Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu tại Bệnh viện Thống Nhất (01/10/2009-30/09/2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.85 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC VI KHUẨN
GÂY NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU TẠI BVTN (01/10/2009-30/09/2010)
Đặng Mỹ Hương*

TÓM TẮT
Mục đích: Tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu ngày càng gia tăng, vấn đề sử
dụng kháng sinh hiện nay rất tùy tiện. Vì những lí do đó, nghiên cứu của chúng tôi có hai mục đích: Khảo sát tỉ
lệ vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu. Tìm hiểu tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm
trùng đường tiểu.
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả những bệnh nhân có kết quả cấy nước tiểu dương tính tại BVTN từ
1/10/2009 đến 30/09/2010.
Phương pháp nghiên cứu: Vi khuẩn phân lập được xác định bằng những phản ứng sinh hóa theo tiêu
chuẩn của Tổ Chức Y tế Thế Giới. Đánh giá độ nhạy của kháng sinh theo mức độ (S) (I) và (R) theo tiêu
chuẩn CLSI.
Kết quả: Trong nghiên cứu này có 454 mẫu trên 1247 mẫu được xác định là nuôi cấy nước tiểu dương
tính. Vi khuẩn được phân lập nhiều nhất là trực khuẩn Gram âm (72,03%). E.coli chiếm tỉ lệ cao nhất (38,30%),
Enterococcus fecalis (15,80%), Acinetobacter (10,35%), Klebsiella (8,37%), Pseudomonas aeruginosa (6,17%).
Trực khuẩn Gram âm có tỉ lệ kháng cao đối với Fluoroquinolone và Cephalosporin. Imipenem và Meropenem vẫn
còn nhạy tốt đối với E.coli, Klebsiella, Proteus. Tỉ lệ đa kháng của P. aeruginosa là 25%, Acinetobacter là 27,66%.
Cầu khuẩn Gram dương có tỉ lệ kháng cao với Fluoroquinolone (55,56%) và Aminoglycoside (52,78%).
Kết luận: Trực khuẩn Gram âm gây nhiễm trùng tiểu cao nhất 72,03%. Imipenem và Meronem vẫn còn
nhạy với các vi khuẩn này. Tuy nhiên, tỉ lệ đa kháng của Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter vẫn cao.
Từ khóa: Kháng sinh, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhạy cảm, kháng, phòng thí nghiệm lâm sàng.

ABSTRACT
STUDY OF ANTIBIOTIC RESISTANT OF BACTERIA CAUSATIVE IN URINARY TRACT
INFECTIONS AT THONG NHAT HOSPITAL (01/10/2009 – 30/09/2010)


Dang My Hương * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 304 - 309
Purpose: The rate antibiotic resistant of bacteria causative in urinary tract infections (UTIs) are increased.
Today, the problem using antibiotic are free. Because these reasons, our study has two purposes. The rate of
bacteria causative in urinary tract infections. Understanding antibiotic resistant of bacteria causative in urinary
tract infections.
Patients and methods: Patients with urine specimens cultured for isolation of the microbial agents of UTIs
at Thong Nhat Hospital from 01/10/2009 to 30/09/2010. The isolation bacteria were identified using
biochemicaltests with WHO’s standard. Appreciate level Sensitive(S), Inhibitive (I), Resistant (R) with CLSI
(Clinical and Laboratory Standards Institude).
Results: In this study 454 specimens of 1247 were shown to be urine culture positive. The most isolated
bacteria were Gram negative bacilli (72.03%). E.coli (38.30%) presented the highest prevanlence. Enterococcus
fecalis (15.80%), Acinetobacter (10.35%), Klebsiella (8.37%), Pseudomonas aeruginosa (6.17%). Gram negative
* Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Đặng Mỹ Hương,
ĐT: 08.38642140

304

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

Nghiên cứu Y học

bacteria show high level of resistant to Fluoroqinolone and Cephalosporine. Imipenem and Meropenem were still
effective to E. coli, Klebsiella and Proteus. The rate of Multi – Drug – Resistant of P.aeruginosa (25%),
Acinetobacter (27.66%). Gram positive bacteria show high level of resistance Fluoroquinolone 55.56% and
Aminoglycoside 52.7%.
Conclusion: Gram negative bacteria causative UTIs were high level at 72.03%. Imipenem and Meropenem

were still effective with them. The rate of Multi – Drug – Resistant of Pseudomonas aeruginosa 25%;
Acinetobacter 27.66%.
Key words: Antibiotic, urinary tract infections, sensitive, inhibitive, resistant, Clinical and Laboratory
Standards Institude.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay tình trạng nhiễm trùng bệnh viện
đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong tất cả các
bệnh viện. Ở Mỹ hàng năm đã chi đến 5-10 tỉ
USD cho việc mua kháng sinh và thời gian nằm
viện kéo dài do nhiễm trùng bệnh viện gây ra đã
ảnh hưởng đến tài chính và sinh hoạt của bệnh
nhân và xã hội.
Đặc thù của BVTN là bệnh nhân cao tuổi, đa
bệnh và bệnh mạn tính nhiều nên NTTN chủ
yếu là NTTN thứ phát và là bệnh cảnh của
nhiễm trùng bệnh viện đứng thứ hai sau nhiễm
trùng hô hấp.
Nhiễm trùng tiết niệu nói chung gồm hai
loại khác biệt nhau
Nhiễm trùng tiết niệu đặc thù (Specific
infection ) do các loại vi khuẩn đặc biệt gây nên
như vi khuẩn lao, lậu, hoặc nấm.
Nhiễm trùng tiết niệu không đặc hiệu (non
specific infection) là nhiễm trùng gặp do các loại
trực khuẩn gram âm như Escherichia coli,
Klebsiella, Proteus, Pseudomonas aeruginosa hoặc
các loài cầu khuẩn gram dương như:
Enterococcus fécalis, Staphylococcus auréus,
Staphylococcus noncoagulase, Streptococcus. (Đề

tài của chúng tôi chỉ giới hạn trong nhiễm trùng
tiết niệu không đặc hiệu này).
Điều đáng lo ngại là tình trạng kháng kháng
sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu
ngày càng tăng, vấn đề sử dụng kháng sinh hiện
nay rất tuỳ tiện, vì những lý do trên nghiên cứu
của chúng tôi nhằm mục đích:
Khảo sát vi khuẩn gây nhiễm trùng đường
tiết niệu.

Xác định mức độ kháng kháng sinh của
vi khuẩn.

Đối tượng nghiên cứu
Tất cả những bệnh nhân cấy nước tiểu tại
BVTN từ 01/10/2009 đến 30/09/2010 chỉ chọn
những mẫu cấy dương tính.

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Kháng sinh đồ theo phương pháp khoanh
giấy khuyếch tán trên thạch Muller Hinton thực
hiện theo kỹ thuật Kirby-Bauer.
Đánh giá độ nhạy cảm với kháng sinh theo
mức độ (S) (I) và (R) theo tiêu chuẩn CLSI
(Clinical anh Laboratory Standards Institude)
Nguyên liệu làm kháng sinh đồ: đĩa kháng
sinh của hãng Biorad.
Kỹ thuật phân lập và định danh vi khuẩn
được chuẩn hoá theo thường qui của tổ chức y
tế thế giới.

Xử lý và phân tích số liệu theo phương pháp
thống kê y học.

Kết quả nghiên cứu
Tỷ lệ các loại vi khuẩn phân lập được
Bảng 1: Tỷ lệ các loại vi khuẩn phân lập được trên
454 mẫu.
STT

Số chủng

Tỉ lệ

Trực khuẩn gram âm
Vi khuẩn đường ruột
1
Escherichia coli

Vi Khuẩn

252
174

55,51%
38,33%

2

Klebsiella ozaenae +


38

8,37%

3
4

K.pneumoniea Proteus
Enterobacter

22
18

4,85%
3,96%

5

Vi khuẩn không lên men
Acinetobacter baumanni

75
47

16,62%
10,35%

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011

305



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

STT
6

Vi Khuẩn
Pseudomonas aeruginosa

7
8
9
10

Các cầu khuẩn gram dương
Enterococcus fécalis
Staphylococcus non coagulase
Streptococcus . . . .
Staphylococcus aureus
Tổng cộng :

Số chủng Tỉ lệ
28
6,17%
127
72
36

13
6
454

27,97%
15,86%
7,03%
2,86%
1,32%
100%

Mức độ đề kháng kháng sinh của các trực
khuẩn gram âm
Bảng 2: Mức độ kháng kháng sinh của các chủng
E.coli ( n = 174)

Kháng sinh
Cefotaxime

n
38

R(%)
36,84

I(%)
0

S(%)
63,16


Ceftriaxone
Ceftazidine

38
38

36,84
31,58

0
0

63,16
68,42

Imipenem

38

10,53

0

89,47

Meropenem

38


10,53

0

89,47

Atreonam

38

31,58

0

68,42

Gentamycine

38

44,74 2,63

52,63
84,21

Amikacine

38

15,79


Netilmicine

38

21,05 5,26

0

73,69

Ciprofloxacine

38

52,63 5,26

42,11

Ofloxacine

38

55,26

0

47,74

Levofloxacine


32

40,62

0

59,38

Norfloxacine

35

65,71 5,71

28,57

Nalidixic acid

35

74,29 2,86

22,86

Nitrofurantoin

35

33,33 4,17


62,50

Trimethoprim/sulfamethoxaz
ole

38

59,38 6,28

34,38

Kháng sinh
Augmentin
(Amoxicilin/clavulanic acid)
Tazocin
(Piperacillin/tazobactam)
Timentin
(Ticarcillin/clavulanic acid)
Cefuroxime
Cefepim
Cefotaxime
Ceftriaxone
Ceftazidine
Imipenem
Meropenem
Atreonam
Gentamycine
Amikacine


n
174

R(%) I(%) S(%)
35,57 18,79 45,64

174

8,05 20,81 71,14

174

24,16 33,56 42,28

174
174
174
174
174
174
174
162
174
174

55,04
52,35
53,69
55,03
48,99

2,01
2,01
47,18
53,02
12,08

Bảng 4: Mức độ kháng kháng sinh của các chủng
Proteus (n=22)

Netilmicine
Ciprofloxacine

174
174

16,11 10,74 73,15
65,77 1,34 32,89

Ofloxacine
Levofloxacine

174
140

67,79 0,67 31,54
42,70 5,16 52,14

Norfloxacine
Nalidixic acid


149
149

68,57 0
31,43
77,63 3,50 18,88

Nitrofurantoin
Trimethoprim/
sulfamethoxazole

149
174

15,0 1,43 83,57
81,10 3,36 15,54

1,34
2,01
2,68
2,68
2,68
0,67
0,67
5,63
0,67
4,03

43,62
45,64

43,62
42,28
48,32
97,32
97,32
47,18
46,31
83,89

Bảng 3: Mức độ kháng Kháng sinh của các chủng
Klebsiella ( n = 38)
Kháng sinh
Augmentin
(Amoxicilin/clavulanic acid)
Tazocin
(Piperacillin/ tazobactam)
Timentin
(Ticarcillin/clavulanic acid)
Cefuroxime

n
38

R(%) I(%) S(%)
44,74 18,42 36,84

38

28,95 15,79 55,86


38

44,74 2,63

52,63

38

42,11 2,63

55,26

Cefepim

38

39,47 2,63

57,89

306

Kháng sinh

n

R(%)

I(%)


S(%)

Augmentin
(Amoxicilin/clavulanic acid)

22

31,82

9,09

59,09

Tazocin (Piperacillin/
tazobactam)

22

22,73

9,09

68,18

Timentin (Ticarcillin/ clavu)

22

31,82


0

68,18

Cefuroxime

22

36,36

4,55

59,09

Cefepim

22

31,82

0

68,18

Cefotaxime

22

16,67


8,33

75

Ceftriaxone

22

15,38

7,69

76,92

Ceftazidine

22

8,53

0

91,67

Imipenem

22

4,55


0

91,45

Meropenem

22

0

0

100

Atreonam

22

16,67

8,33

75

Gentamycine

22

45,45


0

54,55

Amikacine

22

18,18

0

71,72

Netilmicine

22

36,36

0

63,64

Ciprofloxacine

22

50


Ofloxacine

22

63,64

Levofloxacine

18

44,44 16,67 38,89

Norfloxacine

18

55,56 11,11 33,33

Nalidixic acid

18

66,67

0

33,33

Nitrofurantoin


18

27,78

0

72,22

Trimethoprim/
sulfamethoxazole

22

68,18

0

31,82

18,18 31,82
9,09

27,27

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Bảng 5: Mức độ kháng kháng sinh của Acinetobacter
baumannii(n=47)

Kháng sinh
Piperacilline/tazobactam
Ticarcilline/clavulanic acid
Cefuroxime
Cefepime
Cefotaxime
Ceftriaxone
Ceftazidime
Imipenem
Meropenem
Gentamycine
Amikacin
Netilmicine
Ciprofloxacine
Ofloxacine
Levofloxacine
Nofloxacine
Nalidixic acid
Nitrofuratoin

n
47
47
47
47
47
47
47
47
47

47
47
47
47
47
47
45
45
45

R(%) I(%) S(%)
36,17 4,26 59,57
34,04 4,26 61,70
61,70 2,13 36,17
51,06 4,26 44,68
48,15 29,63 22,22
53,19 2,13 44,68
48,94 4,26 46,81
27,66 4,26 68,09
27,66 4,26 68,09
63,83 6,38 29,79
53,19 6,38 40,43
48,94 4,26 46,81
51,06 4,26 44,68
43,19 4,26 42,55
48,94 4,26 46,80
55,56
0
44,44
88,89

0
11,11
93,33
0
6,67

Bảng 6: Mức độ kháng kháng sinh của chủng
Pseudomonas aeruginosa (n=28)
Kháng sinh
Piperacilline/ Tazobactam
Ticarcilline/clavulanic acid
Ceftazidime
Cefotaxime
Ceftriaxone
Cefoperazone
Imipenem
Meropenem
Gentamycine
Amikacin
Tobramycine
Ciprofloxacine
Levofloxacine
Pefloxacine
Norfloxacine
Nalidixic acid
Nitrofuratoin

n
28
28

28
28
28
25
28
28
28
28
25
28
28
25
25
25
25

R (%)
50
57,14
57,14
71,43
67,86
56,00
25,00
25,00
78,58
57,14
78,57
67,86
57,14

67,86
78,57
71,43
78,57

I (%)
10,71
7,14
10,71
7,14
10,71
8,00
00
00
7,14
10,71
7,14
10,71
10,71
10,71
7,14
00
7,14

S(%)
39,29
35,72
32,15
21,43
21,43

46,00
75,00
75,00
14,29
32,15
14,29
21,43
32,15
21,43
14,29
28,57
14,29

Bảng 7: Mức độ kháng kháng sinhh của chủng
Enterococcus fecalis (n=72)
Kháng sinh
Ampicilline
Vancomycine

n R(%) I(%) S(%)
72 41,67 6,94 51,38
72 00
00
100

Tetracyline
Ciprofloxacine
Levofloxacine

72 97,22 00

2,78
72 69,44 19,44 11,11
66 63,65 15,15 21,20

Nghiên cứu Y học

Kháng sinh
Norfloxacine
Nitrofuratoin

n R(%) I(%) S(%)
72 79,17 4,17 16,67
60 15,00 3,33 81,67

Cloramphenicol
Gentamycine (LC)

72 62,50 2,78 34,72
70 67,14 4,29 28,57

Streptomycine (LC)

62 64,52

00

35,48

Bảng 8: Mức độ kháng kháng sinh của
Staphylococcus noncoagulase (n=36)

Kháng sinh
Vancomycine
Amikacine

n
36
36

R (%)
0
52,78

I(%)
00
00

S(%)
100
47,22

Gentamycine
Oxacilline
Clindamycine
Cephalothin
Ciprofloxacine

36
36
36
36

36

69,44
75,00
50,00
47,22
55,56

00
00
5,56
8,33
5,56

30,56
25,00
44,44
44,44
38,89

Norfloxacine
Nalidixic acid

29
29

58,33
72,22

8,33

5,56

38,89
22,22

Piperacilline/ Tazobactam
Ticarcilline/clavulanic acid

36
36

47,22
52,78

8,33
5,56

44,44
41,67

Nitrofuratoin
Penicilline

29
36

13,79
100

3,45

00

82,76
00

BÀN LUẬN

Trực khuẩn gram âm gồm vi khuẩn đường
ruột và vi khuẩn không lên men chiếm 72,03%
Escherichia coli chiếm tỉ lệ cao 38,33% phù hợp
với báo cáo của bệnh viện trung ương Huế và
trường ĐHYD TPHCM(6,7).
Tỉ lệ Acinetobacter baumanni 10,35% đây là vi
khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện hay gặp nhất
và có tính đa kháng kháng sinh cao.
So với tác giả Amin thì tỉ lệ Escherichia coli
cao hơn 59% nhưng Acinetobacter baumanni thì
chỉ 2,7% .
Escherichia coli đề kháng cao với kháng sinh
thông thường kể cả nhóm fluoroquinolon:
ciprofloxacin
65,77%,
ofloxacin
57,79%,
norfloxacin 68,57% và nhóm cephalosporine
như ceftriaxone 55,03% khác với tác giả Soraya
Escherichia coli nhạy với cephalosporine với tỉ lệ
98% (2006)(2).

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011


307


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

Đối với kháng sinh Timentin tỉ lệ kháng của
chúng tôi là 24,16% thấp hơn so với BS Nam
Liên ở Huế là 59%(7).
Nhóm Aminoglycoside: tỉ lệ kháng
Amikacin là ít nhất 12,08% phù hợp với các tác
giả trong và ngoài nước(1,6,7).
Imipenem và Meropenem tỉ lệ kháng rất
thấp 2% phù hợp với các tác giả trong và
ngoài nước (6,8).

Klebsiella
Tỉ lệ kháng với Tazocin 28,95 % thấp hơn so
với tác giả Nam Liên ở Huế là 61,2%(7).
Tỉ lệ kháng với Amikacin 15,79 % thấp hơn
so với tác giả Nam Liên (Huế) là 46,8 %(7).
Tỉ lệ kháng Imipenem va Meropenem của
chúng tôi là 10,53 % cao hơn so với tác giả Nam
Liên (Huế) là 0 %(7).
Các loại kháng sinh khác tỉ lệ phù hợp với
các tác giả trong và ngoài nước.

Proteus

Đối với nhóm Fluoroquinolone tỉ lệ kháng
(44% - 63%) cao hơn nhóm Cefalosporine
(8,53% - 31,82%).
Đối với nhóm Aminoglycoside: Amikacin
kháng 18,18% cao so với chủng E. coli (12,08%)
và Klebsiella (15,58%).
Nhạy tốt với Imipenem và Meropenem.

A. baumannii
Là tác nhân quan trọng kết hợp với nhiễm
khuẩn bệnh viện, đặc biệt tỉ lệ A. baumannii đa
kháng thuốc ngày càng tăng, Trong 47 chủng
A. baumannii có 13 chủng vừa kháng
Imipenem và Meropenem.
Theo Đoàn Mai Phương ở bệnh viện Bạch
Mai (2009) tại khoa HSCC các chủng A.
baumannii kháng với kháng sinh > 90%(3).
Theo tác giả Taneja (2003) ở Ấn độ A.
baumannii kháng Imipenem > 70%(8).

308

Pseudomonas aeruginosa
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 7 chủng
đa kháng thuốc 7/28 = 25% cao so với tác giả ở
Huế 9,1%(7).
Tỉ lệ kháng các nhóm Fluoroqinolone và
Cephalosporine cao phù hợp với các tác giả
trong và ngoài nước(6,8).


Enterococcuss fecalis
Enterococcuss fecalis là cầu khuẩn gram (+)
chiếm tỉ lệ 15,86% đứng thứ 2 sau E.coli.
Tỉ lệ đề kháng với nhóm Fluoroquinolone
cao: Ciprofloxacine 69,44%; Norfloxacine
79,17%.
Nhạy tốt với Vancomycine 100%
Nitrofuratoin 81,67%.



Staphylococcus aureus
Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus chỉ có
6/454 = 1,32% ít nên chúng tôi không thống kê.
Các chủng cầu trùng gram (+) đều nhạy
chưa có tình trạng kháng Vancomycine.
Đề kháng cao với nhóm Fluoroquinolone và
Aminoglycoside.
Nitrofuratoin còn nhạy tốt với S. non
coagulase trong nhiễm trùng đường tiểu.
Penicilline kháng 100%.

KẾT LUẬN
Từ những kết quả trên, chúng tôi có những
kết luận như sau
Trong các tác nhân gây nhiễm trùng đường
tiểu, trực khuẩn Gram âm chiếm 72,03%, E.coli
chiếm tỉ lệ cao nhất 38,30%. Thứ đến là
Enterococcus fecalis 15,86%.
Các vi khuẩn phân lập được có tỉ lệ đề

kháng
cao
với
Fluoroqinolone

Cephalosporine.
Đối với chủng A. baumannii đã có 13/47 =
27,66% là đa kháng thuốc; P. aeruginosa có 7/28 =
25% đa kháng thuốc cao hơn so với BV Trung
Ương Huế (9,1%)(2).
A. baumannii và P. aeruginosa là tác nhân
quan trọng kết hợp với nhiễm khuẩn bệnh viện.

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Đặc biệt hiện nay, tỉ lệ P. aeruginosa đa kháng
thuốc (Multi Drug Resistant Pseudomonas
aeruginosa – MDRPA) ngày càng tăng đang trở
thành vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Một
chủng P. aeruginosa được xem là đa kháng thuốc
khi chúng đề kháng với 3 loại kháng sinh
Imipenem, Amikacin và Ciprofloxacine. Tỉ lệ
MDRPA khác nhau ở các khu vực trên thế giới.
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy tỉ lệ MDRPA từ
0% (1990) tăng lên 32% (2002). Các tác giả nhận
thấy trong quá trình điều trị, xuất hiện 27,72%
chủng MDRPA từ chủng P. aaeruginosa nhạy
cảm ban đầu.

Vì vậy, theo dõi thường xuyên các vi khuẩn
đa kháng thuốc là rất cần thiết nhằm kiểm soát
và khống chế sự lây lan của chúng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Amin M., Mehdinejad M., Pourdangchi Z. (2009): Study of
bacteria isolated from urinary tract infection and determination
of their susceptibility to antibiotics, Jundishapur Journal of
Microbiology 2009 (118 – 123).

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

Nghiên cứu Y học


Andrade SS, Sader HS, Jones RN, Pereira AS, Pignatari AC,
Gales AC. Soraya, S.Helio, S.Ronald N.Anchea, S.Antomio
(2006): “Increased Resistance to First Line – agents among
Bacteral Pathologens Isolated from Urinary Tract Infections in
Latin American time for Local Guidelines Mem Inst Oswaldo
Cruz. Nov; 101(7): 741-8.
Đoàn Mai Phương, Nguyễn Xuân Quang, Kato Y và cộng sự
(2010) “Giám sát các chủng A.baumanni phân lập tại khoa cấp
cứu hồi sức – BV Bạch Mai (2008 – 2009), Hội nghị quốc tế trang 25-27.
Korthari A, Sugar V (2008): Antibiotic resistence in pathogenes
causing community – acquized urinary tract infection in India, A
multicenter study Original Article 2008.
Marilee DO, Douglas NF, Piose RMJ. (2005): Nosocomical
“Infections Due to Multidrug Resistant - Psuedomonas aruginosa:
Epidemiology and treatment options Phararmacotherapy”
publishcation 2005 (1353 – 1364).
Nguyễn Thanh Bảo (2008) “Khảo sát tình hình nhiễm trùng tiểu
và sự đề kháng kháng sinh tại BV Đại Học Y Dược Tp HCM”. Y
học Tp,HCM – tập 12, Phụ bản số 1, trang 182,187).
Nguyễn Thị Nam Liên (2009) “Khảo sát vi khuẩn gram âm gây
nhiễm trùng đường tiểu tại BV Trung Ương Huế năm 2009”
Hội nhị Niệu khoa Huế, 561 – 569.
Taneja N. Maharwal S., Sharma M. (2003): Imipenem Resistance
in Nonfermenters causing Nosocomial Urinary Tract Infection
India, 2003 (57 – 294).
Trần Thị Thanh Nga, Trần Quang Bình (2010) “Trực khuẩn
gram âm đa kháng thuốc, thách thức của điều trị hiện nay”, Hội
nghị quốc tế - trang 39.

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011


309



×