Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết quả điều trị bệnh Basedow bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW BẰNG PHẪU THUẬT
NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƢƠNG
Trần Ngọc Lương*; Phan Hoàng Hiệp*
TÓM TẮT
Nghiên cứu 64 bệnh nhân (BN) Basedow điều trị tại Bệnh viện Nội tiết TW từ tháng 9 - 2003 đến
10 - 2013. Tiến hành nội soi toàn bộ với tạo khoang bằng bơm khí CO2. Tất cả BN đều trong tình
trạng bình giáp và được chuẩn bị trước mổ bằng uống dung dịch lugol 2 tuần. Kỹ thuật mổ cắt gần
toàn bộ với phần tuyến giáp (TG) để lại còn 4 - 6 gam.
Kết quả: 60 nữ (93,8%), 4 nam (6,25%), tuổi trung bình 29,5 (16 - 55 tuổi). Thời gian mổ trung
bình 110,0 phút (80 - 280 phút). Trước khi sử dụng dao siêu âm, thời gian mổ trung bình 119 ± 35,5
phút (100 - 280 phút), sau dùng dao siêu âm là 92 ± 8,7 phút (80 - 120 phút). Trong giai đoạn đầu, 3
BN phải chuyển mổ mở vì chảy máu. Tê chân tay tạm thời 4 BN (6,25%), nói khàn tạm thời 4 BN
(6,25%). Không có trường hợp nào tê tay chân hay khàn tiếng vĩnh viễn. Trong 60 BN đến khám lại
sau mổ 12 tháng, 58 BN trong tình trạng bình giáp với khối lượng phần nhu mô còn lại trung bình 4,7
gam, 2 BN (3,3%) bị suy giáp phải sử dụng hormon hỗ trợ. Kết quả cho thấy phẫu thuật nội soi điều
trị bệnh Basedow nên áp dụng với bướu cổ độ I, II. Hầu hết BN cắt gần toàn bộ TG đạt bình giáp
sau mổ. Phương pháp này an toàn và đạt được tính thẩm mỹ cao.
* Từ khóa: Bệnh Basedow; Phẫu thuật nội soi.

Treatment of Grave’s disease by Endoscopic subtotal
thyroidectomy at Hospital of Endocrinology
Summary
Data were collected perspectively on 64 patients with Grave’s disease (GD) undergoing
thyroidectomy by endoscopic surgery from September, 2003 to November, 2013. This included
patients’ demographics, operative time, rate of conversion to open surgery, intra and postoperative
complications and thyroid function status. Our procedure was purely endoscopic thyroidectomy with
carbon dioxide insufflation. All of patients were in euthyroidism status and had been prepaied
preoperatively by lugol 1% solution.
Results: there were 60 women (93.8%) and 4 men (6.25%) with mean age of 29.5 years (16 - 55


years). The mean thyroid volume was 29.6 ± 6.3 ml (16 - 80 ml). The mean operation time was 110.0
minutes (80 - 280). Before using harmonic scalpel, the mean time was 119 ± 35.5 minutes (100 280), with harmonic scalpel was 92 ± 8.7 minutes (80 - 120). In the first period, there were 3 cases
converted to open surgery because of severe bleeding. Postoperative complications: temporary
hypoparathyroidism, and horseness were seen in 4 cases (6.25%), and 4 cases respectively. There
were no cases of permanent recurrent laryngeal palsy. Postoperative reexamination for 60 patients
(93.8%) who were followed-up at 12 months showed that 58 patients (96.7%) were in euthyroidism
with mean thyroid remnant of 4.7g and 2 patients (3.3%) in hypothyroidism requiring lifelong
thyroxine. Endoscopic thyroidectomy can be performed safety, effectively for Grave’s disease.
* Key words: Grave’s disease; Endoscopic thyroidectomy.
* Bệnh viện Nội tiết TW
Người phản hồi: (Corresponding): Phan Hoàng Hiệp (hoanghiepbvnt)@gmail.com)
Ngày nhận bài: 25/12/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/1/2014
Ngày bài báo được đăng: 22/1/2014

139


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Basedow là một bệnh tự miễn với
việc tăng sinh nhiều mạch máu ở tổ chức
tuyến. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 20 - 40, đa
số ở nữ. Để đảm bảo cầm máu tốt trong khi
mổ (phẫu thuật mở), đường mổ thường phải
dài, điều này gây tâm lý không tốt, thiếu tự tin
cho BN sau mổ, nhất là BN trẻ, có cơ địa sẹo
lồi. Để hạn chế những nhược điểm này và với
kinh nghiệm trong phẫu thuật nội soi điều trị
bướu giáp nhân, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu

ứng dụng kỹ thuật nội soi để điều trị bệnh
Basedow. Khó khăn nhất được đặt ra là kỹ
thuật cầm máu và lượng nhu mô tuyến giáp để
lại như thế nào?.
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá khả năng của
phẫu thuật nội soi điều trị bệnh Basedow và kết
quả đạt được của phương pháp.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
64 BN được chẩn đoán và phẫu thuật tại
Bệnh viện Nội tiÕt TW.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Độ lớn của bướu: độ I - II theo phân loại
của WHO (1995).
- Tr-íc ®ã không có mổ ở TG hay vùng cổ.
- BN ở trong tình trạng bình giáp: T3 từ 1 3 nmol/l, FT4 từ 9 - 25 pmol/l, TSH từ 0,3 - 5,5
MIU/ml, BN lên cân, mạch < 90 lần/phút.
- Số đốm mạch:  3 đốm/1 cm2.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bướu to  độ III.
- Có nhân kèm theo hay nhân nghi ngờ ung
thư.
- Số đốm mạch: > 3 đốm/1 cm2.
- Tuyệt lạp bạch cầu hay dị ứng khi sử dụng
các loại thuốc kháng giáp trạng tổng hợp.
- Trước đó mổ ở vùng cổ.
- Cã bệnh lý kèm theo không đảm bảo gây
mê.
BN không đồng ý lựa chọn phẫu thuật nội

soi.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Mô tả cắt ngang không đối chứng, lựa chọn
theo một mẫu nghiên cứu thống nhất. Gây mê
toàn thân có đặt nội khí quản.
* Chuẩn bị mổ:
- BN trong tình trạng bình giáp, vào viện
điều trị trước mổ 2 tuần, uống dung dịch lugol
1% từ 6 - 8 ml tùy từng trường hợp, an thần.
* Các bước mổ:
- Thì 1: đặt trocar:
+ Đặt trocar 10 mm ở nách tại đường nách
giữa gặp đường bờ trên tuyến vú đi vòng
xuống.
+ Bơm CO2 với lưu lượng 6 lít/phút và áp
lực 12 mmHg.
+ Đặt 2 trocar 5 mm dưới quan sát của ống
kính soi: vị trí: 1 trocar ở rãnh delta-ngực cùng
bên bướu; 1 trocar ở quầng vú cùng bên bướu
tại điểm 2 giờ (mổ bên thùy phải) và 10 giờ
(mổ bên thùy trái). Đặt 2 trocar 5 mm dưới
quan sát của ống kính soi sao cho đều vào
đường bóc tách của khí CO2 và vị trí ngoài da
cách đều trocar 10 mm.
- Thì 2: tạo khoang phẫu thuật: dùng móc đốt
điện để bóc tách da vào hõm ức, sau đó bóc
tách da lên trên tới ngang sụn giáp, sang hai
bên tới bờ trong cơ ức-đòn-chũm.
- Thì 3: tách cơ vào tuyến giáp:

+ Tách bờ trước cơ ức-đòn-chũm ra ngoài.
+ Tách bờ trong cơ vai-móng và gạt lên trên.
+ Bổ dọc cơ ức-giáp vị trí 1/3 ngoài và 2/3
trong để vào thùy TG.
- Thì 4: đánh giá tổn thương, cắt gần toàn
bộ TG:
+ Giải phóng cực trên, cực dưới, mặt bên
nâng thùy TG lên.
+ Cắt thùy TG từ dưới lên trên, từ ngoài
vào trong, mặt cắt song song với khí quản, với
kích thước để lại (dùng khoảng cách giữa 2
hàm của dao cắt đốt siêu âm 1,5 cm): 1 cm x
1,5 cm x 1,5 m.
+ Cắt eo TG.
+ Cầm máu nếu còn chảy máu.
- Thì 5: kiểm tra, lấy bệnh phẩm và khâu
các lỗ trocar:
+ Kiểm tra lại diện cắt, tuyến TG, rửa sạch
và cầm máu kỹ.

140


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15

+ Lấy bệnh phẩm bằng túi nylon qua trocar
10 mm.
+ Đặt dẫn lưu.
+ Đóng các lỗ trocar.
Thùy bên làm tương tự.

Đánh giá trong, sau mổ: thời gian mổ,
lượng máu mất trong mổ, số BN chuyển mổ
mở, chảy máu, mổ lại, khó thở, các biểu hiện
tê tay chân, nói khàn tạm thời hay vĩnh viễn và
thời gian nằm viện.
KẾT QUẢ NGHIấN CỨU
VÀ BÀN LUẬN
Từ tháng 9 - 2003 đến 10 - 2013, 64 BN bị
bệnh Basedow được mổ bằng phương pháp
nội soi
1. Đặc điểm chung của BN.
- Bệnh Basedow nói riêng và các bệnh TG
nói chung thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ
lệ này theo các tác giả có thể 1/7 hay 1/8.
Trong nghiên cứu này, chỉ có 4 BN nam
(6,25%), trong khi đó nữ 60 BN (93,75%), tuổi
trung bình 29,5 (16 - 55). Tuổi nhỏ nhất chúng
tôi đã mổ 16 tuổi, lớn nhất 55 tuổi. Đây là
những BN còn hoạt động xã hội, có mong
muốn không có vết sẹo ở cổ. Lứa tuổi nhiều
nhất từ 21 - 40 (96,9%). Đây là lứa tuổi hay
gặp, đồng thời cũng là lứa tuổi có nhu cầu làm
đẹp rất lớn.
- Độ lớn của bướu đo trên siêu âm trung
bình 29,6 ± 6,3 cm3 (16 - 80).
- Thời gian mổ trung bình 110,0 ± 51,0 phút
(80 - 280). Giai đoạn đầu do chưa có dao siêu
âm cắt bướu thời gian mổ 33 BN 119 ± 35,5
phút (100 - 280). Sau dùng dao siêu âm cho 31
BN: 92 ± 8,7 phút (80 - 120). Thời gian mổ rút

ngắn dần nhờ vào kinh nghiệm được tích lũy
và công cụ mổ cải thiện. Thời gian đầu, mổ ca
lâu nhất 280 phút, sau này, thời gian mổ chỉ có
80 phút. Với 12 BN Basedow, thời gian mổ trung
bình của Yamamoto M là 259,8 phút. Nghiên
cứu của chúng tôi kéo dài trong 10 năm, số
lượng BN mổ cắt gần toàn bộ điều trị bệnh
Basedow là 64 BN trong tổng số 2.600 BN đã
mổ nội soi. Kỹ thuật mổ ngày càng hoàn thiện,
các ưu nhược điểm của quá trình mổ được
phát huy và khắc phục. Vì vậy, thời gian mổ
giữa thời kỳ đầu và giai đoạn về sau khác biệt
lớn. Ngoài ra, cũng phải kể đến sự tiến bộ của

công nghệ. Thời kỳ đầu, chúng tôi sử dụng
dao đốt điện với đầu đốt đơn cực để đốt, cắt
và cầm máu. Trong quá trình mổ, nếu có chảy
máu hoặc không bóc tách rộng rãi để dụng cụ
chạm vào những tổ chức khác rất khó cầm.
Thời gian mổ trung bình thời gian này là 119
phút (100 - 280). Từ năm 2008, chúng tôi sử
dụng dao cắt đốt bằng siêu âm (harmonic
scalpel). Trong quá trình đốt và cắt không sinh
ra nhiều khói như dao điện. Vì vậy, phẫu
trường luôn thoáng, không phải chờ cho khói
thoát ra ngoài. Dao cắt tổ chức cũng nhanh
hơn so với dao điện. Do đó, thời gian mổ trung
bình chỉ còn 92 phút
(80 - 120). Dao này
có lợi thế vẫn hoạt động đươc trong môi

trường nước. Như vậy, nếu có chảy máu dao
vẫn tiếp tục cắt hay đốt bình thường. Chính vì
thế, lượng máu mất cũng giảm. Lượng máu
mất thời gian đầu có ca lên đến 200 ml, về
sau, có trường hợp hầu như không máu mất,
chỉ độ khoảng vài ml.
- Lượng máu mất ít nhất 5 ml, nhiều nhất
200 ml, trung bình 23,3 ± 36,7 ml.
- Thời gian nằm viện trung bình 5,8 ± 1,4
ngày (3 - 8).
2. Biến chứng.
Chuyển mổ mở: 3 BN (4,7%); tê tay chân
tạm thời: 4 BN (6,25%); nói khàn tạm thời: 4
BN (6,25%); nói khàn vĩnh viễn: 0 BN; tê tay
chân vĩnh viễn: 0 BN. Trong 64 BN, thời kỳ
đầu có 3 BN phải chuyển sang mổ mở do chảy
máu nhiều. Đây là những BN chưa được
chuẩn bị kỹ trước mổ. BN uống lugol không
đều, không tuân theo các quy định điều trị. Khi
mổ, mạch máu còn rất nhiều và rất mảnh, nhu
mô mủn chảy máu khó cầm. Thời kỳ này,
chúng tôi chưa sử dụng dao siêu âm, vì vậy để
đảm bảo an toàn đã chuyển sang mổ mở. Sau
này, chúng tôi lựa chọn và kiểm soát BN chặt
chẽ hơn trong quá trình điều trị trước mổ. Đặc
biệt, đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị
bằng siêu âm Doppler mạch máu. Chỉ khi số
đốm mạch ≤ 3 đốm/cm3 mới mổ nội soi. Do đó,
những năm sau không có BN nào phải chuyển
sang mổ mở.

Số lượng BN tê tay chân hay nói khàn tạm
thời cũng rất thấp: 7,4% mỗi loại. Hiện tượng
này đều trở về bình thường sau nhiều nhất 2
tháng, đều gặp ở BN cắt toàn bộ TG. Không

141


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15

có BN nào bị tê tay chân hay nói khàn vĩnh
viễn.
* Theo dõi sau 12 tháng về chức năng TG
(n = 60): bình giáp: 3 BN (5%); suy giáp: 2 BN
(3,33%); cường giáp: 0 BN. Akira Sasaki
nghiên cứu 42 BN Basedow trong tổng số 100
BN mổ từ 1998 - 2008, qua theo dõi chỉ có 5
BN bình giáp, 34 BN suy giáp và 3 BN cường
giáp tái phát. 60/64 BN trong nghiên cứu được
theo dõi sau mổ 12 tháng. Lượng nhu mô
tuyến giáp để lại trung bình 4,7 gam, trong đó,
nhỏ nhất 2,9 gam và lớn nhất 8,4 gam. Chỉ có
2 BN bị suy giáp cần bổ sung thyroxin, số còn
lại bình giáp. Như vậy, sử dụng khoảng cách
giữa 2 hàm của dao siêu âm để tính lượng TG
để lại là hợp lý. Tuy nhiên, số lượng mổ còn ít,
thời gian theo dõi sau mổ ngắn, cần phải tiếp
tục nghiên cứu thêm.
* Lượng nhu mô giáp còn lại trên siêu âm: ít
nhất: 2,9 cm3; trung bình: 4,7± 0,98 cm3; nhiều

nhất: 8,4 cm3.
Trong phẫu thuật cắt gần hoàn toàn TG
điều trị bệnh Basedow, việc khó nhất là xác
định lượng nhu mô TG cần để lại là bao
nhiêu?. Michie, Soreide J.A nhận thấy: 19% BN bị
suy giáp khi lượng nhu mô tuyến để lại 10
gam. Các phẫu thuật viên khác cho rằng nên
để lại khoảng 10% kích thước của TG ban
đầu. Tuy nhiên, nếu để lại nhiều như vậy dễ
dần đến tình trạng cường giáp tái phát. Farnell
đưa ra nhận xét rất khó xác định để lại bao
nhiêu là vừa vì với một phần TG rất nhỏ có thể
đưa đến cường giáp tái phát, trong khi phần
lớn lại suy giáp.
Tuy nhiên, D.Houlbert nhận thấy: không có
sự tương quan giữa trọng lượng TG để lại,
trọng lượng TG lấy đi và trọng lượng của toàn
bộ TG với tình trạng suy giáp sau mổ. Do đó,
hiện tượng suy giáp sau mổ không phải là yếu
tố để đánh giá kết quả phẫu thuật, nó còn là
biểu hiện của tình trạng kháng thể kháng giáp
trong bệnh lý Basedow. Nghiên cứu về kháng
thể kháng giáp trong bệnh Basedow, Nguyễn
Thy Khuê cho rằng: nếu trước khi mổ bướu
Basedow, hiệu giá kháng thể kháng giáp cao
thì khả năng suy giáp sau mổ sẽ gia tăng rõ
rệt, tác giả đề nghị nên ngăn ngừa biến chứng
này bằng việc sử dụng corticoid trước mổ.

Ðặng Ngọc Hùng [2] cho rằng: nên để lại từ

6 - 12 gam nhu mô tuyến, để làm được điều
này, phần TG để lại ở mỗi thùy phải có kích
thước dày 0,4 - 0,5 cm, rộng 2,5 - 3 cm và dài
4 - 5 cm, tương ứng với thể tích khoảng 3 - 5
cm3 mỗi thùy.
Lê Nữ Hoà Hiệp [4] tại Bệnh viện Bình Dân
cho rằng khối lượng TG để lại khoảng 10 gam
là tốt nhất, tác giả trích dẫn ý kiến của
Sabiston và Mellière: với khối lượng như trên
của nhu mô TG, BN có một cuộc sống bình
thường sau mổ, đảm bảo sinh lý của TG,
không có tình trạng nhược giáp hay cường
giáp tái phát. Với phần nhu mô TG vừa cắt, tác
giả xẻ thành hình khối hình chữ nhật và đem
cân thử thấy: trọng lượng của khối hình chữ
nhật có kích thước 4 cm x 1,5 cm x 1,5 cm =
10 gam. Nên để lại mỗi bên 5 gam, tương ứng
với một lớp nhu mô mỏng dài 4 cm, ngang 1,5
cm và dày 0,8 cm.
Phẫu thuật mà chúng tôi lựa chọn là cắt
gần toàn bộ với lượng nhu mô để lại từ 4 - 6
gam để đảm bảo chức năng của TG sau mổ.
Lượng nhu mô TG để lại trong nội soi được
xác định nhờ vào khoảng cách giữa 2 hàm của
dao cắt đốt siêu âm. Khoảng cách này bằng
1,5 cm. Thường mỏm cắt để lại với kích thước
1,5 x 1,5 x 1 cm. Sau khi giải phóng xong cực
trên và cực dưới, nâng thùy tuyến lên và
hướng vào trong. Xác định và đánh dấu
đường cắt, sau đó cắt thùy từ ngoài vào trong,

từ dưới lên trên. Mặt cắt bao giờ cũng phải
song song với khí quản. Trong quá trình cắt,
để tránh chảy máu, luôn để hàm hoạt động
tịnh tiến về phía hàm đối diện, bằng cách này
nhu mô tuyến sẽ được cắt sau khi đã đốt cầm
máu các mạch máu nằm trong nhu mô tuyến.
Phần TG còn để lại là mặt sau của mỗi thùy, vì
nó bảo đảm tốt các điều kiện sau: an toàn cho
4 tuyến cận giáp, tránh được biến chứng hạ
canxi huyết sau mổ, tránh được tổn thương
dây thần kinh quặt ngược nằm ngay sau TG
dọc bờ dưới ngoài của khí quản. Phần nhu mô
để lại đều hai bên làm cho cổ BN cân đối và có
thẩm mỹ hơn là để một bên.
2. Kỹ thuật tạo khoang làm việc.
Trong mổ nội soi, việc tạo khoang là bắt
buộc, vì TG nằm ở cổ không có khoang sẵn.
Kích thước và độ lớn của khoang rất quan

142


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15

trọng, nó quyết định đến sự thành công của
phẫu thuật. Nếu khoang tạo ra nhỏ, khi bộc lộ
bướu và tách tuyến giáp ra khỏi giường của
tuyến rất khó khăn. Chính vì vậy, việc bóc tách
rất khó, điều này gây chảy máu và làm mất hết
các mốc giải phẫu, do đó quá trình mổ khó

khăn thêm. Độ lớn của khoang làm việc
thường phụ thuộc vào độ lớn của bướu. Các
tác giả khác cho rằng khoang làm việc phải
rộng ít nhất gấp 1,5 lần thể tích tuyến. Bướu
lớn nhất chúng tôi đã mổ trong nghiên cứu này
là 80 cm3. Đối với những bướu lớn > 30 cm3,
phải bóc tách tạo khoang phía trên phải quá
sụn giáp, 2 bên phải quá bờ ngoài cơ ức đòn
chũm.
3. Kỹ thuật cắt gần toàn bộ TG.
Theo Nikolayev, phương pháp cắt gần hoàn
toàn TG trong bao tuy thu được nhiều kết quả
tốt (Ðặng Ngọc Hùng qua 315 BN Basedow
được mổ tại Bệnh viện 103 từ 1959 - 1987),
nhưng vẫn có một số hạn chế về kỹ thuật như:
phải bóc tách và cắt ngang nhiều lớp cân, cơ
vùng cổ. Do đó, kéo dài thời gian mổ, làm ảnh
hưởng đến thẩm mỹ và chức năng của vùng
cổ. Việc khâu cầm máu trước ở chân bướu
gây khó khăn cho xác định chính xác và chủ
động lượng nhu mô tuyến giáp để lại. Xẻ dọc
eo TG trước khi cắt bướu thường gây chảy
máu nhiều, dễ làm tổn thương khí quản. Phẫu
thuật này cũng để lại nhiều vết chỉ khâu tại
vùng mổ, kèm với ứ đọng dịch, dễ gây nhiễm
trùng sau mổ.
Trên cơ sở đó Bệnh viện Nội tiết TW đã
thực hiện kỹ thuật đi vào đường bên với ưu
điểm: không phải cắt ngang cơ mà chỉ tách
các cơ theo giải phẫu (đường bên) để vào

bướu giáp với một số lợi điểm: giảm tổn
thương về chức năng và thẩm mỹ của vùng cổ
sau mổ. Rút ngắn thời gian mổ, nhờ đó giảm
rối loạn toàn thân và tiết dịch nhiều tại chỗ.
Cầm máu diện cắt chủ động bằng dao đốt cắt
siêu âm mà không cần khâu vòng cầm máu,
do đó xác định được phần nhu mô tuyến để lại
một cách chủ động và chính xác hơn.
Tất cả BN đều được dẫn lưu sau phẫu
thuật và rút sau 24 giờ. Nên tiến hành dẫn lưu
ở BN Basedow [6], vì sau phẫu thuật, không
những máu mà còn có cả dịch rỉ viêm, dịch tiết
ra từ phần nhu mô tuyến còn lại, giúp rút ngắn

thời gian nằm viện. Nếu không dẫn lưu hoặc
dẫn lưu không hiệu quả sẽ gây tụ dịch trong
vết mổ, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng... Mặc
dù Telboul cho rằng tỷ lệ biến chứng tương
đương giữa hai nhóm dẫn lưu và không dẫn
lưu…, còn Văn Tần cho rằng không nhất thiết
phải dẫn lưu thường quy, chỉ dẫn lưu trong
những trường hợp bướu cổ to, cầm máu chưa
bảo đảm.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật cắt gần toàn bộ TG bằng nội soi
an toàn và hiệu quả trong ®iÒu trÞ bệnh
Basedow. Việc lựa chọn BN và điều trị trước mổ
rất quan trọng để đảm bảo kết quả phẫu thuật.
Phẫu thuật viên cần có kinh nghiệm trong mổ
mở bệnh Basedow và thành thục kỹ thuật nội

soi.
TÀL LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh. Bàn
về kỹ thuật mổ cắt gần hoàn toàn TG trong bệnh
bướu giáp lan tỏa nhiễm độc. Tạp chí Y học thực
hành. 1995, số 5, tr.13-14.
2. Đặng Ngọc Hùng. Kết quả điều trị ngoại khoa
bệnh Basedow tại Bệnh viện 103 từ
1959 1990.
3. Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh. Ðiểm
lại kỹ thuật mổ trong điều trị phẫu thuật bệnh
Basedow. Ngoại khoa. 1996, số 4, tr.23-26.
4. Lê Nữ Hòa Hiệp. Ðiều trị ngoại khoa bệnh
cường giáp. luận án Tiến sỹ Y học. TP. Hồ Chí
Minh. 2000, tr.49-54.
5. Nguyễn Hoài Nam. Nghiên cứu chỉ định phẫu
thuật bệnh Basedow bằng phẫu thuật dựa trên đặc
điểm lâm sàng và sinh học tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Luận án Tiến sỹ Y học. TP. Hồ Chí Minh. 1999,
tr.45-52.
6. Trần Ngọc Lương, Trần Đoàn Kết. Phẫu thuật
nội soi cắt gần toàn bộ TG điều trị bệnh Basedow.
7. Akira Sasaki et al. Endoscopic subtotal
thyroidectomy: the procedure of choice for Graves’
disease. World Journal of Surgery. 2008, Vol 33, No
1, pp.67-71.
8. Masahide Yamamoto et al. Endoscopic
subtotal thyroidectomy for patient with Graves’
disease. Surgery Today. 2000, Vol 31, No 1,
pp.1-4.

9. Pablo Moreno et al. Subtotal thyroidectomy: a
reliable method to achieve euthyroidisim in Graves’

143


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15

disease. Pronostic factors. World Journal of Surgey.
2002, Vol 30, No 11, pp.1950-1956.
10. Shun- Yu Chi et al. A prospective randomised
comparison of bilateral subtotal thyroidectomy
versus unilateral total and contralateral subtotal
thyroidectomy for Graves’ disease. 2002, Vol 29,
No 2, pp.160-163.
11. Zhi Yu Li et al. Endoscopic thyroidectomy via
breast approach for patients with Graves’ disease.
World Journal of Surgery. 2009, Vol 34, No 9,
pp.2228- 2232.

144



×