Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều trị vết loét mạn tính vùng cùng cụt tại Bệnh viện Đại học Y Dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.59 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Nghiên cứu Y học

ĐIỀU TRỊ VẾT LOÉT MẠN TÍNH VÙNG CÙNG CỤT
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC
Nguyễn Anh Tuấn*, Vũ Hữu Thịnh, Nguyễn Mạnh Đôn, Trần Ngọc Lĩnh**

TÓM TẮT
Mở đầu: Điều trị vết loét mạn tính vùng cùng cụt luôn là khó khăn đối với phẫu thuật viên. Việc điều trị cần
có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa, nhiều phương pháp trong nhiều giai đoạn khác nhau để đạt kết quả tốt
nhất. Mục đích của nghiên cứu này là tổng kết và đánh giá kết quả điều trị loét mạn tính vùng cùng cụt.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân bị loét mạn tính vùng cùng cụt được điều trị tại khoa
Tạo hình thẩm mỹ và trung tâm điều trị vết thương Bệnh viện Đại học Y Dược từ 06/2008 đến 03/2010. Thời
gian theo dõi trung bình trên 12 tháng.
Kết quả: Có 10 bệnh nhân bị loét mạn tính vùng cùng cụt được điều trị tại khoa Tạo hình thẩm mỹ và
trung tâm điều trị vết thương Bệnh viện Đại học Y Dược. Tất cả bệnh nhân đều lành vết loét, hài lòng, không có
biến chứng.
Kết luận: Để lành vết loét mạn tính vùng cùng cụt cần phát hiện và chẩn đoán sớm. Điều trị phẫu thuật
gồm: Cắt lọc, đặt VAC kích thích mô hạt phát triển; xoay trược vạt da giúp vết mổ khâu da không căng; tránh tì
đè vết loét; tập vật lý trị liệu, ngừa tái loét.

ABSTRACT
TREATMENT SACRAL CHRONIC ULCER AT THE UNIVERSITY MEDICAL CENTER (UMC)
Nguyen Anh Tuan, Vu Huu Thinh, Nguyen Manh Don, Tran Ngoc Linh

* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 243 - 247
Background: Treatment chronic ulcers are always difficulty for surgeon. Treatment must often co-ordinate
the many specialists, many methods in many different stages to reach the best results. The goal of this study is to
review the result of treatment sacral chronic ulcers patients.
Materials and methods: From 06/2008 to 03/2010 at the plastic and cosmetic department and wound care



center (UMC), all sacral choronic ulcer cases. The mean follow-up time was 12 months.
Results: A total 0f 10 sacral choronic ulcer case have been treated at at the plastic and cosmetic department

and wound care center (UMC) from 06/2008 – 03/2010. All patients had successful healing ulcer. There were not
complaints or complication.
Conclusion: The key to successful healing sacral chronic ulcer: Detect and diagnose early. Surgical

treatment: Cut filter, put the VAC stimulate granulation developmen;.Vertical incision phases of tension;
Avoidance pressure against ulcer; Physiotherapy practice, to prevent recurrence of ulceration.
Key words: plastic and cosmetic sugery, chronic ulcers, sacral, cut filter, VAC, pressure ulcer, recurrence of
ulceration, Sliding subcutaneous pedicle flaps, V-Y flap.
Việc điều trị thường phải phối hợp nhiều
ĐẶT VẤN ĐỀ
chuyên khoa, nhiều phương pháp trong nhiều
Vết loét mạn tính vùng cùng cụt luôn là
giai đoạn khác nhau để đạt kết quả tốt nhất.
thách thức đối với các bác sĩ ngoại khoa nói
chung và Tạo hình thẩm mỹ (THTM) nói riêng.
* Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, ĐHYD TP.HCM, ** Khoa Tạo hình Thẩm mỹ, BV Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Anh Tuấn.
ĐT: 0913910789.
Email:

Chuyên Đề Ngoại Khoa

243


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Mục đích nghiên cứu
Tổng kết và đánh giá điều trị vết loét mạn
tính vùng cùng cụt của các bệnh nhân được điều
trị tại khoa THTM và trung tâm điều trị vết
thương Bệnh viện Đại học Y Dược từ 06/2008
đến 03/2010.

ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân bị loét vùng cùng cụt được
điều trị tại khoa THTM và trung tâm điều trị vết
thương bệnh viện đại học Y Dược từ 06/2008
đến 03/2010.

Một số đặc điểm bệnh nhân liên quan đến
vết loét
Một số đặc điểm
Nhận thức chăm sóc bản thân
của bệnh nhân
Cảm giác vùng cùng cụt
Tiêu, tiểu tự chủ
Bệnh nội khoa đi kèm (tim mạch,
tiểu đường, viêm phổi, nhiễm
trùng tiểu…)
Tự xoay trở

Nghiên cứu hồi cứu các trường hợp bị loét

mạn tính vùng cùng cụt được điều trị tai khoa
THTM và trung tâm điều trị vết thương Bệnh
viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.

+ Đỏ da.

8
10
0

3

7

+ Loét trợt nông, phỏng rộp.
+ Loét sâu dưới da và mỡ dưới da.
+ Loét sâu, hoại tử hoặc loét cơ xương.
Số bệnh nhân
1
Kích thước vùng loét 1 x2
/cm
Tình trạng loét nhiễm +
trùng
Giai đoạn loét
3

1
1
x2
+


1
2
x1
+

2 1
2 10
x2 x5
+ +

1 1 1
12 6 2
x5 x8 x3
+ + +

4

4

3

4

3

4

1
2

x3
+

4 2

Phương pháp điều trị

Giới tính

8 ca điều trị phẫu thuật, 2 ca điều trị nội
khoa,

5 nam, 5 nữ

Tuổi
Thấp nhất 59 tuổi (2 bệnh nhân), cao nhất 86
tuổi (2 bệnh nhân).

Nguyên nhân
Loét mạn tính vùng cùng cụt chủ yếu là loét
tì đè trên bệnh nhân lớn tuổi do bị liệt hay vận
động kém sau tai biến mạch máu não (TBMMN)
(50%), sau tai nạn giao thông (TNGT) tổn
thương cột sống (12,5%), tai nạn lao động
(TNLĐ) (12,5%), tai nạn sinh hoạt (TNSH)
(12,5%) khác (12,5%).
Nguyên
TBMMN TNGT TNLĐ TNSH Khác
nhân
Nam

2
1
1
Nữ
2
1
1
Cộng
4
1
1
1
1

2
0
10

Chúng tôi xếp loại vết loét theo từng giai
đoạn dựa trên phân loại loét tì đè (1,3) như sau:
- Gồm 4 giai đoạn loét:

Từ 03/2008 đến 03/2010, có 10 bệnh nhân có
vết loét mạn tính vùng cùng cụt được điều trị tại
khoa THTM và trung tâm điều trị vết thương
Bệnh viện Đại học Y Dược.

Ít hoặc không
8


Tình trạng và kích thước ổ loét

Phương pháp nghiên cứu

KẾT QUẢ


2

Cộng
4
4
8

Điều trị nội khoa (điều trị bệnh nội khoa đi
kèm, chăm sóc vết thương, kháng sinh, vật lý trị
liệu, dinh dưỡng): hai trường hợp do bệnh nhân
có nhiều bệnh nội khoa đi kèm (tim mạch, hô
hấp, tiểu đường…), không đủ sức khỏe để thực
hiện phẫu thuật, vết loét ở giai đoạn 2-3. kết quả
vết loét lành sau hơn 16 tuần
Điều trị phẫu thuật: 8 ca

Có hay không sử dụng máy VAC
Cắt lọc – khâu da trực tiếp
Cắt lọc – xoay vạt da

Sử dụng Không sử
Tổng
VAC

dụng VAC
1
3
4
3
1
4

Đóng vết loét
Khâu trực tiếp
Kích thước vùng loét ≤ 4 cm2 (4 ca)

Xoay vạt da
≥ 6 cm2 (4 ca)

Kết quả đạt được sau hơn 1 năm theo dõi:

244

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
- 10 ca loét mạn tính vùng cùng cụt lành
hoàn toàn sau điều trị: 100%
- Thời gian nằm viện trung bình 4 tuần.
- Thời gian lành vết loét (tính từ lúc bắt đầu
điều trị phẫu thuật đến khi cắt chỉ vết loét) trung
bình 8 tuần
- Có 1 trường hợp tái loét sau khi điều trị

khỏi 1 tháng do người nhà và bệnh nhân xoay
trở kém, dẫn đến tái loét do tì đè. Khi đó bệnh
nhân được nhập viện, phẫu thuật cắt lọc làm
sạch và đóng kín vết loét trực tiếp (do phát
hiện sớm, kích thước loét nhỏ). Sau đó vết loét
lành tốt.
- Có 1 trường hợp nhiễm trùng vết loét sau
khi xuất viện do chăm sóc vết mổ không đúng
cách. Vết khâu không sạch, tiết dịch hôi. Phẫu
thuật cắt lọc lại, khâu vết mổ, sử dụng kháng
sinh. Vết loét lành sau 2 tuần.

BÀN LUẬN
Ở người bình thường, khỏe mạnh, da sẽ
nhận biết được tình trạng chịu một kích thích,
một áp lực tì đè lớn hoặc qúa lâu gây thiếu máu
nuôi tại chỗ trên da lành thông qua các thần
kinh cảm giác trên da.
Vết loét vùng cùng cụt đa phần là vết loét do
tì đè, những đối tượng dễ bị loét do tì đè thường
là ở người già yếu, lớn tuổi, khả năng tự vận
động kém, thiếu sự chăm sóc nuôi dưỡng, vệ
sinh của người thân hay có các bệnh khác đi
kèm nhưng bị liệt, rối loạn vận động, suy dinh
dưỡng, tiểu đường…
Đối với việc phòng ngừa và phát hiện loét
sớm, đều có thể thực hiện và tránh được tình
trạng nặng nề thêm của bệnh cũng nhưng giảm
đi chi phí chăm sóc và điều trị bệnh rất nhiều.
Vì vậy, việc khảo sát kiến thức, thái độ của

người dân và nhân viên y tế trong việc phòng
ngừa và phát hiện loét cần phải được đánh giá.
Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi đã
chưa thực hiện được. Do vậy nghiên cứu này
cần được tiếp tục tiến hành và mở rộng thêm.

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Nghiên cứu Y học

Trong tổng số 10 bệnh nhân, tỉ lệ nam / nữ
bằng nhau. Tuy số lượng không nhiều nhưng có
thể thấy, loét mạn tính vùng cùng cụt gần như
không liên quan đến giới tính.
Bệnh nhân là người lớn tuổi (ít tuổi nhất là
59 tuổi). Đây là một yếu tố cho thấy bệnh gặp ở
người già, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn do
khả năng tự hồi phục, tự xoay trở kém, có nhiều
bệnh đi kèm do tuổi già.
Trong nghiên cứu này, có 10 bệnh nhân, tất
cả đều có các bệnh lý nội khoa đi kèm do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên đa số là do
mất hay giảm cảm giác vùng cùng cụt hoặc do
yếu liệt vận động gây nên loét do tì đè không
được phòng ngừa, phát hiện kịp thời hoặc do
điều trị không đúng cách dẫn đến vết loét không
lành, hoặc vết loét nhiễm trùng, ngày càng nặng
hơn (độ 3, 4). Quá trình điều trị hết sức khó
khăn, kéo dài và tốn kém.
Có 5/ 10 trường hợp đến với chúng tôi khi

loét ở giai đoạn 4. Những trường hợp này đến
muộn đa phần do có kèm bệnh nội khoa nặng,
hoặc chỉ chú trọng điều trị nội khoa, còn vết loét
chỉ thay băng mỗi ngày. Chính điều này làm cho
việc điều trị không thoát ra khỏi vòng lẩn quẩn
bệnh lý. Nếu vết loét không được điều trị kịp
thời, đúng cách, bệnh nhân sẽ dễ dàng bị nhiễm
trùng vết loét, dẫn đến nhiễm trùng toàn thân.
Ngoài ra, với vết loét vùng cùng cụt, không vệ
sinh, chăm sóc, xoay trở bệnh nhân dễ bị mắc
thêm một số bệnh khác đi kèm như: viêm phổi,
nhiễm trùng đường niệu, nhiễm trùng phụ
khoa, táo bón, teo cơ…
Có 2 ca chúng tôi điều trị loét cùng cụt nội
khoa. Cả 2 ca này đều có chỉ định phẫu thuật,
cắt lọc, đóng kín vết loét. Tuy nhiên do bệnh
nhân có bệnh nội khoa đi kèm, không đủ sức
chịu được cuộc mổ và người nhà cũng muốn
điều trị nội khoa sau khi nghe chúng tôi giải
thích về tình trạng cũng như hướng điểu trị.
Chúng tôi chăm sóc vết thương ban đầu bằng
cách rửa vết thương tại chỗ, thay băng mỗi ngày
sau khi vết loét sạch, sử dụng thuốc kích thích
tăng sinh mô hạt Easy effect (EasyF) xịt ngày 2

245


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

lần, lần 1 – 2 nhát, thay băng cách ngày, đồng
thời điều trị kháng sinh, nâng tổng trạng bệnh
nhân, điều trị các bệnh nội khoa đi kèm, tập vật
lý trị liệu chống ứ đọng, viêm phổi, chống tì đè.
Song song đó hướng dẫn người nhà cách chăm
sóc, xoay trở bệnh nhân, cách phòng ngừa, phát
hiện tình trạng loét do tì đè các vùng khác trên
cơ thể. Cho bệnh nhân nằm nệm hơi hay nệm
nước, tập massage. Vệ sinh cá nhân, tránh ẩm
ướt, đặc biệt là vùng cùng cụt rất gần vùng tiết
niệu, âm đạo, trực tràng.
Về phương pháp điều trị phẫu thuật (8 ca),
tất cả đều được phẫu thuật cắt lọc và khâu đóng
vết mổ. Trong 8 ca này, chúng tôi sử dụng
phương pháp đặt máy VAC, hút dịch áp lực âm
kín (áp lực 125mmHg)(4) cho 4 ca loét vùng cùng
cụt có nhiễm trùng, tăng tiết dịch nhiều, hôi, mô
hạt kém (không tùy thuộc vào kích thước loét).
Thời gian đặt máy trung bình khoảng 4-5 ngày/
lần đặt. Việc quyết định ngưng VAC tùy thuộc
vào lượng và tính chất dịch tiết ra mà chúng tôi
theo dõi mỗi ngày. Khi nhận thấy lượng dịch tiết
ra ít hơn nhiều hơn so với trước đó và tính chất
dịch trong, không hôi (thường sau đặt VAC 4-5
ngày tổng dịch khoảng dưới 30ml) thì có thể
nghĩ đến việc đóng vết loét. Tùy theo tình trạng
nhiễm trùng vết loét, có thể đặt VAC nhiều lần.
Trong nghiên cứu này có ca chúng tôi đặt VAC 1

lần có thể đóng vết loét, số lần đặt VAC nhiều
nhất là 4 lần.
VAC với áp lực âm thích hợp và dẫn lưu
kín giúp không ứ đọng dịch viêm, kích thích
mô hạt phát triễn, kéo máu tới nuôi mô. Bệnh
nhân không phải thay băng nhiều lần trong
ngày hay nhiều ngày, giảm nguy cơ nhiễm
trùng bệnh viện. Bệnh nhân sẽ thoải mái,
người nhà và nhân viên y tế dễ dàng chăm sóc,
xoay trở, vệ sinh cá nhân.
Kỹ thuật khâu đóng vết mổ là không được
khâu căng, không tạo khoảng trống dễ tụ dịch
vết mổ. Vì vậy chúng tôi chỉ khâu đóng trực tiếp
vết mổ 4 ca (50%) có kích thước loét ≤ 4cm2 bằng
chỉ nilon 1.0

246

Chúng tôi phải sử dụng kỹ thuật xoay vạt da
V-Y hay V-C cho 4 ca (50%), trong đó có 2 ca
kích thước loét hơn 50cm2, phải sử dụng cả 2 vạt
xoay V-Y 2 bên.
Có 5/ 10 ca loét mạn tính ở giai đoạn 4, cắt
lọc mô viêm đến sát xương cùng cụt. Những ca
này đa phần bệnh nhân vận động rất kém, bệnh
nhân không được chăm sóc, xoay trở thường
xuyên.
Tất cả 10 bệnh nhân này đều được hướng
dẫn chế độ dinh dưỡng hợp lý, xoay trở tối thiểu
mỗi 2 giờ, nằm nệm nước, cách vỗ nệm nước tạo

sóng massage cho bệnh nhân và người nhà khi
nằm viện, sau mổ và xuất viện ngừa tái loét. Tuy
nhiên chúng tôi có 1 ca bệnh nhân bị loét phải
nhập viện phẫu thuật do bệnh nhân không xoay
trở thường xuyên, vệ sinh không tốt. Một ca bị
nhiễm trùng vết mổ sau khi xuất viện cho về
nhà chăm sóc vết thương. Phát hiện sớm nhờ tái
khám, bệnh nhân được phẫu thuật cắt lọc lại,
sau đó kết quả cũng lành tốt.

KẾT LUẬN
Điều trị vết loét mạn tính vùng cùng cụt
trên 10 bệnh nhân tại khoa THTM và trung
tâm điều trị vết thương Bệnh Viện Đại Học Y
Dược từ 06/2008 đến 03/2010 có kết quả lành
vết loét hoàn toàn 100%. Thời gian nằm viện
trung bình 4 tuần là kết quả đáng khích lệ, tuy
nhiên số bệnh nhân còn ít nên việc đánh giá
nghiên cứu còn giới hạn, cần phải tiếp tục
nghiên cứu với số lượng lớn hơn.
Việc điều trị, phòng ngừa và phát hiện loét
vùng cùng cụt luôn là thách thức đối với nhân
viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và xã
hội. Điều trị cần phối hợp tốt giữa bác sĩ, điều
dưỡng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, bệnh nhân,
người nhà…cũng cần phối hợp tốt giữa các
chuyên khoa: Tạo hình, nội tiết, tim mạch, phục
hồi chức năng…để mang lại kết quả tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Bluestein D, Javaheri A. (2008). Pressure ulcers: prevention,
evaluation, and management. Am Fam Physician, 78(10):
1186-1194.

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
2.

3.

Edmonds M, Bates M, Doxford M, et al (2000). New
treatments in ulcer healing and wound infection. Diabetes
Metab Res Rev, 16(1): S51-4.
Fonder MA, Lazarus GS, Cowan DA, Aronson-Cook B, Kohli
AR, Mamelak AJ. (2008). Treating the chronic wound: a
practical approach to the care of nonhealing wounds and
wound care dressings. J Am Acad Dermatol, 58(2): 185-206.

Chuyên Đề Ngoại Khoa

4.

5.

Nghiên cứu Y học


Karl, T., Modic, P. K., and Voss, E. U.(2004). Indications and
results of V.A.C. therapy treatment in vascular surgery: State
of the art and treatment of chronic wounds. Zentralbl. Chir,
129: 74.
Smith N (2004). The benefits of VAC therapy in the
management of pressure ulcers. Br J Nurs, 13 (22): 1359-65.

247



×