Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Bài giảng Y5: Chấn thương chi trên trong thể thao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐHYK PHẠM
NGỌC THẠCH

Bài giảng Y5

CHẤN THƯƠNG CHI TRÊN 
TRONG THỂ THAO
BS CKII. NGUYỄN TRỌNG ANH 


GIỚI THIỆU
• Chi dưới: đi, đứng, chạy, nhảy, làm trụ
cho cơ thể.

• Chi trên: động tác tinh tế, giữ thăng
bằng, chống đỡ khi té ngã.


Môn dùng tay nhiều (cầu lông, tennis, bóng
bàn, bóng chuyền, bóng ném, golf, ném
đĩa, ném lao…)
Phối hợp với chi dưới và thân người (bơi
lội, võ thuật, thể hình…)
Giữ thăng bằng (bóng đá, chạy bộ, cầu
đá….)


PHÂN LOẠI
1. CHẤN THƯƠNG CẤP: gãy xương, trật
khớp, rách gân cơ, bong gân…
2. CHẤN THƯƠNG KHÔNG CẤP TÍNH:


viêm rách gân, dãn dây chằng…


TỔNG QUÁT
1.Đại cương
•Không  thể  tránh  khỏi  chấn  thương   
trong luyện tập và thi đấu thể thao.
•Chẩn  đoán và xử trí sớm,  đúng và đủ 
giúp  phục  hồi  nhanh  và  hoàn  toàn. 
Nếu  không  sẽ  làm  chấn  thương  trầm 
trọng và khó điều trị, phục hồi hơn.


2. Nguyên nhân
 Va chạm, té ngã.
 Khởi động không đủ, không đúng.
 Sức khỏe suy yếu, thể lực không tốt.
 Chấn thương nhiều lần.
 Tập luyện quá sức.
 Kỷ thuật không tốt.
 Tâm lý, kinh nghiệm thi đấu còn yếu kém.
 Thiếu dụng cụ bảo vệ, thi đấu phù hợp.
 Sân bãi không đúng chuẩn, quá xấu.
 Thời tiết quá nóng hoặc lạnh.


3. Chấn thương phần mềm
• Tổn thương gân­ cơ­dây chằng ở nhiều mức 
độ khác nhau: đụng dập­giãn­rách­đứt.
• Do va chạm trực tiếp hay gián tiếp do vặn 

xoắn, kéo giãn hay co rút đột ngột.


A. Phân loại: 3 độ
• Độ I: dây chằng(gân­ cơ) bị kéo giãn. Số  lượng bó 
sợi rách ≤ 25%.
Lâm sàng: sưng đau nhẹ, không giới hạn vận động. 
Đau khi ấn vùng tổn thương.
• Độ II: dây chằng(gân­ cơ) bị rách từ 25%­75% số 
lượng bó sợi.
Lâm sàng: sưng, bầm, đau nhiều, giới hạn một 
phần vận động của cơ, hoặc mất vững một phần 
của khớp.
• Độ III: dây chằng(gân­ cơ) bị đứt hoàn toàn.
Lâm sàng: sưng, bầm, đau nhiều hơn. Mất liên tục 
bó cơ có thể sờ thấy. Khớp sưng nhiều, mất vững 
hoặc trật khớp.


B. Xử trí cấp cứu ban đầu: RICE
• R­Rest: ngưng vận động ngay lập tức sau 
khi chấn thương. Băng nẹp cố định.

• I­Ice: chườm lạnh : giúp giảm sưng, giảm 
đau, giảm chảy máu và viêm nề.
Chườm lạnh trong 10­15 phút, nghỉ 30­45 
phút, nhiều lần trong ngày, và được thực 
hiện trong 24­72 giờ đầu sau chấn thương.



• C­Compression: băng ép giúp giảm chảy 
máu, giảm sưng.
Có thể thực hiện cùng lúc với chườm 
lạnh.
Dùng băng thun quấn vừa tay, dưới vùng 
chấn thương 5­10 cm quấn lên, không được 
bó quá chật gây chèn ép thần kinh mạch máu.


• E­Elevation: kê cao chi chấn thương giảm 
sưng.


• Chú ý: 
Không được chườm nóng, 
thoa bóp dầu nóng, thuốc rượu 
hay kéo nắn không đúng vùng tổn 
thương.

Có thể dùng thuốc giảm đau 
hay kháng viêm hỗ trợ.

Nếu sau 24­72 giờ tổn thương 
không giảm, hoặc nặng hơn 
gặp bác sĩ chuyên khoa chấn 
thương thể thao.



4. Trật khớp:

• Tình trạng mất sự tương quan bình thường 
của mặt khớp, hai mặt khớp xê dịch ra khỏi 
vị trí bình thường. Nguyên nhân do lực tác 
động mạnh làm đứt bao khớp, dây chằng giữ 
khớp.


A. Biểu hiện:
• Đau dữ dội vùng khớp sau chấn thương, có 
thể nghe tiếng “bực, rắc”
• Khớp mất khả năng vận động.
• Biến dạng vùng khớp.
• Sưng bầm quanh khớp
• Chụp XQ sẽ xác định chắc chắn.


B. Xử trí:
• Bất động tạm thời bằng nẹp và băng thun.
• Chườm lạnh, giảm đau.
• Chuyển cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất.
• Chú ý: tránh xoa bóp, kéo nắn không đúng qui 
cách sẽ làm tổn thương nặng thêm.


5. Gãy xương
• Là mất sự liên tục của xương do lực chấn 
thương.
• Nếu lực mạnh đột ngột  gãy xương cấp 
tính.
• Lực vừa phải, lặp đi lặp lại nhiều lần  gãy 

 xương mệt.


A. Biểu hiện gãy xương cấp tính:
• Đau, sưng, bầm, mất chức năng vùng chấn 
thương.
• Biến dạng
• Đau chói và lạo xạo xương khi sờ vùng chấn 
thương.
• Cử động bất thường.


B. Biểu hiện gãy xương mệt: diễn biến đau 
từ từ
• Đau, sưng vùng xương chịu lực(bàn chân, gót 
chân, háng, cột sống…) sau khi tập nặng. 
Mất chức năng.
• XQ giúp xác định chắc chắn. Và cần gặp bác 
sĩ chuyên khoa.


C. Xử trí cấp cứu gãy xương:
• Giữ yên VĐV tại chỗ, giữ yên chi gãy.
• Cắt bỏ trang phục vùng bị thương.
• Làm nẹp cố địng tạm chi gãy.
•  Vận chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
• Không nên nắn, đắp bó thuốc không đúng qui 
cách sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề.



6. Phòng ngừa chấn thương:
• Khởi động kỹ.
• Tập các bài tập kéo căng giãn cơ(stretching), 
sức mạnh cơ, và độ dẽo cơ bắp.
• Chuẩn bị thể lực, chế độ dinh dưỡng tốt.
• Hoàn thiện kỹ thuật.
• Chuẩn bị tâm lý tốt.


• Lịch thi đấu phù hợp.
• Không nên quá gắng sức để bị quá tải thường 
xuyên.
• Đánh giá và điều trị chấn thương cũ thật tốt trước 
khi thi đấu lại.
• Dụng cụ thi đấu, bảo vệ, sân bãi tập luyện thật tốt.
• Giáo dục tinh thần Fair play.
•  Chú ý vấn đề nhiệt độ môi trường.


7. Tóm lại
• Chấn thương thể thao luôn gặp trong hoạt 
động thể dục, thể thao. Chúng ta cần trang bị 
1 số kiến thức xử trí chấn thương cơ bản, và 
tránh những việc không nên làm để không 
làm tổn thương trở nên xấu hơn, hay để lại 
di chứng. 
• Điều trị chấn thương triệt để là rất quan 
trọng giúp phục hồi hoàn toàn.



KHỚP VAI
 ROM lớn nhất cơ thể nên rất dễ bị
chấn thương.
 1/10 các chấn thương thể thao.
 Cấp tính: thường do té ngã đập
vai, va chạm, hoặc chống tay
 Mạn tính thường do quá tải hoặc
lập đi lập lại động tác ném và đẩy.
 PHCN rất khó vì ROM rộng, nhiều
gân cơ tham gia, thời gian dài để
trở lại chơi thể thao.


Nhìn từ TRÊN

Nhìn từ SAU

Nhìn từ TRƯỚC


CHẤN THƯƠNG CẤP
• GÃY XƯƠNG: X.đòn, bả vai, chỏm cánh
tay.
• TRẬT KHỚP: cùng - đòn, ức - đòn, ổ
chảo-cánh tay.
• RÁCH GÂN: chóp xoay, nhị đầu.
• RÁCH CƠ.



×