Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Fabricating Vascular Grafts by Combination of Decellularization Porcine Cartoid Arteries and Human Adipose Derived Cells

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 9 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Phan Thị Nhàn*; Bùi Quốc Thắng**; Phạm Thọ Tuấn Anh**
Trần Lê Bảo Hà*; Trần Công Toại***; Lê Quang Trí****
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: khử tế bào mạch máu là phương pháp loại bỏ hoàn toàn thành phần tế bào trong
mạch máu để tạo ống ghép mạch máu có bản chất là protein tự nhiên của mạch máu. Sau khi
khử tế bào, ống ghép mạch máu có cấu trúc, thành phần tương tự như mô tự nhiên, số lượng
mẫu lớn, ít gây đáp ứng miễn dịch. Hướng nghiên cứu này rất phát triển trên thế giới và chưa
phát triển tại Việt Nam. Phương pháp: sử dụng động mạch cảnh lợn để khử tế bào. Động mạch
cảnh sau khi thu nhận được xử lý SDS 0,5%, triton X100 0,1%, nước cất và đánh giá bằng
phương pháp nhuộm HE và Trichrome. Đánh giá độc tính mạch máu vô bào in vitro theo tiêu
chuẩn ISO 10993-5. Đánh giá tăng sinh tế bào gốc từ mô mỡ trên lòng mạch máu vô bào bằng
phương pháp MTT. Kết quả: phương pháp kết hợp SDS 0,5% trong 24 giờ và nước cất 24 giờ đ
khử hoàn toàn tế bào và bảo tồn tốt khung nền ngoại bào. Đồng thời, mạch máu vô bào không
gây độc tế bào nguyên bào sợi in vitro và giúp cho tế bào gốc từ mô mỡ người phát triển từ ngày
1 tới ngày 7. Kết luận: tạo thành công ống ghép mạch máu từ động mạch cảnh lợn.
* Từ khóa: Khử tế bào mạch máu; Ống ghép động mạch cảnh.

Fabricating Vascular Grafts by Combination of Decellularization
Porcine Cartoid Arteries and Human Adipose Derived Cells
Summary
Introduction: Decellularization of blood vessels is a method removing all cells in blood
vessels to obtain vascular grafts containing native proteins of vessels. After decellularizing,
acellular vascular grafts have structure, components similar to native vessels, could be
produced largely and evoke less immune response. Methods: Porcine carotid arteries were
treated with SDS 0.5% in 24 hours or Triton X100 0.1% in 24 hours or distilled water in
24 hours. Decellularization efficiency was tested by HE and Trichrome staining. Cytotoxicity test
was conducted according to ISO 10993-5. Proliferation of hADSC was measured by MTT
assay. Results: Combination of SDS 0.5% for 24 hours and distilled water for 24 hours is the
best effective decellularization removing total cells and reserving a large amount of extracellular
matrix. Moreover, acellular carotid grafts aren’t poisonous for fibroblast in vitro and could


support cell growth. Conclusion: Acellular carotid arterial grafts were generated successfully.
* Keywords: Decellularization of blood vessel; Acellular carotid arterial graft.
* Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. HCM
** Bệnh viện Chợ Rẫy
*** Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
**** Bệnh viện Quân y 7A
Người phản hồi (Corresponding): Tô Minh Quân ()
Ngày nhận bài: 25/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 30/08/2017

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi năm có > 600.000 ca bắc cầu động
mạch thực hiện ở Mỹ, gần tương đương
196

với can thiệp mạch máu [1, 3]. Hiện nay,
mạch máu tự thân là tiêu chuẩn vàng
trong bắc cầu động mạch. Tuy nhiên, 1/3
số bệnh nhân (BN) không có mạch máu


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
với chất lượng phù hợp. Các loại vật liệu
ghép trên thị trường như Dacron, PTFE
không phù hợp đối với mạch máu đường
kính nhỏ (đường kính < 5 mm) như động
mạch vành [6].
Khử tế bào là một phương pháp mới
hiện nay. Mô, cơ quan được cấu tạo bởi
2 thành phần: tế bào và khung nền ngoại

bào (extracellular matrix - ECM). Tế bào
là đơn vị cấu trúc và chức năng của mô.
Trong quá trình sống, tế bào tiết ra bên
ngoài tế bào những phân tử ngoại bào
như protein, polysaccharide, proteoglycan…
Những phân tử này tạo thành khung nền
ngoại bào (ECM) [4]. Phương pháp khử
tế bào nhằm loại đi thành phần tế bào
bên trong mô, cơ quan và giữ lại ECM.
ECM của mỗi mô, cơ quan là mảnh ghép
tốt đối với mô, cơ quan đó [11]. Ống ghép
mạch máu được tạo ra bằng phương pháp
khử tế bào có cấu trúc, hình dạng tương
tự như mạch máu tự thân, số lượng lớn
nhưng có khả năng gây ra đáp ứng miễn
dịch [7].
Tế bào gốc từ mô mỡ (hADSC) là nguồn
tế bào tự thân được quan tâm nhiều hiện
nay. Một số nghiên cứu cho rằng hADSC
có khả năng biệt hóa thành 2 dòng tế bào
quan trọng trong mạch máu là tế bào nội
mô và tế bào cơ trơn [5]. Đặc biệt, thiếu
tế bào nội mô sẽ làm cho ống ghép mạch
máu bị đông máu trong lòng mạch, điều này
ảnh hưởng tới tính mạng của BN. Tế bào
hADSC khắc phục được nhược điểm lớn
nhất của 2 dòng tế bào trên, hADSC có
khả năng thu nhận tự thân dễ dàng với số
lượng lớn.
Hiện nay, ở Việt Nam, nghiên cứu khử

tế bào mạch máu để thu nhận ống ghép
mạch máu vẫn chưa phát triển. Mục tiêu

của nghiên cứu: Thử nghiệm phương pháp
khử tế bào hiệu quả đối với động mạch
cảnh lợn và thử nghiệm đánh giá tăng
sinh tế bào hADSC trên ống ghép mạch
máu vô bào.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Động mạch cảnh lợn và tế bào gốc từ mô
mỡ người (hADSC) (Trường Đại học Y Khoa
Phạm Ngọc Thạch cung cấp).
2. Phương pháp nghiên cứu.
Theo phương pháp thực nghiệm miêu tả.
* Phương pháp khử tế bào:
Vận chuyển mạch máu về phòng thí
nghiệm trong dung dịch PBS ở 40C, sau đó
tách bỏ các lớp cơ, mỡ xung quanh trong điều
kiện vô trùng. Xử lý mạch máu với từng hóa
chất để khử tế bào: nước cất trong 24 giờ
hoặc SDS 0,5% trong 24 giờ hoặc triton X100
0,1% trong 24 giờ. Đánh giá hiệu quả khử tế bào
bằng
phương
pháp
nhuộm
heamatoxylin/eosin (HE) và Trichrome.
* Phương pháp đánh giá độc của mạch

máu vô bào:
Đánh giá độc tính tế bào theo tiêu
chuẩn ISO 10993-5. Ống ghép mạch máu cắt
thành những mảnh 0,3 x 0,3 cm 2. Cấy
nguyên bào sợi lên đĩa 4 giếng với nồng độ 3 x
104 tế bào/giếng. Sau 1 ngày, đặt mảnh ống
ghép lên lớp tế bào trong đĩa (1 mảnh/giếng
tế bào). Sau 1 ngày, loại bỏ mảnh ống ghép,
tiến hành quan sát hình dạng tế bào trên đĩa
và thực hiện phương pháp MTT đối với đĩa thí
nghiệm và đĩa đối chứng (đĩa tế bào không
đặt mảnh ống ghép).
198


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
* Phương pháp đánh giá tăng trưởng tế
bào hADSC trên lòng mạch máu vô bào:

cấy tế bào) và 3 mảnh ống ghép đối chứng
(mảnh không được cấy tế bào).

Cắt mạch máu khử tế bào thành các đoạn
0,4 x 0,4 cm2. Thu nhận tế bào hADSC thế hệ
P4, chỉnh về mật độ 2 x 105 tế bào/ml và cấy
lên bề mặt lòng trong mảnh ghép với thể tích
10 µl/mảnh.
Đánh giá tăng sinh tế bào bằng phương
pháp MTT qua các mốc thời gian 1, 3, 5, 7, 9,
11 ngày. Mỗi ngày tiến hành đánh giá MTT

với 3 mảnh ống ghép thí nghiệm (mảnh được

Quy trình MTT: thay môi trường trong
giếng, bổ sung MTT 5 mg/ml vào môi trường
nuôi, ủ 37oC trong 4 giờ, sau đó hút bỏ môi
trường cũ, thêm vào DMSO (thể thích tương
đương với môi trường nuôi) để hòa tan tinh
thể và tiến hành đo OD ở bước sóng 595 nm.
Đánh giá bám dính tế bào bằng kính hiển vi
điện tử quét (SEM).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả khử tế bào động mạch.

Hình 1: Động mạch lợn sau xử lý.
A

B

Hình 2: Kết quả nhuộm mô học mạch máu tự nhiên (x100).
(A: Nhuộm HE; B: Nhuộm trichrome)

199


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
A

B


C

D

Hình 3: Kết quả nhuộm mô học HE mạch máu xử lý với các chất tẩy tế bào (x100).
(A: Nước cất 24 giờ; B: Tritonx100 0,1% 24 giờ; C: SDS 0,5% 24 giờ;
D: SDS 0,5% 24 giờ và nước cất 24 giờ)
A

C

B
Ph
ân
lập

nu
ôi
cấ
y
D

ng
a
sin
h

Hình 4: Kết quả nhuộm mô học Trichrome mạch máu xử lý với các chất tẩy tế bào (x100).
(A: Nước cất 24 giờ; B: Tritonx100 0,1% 24 giờ; C: SDS 0,5% 24 giờ;
D: SDS 0,5% 24 giờ và nước cất 24 giờ)

199


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Bảng 1: Tóm tắt hiệu quả khử tế bào và bảo tồn collagen của các phương pháp
khác nhau.
Tác nhân khử tế bào

Hiệu quả khử tế bào

Hiệu quả bảo tồn collagen

Nước cất 2 lần

+

++++

Triton x100

+

++++

SDS

++++

+++


SDS kết hợp với nước cất 2 lần

+++++

+++

(+: 0 - 20%; ++: 20 - 40%; +++: 40 - 60%; ++++: 60 - 80%; +++++: 80 - 100%)
Động mạch thu được có kích thước
trung bình 9 cm. Sau khi khử tế bào, động
mạch có màu trắng, vẫn duy trì hình dạng
và kích thước như ban đầu (hình 1). Kết quả
nhuộm HE cho thấy mạch máu sau xử lý
vẫn duy trì được cấu trúc ba lớp như mạch
đối chứng (hình 2, 3). Kết quả nhuộm
Trichrome cho thấy mạch máu sau xử lý
vẫn duy trì protein collagen trong 3 lớp tế
bào (hình 2, 4). Tuy nhiên, kết quả nhuộm
HE và Tricrhome cho thấy hiệu quả khử
tế bào và duy trì collagen của các tác nhân

khác nhau không giống nhau (bảng 1).
SDS 0,5% trong 24 giờ là phương pháp
khử tế bào hiệu quả nhưng cũng là phương
pháp biến tính collagen mạnh nhất. Nước
cất trong 24 giờ là phương pháp giữ
collagen tốt nhất nhưng cũng là phương
pháp khử tế bào kém nhất. Khi kết hợp
2 phương pháp lại với nhau (SDS 24 giờ
và nước cất 24 giờ) sẽ có phương pháp
khử tế bào hiệu quả nhất: tế bào được

loại bỏ hoàn toàn và collagen được bảo
tồn tốt.

2. Kết quả đánh giá độc tính tế bào.

Hình 5: Kết quả thử nghiệm độc tính tế bào của mạch máu vô bào (x40).
200


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Độc tính tế bào được đánh giá bằng phương pháp ISO 10993-5 theo cách trực tiếp.
Mảnh mạch máu vô bào đặt trực tiếp lên tế bào nguyên bào sợi. Sau 1 ngày, kết quả
quan sát bằng mắt thường cho thấy rất ít tế bào bên dưới giá thể co tròn hoặc bong ra,
chứng tỏ giá thể không độc với nguyên bào sợi. Kết quả MTT cho thấy hiệu quả gây độc
tế bào của mạch máu vô bào rất thấp. Giá trị OD nhóm thí nghiệm (TN) là 0,23 ± 0,015,
nhóm đối chứng 0,26 ± 0,002. Tỷ lệ TNĐC khoảng 88%, cấp độ độc tính: không độc.
3. Kết quả nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc từ mô mỡ ngƣời trên mạch máu vô bào.

Hình 6: Kết quả chụp SEM mạch máu vô bào được cấy với tế bào từ mô mỡ người.
Tế bào gốc từ mô mỡ người được cấy vào lòng mạch máu vô bào với mật độ 2 x
103 tế bào/mảnh ống ghép. Kết quả đánh giá tăng sinh tế bào bằng MTT cho thấy
giá trị OD của dung dịch tăng sinh từ ngày 1 tới ngày 7, sau đó duy trì cân bằng. Kết quả
này cho thấy tế bào tăng sinh được từ ngày 1 tới ngày 7, sau đó duy trì ổn định. Kết quả
chụp SEM cho thấy tế bào bám dính vào bề mặt lòng trong mảnh ống ghép.

Biểu đồ 1: Đồ thị biểu diễn tăng sinh tế bào từ mô mỡ người trên mạch máu vô bào
được đánh giá bằng phương pháp MTT.
201



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
BÀN LUẬN
Theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch
Hoa Kỳ (2017), bệnh tim mạch dẫn tới
1/3 số ca tử vong ở người Mỹ. Bệnh động
mạch vành chiếm khoảng 45% số ca tử
vong nói trên. Nguyên nhân chính của bệnh
tim mạch là do hiện tượng xơ vữa mạch
máu. Hai phương pháp thường được sử
dụng là can thiệp mạch máu và bắc cầu
động mạch. Trong đó, bắc cầu hay được
sử dụng trong trường hợp bệnh nặng,
trên nhiều nhánh hoặc thất bại trong bắc
cầu mạch máu [1, 3].
Mạch máu tự thân luôn là tiêu chuẩn
vàng trong ghép mạch máu. Tuy nhiên,
rất nhiều BN không có mạch máu tự thân
có chất lượng phù hợp và BN phải trải
qua thêm một cuộc phẫu thuật nữa. Mạch
đồng loại, đặc biệt là mạch máu dị loại có
số lượng lớn, cấu trúc phù hợp với mạch
máu cần thay thế. Nhược điểm lớn nhất
của 2 loại mạch máu này là phản ứng thải
loại miễn dịch. Phương pháp khử tế bào
xuất hiện để giải quyết nhược điểm này.
Mô cấu tạo bởi tế bào và ECM. Trong 2
thành phần trên, tế bào là thành phần
miễn dịch chính của mô và quá trình loại
bỏ tế bào sẽ dẫn tới suy giảm tính kích
thích miễn dịch và hiệu quả ghép tăng

cao [8].
Hiện nay, nhiều phương pháp khử
tế bào được sử dụng trên khắp thế giới.
Phương pháp khử tế bào được chia thành
các nhóm sau: phương pháp vật lý, phương
pháp hóa học, phương pháp protein. Mỗi
phương pháp đều có hiệu quả nhất định
trong khử tế bào và bảo tồn protein khung
202

nền. Đồng thời, hiệu quả của từng phương
pháp phụ thuộc vào bản chất của mô, cơ
quan [7]. Phương pháp khử tế bào hiệu
quả là khử hoàn toàn tế bào bên trong
mô nhưng vẫn duy trì lớp protein. Nước
cất là dung dịch nhược trương thường
được sử dụng khử tế bào. Phân tử nước
di chuyển vào bên trong tế bào và làm tế
bào vỡ ra. Hiệu quả khử tế bào của nước
cất không cao. Tuy nhiên, hay sử dụng để
làm chất hỗ trợ quá trình khử tế bào.
Triton X100 là chất tẩy không ion hóa.
Hiệu quả khử tế bào của triton x100 tốt
hơn so với nước, tuy nhiên, triton x100
cũng gây ảnh hưởng tới ECM bên ngoài.
SDS là chất tẩy có tính ion. Hiệu quả khử
tế bào của SDS khá cao, có khả năng gây
biến tính ECM cao hơn [10]. Kết quả thực
nghiệm cho thấy SDS 0,5% trong 24 giờ
là phương pháp tốt nhất để khử tế bào.

Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa
loại bỏ hoàn toàn tế bào bên trong mạch
máu. Để gia tăng hiệu quả khử tế bào,
SDS 0,5% trong 24 giờ được sử dụng kết
hợp với nước cất 2 lần trong 24 giờ.
Kết quả cho thấy hiệu quả khử tế bào gia
tăng, khử hoàn toàn tế bào trong mạch
máu và bảo toàn tốt ECM.
Để có thể ứng dụng rộng rãi, mạch
máu vô bào cần được kiểm tra khả năng
gây độc tế bào và hỗ trợ tế bào tăng sinh.
Hai tiêu chuẩn này là yêu cầu bắt buộc
đối với ống ghép mạch máu nhằm tạo ra
mạch máu có chức năng và có thể tái cấu
trúc trong cơ thể. Dựa vào kết quả thử
nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 10993-5, kết
quả định tính (quan sát hình dạng tế bào)


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
và định lượng (đánh giá bằng phương pháp
MTT) cho thấy mạch máu vô bào không
gây độc tới tế bào (tất cả đều ở cấp không
gây độc).
Đồng thời, tế bào hADSC cấy lên lòng
trong của ống ghép mạch máu vô bào.
Hai thành phần tế bào quan trọng trong
mạch máu là tế bào cơ trơn và tế bào nội
mô [5]. Tế bào cơ trơn là thành phần
tế bào chủ yếu của lớp giữa mạch máu.

Tế bào cơ trơn xếp thành những vòng
tròn đồng tâm và chịu trách nhiệm co bóp
nhằm dẫn truyền dòng máu. Tế bào nội
mô tạo thành lớp chống đông máu trong
lòng mạch. Do đó, tế bào nội mô và tế
bào cơ trơn đóng vai trò quyết định hình
thành ống ghép mạch máu chức năng.
Đặc biệt, thiếu tế bào nội mô sẽ làm cho
ống ghép mạch máu bị đông máu trong
lòng mạch, ảnh hưởng tới tính mạng của
BN [9]. Tuy nhiên, nguồn tế bào cơ trơn
và tế bào nội mô tự thân rất hiếm. Do đó,
hướng nghiên cứu mới đó là biệt hóa
dòng tế bào tự thân thành tế bào cơ trơn
và tế bào tiền thân nội mô. Một trong
những dòng tế bào được quan tâm nhiều
hiện nay là tế bào gốc từ mô mỡ người
(hADSC). Các tế bào này thu nhận từ mỡ
tự thân và được chứng minh có khả năng
biệt hóa thành tế bào nội mô và tế bào cơ
trơn [12]. Ngoài ra, một nghiên cứu cho
thấy tế bào hADSC có khả năng kêu gọi
tế bào nội mô từ những mô xung quanh
khi ghép vào trong cơ thể [2]. Kết quả
đánh giá bằng phương pháp MTT và SEM
cho thấy khi cấy hADSC lên ống ghép
mạch máu vô bào, tế bào hADSC tăng
trưởng gấp 4 lần sau 7 ngày nuôi cấy.
Như vậy, ống ghép mạch máu vô bào
hoàn toàn phù hợp cho tế bào tăng sinh

và phát triển.

Việc nghiên cứu để tạo thành mạch
máu kỹ nghệ hóa vẫn đang là một thách
thức trên toàn thế giới. Quá trình này cần
nhiều yếu tố: khung mạch máu, tế bào,
nhân tố trăng trưởng, nuôi cấy động [6].
Để hướng tới những ứng dụng xa hơn,
cần đánh giá độc tính và tương hợp in
vivo trên cơ thể động vật, người về biệt
hóa tế bào hADSC thành tế bào cơ trơn
và nội mô…, cấy và nuôi các tế bào trên
lòng mạch với thời gian dài hơn để tái tạo
cấu trúc tương tự như mô tự nhiên…
Nghiên cứu này là bước đầu trong quá
trình tạo ra ống ghép mạch máu phù hợp
cho BN. Kết quả ban đầu cho thấy ống
ghép mạch máu vô bào có khả năng ứng
dụng trong lĩnh vực kỹ nghệ mạch máu:
cấu trúc, hình dạng, thành phần tương tự
như mạch máu tự nhiên, hỗ trợ tốt cho tế
bào tăng sinh, quy trình xử lý đơn giản,
rẻ tiền, số lượng mẫu nhiều.
KẾT LUẬN
Tạo thành công ống ghép mạch máu
bằng phương pháp khử tế bào động mạch
cảnh lợn.
LỜI CẢM ƠN
Đề tài được thực hiện từ Chương trình
Vườn ươm Sáng tạo Khoa học Công nghệ

Trẻ được quản lý bởi Trung tâm Phát
triển Khoa học Công nghệ Trẻ, Thành
đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, theo hợp
đồng số “09/2017/HĐ-KHCN-VƯ” do Thạc sỹ
Tô Minh Quân làm chủ nhiệm đề tài.
203


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alexander J.H et al. Coronary-Artery
Bypass Grafting. 2016, 374, pp.1954-1964.
2. Bajpai V.K et al. Stem cell sources for
vascular tissue engineering and regeneration.
2012, 18, pp. 405-425.
3. Benjamin E.J et al. Heart disease and
stroke statistics-2017 Update: A report from
the American Heart Association. 2017, 135,
e146-e603.
4. Bonnans Caroline et al. Remodelling the
extracellular matrix in development and disease.
2014, 15, pp.786-801.
5. Catto Valentina et al. Vascular tissue
engineering: Recent Advances in Small Diameter
Blood Vessel Regeneration. 2014, pp.1-27.
6. Chang William G et al. A short discourse
on vascular tissue engineering. 2017, 2.

204


7. Crapo P.M et al. An overview of tissue
and whole organ decellularization processes.
2011, 32, pp.3233-3243.
8. Dahl Shannon L.M et al. Decellularized
Native and Engineered Arterial Scaffold for
Transplantation. 2003, 12, pp.659-666.
9. Geenen I.L et al. Endothelial cells (ECs)
for vascular tissue engineering: venous ECs
are less thrombogenic than arterial ECs.
2015, 9, pp.564-576.
10. Gilpin A et al. Decellularization Strategies
for Regenerative Medicine: From Processing
Techniques to Applications. 2017, 9831534.
11. Hoshiba T. Cultured cell-derived decellularized
matrices: a review towards the next decade.
2017, 5, pp.4322-4331.
12. Huang N.F et al. Mesenchymal stem
cells for vascular regeneration. 2008, 3,
pp.877-892



×