Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật kéo bóc tách viêm dính khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai kết hợp vật lý trị liệu điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 7 trang )

t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA KỸ THUẬT
KÉO BÓC TÁCH VIÊM DÍNH KHỚP VAI DƯỚI GÂY TÊ
THẦN KINH TRÊN VAI KẾT HỢP VẬT LÝ TRỊ LIỆU
ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐÔNG CỨNG
Hoàng Tiến Ưng*; Hà Hoàng Kiệm*; Bùi Văn Tuấn; Hoàng Văn Thắng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả giảm đau và phục hồi tầm vận động khớp vai của kỹ thuật
kéo bóc tách viêm dính khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai kết hợp vật lý trị liệu để điều trị
viêm quanh khớp vai đông cứng (VQKVĐC) và đánh giá tác dụng không mong muốn của
kỹ thuật này. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu theo dõi dọc trên 64 BN VQKVĐC
giai đoạn 2. Điều trị nền mobic 7,5 mg x 2 viên/ngày, vật lý trị liệu 1 lần/ngày trong 1 tuần,
sau đó tiến hành thủ thuật, sau thủ thuật, điều trị tiếp phác đồ trên 1 tuần. Đánh giá kết quả
gồm: mức độ đau theo thang điểm VAS, tầm vận động khớp đo bằng thước đo góc hai cạnh,
phân loại mức độ hạn chế vận động theo Phân loại McGill - McRomi. Đánh giá tại 3 thời điểm
ngay trước, sau thủ thuật và sau thủ thuật 1 tuần. Kết quả và kết luận: ngay sau thủ thuật,
mức độ giảm đau không khác biệt so với trước thủ thuật, nhưng sau 1 tuần giảm đau rất tốt,
không còn BN nào đau vừa và nặng, 89,06% BN đau nhẹ. Tầm vận động khớp vai thụ động
0
trở về bình thường (180 ) 98,44% ngay sau thủ thuật, sau 1 tuần về bình thường 100% BN.
Không gặp tác dụng không mong muốn sau thủ thuật.
* Từ khóa: Viêm quanh khớp vai thể đông cứng; Kéo bóc tách viêm dính khớp vai; Gây tê
thần kinh trên vai

Study of Effectiveness and Safety of Capsular Release Technique
of Adhesive Capsulitis of the Shoulder under Suprascapular Nerve
Block and Physiotherapy in Treatment of Frozen Shoulder
Summary
Objectives: Evaluation of effectiveness and side effects of capsular release technique of
adhesive capsulitis of the shoulder under suprascapular nerve block and physiotherapy to treat


frozen shoulder. Subjects and method: The study was carried out on 64 patients with frozen
shoulder in stage 2. The patients were treated by the form: mobic 7.5 mg x 2 tab/day,
physiotherapy 1 time/day in 1 week, then making technic. After technic, the patients continued
treating the same as before. Evaluation of pain according to VAS scale. Evaluation of range of
treating the shoulder’s motion according to classification of McHill-McRomi. Evaluation at 3 times:
before and after technic and after technic 1 week. Result and conclusion: There was the good
pain relief 1 week after technic, only 89.06% with slight pain, no patients with average and
severe pain. At time after technic and after 1 week, range of motion of shoulder became normal.
There were not any side effects after technic.
* Keywords: Frozen shoulder; Capsular release of adhesive capsulitis; Suprascapular nerve block.
* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Tiến Ưng ()
Ngày nhận bài: 19/01/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/03/2018
Ngày bài báo được đăng: 03/04/2018

77


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ
dùng để chỉ các trường hợp viêm, đau
khớp vai do tổn thương phần mềm (gân,
cơ, dây chằng, bao khớp, bao hoạt dịch)
mà không có tổn thương ở sụn và xương
khớp vai, không do nhiễm khuẩn và không
do chấn thương mới. Viêm quanh khớp
vai được chia làm 3 thể: viêm quanh
khớp vai đơn thuần; VQKVĐC còn được
gọi là viêm dính khớp vai; hội chứng vai

tay còn được gọi là hội chứng loạn dưỡng
thần kinh giao cảm phản xạ. Trong ba thể
bệnh trên, VQKVĐC là thể bệnh hay gặp,
đặc trưng lâm sàng là đau và hạn chế
tầm vận động khớp vai, điều trị còn gặp
nhiều khó khăn [2].
Có nhiều phương pháp điều trị bảo tồn
VQKVĐC như dùng thuốc chống viêm
giảm đau, vật lý trị liệu, y học cổ truyền,
có thể phối hợp các phương pháp [3].
Nhưng điều trị bảo tồn chỉ giúp giảm viêm
giảm đau, tầm vận động khớp vai hầu
như cải thiện rất ít. Khi ngừng điều trị,
đau khớp vai trở lại, điều trị thường phải
kéo dài hàng năm hoặc hơn. Nhiều trường
hợp phải phẫu thuật nội soi khớp vai hoặc
kéo bóc tách viêm dính khớp vai dưới gây
mê, các kỹ thuật này chỉ thực hiện được
ở những bệnh viện lớn và chi phí tốn kém
[1].
Xuất phát từ những khó khăn trong
điều trị VQKVĐC, Bộ môn - Khoa Phục
hồi Chức năng, Bệnh viện Quân y 103 đã
nghiên cứu và đề xuất kỹ thuật bóc tách
khớp vai viêm dính dưới gây tê thần kinh
78

trên vai để điều trị VQKVĐC. Để đánh giá
hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật
chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục

tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau và phục
hồi tầm vận động khớp vai của kỹ thuật
bóc tách khớp vai viêm dính dưới gây tê
thần kinh trên vai kết hợp vật lý trị liệu để
điều trị VQKVĐC.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
64 BN được chẩn đoán xác định
VQKVĐC giai đoạn 2, điều trị tại Khoa
Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Quân y 103
từ 4 - 2016 đến 11 - 2016, tự nguyện tham
gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán: theo định
nghĩa VQKVĐC giai đoạn 2 của Codman
E.A [4].
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có tổn thương
xương khớp vai (X quang), loãng xương
vừa và nặng, mắc các bệnh nặng như
suy tim, suy gan, suy thận, rối loạn nhịp
tim…, BN đang có tăng huyết áp, sốt,
BN dị ứng với lidocain.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Tiến cứu, can thiệp theo dõi dọc 2 tuần.
- Cách thức tiến hành: BN được điều
trị nội khoa 1 tuần trước khi tiến hành kỹ
thuật (mobic 7,5 mg x 2 viên/ngày, vật lý
trị liệu (điện xung, paraffin, sóng ngắn, tập
vận động khớp vai) 1 lần/ngày để giảm
đau, sau đó tiến hành kỹ thuật, sau kỹ

thuật điều trị tiếp 1 tuần phác đồ như
trước khi làm kỹ thuật.


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
- Các bước tiến hành kỹ thuật: gây tê
thần kinh trên vai bằng lidocain 40 mg x
2 ống (thử phản ứng trước). Gây tê bổ
sung vào bao khớp vai tại hai vị trí: phía
trên ngoài và phía trước mỗi vị trí 1 ống
lidocain 40 mg. Sau gây tê 5 - 10 phút
tiến hành kéo bóc tách.
Thì 1: BN nằm ngửa trên giường kỹ
thuật; thì 2: một kỹ thuật viên dùng tay cố
định xương bả vai của BN; thì 3: người

thực hiện thủ thuật một tay nắm bàn tay
BN, một tay nắm cánh tay BN; thì 4:
người thực hiện kỹ thuật ngả người dùng
trọng lực (không dùng sức) kéo xuôi theo
người BN rồi từ từ dạng và đưa cánh tay
BN lên trên kết hợp xoay ngửa bàn tay
BN, khi cánh tay BN đạt 1800 thì dừng lại,
đưa tay BN xuôi theo người, cho BN nghỉ
5 - 10 phút rồi dậy. Đo mạch, huyết áp
trước và ngay sau thủ thuật.

Hình 1: Vị trí phong bế thần kinh trên vai (hai hình trái) và
bao khớp vai (hai hình phải).
- Các thông số được thu thập tại 3 thời

điểm ngay trước và sau kỹ thuật, sau kỹ
thuật 1 tuần: đánh giá chức năng khớp
vai dựa vào 2 triệu chứng đau và hạn chế
vận động: đau đánh giá theo thang điểm VAS
(không đau: 0 điểm, đau nhẹ: 1 - < 5 điểm,
đau vừa: 5 - < 8 điểm, đau nặng: 8 10 điểm). Tầm vận động khớp vai đo
bằng thước đo góc hai cành theo phương

pháp zero, đánh giá mức độ hạn chế vận
động dạng khớp vai theo McGill - McRomi
(2005) chia 4 độ: không hạn chế: 1800,
hạn chế nhẹ: > 1500, hạn chế vừa: 50 - 1500,
hạn chế nặng: 0 - < 500.
Tác dụng không mong muốn và tai biến
có thể xảy ra khi tiến hành thủ thuật như:
dị ứng thuốc, nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm,
chảy máu, rách bao khớp, gãy xương.
79


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm BN nghiên cứu.
Bảng 1: Tuổi và giới (n = 64).
Thông số

Tuổi

n


%

< 41

5

7,81

41 - 50

23

35,94

51 - 60

31

48,44

> 60

5

7,81

Nam

42


65,62

Nữ

22

34,38

Giới

p

< 0,05 (Anova)

< 0,05

Độ tuổi hay gặp nhất 51 - 60 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ = 1,9.
Bảng 2: Thời gian mắc bệnh và vị trí đau (n = 64).
Thông số
Thời gian mắc bệnh (tháng)

Vị trí

n

%

<1

10


15,62

1-3

23

35,94

>3

31

48,44

Vai phải

35

54,69

Vai trái

29

45,31

p
< 0,05 (Anova)


> 0,05

BN đến điều trị muộn > 3 tháng gặp nhiều nhất, vai phải gặp nhiều hơn vai trái,
nhưng chưa thấy sự khác biệt (p > 0,05).
* Các biện pháp đã điều trị trước khi đến viện:
Điều trị bằng thuốc non-steroid đơn thuần hoặc có kết hợp tiêm corticoid vào khớp:
15 BN (23,44%); vật lý trị liệu đơn thuần: 10 BN (15,63%); kết hợp thuốc và vật lý trị liệu:
39 BN (60,93%).
2. Kết quả điều trị.
* Mức độ đau khớp vai:
Bảng 3: Mức độ đau (VAS).
Mức độ đau

Trước thủ thuật, n (%) (1)

Sau thủ thuật 1 tuần, n (%) (2)

p

Nhẹ

22 (34,38)

57 (89,06)

p2,1 > 0,05; p3,1 < 0,01

Trung bình

31 (48,44)


7 (10,94)

p2,1 > 0,05; p3,1 < 0,05

Nặng

11 (17,18)

0

p2,1 > 0,05; p3,1 < 0,01

Điểm (x ± SD)

7,53 ± 1,2

1.87 ± 0,5

p2,1 > 0,05; p3,1 < 0,01

Ngay sau thủ thuật, mức độ đau không khác biệt so với trước thủ thuật, sau thủ thuật
1 tuần giảm đau rõ, không còn BN nào đau nặng, 89,06% BN đau nhẹ (p < 0,01).
80


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
* Tầm vận động khớp vai:
Bảng 4: Dạng khớp vai và đưa lên trên (theo Phân loại McGill-McRomi).
Thời điểm


Ngay trước
thủ thuật

Ngay sau
thủ thuật

Sau thủ
thuật 1 tuần

p (so với trước
thủ thuật)

Thụ động
n (%)

Mức độ hạn chế

Chủ động n (%)

Không hạn chế

0

0

Hạn chế nhẹ

5 (7,81)


6 (9,37)

Hạn chế vừa

49 (76,56)

50 (78,12)

Hạn chế nặng

10 (15,63)

8 (12,5)

Không hạn chế

49 (76,56)

Hạn chế nhẹ

10 (15,63)

Hạn chế vừa

5 (7,81)

p (so với trước
thủ thuật)

63 (98,44)

< 0,001

1 (1,56)

< 0,001

0

Hạn chế nặng

0

0

Không hạn chế

63 (98,43)

64 (100)

Hạn chế nhẹ

1 (1,57)

Hạn chế vừa

0

0


Hạn chế nặng

0

0

< 0,001

0

< 0,001

Ngay sau thủ thuật, tầm vận động dạng khớp vai và đưa cánh tay lên trên chủ động
đã trở về mức gần bình thường (do còn đau), nhưng tầm vận động thụ động đã trở
về bình thường (98,44%), sau 1 tuần, cả tầm vận động chủ động và thụ động đã trở về
bình thường (100%).
Bảng 5: Xoay trong khớp vai (theo Phân loại McGill-McRomi).
Thời điểm

Mức độ hạn chế
Không hạn chế

Ngay trước
thủ thuật

Ngay sau
thủ thuật

Sau thủ thuật
1 tuần


Chủ động
n (%)

p (so với trước
thủ thuật)

Thụ động
n (%)

0

0

Hạn chế nhẹ

21 (32,81)

21 (32,81)

Hạn chế vừa

36 (56,25)

37 (57,81)

Hạn chế nặng

7 (10,94)


6 (9,38)

Không hạn chế

36 (56,25)

p (so với trước
thủ thuật)

56 (87,5)
< 0,001

Hạn chế nhẹ

21 (32,81)

Hạn chế vừa

7 (10,94)

8 (12,5)
0

Hạn chế nặng

0

0

Không hạn chế


63 (98,43)

< 0,001

64 (100)
< 0,001

Hạn chế nhẹ

1 (1,57)

0

Hạn chế vừa

0

0

Hạn chế nặng

0

0

< 0,001

Ngay sau thủ thuật, động tác xoay trong chủ động về bình thường (56,25%), số còn
lại do đau. Động tác thụ động về bình thường 87,5%. Sau 1 tuần, 98,43% vận động

chủ động về bình thường, 100% vận động thụ động về bình thường.
81


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
Bảng 6: Xoay ngoài khớp vai (theo Phân loại McGill-McRomi).
Thời điểm

Ngay trước
thủ thuật

Ngay sau thủ
thuật

Sau thủ thuật
1 tuần

p (so với trước
thủ thuật)

Thụ động
n (%)

Mức độ hạn chế

Chủ động
n (%)

Không hạn chế


0

0

Hạn chế nhẹ

10 (15,63)

11 (17,19)

Hạn chế vừa

46 (71,87)

48 (75,0)

Hạn chế nặng

8 (12,15)

5 (7,8)

Không hạn chế

46 (71,87)

p (so với trước
thủ thuật)

58 (90,63)

< 0,001

Hạn chế nhẹ

10 (15,63)

6 (9,37)

Hạn chế vừa

8 (12,15)

0

Hạn chế nặng

0

0

Không hạn chế

62 (96,88)

< 0,001

64 (100)
< 0,001

Hạn chế nhẹ


2 (3,12

0

Hạn chế vừa

0

0

Hạn chế nặng

0

0

< 0,001

Ngay sau thủ thuật, xoay ngoài thụ động về bình thường (90,63%), sau 1 tuần xoay
ngoài thụ động trở về bình thường 100%.
* Tính an toàn của kỹ thuật:
Sau khi tiến hành thủ thuật, chúng tôi ghi nhận không có trường hợp nào bị
dị ứng thuốc, nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm, chảy máu, rách bao khớp cũng như
gãy xương [7].
BÀN LUẬN
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là
thể bệnh hay gặp, điều trị theo phương
pháp kinh điển thường kéo dài nhiều
tháng, có khi hàng năm hoặc hơn, chi phí

điều trị tốn kém [5]. Kỹ thuật kéo bóc tách
viêm dính khớp vai dưới gây tê thần kinh
trên vai là kỹ thuật đơn giản chi phí thấp,
có thể tiến hành được ở mọi cơ sở y tế
giúp bóc tách viêm dính bao khớp vai nhanh
chóng, hiệu quả và an toàn kết hợp với
vật lý trị liệu để chống viêm cho kết quả
điều trị rất tốt. Mặc dù đã được điều trị
thuốc chống viêm giảm đau non-steroid
kết hợp vật lý trị liệu 1 tuần nhưng không
82

có BN nào hết đau, đau mức độ trung
bình và nặng vẫn chiếm tới 65,62%, tầm
vận động dạng thụ động khớp vai vẫn
hạn chế mức độ vừa và nặng (90,27%).
Ngay sau kỹ thuật này, tầm vận động thụ
động đã trở về bình thường (1800) (98,44%),
chỉ 1 BN hạn chế nhẹ. Tiếp tục điều trị
thuốc chống viêm giảm đau và vật lý trị
liệu sau thủ thuật 1 tuần, mức độ đau
giảm nhiều chỉ còn đau nhẹ (89,06%),
không còn BN nào đau nặng. Tầm vận
động dạng khớp vai chủ động và thụ
động đã trở về bình thường (100%).
Chúng tôi không gặp bất kỳ tác dụng
không mong muốn nào của kỹ thuật.
Có thể nói kỹ thuật kéo bóc tách viêm



t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
dính khớp vai dưới gây tê thần kinh trên
vai là an toàn, có thể thay thế hoàn toàn
cho các phương pháp can thiệp kinh điển
là bóc tách dưới gây mê và mổ nội soi
khớp vai [6].
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Ân. Viêm quanh khớp vai.
Bệnh thấp khớp. Nhà xuất bản Y học. 2002,
tr.364-374.
2. Hà Hoàng Kiệm. Viêm quanh khớp vai,
chẩn đoán và điều trị. Nhà xuất bản Thể dục
Thể thao. 2015, tr.76-78.

Kỹ thuật kéo bóc tách viêm dính khớp
vai dưới gây tê thần kinh trên vai kết hợp
vật lý trị liệu đạt hiệu quả rất tốt trong điều
trị VQKVĐC. Tầm vận động thụ động khớp
vai ngay sau thủ thuật đã trở về bình
thường (98,44%), sau thủ thuật 1 tuần về
bình thường 100%. Mức độ giảm đau sau
1 tuần rất tốt, chỉ còn đau nhẹ (89,06%),
không còn BN nào đau trung bình hoặc
nặng, BN trở lại sinh hoạt và lao động
gần bình thường.

3. Nguyễn Xuân Nghiêm và CS. Vật lý trị
liệu - Phục hồi chức năng. Nhà xuất bản Y học.

Hà Nội. 2002, tr.50-62.
3. Codman E.A. The shoulder. In Thomas
T Rupture of the suprapinatus tendon and
other lesions in or about subacrominal Bursa.
Boston. 1934.

Thực hiện đúng chỉ định và kỹ thuật,
kỹ thuật kéo bóc tách viêm dính khớp vai
dưới gây tê thần kinh trên vai rất an toàn
và hiệu quả, chúng tôi không gặp bất kỳ
tác dụng không mong muốn nào trong
nghiên cứu.

5. Frederic J. Kottke F, Lehmam J.F.
Handbook of Physical Medicine and
Rehabilitation. W.B Saunders Company. 2006,
pp.38-47.

4. De Winter A.F, Jans M.P, Scholten R.J
et al. Diagnostic classification of shoulder
disorders: interobserver agreement and
determinants of disagreement. Ann Rheum
Dis. 1999, pp.58, pp.272-277.

6. Reese N.B, Bandy W.D. Joint range of
motion and muscle length testing. W.B. Saunders
Company. 2002, pp.20-24.

83




×