Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu biến đổi hình thái và cấu trúc tim ở sản phụ mang thai bị tiền sản giật và mang thai bình thường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.08 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC TIM Ở
SẢN PHỤ MANG THAI BỊ TIỀN SẢN GIẬT VÀ
MANG THAI BÌNH THƢỜNG
Lê Hoàng Oanh*; Đinh Thị Thu Hương**; Phạm Nguyên Sơn***
Nguyễn Thị Minh Tâm****; Nguyễn Đức Công*****
TÓM TẮT
86 phụ nữ mang thai được chẩn đoán tiền sản giật (TSG) theo tiêu chuẩn của Hội Sản phụ khoa
Hoa Kỳ (The American College of Obstetricians and Gynecologists: ACOG-2002) và 104 phụ nữ
mang thai bình thường (MTBT) kỳ 3 tháng cuối (nhóm chứng) có cùng độ tuổi, được đo chiều cao,
cân nặng và siêu âm Doppler tim. Kết quả cho thấy:
- Tỷ lệ tăng chỉ số LVMI (g/m2) và tăng RWT ở nhóm TSG (79,1% và 60,5%) cao hơn so với
nhóm MTBT (42,3% và 23,1%) với p < 0,001.
- Tỷ lệ phì đại đồng tâm thất trái ở nhóm TSG (52,3%) cao hơn so với nhóm MTBT (13,4%),
p < 0,001.
- Tỷ lệ tràn dịch màng ngoài tim và hở van hai lá ở nhóm TSG (32,6% và 52,3%) cao hơn so với
nhóm MTBT (0,0% và 20,2%), p < 0,001.
Có sự biến đổi rõ nét về cấu trúc phì đại đồng tâm, tràn dịch màng ngoài tim và hở van hai lá ở
phụ nữ TSG so với phụ nữ MTBT.
* Từ khóa: Tiền sản giật; Hình thái; Cấu trúc tim; Siêu âm tim; Mang thai bình thường.

STUDY OF ALTERED LEFT VENTRICULAR GEOMATRY AND
STRUCTURAL CARDIAC IN NORMAL PREGNANCY
AND WOMEN WITH PREECLAMPSIA
SUMMARY
The aim of this study was to evaluate altered left ventricular geomatry and cardiac structure in
women with preeclampsia.
86 pregnant women who were diagnosed preeclampsia by The American College of Obstetricians
and Gynecologists (ACOG-2002) criteria (preeclampsia group) and 104 normal pregnancy in 3 rd
trimester (control group) were of similar age. All of them were measured height, weight and


echocardiography examination. The results showed that:

* Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
** Bệnh viện Bạch Mai
*** Bệnh viện TWQĐ 108
**** Bệnh viện 103
***** Bệnh viện Thống Nhất
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: GS. TS. Hoàng Văn Lương
PGS. TS. Nguyễn Oanh Oanh

1


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013
- The ratio of increasing LVMI (g/m2) and RWT in preeclampsia group was higher than that in
control group (p < 0.001).
- The proportion of concentric left ventricular hypertrophy in preeclampsia group was higher than
that in control group with p < 0.001.
- The percentage of pericardial effusion and uncovered valvular mitral in preeclampsia group was
higher than that in control group (p < 0.001).
In conclusion, there was evident altered left ventricular geomatry and cardiac structure by
concentric left ventricular hypertrophy, pericardial effusion and uncovered valvular mitral in women
with preeclampsia compared with group of normal pregnancy.
* Key words: Preeclampsia; Geomatry and cardiac structure; Echocardiography.

ĐẶT VẤN ĐỀ
TiÒn s¶n giËt ở phụ nữ trong thời gian
mang thai là do tăng huyết áp (THA) và
protein niệu (≥ 0,3 g/24 giờ) kết hợp thường
xảy ra vào 3 tháng cuối của thời kỳ thai

nghén từ tuần thứ 20 trở đi [2]. Theo thống
kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ mắc
THA và TSG ở bà mẹ mang thai vẫn còn cao
chiếm khoảng 8 - 10%, nhất là ở các quốc
gia đang phát triển. TSG là một trong những
nguyên nhân quan trọng liên quan đến tỷ lệ
bệnh tim mạch tăng sau sinh, tàn phế lâu
dài, làm chậm tiến triển trong tử cung của
thai nhi, thai ngừng phát triển, thai chết lưu
và chết chu sinh phổ biến ở người mẹ cũng
như đứa bé được sinh ra (chiếm 10 - 20%)
[7]. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy
siêu âm Doppler tim là một phương pháp
cho kết quả đáng tin cậy, an toàn trong việc
chẩn đoán hình thái và chức năng tim ở
người phụ nữ MTBT, đồng thời ở phụ nữ bị
TSG sẽ có những thay đổi lớn về hình thái
và cấu trúc tim liên quan chặt chẽ đến bệnh
tim mạch ở sản phụ sau sinh [1, 8]. Tuy nhiên,
ở Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu
về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm: Nghiên cứu sự biến
đổi hình thái và cấu trúc tim bằng siêu âm
tim ở phụ nữ MTBT và bị TSG.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
+ Nhóm TSG: 86 phụ nữ mang thai ở độ
tuổi từ 18 - 41 được xác chẩn TSG theo tiêu

chuẩn của Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (The
American College of Obstetricians and
Gynecologists: ACOG-2002) [1, 2]:
- Huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg
và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90
mmHg xảy ra sau tuần thai thứ 20 của thai
phụ có huyết áp bình thường trước đó.
- Có protein niệu ≥ 0,3 g.
+ Nhóm chứng: 104 phụ nữ khỏe mạnh
MTBT ở 3 tháng cuối, có cùng độ tuổi với
nhóm TSG, không THA và protein niệu (-),
không có các yếu tố nguy cơ liên quan đến
TSG.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
Phụ nữ mang thai mắc các bệnh về nội
khoa như: tim bẩm sinh, lao phổi, bệnh van
tim, suy gan, suy thận, lupus ban đỏ, rối loạn
nhịp tim, nhồi máu cơ tim.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu,
mô tả cắt ngang.
- Nội dung nghiên cứu:

2


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013
BN nghiên cứu được hỏi về tiền sử,
bệnh sử, các yếu tố nguy cơ liên quan đến
TSG (thai lần đầu, TSG trước đó, tiền sử

gia đình TSG, bệnh thận mạn...), khám toàn
diện và được ghi chép đầy đủ vào mẫu bệnh
án nghiên cứu.
+ Đo chiều cao, cân nặng theo phương
pháp đo nhân trắc học thông thường. Tính
diện tích da cơ thể theo công thức của
Dubois (1916) [2]:
BSA (m2) = 0,007184 × [cân nặng (kg)]0,425×
[chiều cao (cm)]0,725
+ Đo huyết áp: phương pháp đo cho phụ
nữ có thai theo tiêu chuẩn của WHO (2011).
Chẩn đoán THA (khi HATT ≥ 140 mmHg
và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg) và phân độ
THA theo tiêu chuẩn ACOG (2002) [1, 2]:

* Xử lý số liệu:
Thống kê số liệu nghiên cứu theo phương
pháp y sinh học bằng phần mềm SPSS
16.0 for Window. So sánh giá trị trung bình
bằng thuật toán student t-test. So sánh các
tỷ lệ bằng kiểm định χ2, p < 0,05; sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm chung giữa hai nhóm
MTBT và TSG.
NHÓM

CHỨNG
(n = 104)


TSG
(n = 86)

2 (1,0)

1 (1,2)

20 - 29, n (%)

59 (56,7)

38 (44,2)

- Mức độ nhẹ: HATT từ 140 - 159 mmHg
và/hoặc HATTr từ 90 - 109 mmHg.

30 - 39, n (%)

43 (41,3)

45 (52,3)

1 (1,0)

2 (2,3)

- Mức độ nặng: HATT ≥ 160 mmHg và/hoặc
HATTr ≥ 110 mmHg.

Tuổi trung bình


29,1 ± 4,5

29,9 ± 4,4

> 0,05

BMI trước mang thai

19,9 ± 1,7

20,0 ± 2,1

> 0,05

+ Định lượng protein niệu, chẩn đoán có
protein niệu khi protein niệu ≥ 0,3g.
+ Siêu âm Doppler tim đánh giá hình thái
và cấu trúc tim như sau [6, 9]:
. Các chỉ số: LVEDd, LVEDs, LVEVd,
LVEVs, IVSd, IVSs, LVPWd, LVPWs.
- Khối lượng cơ thất trái [9]:
LVM (g) = 0,8 × {1,04 × [(LVEDd + IVSd +
LVPWd)3 - LVEDd3]} + 0,6.
Tính chỉ số khối lượng cơ thất trái: LVMI
(g/m2) = LVM (g)/BSA (m2). LVMI tăng (g/m2)
khi ≥ 95 (g/m2) [9].
. Tính bề dày thành tim tương đối: RWT
= 2LVPWd/LVEDd, gọi là tăng RWT khi
> 0,42. Chẩn đoán phì đại đồng tâm thất

trái khi: tăng LVMI (g/m2) + tăng RWT [9].
. Tràn dịch màng ngoài tim (TDMNT).
- Dòng hở van hai lá (HoVHL).

TUỔI VÀ CÁC

p2
pt-test

CHỈ SỐ NHÂN TRẮC

≤ 20, n (%)

≥ 40, n (%)

2

BSA (m )

> 0,05

1,61 ± 0,10 1,65 ± 0,12 < 0,01

- Tuổi trung bình, phân bố độ tuổi và chỉ
số BMI trước mang thai giữa hai nhóm MTBT
và TSG không có sự khác biệt (p > 0,05).
- Chỉ số BSA ở nhóm mang thai bị TSG
cao hơn nhóm MTBT (p < 0,01).
Bảng 2: Một số chỉ số siêu âm tim M-mode
ở nhóm phụ nữ MTBT và TSG.


CHỈ TIÊU

NHÓM
p
TSG (n = 86) Chứng (n = 104)

LA ngang (mm)

38,8 ± 3,9

34,8 ± 3,7

< 0,001

LVEDd (mm)

48,2 ± 3,3

47,1 ± 2,6

< 0,01

LVEDs (mm)

29,7 ± 3,4

30,7 ± 2,6

< 0,05


LVEVd (ml)

106, 9 ± 16,6

108,7± 7,4

> 0,05

LVEVs (ml)

35,9 ± 8,3

34,9 ± 7,7

> 0,05

3


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013

(1)

- Chỉ số LVM (g) và LVMI (g/m2) ở nhóm
TSG cao hơn so với nhóm chứng đồng
thời tỷ lệ tăng LVMI (g/m2) ở nhóm TSG
cao hơn so với nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối
(p < 0,001).


(2)

(3)

(4)

SV (ml)

71,0 ± 13,3

73,8 ± 11,4

> 0,05

IVSd (mm)

10,7 ± 1,7

9,0 ± 1,1

< 0,001

IVSs (mm)

13,5 ± 1,7

12,0 ± 1,2

< 0,001


LVPWd (mm)

10,8 ± 1,8

9,2 ± 1,1

< 0,001

LVPWs (mm)

14,9 ± 1,7

13,1 ± 1,3

< 0,001

thống kê, p < 0,001. Tỷ lệ phì đại đồng tâm

FS%

36,3 ± 6,7

35,3 ± 5,1

< 0,001

ở nhóm TSG (52,3%) cao hơn so với nhóm

EF%


66,3 ± 6,2

67,8 ± 7,0

> 0,05

MTBT (13,4%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

- Chỉ số RWT và tỷ lệ tăng RWT ở nhóm

- Kích thước nhĩ trái ở nhóm TSG (38,8 ±
3,9 mm) cao hơn so với nhóm chứng (34,8 ±
3,7 mm) (p < 0,001).
- Các chỉ số LVEDd, LVEDs, IVSd, IVSs,
LVPWd và LVPWs ở nhóm TSG cao hơn so
với các chỉ số này ở nhóm chứng (p < 0,05;
p < 0,01 hoặc p < 0,001).
- Các chỉ số thể tích (LVEVd, LVEVs
và SV) giữa 2 nhóm TSG và nhóm chứng
không có sự khác biệt (p > 0,05).
Bảng 3: Biến đổi hình thái và cấu trúc
thất trái ở nhóm phụ nữ MTBT và TSG.
NHÓM

CHỈ TIÊU
TSG
(n = 86)
LVM (g)
Tăng LVM, n (%)


Chứng
( n = 104)

182,7 ± 33,0 1 52,9 ± 19,4

p
p

TSG cao hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa

Bảng 4: Biến đổi hình thái và cấu trúc
thất trái ở nhóm phụ nữ mang thai TSG
theo mức độ THA.
NHÓM
CHỈ TIÊU

Chứng

THA nhẹ

THA nặng

(n = 104)

( n = 42)

( n = 44)

p
p


LVM (g)
Tăng LVM, 152,9 ± 19,4 165,2 ± 26,9 199,3 ± 29,6 < 0,001
n (%)
101 (97,1)
39 (92,9)
44 (100)
> 0,05
LVMI (g/m2)
Tăng LVMI,
n (%)

95,3 ± 11,5 100,9 ± 15,8 120,8 ± 21,2 < 0,001
44 (42,3)
29 (69,0)*
39 (88,6)† < 0,001

RWT Tăng 0,39 ± 0,05 0,42 ± 0,06
RWT, n (%)
24 (23,1)
17 (40,5)*
Phì đại đồng
tâm, n (%)

14 (13,4)

13 (30,9)*

0,47 ± 0,07 < 0,001
35 (79,5)†


< 0,001

32 (72,7)†

< 0,001

< 0,001

(* Ghi chú: *p < 0,05 khi so sánh nhóm TSG

83 (96,5)

101 (97,1)

> 0,05

có THA nhẹ với nhóm chứng; †p < 0,05 khi

111,1 ± 21,2

95,3 ± 11,5

< 0,001

so sánh nhóm TSG có THA nặng và nhẹ).

68 (79,1)

44 (42,3)


< 0,001

0,45 ± 0,07

0,39 ± 0,05

< 0,001

Tăng RWT, n (%)

52 (60,5)

24 (23,1)

< 0,001

Phì đại đồng
tâm, n (%)

45 (52,3)

14 (13,4)

< 0,001

LVMI (g/m2)
Tăng LVMI, n (%)
RWT


- Các chỉ số LVM (g), LVMI (g/m 2) và
RWT tăng dần theo phân độ THA có ý nghĩa
thống kê, p < 0,001.
- Tỷ lệ tăng LVMI (g/m2), tăng RWT và
phì đại đồng tâm ở nhóm TSG có THA
nặng khá cao (lần lượt là 88,6%; 79,5% và
4


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013
72,7%) cao hơn so với nhóm TSG có THA
nhẹ và nhóm chứng có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ %
100
90

TDNMT
TDNMT

80

HoVHL
HoVHL

70
52.3

60
50
40


32.6

30

20.2

20
10

0

0
Nhóm chứng

Nhóm TSG

p < 0,001

Biểu đồ 1: Tỷ lệ HoVHL và TDMNT ở nhóm
phụ nữ TSG và MTBT 3 tháng cuèi.
Tỷ lệ TDMNT và HoVHL ở nhóm TSG
(lần lượt là 32,6% và 52,3%) cao hơn so
với nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối (lần lượt là:
0,0% và 20,2%) với p < 0,001.
BÀN LUẬN
Tùy thuộc tình trạng quá tải mà tim sẽ
phát triển phì đại tương ứng. Quá tải khối
lượng thường dẫn đến gia tăng thể tích
buồng thất, quá tải áp lực sẽ làm tăng khối

lượng cơ thất trái, biến đổi thành thất làm
thay đổi hình thái và cấu trúc của tim. Ở
phụ nữ MTBT đã có thay đổi về hình thái
cấu trúc tâm thất trái (remodeled) của người
mẹ, nhưng hầu hết chỉ là thay đổi mang tính
sinh lý, không nặng nề bằng phụ nữ mang
thai có TSG [1, 9]. Nhiều nghiên cứu nhận
định THA ở phụ nữ mang thai, đặc biệt TSG
luôn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phì
đại tâm thất trái và biến đổi cấu trúc thành
tim và tim. Sự biến đổi này liên quan chặt

chẽ đến bệnh tim mạch sau sinh như: suy
tim tâm trương, tổn thương cơ tim và tử
vong… [1, 8, 9]. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa
nghiên cứu nào về hình thái cấu trúc tim
của bà mẹ mang thai bị TSG để quản lý và
theo dõi, góp phần làm giảm nguy cơ tử
vong cho bà mẹ và biến chứng cho thai nhi.
Trong nghiên cứu này, 86 phụ nữ mang
thai TSG và 104 phụ nữ MTBT có cùng độ
tuổi và tuổi thai, được siêu âm tim để khảo
sát hình thái và cấu trúc của tim. Kết quả
cho thấy các chỉ số hình thái tim như: kích
thước nhĩ trái (LA) ở nhóm TSG (38,8 ±
3,9 mm) cao hơn so với nhóm MTBT (34,8
± 3,7 mm) với p < 0,001. Các chỉ số siêu âm
tim M-mode ở nhóm TSG cao hơn nhóm
MTBT. Điều này cho thấy tim của sản phụ
bị TSG phải nhanh chóng thích ứng với tình

trạng quá tải áp lực cấp tính bằng cách
tăng độ dày thành tim, làm giảm sức căng
của nó, nhất là ở nhóm TSG. Mặt khác, các
chỉ số đánh giá cấu trúc tim như: LVM (g)
và LVMI (g/m2) ở nhóm TSG; đồng thời tỷ
lệ tăng LVMI (g/m2) ở nhóm TSG (79,1%)
cao hơn nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối với
p < 0,001; phù hợp với kết quả của: Herbert
V và CS (2001) khi nghiên cứu hình thái
thất trái ở phụ nữ mang thai bị THA thai kỳ
với phụ nữ MTBT: PWd (mm), IVSd (mm),
LVESV (ml) ở phụ nữ THA thai kỳ cao hơn
so với người phụ nữ MTBT (p < 0,05) [5].
Simmons LA và CS (2002) cũng thấy ở nhóm
sản phụ bị TSG 3 tháng cuối, chỉ số LVM,
LVMI (lần lượt là 164 ± 37 g; 90 ± 18 g/m2)
cao hơn so với nhóm MTBT 3 tháng cuối
(lần lượt là 136 ± 33 g; 76 ± 16 g/m2) với
p < 0,05. Cho KI và CS (2005) nghiên cứu
hình thái tim và chøc n¨ng t©m tr-¬ng ở sản

5


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013
phụ THA so với nhóm phụ nữ MTBT. Tác giả
thấy nhóm THA có tăng LVMI, IVSd, PWd (p
< 0,05) so với nhóm mang thai không THA
[3]. Gian Paolo N và CS (2003) thấy có sự
biến đổi hình thái, cấu trúc của tim ở nhóm

sản phụ THA và nhóm MTBT không THA
đó là: tăng đường kính nhĩ trái, IVSd, PWd,
LVEDd và LVMI có ý nghĩa thống kê (p <
0,01) [4]. Kết quả nghiên cứu còn thấy chỉ
số RWT và tỷ lệ tăng RWT ở nhóm TSG cao
hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê
(p < 0,001). Tỷ lệ phì đại đồng tâm ở nhóm
TSG (52,3%) cao hơn so với nhóm MTBT
(13,4%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tỷ
lệ tăng LVMI (g/m2), tăng RWT và phì đại
đồng tâm ở nhóm TSG có THA nặng khá
cao (lần lượt là 88,6%; 79,5% và 72,7%),
cao hơn so với nhóm TSG có THA nhẹ và
nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05,
p < 0,001). Tỷ lệ TDMNT và HoVHL ở nhóm
TSG (lần lượt là 32,6% và 52,3%) cao hơn
so với nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối (lần lượt
là 0,0% và 20,2%) với p < 0,001. VlahovicStipac A (2010) nghiên cứu 35 phụ nữ mang
thai bị TSG thấy chỉ số LVMI tăng trong quá
trình bị TSG, thành tâm thất dày lên và
buồng tâm thất giãn ra như một cơ chế bù
trừ thích ứng với tình trạng tăng hậu gánh
để duy trì cung lượng tim bình thường. Khi
bị TDNMT, chức năng tim giảm kèm theo
việc tăng áp lực tĩnh mạch và mao mạch
gây tăng áp lực thủy tĩnh mao mạch và tăng
tính thấm thành mạch. Phù sẽ kích hoạt hệ
thống renin-angiotensin-aldosterone của thận,
dẫn đến tổn thương thận gây mất protein
huyết tương, đặc biệt, giảm albumin huyết

tương và áp lực keo gây thoát dịch ra
khoảng kẽ, dẫn đến phù ở nhiều tạng [1].

Melchiorre K và CS (2011) thấy tỷ lệ biến
đổi hình thái thất trái cao ở nhóm TSG
(68,0%) (trong đó tỷ lệ phì đại đồng tâm
thất trái là 20%) so với nhóm MTBT (24%)
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) [8]. Nwosu
ZC, Omabe M (2010) cho rằng dấu hiệu phù
trong TSG có thể biểu hiện ở toàn thân khi
hình thành phù ở các cơ quan nội tạng,
chứng tỏ những biểu hiện trên ở tình trạng
TSG nặng: tràn dịch màng bụng, màng phổi,
màng tim. Alicia D. Dennis (2010) đã chứng
minh ở nhóm TSG, TDMNT cao hơn nhiều
so với nhóm MTBT, DMNT tràn làm tăng
chèn ép tim và có mối liên quan ảnh hưởng
lẫn nhau với chức năng tâm trương thất
trái [1].
KẾT LUẬN
Có sự biến đổi rõ rệt về hình thái và cấu
trúc của tim thông qua chỉ số LVMI (g/m2),
RWT, TDMNT và HoVHL ở sản phụ bị TSG
so với sản phụ MTBT:
- Tỷ lệ tăng chỉ số LVMI (g/m2) và tăng
RWT ở nhóm TSG cao hơn so với nhóm
MTBT với p < 0,001.
- Tỷ lệ phì đại đồng tâm thất trái ở nhóm
TSG cao hơn nhóm MTBT (13,4%) với
p < 0,001.

- Tỷ lệ TDMNT và HoVHL ở nhóm TSG
cao hơn so với nhóm MTBT với p < 0,001.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alicia D. Dennis. Cardiac function in women
with preeclampsia. Doctor of philosophy. University
of Mellbourne, Parkville, Australia. 2010.
2. American College of Obstetricians and
Gynecologists: Diagnosis and management of

6


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013
preeclampsia and eclampsia. ACOG Practice
Bulletin. 2002, 99 (33), pp.159-167.
3. Cho KI, Kim DS, Kim TI, Park JH, et al.
Echocardiographic assessment of LV geometric
pattern and function in pregnancy-induced
hypertension. Korean Circulation. 2005, 35,
pp.718-724.
4. Gian Paolo N, Herbert V, Barbara V,
Giovanni L et al. Left vetricular concentric
geometry as a risk factor in gestational
hypertension. Hypertension. 2003, 41, pp.469-475.
5. Herbert V, Gian Paolo N, Barbara V,
Giancarlo DR, Maria ER, et al. Maternal diastolic
dysfuntion and left ventricular geometry in
gestational hypertension. Hypertension. 2001, 37,
pp.1209-1215.
6. Lang RM, Bierig M, et al. Recommendations

for chamber quantification: a report from the
American Society of Echocardiography’s Guidelines
and Standards Committee and the Chamber
quantification Writing Group, developed in
conjunction with the European Association of
Echocardiography, a branch of European Society
of Cardiology. J Am Soc Echocardiogr. 2005, 18,
pp.1440-1463.

7. Mongraw-Chaffin M, Cirillo PM, Cohn BA.
Preeclampsia and cardiovascular disease death:
prospective evidence from the child health and
development studies cohort. Hypertension,
2010, 56, pp.166-171.
8. Melchiorre K, Sutherland GR, Liberati M,
Thilaganathan B. Maternal cardiac dysfunction
and remodeling in women with preeclampsia at
term. Hypertension. 2011, 57, pp.85-93.
9. Melchiorre K, Sutherland GR, Liberati M,
Thilaganathan B. Maternal cardiovascular impairment
in pregnancies complicated by severe fetal growth
restriction. Hypertension. 2012, 60, pp.437-443.
10. Nagueh SF, Appleton CP, Gillebert TC, et
al. Guidelines and standards: Recommendations
for the evaluation of left ventricular diastolic function
by echocardiography. Eur J Echocardiogr. 2009, 10,
pp.165-193.

Ngày nhận bài: 15/1/2013
Ngày giao phản biện: 25/1/2013

Ngày giao bản thảo in: 14/3/2013

7


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013

8



×