Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu mối liên quan giữa tình trạng nhiễm khuẩn và kết quả điều trị nhồi máu não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.26 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG
NHIỄM KHUẨN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO
Dương Đình Chỉnh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá một số đặc điểm ở bệnh nhân (BN) nhồi máu não (NMN), tình trạng
nhiễm khuẩn (NK) kèm theo và mối liên quan giữa tình trạng NK và kết quả điều trị NMN. Đối
tượng và phương pháp: 208 BN NMN cấp điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ
tháng 01 - 2016 đến 05 - 2016. Đánh giá ảnh hưởng của NK với kết quả điều trị NMN qua
thang điểm Rankin sửa đổi (mRS) tại thời điểm 3 tháng sau đột quỵ và tỷ lệ tử vong. Kết quả: ở
nhóm BN có tình trạng NK kèm theo, điểm NIHSS, khoảng thời gian điều trị, kết quả điều trị xấu
(mRS ≥ 3) và tỷ lệ tử vong cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không bị NK (p ≤ 0,001).
Các yếu tố còn lại như tuổi, giới tính, rung nhĩ, suy tim, bệnh mạch vành, hút thuốc lá… chưa
thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm. Kết luận: các bệnh lý NK kèm theo làm tăng
thời gian nằm viện, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong.
* Từ khóa: Nhồi máu não; Nhiễm khuẩn kèm theo; Mối liên quan.

Study on the Relationship between Infection and Treatment
Outcomes of Ischemic Stroke
Summary
Objectives: To evaluate some characteristics of ischemic stroke patients with accompanying
infection and its effect on the treatment outcomes of ischemic stroke. Subjects and methods:
The study was performed on 208 patients with acute ischemic stroke, treated at General
Friendship Hospital, Nghean from January 2016 to May 2016. The impact of infection on the
treatment outcomes of ischemic stroke and mortality rates were assessed through modified
Rankin scale (mRS) on the 3rd month after stroke. Results: In the group of patients with
infection, factors such as NIHSS, duration of treatment, poor outcomes (mRS ≥ 3) and mortality
rates have statistically significant differences compared to the group of non-infected patients
(p ≤ 0.001). The remaining factors such as age, gender, atrial fibrillation, heart failure, coronary
artery disease, smoking... has shown no differences with statistical significance between the two


groups. Conclusion: Infection increases hospitalization, disability and mortality rates.
* Key words: Ischemic stroke; Accompanying infection; Relationship.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ NMN là nguyên nhân gây tử
vong đứng thứ ba sau bệnh lý tim mạch
và ung thư và là nguyên nhân phổ biến
gây tàn phế vĩnh viễn ở các nước công
nghiệp hóa. NMN chiếm phần lớn các

trường hợp đột quỵ NMN với tỷ lệ trên
80%, kết quả điều trị và tiên lượng có
thể thay đổi do nhiều yếu tố, trong đó bệnh
lý NK là một trong những yếu tố thường
gặp và ảnh hưởng nhiều nhất, chiếm tỷ
lệ lên tới 65% các trường hợp tử vong.

* Bệnh viện Đa khoa Hữu Nghị Nghệ An
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Đình Chỉnh ()
Ngày nhận bài: 20/08/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/09/2016
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2016

50


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016
Do đó, việc phát hiện và xử trí sớm bệnh
lý NK kèm theo ở BN NMN là vô cùng
quan trọng. Ngoài ra, các đặc điểm và
diễn biến của bệnh lý NK phần nào giúp

tiên lượng BN NMN. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu nhằm: Nhận xét một số
đặc điểm của BN bị NMN và các tình
trạng NK kèm theo trước hoặc sau khi đột
quỵ NMN, đồng thời đánh giá mối liên
quan giữa tình trạng NK và kết quả điều
trị NMN.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
208 BN nhập viện và điều trị trong đơn
vị đột quỵ tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện
Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ tháng 1 2016 đến 5 - 2016 với triệu chứng của đột
quỵ NMN cấp, loại trừ BN có điểm Rankin
sửa đổi (mRS) > 1 trước khi nhập viện.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang
có đối chứng. Đột quỵ NMN được chẩn
đoán lâm sàng theo định nghĩa của Tổ
chức Y tế Thế giới. Chẩn đoán hình ảnh
sọ não (chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng
hưởng từ) để xác chẩn đột quỵ NMN.
Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ đột quỵ
NMN, hội chứng lâm sàng đột quỵ NMN,
thể tích vùng tổn thương nhồi máu và tình
trạng NK trong 7 ngày trước khi nhập
viện, tình trạng viêm phổi, NK tiết niệu và
việc sử dụng kháng sinh trong thời gian
nằm viện.
Chẩn đoán viêm phổi bệnh viện dựa

theo tiêu chuẩn của Trung tâm Kiểm soát
Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC). Đánh giá dựa
theo thang điểm NIHSS (National Institutes
of Health Stroke Scale) và mRS khi BN ra

viện hoặc (nếu BN cần nằm viện lâu hơn)
vào ngày nằm viện thứ 30. Điểm số mRS
cũng được đánh giá 90 ngày kể từ khi đột
quỵ bằng cách phỏng vấn qua điện thoại
hoặc hẹn tái khám.
Phân tích kết quả ngắn hạn: đánh giá
lúc xuất viện hoặc ngày nằm viện thứ 30
và dài hạn (ngày thứ 90 kể từ khi đột
quỵ).
* Phân tích thống kê: thực hiện bằng
phần mềm IBM® SPSS® cho hệ điều hành
Windows, phiên bản 23.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung.
Trong thời gian nghiên cứu, đã thu
nhận được 208 BN, độ tuổi trung bình
65,4 ± 12,8 (33 - 90 tuổi). Tuổi trung bình
của nghiên cứu này cao hơn của Popovic
và CS [3] là 58,4 tuổi, thấp hơn độ tuổi
trung bình của Grabska [5] là 71,5 tuổi.
Tất cả nghiên cứu đều chỉ ra: tuổi là yếu
tố nguy cơ gây ĐQN, tuổi càng cao, càng
tích lũy nhiều yếu tố nguy cơ. Vì vậy, khả
năng xảy ra đột quỵ càng lớn [3, 5, 6].

47,6% (99 BN) là nam giới, phù hợp
với nghiên cứu của Cowan [4] (50,2%),
nhưng thấp hơn nhiều so với nghiên cứu
của Popovic [3] là 66,2%.
Điểm NIHSS trung bình khi nhập viện
8,51 ± 4,2 (2 - 24 điểm), cao hơn nhiều so
với nghiên cứu của Matz [6] là 3,6 điểm;
trong nghiên cứu này, đa số BN có điểm
NIHSS < 16 điểm (92,8%), chỉ có 7,2% BN
có điểm NIHSS ≥ 16, thấp hơn nhiều so
với kết quả của Popovic và CS (32,3%) [3].
Thời gian điều trị trung bình 12,77 ±
5,2 ngày (3 - 31 ngày), thấp hơn nghiên
cứu của Popovic [3] là 13,4 ngày.
51


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016
2. Một số yếu tố nguy cơ.
Tăng huyết áp: 151 BN (72,6%); tiểu
đường: 54 BN (26,0%); rối loạn mỡ máu:
73 BN (35,1%); hút thuốc lá: 82 BN
(39,4%); rung nhĩ: 62 BN (29,8%).
Gần 3/4 số BN (72,6%) có tăng huyết
áp, cao hơn nghiên cứu của Cowan [4] là
46,4%, tương đương với kết quả của
Grabska: tỷ lệ tăng huyết áp của nhóm
NK và nhóm không NK lần lượt là 74,3%

và 73,7%. Tỷ lệ tiểu đường trong nghiên

cứu này tương đương với kết quả của
Cowan [4] là 25,6%; của Grabska [5]
(25,8%). Tỷ lệ hút thuốc lá tương đương
với nghiên cứu của Cowan [4] là 35,6%,
cao hơn của Grabska [5] là 25,9%. Tỷ lệ
rung nhĩ trong nghiên cứu của chúng tôi
thấp hơn của Grabska [5] là 34,7%;
nhưng cao hơn nghiên cứu của Popovic
[3] là 21,1%.

3. Tình trạng NK ở BN NMN.

0%
85,5%
66,8%

33,2%
14,5%
Không nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn sau đột quỵ
Nhiễm khuẩn trước đột quỵ

Biểu đồ 1: Tỷ lệ NK ở BN NMN.

Số bệnh nhân

Tỷ lệ BN NMN bị NK kèm theo là 33,2%, thấp hơn nghiên cứu của Popovic [3] là
47,4%, nhưng tương đương kết quả của Cowan và Grabska lần lượt là 31,4% và
33,6%. Trong đó, 14,5% BN (10 BN) bị NK trước nhập viện, tương đương với 4,8%
(10/208 BN), thấp hơn kết quả trong nghiên cứu của Grabska và CS (5,7%) [5].

50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

47 (22,6%)

17 (8,2%)
5 (2,4%)
Viêm phổi

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Viêm phổi và nhiễm
khuẩn tiết niệu

Biểu đồ 2: Số BN tương ứng với các loại NK.
Tỷ lệ BN chỉ kèm theo viêm phổi 22,6%, cao hơn nghiên cứu của Popovic là 14,3%
[3] và Grabska [5] 19,5%. Kết quả ở nhiều nghiên cứu đều nằm trong khoảng 11 - 57%
52


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016

khi đề cập đến tỷ lệ viêm phổi ở BN NMN [1]. Tỷ lệ BN kèm theo NK đường tiết niệu
8,2%; thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Popovic (20,3%) [3] và Grabska (23,3%)
[5]. Tỷ lệ BN đồng thời bị viêm phổi và NK tiết niệu thấp hơn của Grabska là 7,5% [5]
và của Popovic 10% [3].
4. Một số đặc điểm chung của BN liên quan đến tình trạng NK.
Bảng 1:
Có NK
(n = 69)

Không NK
(n = 139)

p

Tuổi trung bình ± SD (năm)

65,4 ± 12,7

65,4 ± 12,9

0,999

NIHSS ban đầu trung bình ± SD

11,5 ± 4,6

7,0 ± 3,0

< 0,001


Thời gian nằm viện trung bình ± SD (ngày)

18,0 ± 4,7

10,2 ± 2,9

< 0,001

NIHSS ra viện trung bình ± SD

11,6 ± 4,6

6,35 ± 2,8

< 0,001

Đặc điểm

Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở điểm NIHSS trung bình lúc nhập viện, khoảng thời
gian nằm viện trung bình và điểm NIHSS trung bình khi xuất viện, nhóm NK có các giá
trị nói trên cao hơn so với nhóm không NK (p < 0,001), tương đồng với nghiên cứu của
Popovic [3] và Grabska [5], điều này là hợp lý, do mức độ đột quỵ càng nặng thì nguy
cơ NK càng tăng và kéo dài thời gian điều trị.
Bảng 2: Mối liên quan giữa tình trạng NK với các yếu tố nguy cơ/bệnh lý kèm theo
và kết quả điều trị.
Có NK
(n = 69)

Không NK
(n = 139)


OR (95%CI)

p

Giới (nam), n (%)

37 (53,6)

62 (44,6)

0,70 (0,39 - 1,24)

0,24

Tăng huyết áp, n (%)

47 (68,1)

104 (74,8)

0,72 (0,38 - 1,36)

0,325

Tiểu đường, n (%)

18 (26,1)

36 (25,9)


1,01 (0,52 - 1,95)

1,000

Rối loạn mỡ máu, n (%)

18 (26,1)

55 (39,6)

0,54 (0,29 - 1,02)

0,065

Rung nhĩ, n (%)

31 (44,9)

31 (22,3)

2,84 (1,53 - 5,28)

0,001

Suy tim, n (%)

27 (39,1)

40 (28,8)


1,59 (0,87 - 2,92)

0,157

Bệnh mạch vành, n (%)

12 (17,4)

24 (17,3)

1,01 (0,47 - 2,16)

1,000

Hút thuốc lá, n (%)

26 (37,7)

56 (40,3)

0,90 (0,49 - 1,62)

0,764

mRS ≥ 3 ra viện

65 (94,2)

75 (54,0)


13,87 (4,79 - 40,16)

< 0,001

mRS ≥ 3 sau 90 ngày

64 (92,7)

63 (45,3)

15,44 (5,86 - 40,71)

< 0,001

Tử vong sau 90 ngày

11 (15,9)

4 (2,9)

6,40 (1,96 - 20,94)

0,001

Đặc điểm
Các yếu tố nguy cơ

Các kết quả


53


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016
Điểm mRS ( ≥ 3) khi ra viện sau 90
ngày ở nhóm có NK cao hơn nhóm không
có NK, khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p < 0,001. Khi so sánh tỷ lệ liên quan đến
dịch tễ, yếu tố nguy cơ đột quỵ, các bệnh
lý kèm theo cho thấy khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa 2 nhóm NK và không NK ở
yếu tố rung nhĩ (p = 0,001, OR 2,85,
CI95% 1,53 - 5,28), còn các yếu tố khác
như giới tính, tăng huyết áp, tiểu đường,
rối loạn mỡ máu, suy tim, bệnh mạch vành
và tăng huyết áp, khác biệt giữa 2 nhóm

Viêm phổi
phổi
Viêm

10.6

74.5

NK tiết
Nhiễm khuẩn
tiết niệu
niệu 0
Viêm

phổi
& NK
Viêm
phổi
& Nhiễm
0
khuẩn tiếttiết
niệu
niệu
NK
Có nhiễmCó
khuẩn

không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này
phù hợp với nghiên cứu của Grabska [5]
và Matz [6] ở yếu tố rung nhĩ và tăng huyết
áp, nhưng chưa phù hợp ở các yếu tố giới
tính, suy tim, bệnh mạch vành, tiểu đường,
rối loạn mỡ máu và hút thuốc lá, những
yếu tố này trong nghiên cứu trên đều khác
biệt có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của
Popovic [3] lại thấy khác biệt không có ý
nghĩa thống kê giữa các yếu tố trên, là do
điều kiện chăm sóc và điều trị cũng như
cỡ mẫu khác nhau giữa các nghiên cứu.

7.3

14.9


82.4

17.6

80

20

76.8

Không
NK
Không nhiễm
khuẩn

15.9

54.7
0%

20%
mRS = 0-2

42.4
40%

60%

mRS = 3-5


80%

2.9
100%

mRS = 6

Biểu đồ 3: So sánh phân bố mRS ở các nhóm.
Điểm mRS (0 - 2) của nhóm không NK
(54,7%) cao hơn rất nhiều so với nhóm
có NK.
Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở tỷ lệ mRS ≥ 3 khi BN ra
viện (p < 0,001, OR 13,87, CI 95% 4,79 40,16), mRS ≥ 3 sau 3 tháng (p < 0,001,
OR 15,44, CI 95% 5,86 - 40,71) và tỷ lệ tử
vong sau 90 ngày (p < 0,001, OR 6,40,
54

CI95% 1,96 - 20,94), hoàn toàn phù hợp
với nghiên cứu của Popovic và Grabska.
Bệnh lý NK kèm theo sẽ làm trầm trọng
hơn tình trạng bệnh, nguy cơ tàn phế và
tử vong. Có sự khác biệt rõ rệt về phân bố
điểm mRS ở các nhóm, tỷ lệ mRS 0 - 2
của nhóm không NK cao hơn đáng kể so
với những nhóm NK (54,7% so với tỷ lệ
tương ứng của các nhóm NK là 0 - 10,6%).


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016

KẾT LUẬN
Nhồi máu não có xu hướng ngày càng
tăng cao, làm tăng tỷ lệ tàn phế và tử
vong của người bệnh. Nghiên cứu này
cho thấy, nếu có tình trạng NK kèm theo
là 33,2% thì mức độ trầm trọng của bệnh
và tỷ lệ tử vong lên tới 15,9%. Do đó, cần
chú ý dự phòng NMN ở trường hợp có
nguy cơ. Đối với những BN này, cần
chăm sóc tích cực, phòng tránh các nguy
cơ NK: nếu có NK, cần nhanh chóng tìm ra
nguyên nhân và điều trị kịp thời nhằm làm
giảm tỷ lệ tàn phế và tử vong.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Miller CM and Behrouz R. Impact of
infection on stroke morbidity and outcomes.
Curr Neurol Neurosci Rep. 2016, 16 (9), p.83.

2. Garner JS, Jarvis WR, Emori TG et al.
CDC definitions for nosocomial infections.
American Journal of Infection Control. 1988,
16 (3), pp.128-140.
3. Popovic N, Stefanovic-Budimkic M,
Mitrovic N et al. The frequency of poststroke
infections and their impact on early stroke
outcome. J Stroke Cerebrovasc Dis. 2013, 22
(4), pp.424-429.
4. Cowan LT, Alonso A, Pankow JS et al.
Hospitalized infection as a trigger for acute
ischemic stroke: The Atherosclerosis Risk in

Communities Study. Stroke. 2016, 47 (6),
pp.1612-1617.
5. Grabska K, Gromadzka G and Czlonkowska
A. Infections and ischemic stroke outcome.
Neurology Research International. 2011, p.8.
6. Matz K, Seyfang L, Dachenhausen A et al.
Post-stroke pneumonia at the stroke unit - a
registry based analysis of contributing and
protective factors. BMC Neurol. 2016, 16, p.107.

55



×