Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu tình trạng đề kháng kháng sinh của các chủng escherichia coli ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương và Bệnh viện Quân y 103 (12-2012 đến 6-2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.65 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC
CHỦNG ESCHERICHIA COLI Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN
HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƢƠNG VÀ
BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 (12 - 2012 ĐẾN 6 - 2014)
Lê Văn Nam*; Trần Viết Tiến*; Phạm Văn Ca**; Nguyễn Thị Thúy Hằng**
Lê Văn Duyệt**; Nguyễn Vũ Trung**; Nguyễn Văn Kính**
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định tỷ lệ sinh ESBL và tình trạng đề kháng kháng sinh của các chủng E. coli.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 56 chủng E. coli phân lập được ở
bệnh nhân (BN) nhiễm khuẩn huyết (NKH) điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và
Bệnh viện Quân y 103, thời gian từ 12 - 2012 đến 6 - 2014. Kết quả và kết luận: 39,29% chủng E. coli
sinh ESBL. Kháng sinh bị vi khuẩn (VK) kháng cao nhất là ampicilin (85,71%), tiếp theo là
trimethoprim/ sulfamethoxazole (64,29%), cephazolin 50%. Những kháng sinh còn tỷ lệ nhạy
cảm cao là: doripenem 96,43%, ertapenem 94,64%, amikacin 96,43% và cefepime 89,29%. Có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đề kháng với các kháng sinh ampicilin, ceftriaxone,
cephazolin và trimethoprim/sulfamethoxazole giữa 2 nhóm ESBL (+) và ESBL (-) (p < 0,05).
* Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết; Đề kháng kháng sinh; Escherichia coli; ESBL.

Antibiotic Resistance Level of Escherichia Coli Strains Isolated
from Septicemia Patients in National Hospital of Tropical Diseases
and 103 Hospital (12 - 2012 to 6 - 2014)
Summary
Objectives: To determine the rate of ESBL and antibiotic resistance level of E. coli strains.
Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study on 56 E. coli strains were isolated from
septicemia patients in National Hospital of Tropical Diseases and 103 Hospital during period of
December, 2012 to June, 2014. Results and conclusions: 39.29% of E. coli strains possessed
ESBL. The highest resistant antibiotic was ampicilin (85.71%), followed by trimethoprim /
sulfamethoxazole (64.29%), cephazolin 50%. Other antibiotics are remained high sensitivity,
includes: doripenem 96.43%, ertapenem 94.64%, amikacin 96.43% and cefepime 89.29%. There


was significant difference about ampicilin, ceftriaxone, cephazolin and trimethoprim/sulfamethoxazole
resistance level between ESBL (+) and ESBL (-) group (p < 0.05).
* Key words: Septicemia; Antibiotic resistance; Escherichia coli; ESBL.
* Bệnh viện Quân y 103
** Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW
Người phản hồi (Corresponding): Lê Văn Nam ()
Ngày nhận bài: 10/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/12/2015
Ngày bài báo được đăng: 28/12/2015

42


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

ĐẶT VẤN ĐỀ
Escherichia coli (E. coli) có thể gây ra
nhiều thể bệnh khác nhau như nhiễm
khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy, đặc biệt
là NKH [8]. Hiện nay, tỷ lệ NKH do E. coli
đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu và
là một trong những nguyên nhân gây nhiễm
trùng có tỷ lệ sốc và tử vong cao [7].
Vấn đề E. coli đa kháng thuốc đang trở
thành mối quan tâm của toàn thế giới. Sự
xuất hiện các chủng sinh ESBL gây đa
kháng với kháng sinh, do đó công tác
điều trị gặp nhiều khó khăn. Đánh giá
mức độ kháng kháng sinh của VK hết sức
cần thiết, giúp cho bác sỹ lâm sàng lựa
chọn kháng sinh phù hợp, xác định liều

kháng sinh tối ưu để nâng cao hiệu quả
điều trị và giảm tỷ lệ VK kháng thuốc.
Từ khi kháng sinh được đưa vào sử
dụng, đã có nhiều ESBL được sinh ra, là
nguyên nhân gây mất tác dụng của thuốc,
dẫn đến giảm hiệu quả điều trị. Bên cạnh
đó, những ESBL này lan truyền sang các
chủng E. coli và loài VK khác dẫn đến tình
trạng lan truyền gen kháng thuốc trong
tự nhiên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm:
- Xác định tỷ lệ sinh ESBL của các
chủng E. coli ở BN NKH điều trị tại Bệnh
viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh
viện Quân y 103.
- Xác định tình trạng đề kháng kháng
sinh của các chủng E. coli này.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
56 chủng E. coli phân lập từ máu của
BN NKH điều trị tại các khoa lâm sàng
thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

và Bệnh viện Quân y 103 từ 12 - 2012
đến 6 - 2014.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
* Vật liệu nghiên cứu:
- Chủng E. coli được phân lập và định

danh từ máu của BN.
- Chủng E. coli ATCC 25922.
- Môi trường canh thang BHI có 20%
glycerol.
- Nước muối 0,45% vô trùng, pH 5 - 7.
- Card kháng sinh đồ AST-GN68 (Hãng
Bio Mérieux, Pháp) do Công ty DEKA cung
cấp.
* Kỹ thuật thu thập mẫu:
Các chủng E. coli phân lập từ BN NKH
được lưu giữ trong môi trường canh thang
BHI có 20% glycerol và thông tin chủng
được ghi chép vào mẫu phiếu nghiên cứu.
* Kỹ thuật kháng sinh đồ:
Được thực hiện bằng cách xác định
nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) trên máy
tự động Vitek 2 - Compact theo khuyến cáo
của Viện Tiêu chuẩn Lâm sàng và Xét
nghiệm (CLSI) (2013) [6].
- Card kháng sinh đồ bảo quản 2 - 80C,
để 30 phút ở nhiệt độ ph ng trước khi sử
dụng.
- Lấy hai ống nghiệm vô trùng kích cỡ
12 x 75 mm, mỗi ống cho 3 ml nước muối
vô trùng 0,45%, đánh số thứ tự 1, 2.
- Lấy khuẩn lạc nuôi cấy 18 - 24 giờ
trên đĩa thạch máu cho vào ống 1, dùng
que cấy nghiền VK ở thành trong của ống
sau đó trộn đều tạo thành huyền dịch VK.


43


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

- Cho ống 1 vào máy đo độ đục để đạt
0,5 - 0,63 Mc Farland.
- Dùng pipette hút 280 μl huyền dịch từ
ống 1 sang ống 2 rồi trộn đều.
- Lấy card kháng sinh đồ cho đầu hút
vào ống 2, đặt ống và thẻ lên giá đỡ.

- Cho ống 2 vào máy VITEK®2 Compact,
thao tác theo hướng dẫn sử dụng máy.
- Nhập thông tin vào máy tính: mã bệnh
phẩm, tên người làm.
- Kết quả MIC (đơn vị μg/ml) và ESBL
sẽ được máy tự động in ra.
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm Stata 10.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Tỷ lệ VK sinh ESBL.
* Kết quả sàng lọc chủng E. coli sinh ESBL:
- ESBL (+): 22 BN (39,29%); ESBL (-): 34 BN (60,71%).
- 39,29 % chủng E. coli sinh ESBL. Kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của
Hoàng Thị Thanh Thủy là 51,1%; nhưng cao hơn nghiên cứu của Võ Thị Chi Mai [3]:
30,4% và Đoàn Thị Hồng Hạnh [1]: 30,3%.
2. Tình trạng đề kháng kháng sinh của VK.
Bảng 1: Tình trạng đề kháng kháng sinh của E. coli.
Kháng sinh


MIC (μg/m )

Mức độ đề kháng với kháng sinh theo MIC
Nhạy (%)

Trung gian (%)

Kháng (%)

1 (1,79)

48 (85,71)

Ampicilin

8 - 32

7 (12,5)

Trimethoprim/sulfamethoxazole

16 - 64

20 (35,71)

Cephazolin

2-8


27 (48,21)

Ceftriaxone

0,5 - 128

30 (53,57)

1 - 64

23 (41,07)

Ciprofloxacin

0,125 - 8

36 (64,29)

20 (35,71)

Levofloxacin

0,06 - 16

36 (64,29)

20 (35,71)

Gentamycin


0,5 - 32

40 (71,43)

Ceftazidime

0,5 - 128

45 (80,36)

Piperacillin/tazobactam

16 - 128

30 (78,95)

3 (7,89)

5 (13,16)

Tobramycin

0,5 - 32

39 (69,64)

12 (21,43)

5 (8,93)


Cefepime

0,5 - 16

50 (89,29)

1 (1,79)

5 (8,93)

Doripenem

0,06

54 (96,43)

Ertapenem

0,25 - 1

53 (94,64)

1-8

54 (96,43)

Ampicilin/sulbactam

Amikacin


36 (64,29)
1 (1,79)

28 (50)
26 (46,43)

8 (14,29)

1 (1,79)

25 (44,64)

15 (26,79)
11 (19,64)

2 (3,57)
1 (1,79)

2 (3,57)
2 (3,57)

Kháng sinh bị kháng tỷ lệ cao là: ampicilin 85,71%; trimethoprim/sulfamethoxazole
64,29%; cephazolin 50%; ceftriaxone 46,43%; ciprofloxacin và levofloxacin đều 35,71%.
44


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

Các kháng sinh có tỷ lệ nhạy cao: doripenem 96,43%; ertapenem 94,64%; amikacin
96,43% và cefepime 89,29%. Hoàng Thị Nhung [4] gặp tỷ lệ kháng ampicilin 86,7%;

trimethoprim/sulfamethoxazole 70,03%. Nghiên cứu của Trần Thúy Liên [2]: kháng
trimethoprim/sulfamethoxazole 86%, ceftazidime và cefepime cùng 82%; nhạy cảm 86%
với ertapenem và 92% với amikacin.
Bảng 2: Mức độ đề kháng kháng sinh của nhóm ESBL (+) và ESBL (-).
ESBL (+) (n = 22)
Kháng sinh

Nhạy (%)

ESBL (-) (n = 34)

Trung
Kháng (%) Nhạy (%)
gian (%)

Trung
Kháng (%)
gian (%)

p

Ceftriaxone

22 (100)

30 (88,24)

4 (11,76)

< 0,01


Cephazolin

22 (100)

27 (79,41) 1 (2,94)

6 (17,65)

< 0,01

18 (52,94)

< 0,05

26 (76,47)

< 0,05

12 (54,55) 13 (38,24) 8 (23,53) 13 (38,24)

< 0,05

Trimethoprim/
sulfamethoxazole

4 (18,18)

18 (81,82) 16 (47,06)


Ampicilin
Ampicilin/sulbactam

22 (100)
10 (45,45)

7 (20,59)

1 (2,94)

Ciprofloxacin

11 (50)

11 (50)

25 (73,53)

9 (26,47)

> 0,05

Levofloxacin

11 (50)

11 (50)

25 (73,53)


9 (26,47)

> 0,05

Piperacillin/tazobactam

11 (73,33) 2 (13,33)

2 (13,33)

19 (82,61) 1 (4,35)

3 (13,04)

> 0,05

Ceftazidime

15 (68,18)

7 (31,82)

30 (88,24)

4 (11,76)

> 0,05

Tobramycin


14 (63,64) 5 (22,73)

3 (13,64)

25 (73,53) 7 (20,59)

2 (5,88)

> 0,05

Gentamycin

15 (68,18)

7 (31,82)

25 (73,53) 1 (2,94)

8 (23,53)

> 0,05

Cefepime

18 (81,82)

1 (4,55)

3 (13,63)


32 (94,12)

2 (5,88)

> 0,05

Ertapenem

21 (95,45)

1 (4,55)

32 (94,12)

2 (5,88)

> 0,05

Doripenem

22 (100)

32 (94,12)

2 (5,88)

> 0,05

Amikacin


22 (100)

32 (94,12)

2 (5,88)

> 0,05

Nhóm ESBL (+) kháng tỷ lệ rất cao với ampicilin (100%), ceftriaxone (100%),
cephazolin (100%) và trimethoprim/sulfamethoxazole (81,82%); nhóm ESBL (-) có tỷ lệ
đề kháng với những kháng sinh này thấp hơn hẳn, tương ứng 76,47%; 11,76%;
17,65% và 52,94%; khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả của chúng tôi
tương đương với Trần Thúy Liên [2]: tỷ lệ đề kháng với tất cả kháng sinh ở nhóm
ESBL (+) đều cao hơn nhóm ESBL (-).
45


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

KẾT LUẬN
- Có 22/56 chủng E. coli (39,29%) sinh
ESBL.
- Kháng sinh bị đề kháng cao nhất là
ampicilin (85,71%), tiếp theo là trimethoprim/
sulfamethoxazole (64,29%) và cephazolin
50%. Những kháng sinh còn có tỷ lệ nhạy
cảm cao là: doripenem 96,43%; ertapenem
94,64%; amikacin 96,43% và cefepime
89,29%. Nhóm sinh ESBL có mức kháng
ampicilin, ceftriaxone, cephazolin và

trimethoprim/sulfamethoxazole cao hơn
nhóm ESBL (-), p < 0,05.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Thị Hồng Hạnh. Nghiên cứu khả
năng sinh beta-lactamase phổ rộng của các
VK Gram âm phân lập được tại Bệnh viện
Việt Nam - Thụy Điển (Uông Bí). Luận án Tiến
sỹ Y học. Học viện Quân y. 2011.
2. Trần Thúy Liên. Nghiên cứu mức độ
kháng kháng sinh và phát hiện sự có mặt của
gen New Delhi metallo beta-lactamase 1 ở
các chủng Escherichia coli và Klebsiella
pneumoniae gây bệnh tại Bệnh viện TWQĐ
108 (6/2014 - 6/2015). Luận văn Thạc sỹ Y học.
Học viện Quân y. 2015.

46

3. Võ Thị Chi Mai và CS. Nồng độ ức chế
tối thiểu của 9 loại kháng sinh trên trực khuẩn
Gram âm gây nhiễm trùng ổ bụng (SMART
2006 - 2007). Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh.
2009, 13 (1), tr.320-323.
4. Hoàng Thị Nhung. Nghiên cứu biểu hiện
lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên
lượng sốc ở BN NKH do Escherichia coli tại
Bệnh viện Quân y 103 (01/2012 - 6/2015).
Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y.
2015.
5. Hoàng Thị Thanh Thủy và CS. Khảo sát

căn nguyên VK gây NKH tại Bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới Trung ương năm 2012. Tạp chí Y học
Việt Nam. 2013, 2, tr.89-92.
6. CLSI - Clininical Laboratory Standard
Institute. Performance standards for antimicrobial
susceptibility testing. Twenty - third informational
supplement. 2013, 33 (1), pp.23-100.
7. De Kraker MEA et al. The changing
epidemiology of bacteremia in Europe: trends
from the European Antimicrobial Resistance
Surveillance System. Clin Microbiol Infect.
2012, 19 (9), pp.860-868.
8. Russo TA, Johnson JR. Medical and
economic impact of extraintestinal infections
due to Escherichia coli: focus on an increasingly
important endemic problem. Microbes Infect.
2003, 5 (5), pp.449-456.



×