Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Mô phỏng mô hình gây sỏi thận bằng natri glyoxylat trên chuột nhắt và khảo sát tác động của kim tiền thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.99 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

MÔ PHỎNG MÔ HÌNH GÂY SỎI THẬN
BẰNG NATRI GLYOXYLAT TRÊN CHUỘT NHẮT
VÀ KHẢO S[T T[C ĐỘNG CỦA KIM TIỀN THẢO
Trần Thị Thiên Thanh*, | Đức Cường*, Trần Mạnh Hùng*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Sỏi thận là bệnh phổ biến, với nhiều triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân. Từ xưa, c{c dược liệu đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị sỏi thận, nổi bật là
Kim tiền thảo. Việc mô phỏng, xây dựng mô hình gây sỏi thận trên chuột nhắt l| điều cần thiết để đ{nh gi{ t{c
dụng phòng ngừa, điều trị sỏi thận của c{c dược liệu. Nghiên cứu n|y đặt mục tiêu mô phỏng một mô hình gây
sỏi thận bằng natri glyoxylat trên chuột nhắt.
Đối tượng v| phương ph{p nghiên cứu: Chuột nhắt trắng chủng Swiss albino, giống đực, nặng 30-35
gam được chọn làm thí nghiệm. Sỏi thận được gây bằng cách tiêm phúc mạc (ip) Na glyoxylat. Đ{nh gi{ sự hình
thành sỏi bằng các thông số: thể tích nước tiểu, nồng độ Ca và nồng độ oxalat trong nước tiểu, quan sát vi phẫu
thận sau khi nhuộm HE để x{c định hình thái và số lượng sỏi.
Kết quả và bàn luận: Sau thời gian thực hiện, đề t|i đã thu được các kết quả sau: Đã mô phỏng được mô
hình gây sỏi trên chuột nhắt Swiss albino với tỷ lệ tạo sỏi 90% bằng tác nhân tạo sỏi là Na glyoxylat liều 100
mg/kg, ip 1 lần/ngày trong 8 ngày liên tục. Khảo s{t sơ bộ tác dụng phòng ngừa sỏi thận của cao toàn phần Kim
tiền thảo. Theo kết quả nghiên cứu, tác dụng ngăn ngừa tạo sỏi thận có liên quan với sự gia tăng thể tích nước
tiểu 24 giờ của lô sử dụng Kim tiền thảo so với lô tạo sỏi.
Kết luận: Mô phỏng được mô hình gây sỏi trên chuột nhắt với tỷ lệ tạo sỏi là 90%. Kim tiền thảo giúp phòng
ngừa sỏi thận, giảm nguy cơ tạo sỏi lên tới 96,3% so với nhóm tạo sỏi.
Từ khóa: Sỏi thận, Na glyoxylat, chuột nhắt, kim tiền thảo

ABSTRACT
DEVELOPING A MOUSE MODEL OF KIDNEY STONE INDUCED BY SODIUM GLYOXYLATE
AND INVESTIGATING PREVENTIVE EFFECT OF OPC “KIM TIEN THAO”


ON RENAL STONE FORMATION
Tran Thi Thien Thanh, Ha Duc Cuong, Tran Manh Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 325 - 331
Aim of study: Nephrolithiasis is a common disease with many disturbing symptoms. Nephrolithiasis causes
negative impact on health and life quality of patients. In traditional medicine, many plants, notably Desmodium
styracifolium have long been used in the treatment of nephrolithiasis. To evaluate the preventive and treating
effects of herbal products on nephrolithiasis, animal models are needed, thus developing mouse models for this
purpose is necessary. In this study, we aimed to develop a mouse model of nephrolithiasis induced by sodium
glyoxylate.
Materials and methods: Male Swiss albino mice weighting 30–35 g were used. Kidney stone was induced
by sodium glyoxylate ip. The formation of kidney stone was examined by several parameters including counting
number of stones after HE stain, urine volume, oxalate and calcium concentration in urine and histology.
* Khoa Dƣợc, Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Trần Mạnh Hùng
ĐT: 0937746596

Chuyên Đề Dƣợc

Email:

325


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Results and discussion: Sodium glyoxylate at a dose of 100 mg/kg, ip once a day for 8 consecutive days
caused kidney stones on 90% mice. There was a relationship between urine volume and stone formation.
Desmodium styracifolium extract showed significantly preventive effect on stone formation. This effect was

probably due to its significant diuretic action.
Conclusion: A mouse model of nephrolithiasis was successfully established with stone formation rate of
90%. Desmodium styracifolium exhibited preventive effects on stone formation.
Key words: kidney stone, sodium glyoxylate, mouse, Desmodium styracifolium

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐI TƢỢNG-PHƢƠNGPH[P NGHIÊNCỨU

Sỏi thận là bệnh phổ biến hiện nay, chiếm
khoảng 5% dân số. Bệnh thƣờng gặp ở nam giới
độ tuổi 30-35 và nữ giới từ 35-55. Bệnh tiến triển
âm thầm, nhƣng khi xuất hiện triệu chứng thì
các triệu chứng thƣờng nghiêm trọng nhƣ đau
buốt, tiểu ra máu, tắc nghẽn đƣờng tiểu, nhiễm
trùng, gây ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng sống
của bệnh nhân và có thể gây ra suy thận mạn(8).

Động vật thử nghiệm

Điều trị sỏi thận bao gồm điều trị nội khoa
v| điều trị ngoại khoa, ngoài ra các loại thảo
dƣợc còn đƣợc sử dụng để điều trị duy trì hoặc
hỗ trợ. Điều trị nội khoa chỉ áp dụng trong
trƣờng hợp sỏi nhỏ (< 5 mm), trong trƣờng hợp
sỏi lớn (> 8 mm) kèm triệu chứng nặng hoặc điều
trị nội khoa không đem lại kết quả thì điều trị
ngoại khoa đƣợc áp dụng. Một số loại thảo dƣợc
nhƣ Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium), Mã
đề (Plantago major), Đu đủ (Carica papaya) đã

đƣợc sử dụng từ rất lâu để trị sỏi thận và hiệu
quả đã đƣợc chứng minh trên thực tế lâm sàng.
Hiện nay, việc phát triển các chế phẩm từ
thảo dƣợc trong điều trị sỏi thận đang đƣợc
quan tâm, vì vậy xây dựng một mô hình gây sỏi
thận trên động vật thử nghiệm có tính ổn định,
khả thi là nhiệm vụ cần thiết để giúp đ{nh gi{
tác dụng của các hoạt chất, thảo dƣợc lên tác
động phòng ngừa, điều trị sỏi thận. Do đó,
chúng tôi thực hiện đề tài “Mô phỏng mô hình
gây sỏi thận trên chuột nhắt bằng natri
glyoxylat” với những mục tiêu sau:
- Mô phỏng đƣợc mô hình gây sỏi thận trên
chuột nhắt Swiss albino.
- Khảo s{t sơ bộ tác dụng cao chiết toàn phần
Kim tiền thảo trong việc dự phòng sỏi thận.

326

Chuột nhắt trắng, chủng Swiss albino, 8-10
tuần tuổi, nặng khoảng 30-35 gam, giống đực,
khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thƣờng, do
Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp. HCM cung cấp.
Chuột đƣợc nuôi khoảng 1 tuần để ổn định
trƣớc khi tiến hành thí nghiệm.
Thiết bị nghiên cứu
- Máy quang kế ngọn lửa PHF-90d, S/N:
94110.
- Máy scan lam VENTANA Iscan Coreo.
- Kính hiển vi NIKON, Model Eclipse

E200LED MV R.
- Lồng chuyển hóa
Hóa chất và thuốc thử nghiệm.
- Natri glyoxylat - Sigma Aldrich, độ tinh
khiết ≥ 93%, số lô SLBK1896V
- Cao đặc Kim tiền thảo OPC (cao KTT), đạt
tiêu chuẩn kiểm nghiệm cấp cơ sở.
Mô phỏng mô hình gây sỏi thận
Chuột đƣợc chia ngẫu nhiên làm 6 lô từ 6-10
chuột/lô nhƣ sau:
L1: natri glyoxylat 100 mg/kg, ip 1 lần/ngày x
6 ngày
L2: natri glyoxylat 100 mg/kg, ip 1 lần/ngày x
8 ngày
L3: natri glyoxylat 100 mg/kg, ip 1 lần/ngày x
10 ngày
L4: natri glyoxylat 50 mg/kg, ip 1 lần/ngày x
8 ngày
L5: NaCl 0,9% 100 mg/kg, ip 1 lần/ngày x 8
ngày

Chuyên Đề Dƣợc


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
L6: natri glyoxylat 100 mg/kg, ip 1 lần/ngày x
8 ngày + uống cao KTT 300 mg/kg 1 lần/ngày
ngay sau khi tiêm natri glyoxylat.
Ở thời điểm cuối thử nghiệm, tiến hành lấy
nƣớc tiểu 24 giờ bằng cách nuôi chuột trong các

lồng chuyển hóa riêng biệt. Nƣớc tiểu đƣợc
hứng vào lọ đã chứa sẵn 1 ml HCl 1M. Đo thể
tích nƣớc tiểu thu đƣợc ở mỗi chuột, sau đó lọc
nƣớc tiểu qua giấy lọc v|o bình định mức 5-10
ml tùy vào thể tích thu đƣợc. Nƣớc tiểu đƣợc
đem định lƣợng Ca2+ v| oxalat. Sau đó, chuột
đƣợc gây mê bằng đ{ CO2, tiến hành mổ lấy
thận để làm vi thể.
Định lƣợng Ca2+
Ca2+ đƣợc định lƣợng bằng máy quang kế
ngọn lửa PHF-90d. Pha các dung dịch chuẩn Ca2+
100 ppm, 80 ppm, 60 ppm, 40 ppm, 20 ppm, 10
ppm trong dung dịch acid acetic 5M từ dung
dịch gốc Ca2+ 1000 ppm(1).
Định lƣợng oxalat
Nƣớc tiểu 24 giờ đƣợc thêm 1ml CaCl2 1M,
sau đó dung dịch đƣợc điều chỉnh pH bằng
dung dịch NH4Cl và HCl tới pH từ 4,8-5,0. Sau
đó dịch đƣợc đem ly t}m ở 900 g trong 10 phút ở
nhiệt độ thƣờng. Bỏ phần dịch nổi lấy cắn bằng
cách lọc dịch thu đƣợc qua giấy lọc, rửa sạch
giấy lọc bằng nƣớc cho đến khi giấy lọc sạch
không còn nƣớc tiểu, gắp giấy lọc vào bình nón
để chuẩn bị định lƣợng(2).
Định lƣợng oxalat bằng phƣơng ph{p chuẩn
độ thừa trừ gián tiếp oxi hóa–khử với KMnO4

Nghiên cứu Y học

0,01M trong môi trƣờng H2SO4. Pha và hiệu

chỉnh các dung dịch acid oxalic (H2C2O4) 0,01M,
dung dịch định lƣợng kali permanganat
(KMnO4) 0,01M và acid sulfuric (H2SO4) 25%
theo hƣớng dẫn trong Dƣợc điển Việt Nam(1).
Quan sát vi thể thận
Thận đƣợc rửa, cố định trong dung dịch
formalin và cắt mô theo c{c vùng đại diện và bao
gồm vùng ranh giới giữa mô lành và mô bệnh
hay giữa 2 vùng có hình thái mô học khác nhau.
Xử lý mô thận trên máy HEOTION ATP700(ST).
Sau đó mẫu mô đƣợc cắt bởi máy HEOTION
ERM 3000. Nhuộm lát cắt bằng phƣơng ph{p
Hematoxylin Eosin (HE). Scan lam bằng máy
Scan lam Ventana.

KẾT QUẢ
Kết quả thăm dò liều gây sỏi thận
Để thăm dò liều có thể gây sỏi thận trên
chuột nhắt, natri glyoxylat đƣợc thử nghiệm ở
các liều 100 mg/kg và 50 mg/kg tiêm phúc mạc
ngày 1 lần trong 8 ngày. Liều n|y đƣợc tham
khảo từ nghiên cứu của Okada(7). Kết quả đƣợc
trình bày ở hình 1 và bảng 1.
Quan sát trên tiêu bản cho thấy sỏi tập trung
chủ yếu ở vùng tháp thận và tiếp đó ở vùng tủy
thận, vùng vỏ thận hầu nhƣ không có hình
thành sỏi. Sỏi thƣờng rải rác khắp vi thể chứ ít
tập trung thành cụm. Sỏi thƣờng ở dạng tinh thể
nhiều hơn là dạng vô định hình.


Hình 1: Hình ảnh vi thể thận của (A): lô chứng; (B): Na glyoxylat 50 mg/kg; (C): Na glyoxylat 100
mg/kg (x 200)

Chuyên Đề Dƣợc

327


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

Bảng 1: Kết quả thăm dò liều gây sỏi của Na glyoxylat


N

NaCl 0,9% 100 mg/kg x 8 ngày
Na glyoxylat 50 mg/kg x 8 ngày
Na glyoxylat 100 mg/kg x 8 ngày

6
10
10

Chuột có tạo sỏi
Nhiều sỏi (≥ 3 sỏi trong tiêu bản)
Ít sỏi ( 2 sỏi trong tiêu bản)
0
0

1
2
2
7

% Tạo sỏi
0%
*,#
30%
*
90%

*

P < 0,01 so với lô chứng; #P < 0,01 so với lô Na glyoxylat 100 mg/kg

Theo kết quả thực nghiệm, lƣợng sỏi phụ
thuộc vào liều gây sỏi: ở liều Na glyoxylat 100
mg/kg có tới 90% số chuột tạo sỏi với 20% tạo
nhiều sỏi và 70% tạo ít sỏi; trong khi ở liều 50
mg/kg chỉ có 30% chuột tạo sỏi với 10% chuột tạo
nhiều sỏi. Theo thống kê, Na glyoxylat liều 100
mg/kg l|m tăng nguy cơ g}y sỏi lên 3 lần so với
liều 50 mg/kg.
Các lô gây sỏi đƣợc so sánh với lô chứng
(NaCl 0,9%) không tạo sỏi, kết quả cho thấy tỷ lệ

tạo sỏi ở các lô tiêm Na glyoxylat khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với lô chứng.
Khảo s{t t{c động tạo sỏi thận của Na glyoxylat

ở liều 100 mg/kg theo thời gian
Trong bƣớc thực nghiệm này, Na glyoxylat
đƣợc sử dụng ở liều 100 mg/kg, ip ngày 1 lần
trong thời gian: 6 ngày, 8 ngày, hay 10 ngày. Kết
quả khảo sát mức độ tạo sỏi thận theo thời gian
đƣợc trình bày ở bảng 2.

Bảng 2: Kết quả thăm dò mức độ tạo sỏi của Na glyoxylat 100 mg/kg, ip, theo ngày


N

NaCl 0,9% 100 mg/kg x 8 ngày
Na glyoxylat 100 mg/kg x 6 ngày
Na glyoxylat 100 mg/kg x 8 ngày
Na glyoxylat 100 mg/kg x 10 ngày

6
9
9
9

Chuột có tạo sỏi
Nhiều sỏi (≥ 3 sỏi trong tiêu bản)
Ít sỏi ( 2 sỏi trong tiêu bản) % Tạo sỏi
0
0
0%
*,#
1

4
55%
*
2
6
88%
*#
1
2
33%

*

P < 0,01 so với lô chứng; #P < 0,01 so với lô Na glyoxylat 100 mg/kg

Tƣơng tự kết quả trƣớc, sỏi tập trung chủ
yếu ở vùng tháp thận và tủy thận. Lƣợng sỏi
hình thành phụ thuộc vào số ngày gây sỏi. Với
cùng một liều Na glyoxylat 100 mg/kg, ở ngày
thứ 6 chỉ có 55% số chuột hình thành sỏi; ở ngày
thứ 8, tỷ lệ tạo sỏi cao nhất trong 3 thời điểm
khảo sát với 88% chuột có sỏi, trong khi ở ngày
thứ 10, chỉ còn 33,33% chuột có sỏi.
Khảo s{t t{c động dự phòng tạo sỏi của Kim
tiền thảo OPC

giảm kích thƣớc trung bình của sỏi canxi
oxalat(3,5,9). Do không có thuốc đối chứng trong
ngăn ngừa hình thành sỏi, chúng tôi đã sử dụng
cao chiết toàn phần Kim tiền thảo OPC làm

thuốc phòng ngừa sỏi thận trong mô hình
nghiên cứu. Liều Kim tiền thảo đƣợc chọn căn
cứ trên kết quả của những nghiên cứu trƣớc đ}y
về t{c động phòng ngừa v| điều trị sỏi thận của
kim tiền thảo(5).

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh Kim tiền
thảo có tác dụng ngăn ngừa hình thành sỏi và
Bảng 3: Kết quả dự phòng tạo sỏi của cao kim tiền thảo (KTT) 300 mg/kg, po


n

NaCl 0,9% 100 mg/kg x 8 ngày
Na glyoxylat 100 mg/kg x 8 ngày
Na glyoxylat 100 mg/kg +
KTT 300 mg/kg x 8 ngày

6
8
8

Chuột có tạo sỏi
Nhiều sỏi (≥ 3 sỏi trong tiêu bản) Ít sỏi ( 2 sỏi trong tiêu bản) % Tạo sỏi
0
0
0%
*
2
5

87,5%
0

2

*#

25%

*

P < 0,01 so với lô chứng; #P < 0,01 so với lô Na glyoxylat 100 mg/kg

328

Chuyên Đề Dƣợc


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

Hình 2: Đường chuẩn dung dịch Ca2+ đo bằng quang kế ngọn lửa và kết quả định lượng nồng độ Ca2+ trong nước
tiểu 24 giờ ở các lô thực nghiệm

Hình 3: Thể tích nước tiểu 24 giờ ở các lô thực nghiệm
Kết quả định lƣợng oxalat trong nƣớc tiểu 24 giờ
Bảng 4: Kết quả định lượng oxalat trong nước tiểu 24 giờ

Chứng (NaCl 0.9%)

Na Glyoxylat 100 mg/kg x 6 ngày
Na Glyoxylat 100 mg/kg x 8 ngày
Na Glyoxylat 100 mg/kg x 10 ngày
Na Glyoxylat 50 mg/kg x 8 ngày
Na Gly 100 mg/kg + KTT 300mg/kg x 8 ngày

Số lượng
6
10
10
9
10
8

Ở lô chuột đƣợc cho uống cao chiết toàn
phần KTT OPC với liều 300 mg/kg trong 8
ngày song song với quá trình gây sỏi, số chuột
có sự hình thành sỏi giảm hẳn và chỉ chiếm
25%; đồng thời không có chuột n|o rơi v|o

Chuyên Đề Dƣợc

Ngày
8
6
8
10
8
8


Nồng độ Oxalat (mg/dl)
Không xác định được
Không xác định được
Không xác định được
Không xác định được
Không xác định được
Không xác định được

nhóm tạo nhiều sỏi. Kết quả thống kê cho thấy
có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các lô: chứng
(NaCl 0,9%), lô gây sỏi (Na glyoxylat) và lô dự
phòng (kim tiền thảo).

329


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Khảo s{t t{c động của Na glyoxylat và Kim tiền
thảo trên nồng độ Ca2+ trong nƣớc tiểu và thể
tích nƣớc tiểu bài xuất trong 24 giờ
Xây dựng đƣờng chuẩn định lƣợng Ca2+
bằng các dung dịch chuẩn có nồng độ từ 10-100
ppm. Thu nƣớc tiểu 24 giờ của các lô thử nghiệm
vào ngày cuối cùng để x{c định nồng độ Ca2+.
Kết quả đƣợc trình bày ở hình 2 và 3.
So với lô chứng, các lô gây sỏi và dự phòng
sỏi bằng kim tiền thảo đều có nồng độ Ca2+ trong

nƣớc tiểu giảm; trong đó sự giảm có ý nghĩa
thống kê xảy ra ở lô gây sỏi bằng Na glyoxylat
100 mg/ngày trong 6-8 ngày và cả lô kim tiền
thảo. Nhƣ vậy Na glyoxylat có thể gây sỏi thận
bằng cơ chế giảm bài tiết Ca2+ qua nƣớc tiểu; kim
tiền thảo không l|m tăng nồng độ Ca2+, do đó t{c
động dự phòng sỏi của kim tiền thảo có thể
không qua cơ chế l|m gia tăng thải Ca2+ qua
nƣớc tiểu.
Khi xét trên tổng lƣợng nƣớc tiểu bài xuất, có
sự thay đổi thể tích nƣớc tiểu giữa các lô so với
lô chứng nhƣng không đ{ng kể; đ{ng chú ý nhất
là ở lô uống Kim tiền thảo, lƣợng nƣớc tiểu tăng
rất cao. Đặc biệt, trong cùng 1 lô, lƣợng nƣớc tiểu
ở những chuột có sỏi thận thƣờng thấp hơn so
với những chuột không sỏi.

BÀN LUẬN
Liu và cộng sự (2007) đã tiến hành so sánh
t{c động tạo sỏi trên chuột cống Wistar bằng
những chất tạo sỏi khác nhau bao gồm: etylen
glycol (EG), amonium clorid (AC), vitamin D3,
canxi gluconat, amonium oxalat, gentamicin
sulfat. Những chất n|y đƣợc tiêm hay cho uống
riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau mỗi ngày và sau
thời gian theo dõi 14 và 28 ngày các chỉ số sinh
hóa m{u, nƣớc tiểu đƣợc phân tích, thận đƣợc
lấy ra để tìm sỏi. Theo kết quả nghiên cứu, lô
chuột cống đƣợc tiêm EG kết hợp với Vit D3 có
lƣợng sỏi thận cao nhất. Lô đƣợc tiêm EG kết

hợp với AC cũng mang lại kết quả tƣơng tự.
Lƣợng sỏi tạo ra ở hai nhóm trên cao hơn hẳn so
với các nhóm còn lại(4).

330

Oh và cộng sự (2011) đã tiến hành nghiên
cứu để tạo ra mô hình đơn giản gây sỏi canxi
oxalat trên chuột cống giống Sprague-Dawley(6).
Chuột đƣợc cho uống hay tiêm EG, glyoxylat
hay EG hoặc glyoxylat kết hợp với vitamin D3
hàng ngày theo thời gian nghiên cứu là 1 tuần, 2
tuần hay 4 tuần. Qua kết quả nghiên cứu, sỏi
thận đƣợc tìm thấy trong tất cả chuột cống đƣợc
tiêm glyoxylat và glyoxylat kết hợp vitamin D3
sau 1 tuần thử nghiệm v| lƣợng sỏi trong thận ở
nhóm n|y cũng cao hơn c{c nhóm còn lại.
Cho đến nay đã có công trình của Okada và
cộng sự (2007) nghiên cứu thành công mô hình
tạo sỏi trên chuột nhắt(7) bằng cách sử dụng
nhiều hóa chất khác nhau (ethylen glycol,
glycolat, glyoxylat). Kết quả nghiên cứu của
Okada và cộng sự cho thấy ethylen glycol và
glycolat không g}y ra đƣợc sỏi thận trên chuột
nghiên cứu; trong khi đó glyoxylat chỉ tạo đƣợc
sỏi khi tiêm phúc mạc liều > 60 mg/kg và sỏi bắt
đầu hình thành từ ngày 3-6.
Có sự giảm tƣơng đối nồng độ Ca2+ giữa các
lô so với lô chứng. Trong đó, tại ng|y lƣợng sỏi
hình thành cao nhất thì nồng độ Ca2+ trong nƣớc

tiểu giảm. Điều này có thể giải thích rằng một
phần Ca2+ thải trừ ra ngo|i đƣợc giữ lại để tạo sỏi
trong thận.
Thể tích nƣớc tiểu giữa các lô có sự khác biệt
không đ{ng kể so với lô chứng, chỉ có lô chuột
uống cao toàn phần Kim Tiền Thảo mới có thể
tích nƣớc tiểu bài xuất tăng. Điều này có thể do
kim tiền thảo có t{c động lợi tiểu đã đƣợc chứng
minh trong nhiều nghiên cứu trƣớc đ}y(3,5).
Nồng độ oxalat giữa các lô không có sự khác
biệt, điều này có thể giải thích do nồng độ canxi
oxalat trong mẫu quá nhỏ nên không thể kết tủa
trong quá trình ly tâm.
Có sự giảm đ{ng kể tỷ lệ tạo sỏi giữa lô tạo
sỏi và lô có sử dụng Kim tiền thảo. Qua kết quả
thống kê, sử dụng cao chiết toàn phần Kim tiền
thảo làm giảm nguy cơ bị sỏi tới 3,5 lần so với lô
tạo sỏi. Sự giảm tạo sỏi này có thể giải thích dựa
vào tác dụng lợi tiểu cũng nhƣ t{c dụng giảm bài

Chuyên Đề Dƣợc


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
tiết Ca2+, tăng b|i tiết citrat của Kim tiền thảo(3,5,9).
Ngoài ra, sự giảm nồng độ Ca2+ trong nƣớc tiểu
của lô sử dụng Kim tiền thảo có thể do lƣợng
nƣớc tiểu tăng lên khiến nồng độ Ca2+ trong
nƣớc tiểu giảm xuống.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

KẾT LUẬN
Sau thời gian thực hiện đề t|i “Mô phỏng mô
hình gây sỏi thận trên chuột nhắt bằng Natri
glyoxylat”, nhóm nghiên cứu đã thu đƣợc các
kết quả sau:
Mô phỏng đƣợc mô hình gây sỏi trên chuột
nhắt Swiss abino với tỷ lệ tạo sỏi 90%. Tác nhân
tạo sỏi là natri glyoxylat liều 100 mg/kg, tiêm
phúc mạc trong 8 ngày.
Bƣớc đầu x{c định đƣợc sự liên quan giữa
các chỉ số Ca2+ trong nƣớc tiểu 24 giờ, thể tích
nƣớc tiểu 24 giờ với tỷ lệ tạo sỏi giữa các lô. Tìm
ra sự tƣơng quan thể tích nƣớc tiểu 24 giờ giữa
những chuột có sỏi so với chuột bình thƣờng.
Khảo s{t sơ bộ tác dụng phòng ngừa sỏi
thận của cao toàn phần Kim tiền thảo. Theo
kết quả nghiên cứu, tác dụng ngăn ngừa tạo
sỏi thận có liên quan với sự tăng thể tích nƣớc
tiểu 24 giờ của lô sử dụng Kim tiền thảo so với
lô tạo sỏi.

Chuyên Đề Dƣợc

Nghiên cứu Y học


4.

5.

6.

7.

8.
9.

Bộ Y Tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, NXB Y Học, PL.35, 90,
100.
Hausman ER., McAnally JS, Lewis GT (1956), “Determination
of oxalat in urine”, Clin Chem, 2(6), pp.439-444.
Hirayama H, Wang Z, Nishi K, Ogawa A, Ishimatu T, Ueda S,
Kubo T, Nohara T (1993), “Effect of Desmodium styracifolium –
triterpenoid on calcium oxalat renal stones”, British Journal of
Urology, 71, pp.143-147.
Liu J, Cao Z, Zhang Z, Zhou S, Ye Z (2007), “A comparative
Study on Several Models of Experimental Renal Calcium
Oxalat Stones Formation in Rats”, Journal of Huazhong
University of Science and technology, 27(1), pp.83-87.
Mi J, Duan J, Lu J, Wang H, Wang Z (2012), “Evaluation of
antiurolithic effect and the possible mechanisms of Desmodium
styracifolium and Pyrrosiae petiolosa in rats”, Urol Res., 40(2),
pp.177-185.
Oh SY, Kwon JK, Lee SY, Ha MS, Kwon YW, Moon YT (2011),
“A comparative Study of Experimental Rat Models of Renal
Calcium Oxalat Stone Formation”, Journal of endourology, 25(6),

tr.1057-1061.
Okada A, Nomura S, Yuji H, Masahito H, Bing G, Mugi Y,
Yasunori I, Takahiro Y, Keiichi T, Kenjiro K (2007), “Successful
formation of calcium oxalat crystal deposition in mouse
kidney by intraabdominal glyoxylat injection”, Urol Res, 35,
pp.89-99.
Parmar MS (2004), “Kidney stones”, BMJ, 328(7453), pp.14201424.
Rodgers AL, Webber D, Ramsout R, Gohel MD (2014),
“Herbal preparation affect the kinetic factors of calcium oxalat
crystallization in syntheric urine: implications for kidney stone
therapy”, Urolithiasis, 42(3), pp.221-225.

Ngày nhận bài báo:

18/10/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

01/11/2017

Ng|y b|i b{o được đăng:

15/03/2018

331



×