospital, we collected 456 fresh
tissue samples with the conclusions: This project will focus and bring together some of the best scientific minds
and institutions in a collaboration to find better diagnostic, preventive and treatment options for cancer. The
initial purpose of this research is to identify messenger RNA (m-RNA) markers for variously cancerous types,
which can be used to develop simple low-cost diagnostic tests to determine the presence of cancer in its earliest
stages. Once the m-RNA is accurately identified, genetically engineered drugs can be developed that will seek out
these markers (m-RNA) and destroy the cancer cells with minimum effect on surrounding health tissue. This
study is just the initial steps and it is required spending a long period of time.
Key words: m-RNA biomarker, carcinoma, sarcoma, biological marker.
Việt Nam. Ví dụ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ
ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam cao hơn 8 lần phụ nữ Mỹ và ung
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những
thư gan nguyên phát ở đàn ông Việt Nam cao
ung thư hàng đầu tại các nước Âu Mỹ, tần suất
hơn những nơi khác 12 lần. Và, đáng tiếc là
tại các nước Á châu trong đó có Việt Nam cũng
những ung thư đó không được chẩn đoán cho
ngày càng nhiều hơn. Gần đây, việc chẩn đoán
đến khi chúng đã có triệu chứng và vì vậy ở
sớm đã thay đổi dự hậu của bệnh trong đó
giai đoạn nặng.
nghiên cứu về gen đóng một vai trò quan trọng.
Ung thư tuyến tiền liệt ngày càng xuất hiện
Ung thư xảy ra với một mức độ báo hiệu ở
nhiều ở Việt Nam do có chuyển biến về môi

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012

329


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

trường, kinh tế, dinh dưỡng, lối sống. Việc chẩn
đoán sớm bệnh lý ung thư ngày càng cần thiết
trên diện rộng.

Mục tiêu của đề tài

ILSBIO và Đại học Stanford làm việc cùng
các nhà nghiên cứu tại bệnh viện Bình Dân sẽ
phối hợp trong một công tác nghiên cứ để nhận
diện và xác định chất đánh dấu của RNA thông
tin (m-RNA) của ung thư tuyến tiền liệt nói
riêng và mở rộng nghiên cứu trên các loại ung
thư khác (như ung thư thận, bọng đái, gan, thực
quản, đại tràng, phổi,...). Từ đó, dựa trên những
chất đánh dấu sinh học này để xác định sự hiện
diện của bệnh.

Tổng quan tài liệu
Từ khi sự giải mã bộ gen người được hoàn
tất, những nghiên cứu về DNA hiện đại đã bắt
đầu gặt hái được những kết quả quan trọng để
đáp ứng cho những chẩn đoán và điều trị tốt
hơn cho bệnh ung thư và những bệnh khác. Tuy
nhiên, những nghiên cứu này bị chậm lại do sự
thiếu hụt các bệnh phẩm được thu thập và bảo
quản đúng cách để có thể giữ được sự nguyên
vẹn của m-RNA. Những nhà nghiên cứu cần
mẫu bệnh phẩm từ những nguồn khác nhau. Vì
thế đã có một nỗ lực trên khắp thế giới để có thể
thiết lập một sự cộng tác chặt chẽ giữa các tổ
chức lâm sàng, viện hàn lâm, viện nghiên cứu
và dùng những phác đồ nghiên cứu cũng như
những phương pháp thu thập các dữ kiện tiêu
chuẩn để có thể thu thập và bảo quản những
mẫu mô mà thường khi nó sẽ được bỏ đi.
Ung thư phát triển do sự biến đổi trong

nhân tế bào mà chủ yếu từ DNA, sự biến đổi
này thể hiện qua trung gian m-RNA để thay đổi
cấu trúc, chức năng hoạt động của tế bào. Dựa
trên tính chất đó, nghiên cứu này khảo sát các
chất đánh dấu sinh học do m-RNA sản xuất ra
để phát hiện các tế bào ung thư ngay từ lúc có
các biến đổi cấu trúc gen của nhân tế bào(1,2,3,5).

330

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đây là nghiên cứu tiền cứu trên các bệnh
nhân được xác định là đã mắc ung thư tuyến
tiền liệt và các loại ung thư khác. Mẫu mô ung
thư, mẫu mô lành, huyết tương của bệnh nhân
ung thư được khảo sát về m-RNA, các protéin
bất thường được phân tích, so sánh. Từ đó đưa
ra mẫu test nhằm phát hiện sớm ung thư.
Mô tả tóm tắt phương pháp:
- Phía bệnh viện Bình Dân: Chẩn đoán lâm
sàng, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật, lấy mẫu,
làm giải phẫu bệnh lý.
- Bướu tuyến tiền liệt và các loại bướu khác
ngay sau khi cắt trọn sẽ được trữ lạnh dưới 0oC
bằng nitơ lỏng. Bệnh phẩm sẽ được phân ra
bướu lành và bướu ác và chuyển đến trung tâm
phân tích m-RNA và các chất đánh dấu sinh học
tại đại học Stanford và ILSBIO.
- Huyết thanh và huyết tương cũng được xử
lý tương tự.

- Cỡ mẫu: ước lượng 100 trường hợp mỗi
năm.
Phía Mỹ:
- Phân tích các chất đánh dấu sinh học của
m-RNA trong tế bào bướu.
- Phân tích chất đánh dấu sinh học của mRNA trên tế bào bình thường của bệnh nhân.
- Phân tích chất đánh dấu sinh học của mRNA trong huyết tương bệnh nhân trước
khi mổ.
- Phân tích chất đánh dấu sinh học của mRNA trong huyết tương bệnh nhân sau khi cắt
bướu ra khỏi cơ thể.

Tiến trình thực hiện
Giai đoạn I: Nhận dạng RNA - thông tin của
ung thư hệ niệu (thận, bọng đái, tuyến tiền liệt)
và các ung thư khác (ước lượng 18-24 tháng)
- Phát triển những tiêu chuẩn chọn ca:
ILSBIO / bệnh viện Bình Dân.
- Xác định những ca phù hợp với tiêu chuẩn
nghiên cứu: bệnh viện Bình Dân.
- Nhận được sự nhất trí của bệnh nhân

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
(informed consent). (Những tin tức về bệnh
nhân không được tiết lộ cho phía các nhà
nghiên cứu Mỹ): bệnh viện Bình Dân.
- Thu thập những bệnh phẩm mà từ trước
đến giờ nó đã bị loại bỏ để được nghiên cứu về

gen: bệnh viện Bình Dân..
- Xử lý các bệnh phẩm theo phương pháp
mà nó có thể bảo tồn được m-RNA. Việc này
bao gồm cắt lọc các mô bệnh và mô lành kế cận
từ các bệnh phẩm mổ: bệnh viện Bình Dân.
- Xử lý các mẫu mô trong dung dịch kháng
sinh hoặc/và dung dịch ‘RNAlater’: bệnh viện
Bình Dân.
- Làm lạnh ngay lập tức các bệnh phẩm
trong nitơ lỏng (-80oC): bệnh viện Bình Dân.
- Làm Paraffin Block và tiêu bản nhuộm H-E:
bệnh viện Bình Dân.
- Gởi bệnh phẩm và giấy tờ (tóm tắt lâm
sàng, giải phẫu bệnh và các xét nghiệm khác)
đến ILSBIO bằng FEDEX trong các bình vận
chuyển đông lạnh (Cryo Shipper Canester, được
ILSBIO cung cấp): bệnh viện Bình Dân.
- Xử lý bệnh phẩm và chuyển đến đại học
Stanford và các viện nghiên cứu liên hệ.
- Chiết xuất và tinh lọc RNA và DNA và tiến
hành làm PCR, phân tích số lượng và gen:
Stanford và các nơi tham gia nghiên cứu.
- Nhận các kết quả phân tích chi tiết của các
bệnh phẩm: bệnh viện Bình Dân.
- Tiến hành theo dõi diễn tiến của các ca nếu
có yêu cầu: bệnh viện Bình Dân.
Giai đoạn II: Đưa vào áp dụng m-RNA và
phát triển các chẩn đoán bằng chất đánh dấu
sinh học (ước lượng 2-3 năm)
- Thu thập thêm các bệnh phẩm: bệnh viện

Bình Dân.
- Thiết lập một phòng thí nghiệm về gen tại
bệnh viện Bình Dân, tiến hành chiết xuất RNA
và DNA tại Việt Nam (sẽ được huấn luyện tại
Stanford): bệnh viện Bình Dân.
- Sản xuất RNA và DNA tinh chất tại Việt
Nam: bệnh viện Bình Dân.

Nghiên cứu Y học

- Tiến hành biểu hiện gen sơ khởi: bệnh viện
Bình Dân.
- Gởi các dự kiến và chất chiết xuất đến
ILSBIO: bệnh viện Bình Dân.
- Xử lý dữ liệu và xác định các mẫu chiết
xuất và bệnh phẩm: ILSBI0.
- Gởi những kết quả dữ liệu và bệnh phẩm
đến các nhà nghiên cứu thích hợp tại Đại học
Stanford và các viện nghiên cứu khác: ILSBI0.
- Tiến hành làm PCR và phân tích khối
lượng: Stanford và các viện nghiên cứu.
- Nhận những kết quả phân tích các bệnh
phẩm: bệnh viện Bình Dân.
- Tiến hành theo dõi diễn tiến các bệnh nhân
nếu cần thiết: bệnh viện Bình Dân.
- Sản xuất các test chẩn đoán bằng chất đánh
dấu sinh học.
Giai đoạn III: Đánh giá tiền lâm sàng cho các
chẩn đoán chất đánh dấu sinh học (ước lượng 1
năm)

- Thử (test) chất đánh dấu sinh học trên
huyết thanh hoặc huyết tương và so sánh với
kết quả lâm sàng: bệnh viện Bình Dân và các nơi
nghiên cứu khác trên thế giới.
- Ghi nhận tài liệu về diễn tiến lâm sàng và
những ca ngược lại với sự dự kiến của chất
đánh dấu sinh học: bệnh viện Bình Dân.
- Biến đổi những test chất đánh dấu sinh học
để tăng độ chuyên biệt: Stanford và các nơi
tham gia nghiên cứu.
- Ghi nhận thành dữ liệu các khám phá, xuất
bản kết quả trong những tạp chí chuyên ngành,
trình bày tại những cuộc hội thảo lớn: Stanford
và bệnh viện Bình Dân.
- Chọn hãng Dược lớn để tham dự vào các
thử nghiệm lâm sàng và thử nghiệm của FDA,
phần 2l: ILSBIO.
Giai đoạn IV: Tiến hành thử nghiệm lâm
sàng theo FDA (ước lượng 18 tháng)
- Tiến hành thử nghiệm lâm sàng cho chất
đánh dấu sinh học (phác đồ sẽ được xác định)
trên một số lớn ca để có ý nghĩa về thống kê:

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012

331


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

bệnh viện Bình Dân và các nơi nghiên cứu trên
thế giới.
- Củng cố những kết quả thử nghiệm lâm
sàng và trình bày lên FDA: Stanford, hãng Dược
tham dự, bệnh viện Bình Dân.

KẾT QUẢ
Từ tháng 7 năm 2004 đến tháng 9 năm
2005
Nhóm nghiên cứu thu thập được 51 mẫu
bệnh phẩm tươi và 49 bệnh phẩm vùi nến với
kết quả như sau:
Loại ung
thư
Đại tràng

Độ mô Số
học ca
Carcinôm tuyến
2
3
Carcinôm
tuyến
1
3
Trực
tràng
U tuyến ống – nhánh nghịch sản

1
Carcinôm tế bào thận
1
2
Carcinôm tế bào thận
2
3
Carcinôm tế bào thận
3
1
Thận
Carcinôm tế bào chuyển tiếp
1
1
Carcinôm tế bào chuyển tiếp
2
1
Carcinôm tế bào chuyển tiếp
3
0
Rhabdomyosarcoma
3
1
Carcinôm tế bào chuyển tiếp
1
1
Bọng đái
Carcinôm tế bào chuyển tiếp
2
5

Carcinôm tế bào chuyển tiếp
3
6
4 (2+2) 1
5 (2+3) 7
6 (3+3) 5
Tiền liệt
Carcinôm tuyến
7 (3+4) 21
tuyến xếp loại theo thang điểm GLEASON
8 (4+4) 13
9 (4+5) 18
10(5+5) 7
Mô bệnh học

Từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 12 năm
2006
Nhóm nghiên cứu thu thập được 133 mẫu
bệnh phẩm tươi với kết quả như sau:
Loại ung
thư
Tụy (1 ca)

Gan (14
ca)

Mô bệnh học
Carcinôm tuyến
Carcinôm tế bào gan


Độ mô
Số ca
học
1
1
1
8
2
3
3
2

Carcinôm tế bào gan dạng túi
tuyến
Thực quản
(12 ca)

332

Carcinôm tế bào gai

Loại ung
thư

Độ mô
Số ca
học
3
3
Carcinôm tuyến

3
1
1
3
Dạ dày (29
ca)
Carcinôm tuyến
2
8
3
13
Carcinôm tế bào nhẫn
5
1
1
Carcinôm tế bào gai
2
3
Phổi (7 ca)
3
1
Carcinôm tuyến
2
1
Carcinôm tế bào nhỏ
1
Carcinôm tế bào thận loại TB hạt
11
Carcinôm tế bào thận loại TB
6

sáng
Carcinôm tế bào thận dạng nhú
3
Thận (23 Carcinôm tế bào chuyển tiếp
1
0
ca)
Carcinôm tế bào chuyển tiếp
2
1
Carcinôm tế bào chuyển tiếp
3
0
Carcinôm tế bào gai
1
1
Carcinôm tuyến thận
1
Carcinôm tế bào chuyển tiếp
1
10
Bọng đái
Carcinôm tế bào chuyển tiếp
2
17
(35 ca)
Carcinôm tế bào chuyển tiếp
3
8
6 (3+3)

1
Tiền liệt
Carcinôm tuyến xếp loại theo
tuyến (12
7 (3+4)
6
thang điểm GLEASON
ca)
8 (4+4)
5

Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 10 năm
2008
Nhóm nghiên cứu thu thập được 154 mẫu
bệnh phẩm tươi với kết quả như sau:
Loại ung
thư
Tụy (2 ca)
Gan (15
ca)

1
7

Mô bệnh học
Carcinôm tuyến
Carcinôm tế bào gan
Carcinôm liên bào ống mật

Thực quản

(9 ca)

Dạ dày (15
ca)

1
1
2

Mô bệnh học

Phổi (15
ca)

Carcinôm tế bào gai

Carcinôm tuyến
Carcinôm tế bào nhẫn
GIST
Carcinôm tế bào gai

Độ mô
Số ca
học
1
2
1
9
2
4

3
0
2
1
4
2
4
3
1
1
1
2
4
3
8
1
1
1
0
2
7
3
1

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Loại ung
thư


Độ mô
Số ca
học
1
2
Carcinôm tuyến
2
2
Carcinôm kém biệt hóa
1
Carcinôm tế bào nhỏ
1
Carcinôm tế bào lớn
1
Carcinôm tế bào thận loại TB hạt
6
Carcinôm tế bào thận loại TB
8
sáng
Carcinôm tế bào thận dạng nhú
2
1
1
Thận (23
ca)
Carcinôm tế bào chuyển tiếp
2
2
3

0
Carcinôm tế bào thận không biệt
1
hóa
Carcinôm tuyến thận
3
Carcinôm tế bào chuyển tiếp
1
5
Bọng đái
Carcinôm tế bào chuyển tiếp
2
9
(24 ca)
Carcinôm tế bào chuyển tiếp
3
10
4 (2+2) 1
5 (3+2) 4
Tiền liệt
Carcinôm tuyến xếp loại theo 6 (3+3) 9
tuyến
thang điểm GLEASON
7 (3+4) 14
(38 ca)
8 (4+4) 2
9 (5+4) 8
Tinh hoàn
Seminoma
3

(3 ca)
1
3
Đại tràng
Carcinôm tuyến
2
5
(10 ca)
3
2
Mô bệnh học

Từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 12 năm
2009
Nhóm nghiên cứu thu thập được 118 mẫu
bệnh phẩm tươi với kết quả như sau:
Loại ung thư
Tụy (1 ca)

Gan (9 ca)

Thực quản
(9 ca)

Dạ dày
(17 ca)

Độ mô
Số ca
học

GIST
1
1
3
2
4
Carcinôm tế bào gan
3
1
Carcinôm liên bào ống mật
1
1
1
Carcinôm tế bào gai
2
6
3
1
Carcinome tuyến
3
1
1
2
Carcinôm tuyến
2
5
3
8
Carcinôm tế bào nhẫn
2

Mô bệnh học

Loại ung thư

Nghiên cứu Y học
Mô bệnh học

Carcinôm tế bào gai

Độ mô
Số ca
học
1

1

2

1

3

Phổi (6 ca)
Carcinôm tuyến

1
2
3

Carcinôm tế bào thận loại TB

hạt
Carcinôm tế bào thận loại TB
sáng
Carcinôm tế bào thận dạng
Thận (22 ca)
nhú

3
10
5

GIST xâm lấn
Carcinôm tế bào chuyển tiếp
Carcinôm tế bào chuyển tiếp

1
2

1
1
1
1
2
10

Carcinôm tế bào chuyển tiếp

3

6


Carcinôm tế bào chuyển tiếp

Bọng đái
(21 ca)

1
2
1

1
2
3

Car. TB chuyển tiếp chuyển
sản gai
Sarcome co trơn

2
3

1

5 (2+3)

1

Tiền liệt tuyến Carcinôm tuyến xếp loại theo 6 (3+3)
(9 ca)
thang điểm GLEASON

7 (3+4)

2
4

8 (4+4)

2

Tinh hoàn
(1 ca)

Seminoma
1

4

2
3

Car. Tế bào nhẫn

14
3
1

Carcinôm dạng nhú (PTC)

1


Carcinôm tuyến

Đại tràng
(22 ca)
Tuyến giáp
(1 ca)

1

BÀN LUẬN
Ung thư tuyến tiền liệt ngày càng gặp nhiều
hơn, ước tính khoảng 30% nam giới trên 50 tuổi
bị bệnh này(6,4). Ung thư tuyến tiền liệt là nguyên
nhân tử vong đứng hàng thứ hai sau ung thư
phổi ở nam giới; và có khuynh hướng vượt qua
ung thư bàng quang trong những năm gần đây.
Ngoài ra chúng ta cũng nhận thấy rằng tỷ lệ
những trường hợp ung thư được phát hiện sớm
ngày càng nhiều hơn. Điều đó đạt được là do
phát triển những chương trình tầm soát bệnh lý
ung thư thường xuyên hơn, nhận thức của y

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012

333


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012


giới và công chúng về bệnh này nhiều hơn, và
tình hình kinh tế, y tế của chúng ta ngày càng
khả quan hơn.
Gần đây, việc nghiên cứu DNA đã đưa đến
nhiều kết quả tốt đẹp trong việc chẩn đoán và
điều trị ung thư. Tuy nhiên công tác nghiên cứu
thường bị chậm trễ do các mẫu bệnh phẩm
không được lấy và bảo quản đúng cách để bảo
tồn được tính nguyên vẹn của m-RNA. Những
nhà nghiên cứu cần rất nhiều bệnh phẩm để có
được thật nhiều gen. Chính vì vậy, cần thiết
phải có sự hợp tác quốc tế với những trung tâm
lâm sàng để thu thập và bảo quản bệnh phẩm
theo một tiêu chuẩn nhất định.
Các nhà nghiên cứu sẽ tìm kiếm các dấu ấn
sinh học. Việc này có thể sẽ giúp phát hiện ra
nhiều cách thức mới để chẩn đoán và điều trị
bệnh. Các dấu ấn sinh học là các phân tử nhỏ bé
và kể cả protein, RNA và DNA. Gen của mỗi
người mỗi khác. Thông tin về những điểm khác
nhau này ở người có thể giúp các nhà nghiên
cứu sử dụng thuốc một cách tốt nhất để điều trị
bệnh(1,2,3,5).

Những nghiên cứu về m-RNA ở ILSBIO
đang tiếp tục và cần một số lượng rất lớn các ca
để từ đó mới có thể rút ra những kết quả sơ bộ.
Đây là một công việc rất phức tạp và cần thời
gian rất dài.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.

5.

KẾT LUẬN
Thời gian từ tháng 7/2004 đến tháng 12/2009,
bệnh viện Bình Dân thu thập được 456 bệnh
phẩm tươi của các trường hợp bệnh lý ung thư
được mổ tại bệnh viện, chúng tôi có những
nhận xét như sau:

334

Việc nghiên cứu về gen này là cả một công
trình tập thể và dài lâu. Theo kế hoạch đây mới
chỉ là bước đầu; và công trình này chỉ đang ở
những bước cuối của giai đoạn I. Con đường để
hoàn tất nghiên cứu này còn rất dài. Vì vậy để
có một kết quả thuyết phục nào đó phải cần một
số lượng các ca nhiều hơn và thời gian lâu hơn.

6.


Chang J et al (1999). Biologic markers as predictors of clinical
outcome from systemic therapy for primary operable breast
cancer. J Clin Oncol, 17(10): 3058-3063.
Dilon DA (2002). Molecular markers in the diagnosis and
staging of breast cancer. Semin Radiat Oncol 12 (4): 305-318.
Hứa Thị Ngọc Hà, Huỳnh Ngọc Linh (2001). Ứng dụng kỹ
thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán giải phẫu bệnh. Y học
Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Dược, số đặc biệt
chuyên đề giải phẫu bệnh, phụ bản của Tập 5, số 4: 1-8.
Lodding P, Aus G, Bergahl S, Frosing R, Lilja H, Pihl CG,
Hogusson J (1998). Characteristics of screening detected prostate
cancer in men 50 to 66 years old with 3 to 4 ng/ml prostate
specific antigen. J Urol 159: 899-903.
Nguyễn Sào Trung, Hứa Thị Ngọc Hà, Lê Quốc Sử, Đoàn Thị
Phương Thảo, Âu Nguyệt Diệu (2003). Các dấu chứng sinh học
trong điều trị và tiên lượng ung thư vú. Y học Thành phố Hồ
Chí Minh, chuyên đề giải phẫu bệnh, phụ bản của Tập 7, số 3: 17.
Zietman A.L., Thakral H., Wilson L., Schellhammer P. (2001).
Conservative management of prostate cancer in the prostate
specific antigen era: the incidence and time course of subsequent
therapy. J Urol 166: 1702-1706.

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012



×