Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sự tương quan giữa vận tốc dẫn truyền thần kinh ngoại biên và mức độ đạm niệu trên bệnh nhân đái tháo đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.17 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA VẬN TỐC DẪN TRUYỀN THẦN KINH NGOẠI BIÊN 
VÀ MỨC ĐỘ ĐẠM NIỆU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 
Lê Quốc Tuấn*, Nguyễn Thị Lệ* 

TÓM TẮT 
Mục tiêu: Khảo sát sự tương quan giữa vận tốc dẫn truyền thần kinh ngoại biên và mức độ đạm niệu trên 
bệnh nhân đái tháo đường tại Phòng khám Thận – BV Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh. 
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả.  
Kết  quả: Qua khảo sát trên nhóm bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y 
Dược Tp.HCM, chúng tôi nhận thấy có mối tương quan ở mức từ trung bình đến chặt chẽ giữa mức độ tiểu 
đạm với các chỉ số điện sinh lý về dẫn truyền thần kinh ngoại biên (với R2 từ 0,332 đến 0,652). Trên các dây thần 
kinh vận động, chúng tôi ghi nhận sự tương quan nghịch giữa mức độ tiểu đạm với cả biên độ và vận tốc dẫn 
truyền. Trong khi đó trên các dây thần kinh cảm giác, chúng tôi ghi nhận có sự tương quan thuận giữa mức độ 
tiểu đạm với thời gian tiềm, và tương quan nghịch giữa mức độ tiểu đạm với vận tốc dẫn truyền. 
Kết luận: Sự xuất hiện của biến chứng thần kinh ngoại biên trên lâm sàng, nhất là qua khảo sát vận tốc dẫn 
truyền, có thể được xem như là một chỉ dẫn cho các bác sĩ nội tiết và thận học nhằm tầm soát và điều trị sớm tổn 
thương thận do đái tháo đường, kéo dài thời gian diễn tiến đến suy thận giai đoạn cuối. 
Từ khóa: đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh lý thần kinh ngoại biên (TKNB) do đái tháo đường, vi đạm niệu. 

ABSTRACT 
THE CORRELATION BETWEEN PERIPHERAL NERVE CONDUCTION VELOCITY  
AND PROTEINURIA LEVEL IN DIABETIC PATIENTS 
Le Quoc Tuan, Nguyen Thi Le  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 453 ‐ 457 
Objective:  To  investigate  of  the  correlation  between  peripheral  nerve  conduction  velocity  and  level  of 
proteinuria in diabetic outpatients at the Nephrology department of HCMC University Medical Center. 
Method: cross‐sectional study 


Results:  The  study  found  a  strong  correlation  between  proteinuria  level  and  electrophysiological 
measurements of peripheral nerve conduction  (with  R2  from  0.332  to  0.652).  On  motor  nerves,  we  recorded  a 
negative correlation between the proteinuria level with both amplitude and conduction velocity. Meanwhile on 
sensory  nerves,  we  noted  a  positive  correlation  between  the  proteinuria  level  with  latency,  and  the  negative 
correlation between the proteinuria level with conduction velocity. 
Conclusion: The presence of peripheral neuropathy (with decreasing conduction velocity on EMG) should 
be considered as an important sign to screen and treat early the diabetic nephropathy. 
Key words: diabetes mellitus, diabetic peripheral neuropathy (DPN), microalbuminuria. 
suy thận mạn giai đoạn cuối. Tỷ lệ mới mắc của 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
đã  bệnh  tăng  gấp  đôi  trong  vòng  một  thập  kỷ 
Bước  vào  thế  kỷ  21,  đái  tháo  đường  (ĐTĐ) 
qua, chiếm 45% các trường hợp cần phải điều trị 
đã  trở  thành  nguyên  nhân  hàng  đầu  dẫn  đến 
thay  thế  thận  ở  Hoa  Kỳ.  Sự  gia  tăng  tỉ  lệ  ĐTĐ 
* Bộ môn Sinh lý, ĐH Y Dược TP.HCM 
Tác giả liên lạc: BS. Lê Quốc Tuấn  
ĐT: 01096929792 Email:

Nội tiết

453


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

kéo  theo  sự  gia  tăng  bệnh  thận  ĐTĐ.  Trong 
nhiều nghiên cứu, sự hiện diện của bệnh lý thần 

kinh  (TK)  ngoại  biên  có  thể  được  xem  là  một 
điểm đánh dấu cần phải xem xét vì biến chứng 
này  thường  diễn  tiến  song  hành  với  suy  giảm 
chức  năng  thận(7).  Sự  ra  đời  của  phương  pháp 
chẩn đoán điện sinh lý bao gồm nhiều kỹ thuật, 
trong  đó  có  khảo  sát  dẫn  truyền  thần  kinh  đã 
đem  lại  một  hướng  đi  mới  cho  việc  phát  hiện 
sớm bệnh lý TK ngoại biên. 
Tại  Việt  Nam  đã  có  các  công  trình  nghiên 
cứu nhằm nâng cao hiểu biết về biến chứng TK 
ngoại  biên  trên  bệnh  nhân  ĐTĐ  như:  “Nghiên 
cứu bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường 
bằng phương pháp chẩn đoán điện” của tác giả Vũ 
Anh  Nhị  (1996);  “Khảo sát điện cơ trên bệnh nhân 
đái tháo đường mạn tính” của tác giả Nguyễn Mai 
Hòa (2007) nhưng vẫn chưa đủ để đánh giá toàn 
diện các đặc điểm cũng như  những  yếu  tố  ảnh 
hưởng đến dẫn truyền thần kinh trên bệnh nhân 
ĐTĐ, đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ có biến 
chứng  thận  kèm  theo.  Vì  vậy,  chúng  tôi  thực 
hiện  đề  tài  này  nhằm  cung  cấp  thêm  một  số 
thông tin về đặc điểm dẫn truyền thần kinh trên 
bệnh nhân ĐTĐ, góp phần trong việc phát hiện 
sớm các biến chứng trên bệnh nhân ĐTĐ. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất  cả  bệnh  nhân  được  chẩn  đoán  đái  tháo 
đường  tại  phòng  khám  Thận  –  BV  Đại  học  Y 
Dược TP.HCM từ tháng 03/2013 đến 07/2013. 


Tiêu chuẩn chọn vào 
Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ theo 4 tiêu 
chí của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) 2013: 
HbA1C ≥6,5 %. 
Đường huyết đói ≥126 mg/dL (7,8mmol/L). 
Đường  huyết  2  giờ  sau  nghiệm  pháp  dung 
nạp glucose ≥200 mg/dL (11,1mmol/L). 
Đường  huyết  bất  kỳ  ≥200  mg/dL 
(11,1mmol/L) kết hợp với triệu chứng điển hình 
của tăng đường huyết (khát nhiều, uống nhiều, 
tiểu nhiều, sụt cân). 

454

Tiêu chuẩn loại ra 
Bệnh nhân có tiểu đạm kèm theo tiểu  máu, 
tiểu bạch cầu, tiểu các trụ bất thường, bệnh nhân 
hội chứng thận hư. 

Thiết kế nghiên cứu 
Cắt ngang mô tả. 

Kỹ thuật chọn mẫu 
Liên tục không xác suất. 

Phương pháp thu thập số liệu 
Đo  dẫn  truyền  thần  kinh  ngoại  biện  ở  các 
dây quay, giữa, trụ, chày, mác bằng máy đo điện 
cơ  Neuro‐MEP‐Micro;  đánh  giá  vi  đạm  niệu 

bằng tỉ số ACR (albumin / creatinine). 

Xử lý số liệu 
Phần mềm STATA 10. 

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
  Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  thực  hiện  tại 
phòng  khám  Thận  –  BV  Đại  học  Y  Dược 
TP.HCM từ tháng 03/2013 đến tháng 07/2013, số 
liệu ghi nhận trên 40 bệnh nhân được chẩn đoán 
và điều trị ĐTĐ. 

Mức độ đạm niệu ở nhóm nghiên cứu 
Bảng: Mức độ đạm niệu ở nhóm nghiên cứu 
Thời gian bị ĐTĐ
<5 năm 5-10 năm >10 năm
Bình thường
9
3
2
Vi thể
5
2
5
Đại thể
2
2
7
Tổng cộng
16

7
14

Protein niệu

Tổng cộng
14 (37,8%)
12 (32,5%)
11 (29,7%)
37 (100%)

Nghiên cứu của chúng tôi có 23 BN ĐTĐ có 
biến  chứng  thận  (chiếm  62,2%)  với  tiểu  đạm  vi 
thể là 12 BN (chiếm 32,5%) và tiểu đạm đại thể là 
11 BN (chiếm 29,7%). Số BN có đạm niệu dương 
tính tập trung chủ yếu ở nhóm có thời gian bệnh 
trên 5 năm với 16/23 BN (chiếm 76,2%), khác biệt 
so  với  nhóm  có  thời  gian  bệnh  dưới  5  năm  (p 
<0,05).  Ngoài  ra,  chúng  tôi  còn  ghi  nhận  sự 
tương quan thuận có ý nghĩa ở mức trung bình 
với  R  =  0,349  (p  <0,05)  giữa  thời  gian  bệnh  và 
mức tiểu đạm. 
Kết  quả  này  khá  phù  hợp  với  nghiên  cứu 
của  tác  giả  Diệp  Thị  Thanh  Bình(2)  về  tần  suất 

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 


Nghiên cứu Y học

tiểu đạm vi thể trên BN ĐTĐ là 33,7%; và sự liên 
quan giữa thời gian mắc bệnh với mức tiểu đạm 
(R = 0,53 đối với ĐTĐ type 1 và R = 0,04 đối với 
ĐTĐ type 2). Khác biệt về hệ số R ở đây có thể 
giải  thích  là  do  trong  dân  số  nghiên  cứu  của 
mình,  chúng  tôi  không  có  sự  phân  biệt  ĐTĐ 
type 1 và type 2 như tác giả. 

Sự tương quan giữa mức độ đạm niệu và 
dẫn  truyền  trên  các  dây  TK  cảm  giác 
ngoại biên 

Sự tương quan giữa mức độ đạm niệu và 
dẫn  truyền  trên  các  dây  TK  vận  động 
ngoại biên 

TK giữa-cảm giác

Biến  số  mức  độ  đạm  niệu  có  phân  phối 
không  đều  nên  chúng  tôi  tính  hệ  số  Spearman 
(R) thể hiện mối tương quan giữa mức độ tiểu 
đạm  với  biên  độ  và  vận  tốc  dẫn  truyền  TK, 
thực  hiện  trên  tất  cả  các  dây  thần  kinh  được 
khảo sát. 
Bảng 2: Hệ số tương quan giữa các chỉ số điện sinh 
lý với đạm niệu 
Thần kinh
TK giữa-vận

động

TK trụ-vận
động

Đặc điểm
Biên độ
Vận tốc
Biên độ
Vận tốc
Biên độ

TK chày
Vận tốc
Biên độ
TK mác sâu
Vận tốc

Bên
T
P
T
P
T
P
T
P
T
P
T

P
T
P
T
P

R
– 0,301
– 0,396
– 0,438
– 0,389
– 0,015
– 0,076
– 0,548
– 0,533
– 0,363
– 0,413
– 0,652
– 0,482
– 0,334
– 0,313
– 0,588
– 0,379

p
0,07
<0,05
<0,01
<0,05
0,93

0,65
<0,001
<0,001
<0,05
<0,05
<0,001
<0,01
<0,05
0,06
<0,001
<0,05

Kết  quả  cho  thấy  có  sự  tương  quan  nghịch 
có ý nghĩa ở mức trung bình đến chặt chẽ (|R| 
từ  0,334  đến  0,652)  giữa  mức  độ  tiểu  đạm  với 
biên độ điện thế và vận tốc dẫn truyền trên các 
dây TK vận động.  
Mức  tương  quan  mạnh  nhất  thuộc  về  TK 
chày (R = – 0,652) và TK mác sâu (R=‐0,588). 

Nội tiết

Bảng 3: Hệ số tương quan giữa các chỉ số điện sinh 
lý với đạm niệu 
Thần kinh

Đặc điểm
TG tiềm
Vận tốc
TG tiềm


TK trụ-cảm giác
Vận tốc
TG tiềm
TK quay
Vận tốc
TG tiềm
TK mác nông
Vận tốc

Bên
T
P
T
P
T
P
T
P
T
P
T
P
T
P
T
P

R
p

0,157
0,35
0,038
0,8
– 0,078
0,64
– 0,078
0,65
0,374
<0,05
0,561
<0,001
– 0,358 <0,05
– 0,457 <0,01
0,739 <0,0001
0,649 <0,0001
– 0,464 <0,01
– 0,315
0,06
0,293
0,08
0,410
<0,05
– 0,372 <0,05
– 0,477 <0,01

Kết quả cho thấy có sự tương quan nghịch 
có ý nghĩa ở mức trung bình (|R| từ 0,358 đến 
0,477)  giữa  mức  độ  tiểu  đạm  với  vận  tốc  dẫn 
truyền  của  các  dây  TK  cảm  giác.  Mức  tương 

quan  mạnh  nhất  thuộc  về  TK  mác  nông  (R=‐
0,477).  Đồng  thời  chúng  tôi  cũng  ghi  nhận  sự 
tương quan thuận có ý nghĩa ở mức trung bình 
đến mạnh (R từ 0,374 đến 0,739) giữa mức độ 
tiểu  đạm  với  thời  gian  tiềm  của  các  dây  TK 
cảm  giác.  Mức  tương  quan  mạnh  nhất  thuộc 
về TGT của TK quay (R = 0,739). 
Như vậy, trên các dây TK vận động, chúng 
tôi  ghi  nhận  sự  tương  quan  nghịch  giữa  mức 
độ  tiểu  đạm  với  cả  biên  độ  và  vận  tốc  dẫn 
truyền. Trong khi đó trên các dây TK cảm giác, 
chúng  tôi  ghi  nhận  có  sự  tương  quan  thuận 
giữa  mức  độ  tiểu  đạm  với  thời  gian  tiềm,  và 
tương quan nghịch giữa mức độ tiểu đạm với 
vận  tốc  dẫn  truyền.  Kết  quả  này  phù  hợp  với 
nhiều nghiên cứu khi khảo sát các yếu  tố  ảnh 
hưởng  lên  dẫn  truyền  TK  ngoại  biên  trên  BN 
ĐTĐ.  Năm  1999,  Tác  giả  Dyck(3)  ghi  nhận 
trong rất nhiều các yếu tố độc lập được đưa ra, 
thì độ nặng của biến chứng TKNB do ĐTĐ có 

455


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học 

liên  quan  rõ  ràng  nhất  với  mức  độ  tiểu  đạm 
(R2  =  0,48)  và  với  độ  nặng  của  bệnh  lý  võng 

mạc  (R2  =0,43).  Như  vậy  có  một  điểm  chung, 
đó  là  mối  quan  hệ  giữa  các  biến  chứng  mạch 
máu nhỏ như bệnh lý võng mạc, bệnh lý thận 
lên bệnh TKNB do ĐTĐ. Điều này củng cố cho 
quan điểm về cơ chế tổn thương TKNB xảy ra 
trên BN ĐTĐ là do tình trạng thiếu máu, thiếu 
oxy đến sợi TK(4,9) hoặc có thể là do sự rò rỉ các 
thành  phần  huyết  tương  vào  môi  trường  bên 
trong sợi TK, mà những điều này đều là là hậu 
quả  của  các  tổn  thương  vi  mạch.  Nhiều  bằng 
chứng  cho  thấy  sự  xâm  nhập  của  các  thành 
phần  huyết  tương  vào  môi  trường  trong  sợi 
TK  là  có  hại(3).  Với  nhận  xét  tương  tự,  tác  giả 
Paul Valensi(8) cũng ghi nhận mối liên hệ giữa 
bệnh  TKNB  do  ĐTĐ  với  sự  hiện  diện  của  các 
biến  chứng  khác,  kể  cả  các  biến  chứng  mạch 
máu lớn. Thêm vào đó, tác giả còn chỉ ra một 
điểm rất đáng lưu ý là hầu như ở tất cả những 

BN  đã  có  một  trong  các  biến  chứng  khác  của 
bệnh ĐTĐ, đặc biệt là bệnh lý thận và bệnh lý 
võng  mạc,  thì  đều  ghi  nhận  được  bất  thường 
trên  điện  sinh  lý;  đồng  thời  cũng  có  một  tỉ  lệ 
BN  có  bất  thường  trên  điện  sinh  lý  nhưng 
chưa  phát  hiện  các  biến  chứng  còn  lại.  Điều 
này  có  thể  gợi  ý  rằng  bệnh  TKNB,  với  biểu 
hiện  bất  thường  trên  điện  sinh  lý,  xảy  ra  sớm 
hơn  những  biến  chứng  còn  lại  do  ĐTĐ.  Báo 
cáo  của  Khoa  dịch  tễ  và  y  tế  công  cộng  ‐  Đại 
học  Luân  Đôn  ở  Anh  (EURODIAB)  trên  3.250 

BN  ĐTĐ  type  1  từ  31  thành  phố  của  16  nước 
châu  Âu(6)  cho  thấy  bên  cạnh  các  yếu  tố  liên 
quan đến biến chứng TKNB do ĐTĐ như tuổi, 
thời gian mắc bệnh, bệnh lý võng mạc đã được 
biết  từ  những  nghiên  cứu  trước,  thì  vi  đạm 
niệu  một  lần  nữa  được  xác  nhận  có  liên  quan 
đến  sự  hiện  diện  và  mức  độ  nặng  của  bệnh 
TKNB trên BN ĐTĐ. 

Bảng 4: So sánh BĐĐT và VTDT vận động ở các nhóm có đạm niệu khác nhau 
Đạm niệu
Bình thường
Vi thể
Đại thể

TK giữa-vận động
Biên độ (mV)
Vận tốc (m/s)
10,59 ± 2,57
53,55 ± 6,38
8,91 ± 2,70
51,67 ± 6,00
8,20 ± 1,85
47,29 ± 4,50

TK mác sâu
Biên độ (mV)
Vận tốc (m/s)
3,39 ± 1,66
41,34 ± 2,66

3,78 ± 1,43
37,91 ± 4,06
2,37 ± 1,70
34,96 ± 5.72

Bảng 5: So sánh TGT và VTDT cảm giác ở các nhóm có đạm niệu khác nhau 
Đạm niệu
Bình thường
Vi thể
Đại thể

TK giữa-cảm giác
TG tiềm (ms)
Vận tốc (m/s)
3,35 ± 1,01
44,20 ± 12,25
3,08 ± 0,77
48,03 ± 9,95
3,46 ± 0,76
42,04 ± 8,29

Bảng 6: Đặc điểm dẫn truyền TK mác sâu trên 3 
nhóm BN tiểu đạm giữa các nghiên cứu 
Nhóm BN

M.Charles
Vận tốc dẫn truyền (m/s)
Bình thường
44,3 ± 4,4
Tiểu đạm vi thể

41,4 ± 4,6
Tiểu đạm đại thể
41,4 ± 3,6
Biên độ điện thế (mV)
Bình thường
5,5 ± 3,1
Tiểu đạm vi thể
4,1 ± 2,3
Tiểu đạm đại thể
4,0 ± 3,1

Chúng tôi
41,34 ± 2,66
37,91 ± 4,06
34,96 ± 5.72
3,39 ± 1,66
3,78 ± 1,43
2,37 ± 1,70

Để có cái nhìn trực quan, chúng tôi mô tả các 
đặc điểm điện sinh lý về dẫn truyền TK trên BN 
ĐTĐ ở 3 nhóm: không có tiểu đạm, tiểu đạm vi 

456

TK mác nông
TG tiềm (ms)
Vận tốc (m/s)
2,40 ± 0,72
55,77 ± 12,4

2,95 ± 0,88
46,30 ± 11,51
3,12 ± 0,83
42,23 ± 11,33

thể  và  tiểu  đạm  đại  thể.  Kết  quả  ở  Bảng  4  và 
Bảng  5  cho  thấy  một  quy  luật  chung  là  sự  kéo 
dài  thời  gian  tiềm,  giảm  biên  độ  điện  thế  và 
giảm vận  tốc  dẫn  truyền  tăng  dần  qua  3  nhóm 
BN.  Điều  này  phù  hợp  với  kết  quả  nghiên  cứu 
của tác giả M.Charles vào năm 2010 trên 456 BN 
ĐTĐ  type 1 về mối  liên  quan  giữa  vận  tốc  dẫn 
truyền  TK  với  các  biến  chứng  mạch  máu  nhỏ 
của bệnh ĐTĐ(1). 
Như  vậy,  khá  nhiều  những  bằng  chứng 
cho thấy có mối liên hệ giữa tiểu đạm và biến 
chứng TKNB ở BN ĐTĐ dựa trên cơ sở sinh lý 
bệnh là sự tổn thương vi mạch. Từ đó dẫn đến 

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
một điểm đáng chú ý rằng có thể sự xuất hiện 
của  các  dấu  hiệu  bệnh  TKNB  do  ĐTĐ  ‐  trên 
lâm  sàng  và  khảo  sát  điện  sinh  lý  ‐  phần  nào 
đó  giúp  người  bác  sĩ  điều  trị  hướng  đến  một 
tổn  thương  thận  còn  ở  đang  giai  đoạn  sớm 
nhằm đưa ra chiến lược điều trị hợp lý, duy trì 
chức năng thận, kéo dài thời gian diễn tiến đến 

suy thận mạn. 

nhân.  Như  vậy,  đo  dẫn  truyền  thần  kinh  ngoại 
biên nên được xem xét như là một phương pháp 
theo dõi định kỳ cho nhóm biến chứng mạch máu 
nhỏ ở bệnh nhân ĐTĐ. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

KẾT LUẬN 
Qua  khảo  sát  trên  nhóm  BN  ĐTĐ  điều  trị 
ngoại  trú  tại  Bệnh  viện  Đại  học  Y  Dược 
Tp.HCM,  chúng  tôi  nhận  thấy  có  mối  tương 
quan độc lập ở mức từ trung bình đến chặt chẽ 
giữa mức độ tiểu đạm với các chỉ số điện sinh 
lý  về  dẫn  truyền  thần  kinh  ngoại  biên  (với  R2 
từ 0,332 đến 0,652). Điều này đưa đến một gợi 
ý  về  sự  song  hành  của  các  biến  chứng  mạch 
máu  nhỏ  do  đái  tháo  đường,  trong  đó  biểu 
hiện  sớm  nhất  và  nhạy  nhất  chính  là  bệnh  lý 
thần kinh ngoại biên. Sự xuất hiện biến chứng 
TK ngoại biên có thể được xem như là một chỉ 
dẫn giúp các bác sĩ nội tiết và thận học có định 
hướng  nhằm  tầm  soát  và  điều  trị  sớm  tổn 
thương thận do đái tháo đường. Trên lâm sàng 
thường  có  sự  không  tương  xứng  giữa  triệu 
chứng chủ quan của bệnh nhân và kết quả đo 
dẫn truyền thần kinh. Nhiều trường hợp bệnh 
nhân không có rối loạn cảm giác hay vận động 

ở các chi, nhưng vận tốc dẫn truyền trên EMG 
đã bắt đầu suy giảm. Đây là thời điểm quý báu 
để bắt đầu tiến hành theo dõi đạm niệu trên bệnh 

Nghiên cứu Y học

2.

3.

4.
5.

6.

7.

8.

9.

Charles  M,  et  al  (2010).  Low  Peripheral  Nerve  Conduction 
Velocities  and  Amplitudes  Are  Strongly  Related  to  Diabetic 
Microvascular  Complications  in  Type  1  Diabetes:  The 
EURODIAB  Prospective  Complications  Study.  Diabetes Care, 
Vol.33(12), 2010: 2648‐2653.  
Diệp Thanh Bình (2001), “Tầm soát Microalbumin niệu bằng 
Micral  test  trên  bệnh  nhân  đái  tháo  đường”,  Tạp  chí  Y  học 
TPHCM, Tập 5(4),44‐47. 
Dyck  PJ,  et  al  (1999).  Risk  factors  for  severity  of  diabetic 

polyneuropathy:  intensive  longitudinal  assessment  of  the 
Rochester  Diabetic  Neuropathy  Study  cohort.  Diabetes  Care, 
1999: 1479‐1486. 
Đỗ Trung Quân (2006), Biến chứng bệnh Đái tháo đường và Điều 
trị. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, tr.09‐198. 
Nguyễn Thị Lệ và Lê Quốc Tuấn (2013), Khảo sát vận tốc dẫn 
truyền  trên  dây  thần  kinh  giữa,  Giáo  trình  thực  hành  Sinh  lý 
học, Nhà xuất bản Y học, Tp. Hồ Chí Minh, tr.140‐155. 
Tesfaye  S,  et  al  (1996).  Prevalence of diabetic  peripheral 
neuropathy and its relation to glycaemic control and potential 
risk  factors:  the EURODIAB  IDDM  Complications  Study, 
Diabetologia, Vol.39: 1377–1384 
Trần  Thị  Bích  Hương  (2011),  Bệnh  thận  mạn  và  Suy  thận 
mạn,  Bệnh  học  Nội  khoa,  Nhà  xuất  bản  Y  Học,  Tp.  Hồ  Chí 
Minh, tr.417‐429. 
Valensi P, et al (1997). Diabetic peripheral neuropathy: effects 
of  age,  duration  of  diabetes,  glycemic  control,  and  vascular 
factors. Journal of Diabetes Complications, Vol.11: 27‐34.  
Vinik  AI  (1999).  Diabetic  neuropathy:  pathogenesis  and 
therapy. The American Journal of Medicine, 1999: 17‐26.  

 
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013 
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

 

Nội tiết


457



×