Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tính giá trị và tin cậy của chỉ số tác động sức khỏe răng miệng phiên bản Tiếng Việt (OHIP-19VN)) để đo lường chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng của người Việt Nam mất răng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.82 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015

TÍNH GIÁ TRỊ VÀ TIN CẬY CỦA CHỈ SỐ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT (OHIP-19VN) ĐỂ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG LIÊN QUAN SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
CỦA NGƯỜI VIỆT NAM MẤT RĂNG
Lữ Lam Thiên*, Lê Hồ Phương Trang**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chỉ số tác động sức khỏe răng miệng (OHIP) dùng cho người mất răng là công cụ được sử
dụng rộng rãi trên thế giới để đo lường chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng (CLCS-SKRM) của
người mất răng và được dịch, xác định giá trị trong nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong khi đó tại Việt Nam, vẫn
chưa có bộ câu hỏi đo lường CLCS dành riêng cho người mất răng nào được công bố.
Mục tiêu: xác định tính giá trị, độ tin cậy phiên bản tiếng Việt của Chỉ số tác động sức khỏe răng miệng
dùng cho người mất răng (OHIP-19VN).
Phương pháp: Nghiên cứu tiến hành trên 135 đối tượng mang hàm giả tháo lắp toàn hàm hai hàm, được
chia thành 2 nhóm: nhóm 1 gồm 65 đối tượng cần làm hàm giả mới và nhóm 2 gồm 70 đối tượng không cần làm
hàm giả mới. Để xác định giá trị phân biệt, so sánh điểm số OHIP-19VN giữa nhóm 1 và nhóm 2. Để xác định
giá trị hội tụ, tìm mối tương quan giữa điểm số OHIP-19VN với điểm số “mức độ hài lòng về hàm giả”. Độ tin
cậy của bộ câu hỏi được đánh giá qua: tính nhất quán bên trong và độ tin cậy đo-đo lại giữa hai lần trả lời.
Kết quả: Điểm số OHIP-19VN và 7 lĩnh vực khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p<0,001), trong
đó nhóm 1 có điểm số cao hơn. Hệ số tương quan Spearman giữa điểm số OHIP-19VN và điểm số “mức độ hài
lòng với hàm giả” là -0,53. OHIP-19VN có tính thống nhất nội tại cao (hệ số Cronbach’alpha = 0,92). ICC của
OHIP-19VN là 0,92.
Kết luận: Bộ câu hỏi OHIP-19VN đáng tin cậy và có giá trị trong đo lường tác động sức khỏe răng miệng
lên các lĩnh vực chất lượng cuộc sống khác nhau của người Việt Nam mất răng.
Từ khóa: Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng, Chỉ số tác động sức khỏe răng miệng,
OHIP-19VN, tính giá trị, tin cậy.


ABSTRACT
RELIABILITY AND VALIDITY OF A VIETNAMESE VERSION OF THE ORAL HEALTH IMPACT
PROFILE (OHIP-19VN) FOR MEASURING ORAL HEALTH-RELATED QUALITY OF LIFE
IN EDENTULOUS VIETNAMESE PEOPLE
Lu Lam Thien, Le Ho Phuong Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 186 - 191
Background: The Oral Health Impact Profile for edentulous patients in English is a globally used
instrument for assessing Oral Health-related Quality of Life (OHRQoL) in edentulous patients and has been
translated into various languages. In Vietnam, there has not yet been such OHRQoL instrument.
Objective: The purposes of this study were to evaluate the reliability and validity of the Vietnamese version
of the Oral Health Impact Profile for edentulous patients (OHIP-19VN).
* Nội trú khóa 2011-2014- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
** Bộ môn Phục hình- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS Lữ Lam Thiên ĐT:0919946094
Email:

186

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015

Nghiên cứu Y học

Materials and method: The sample comprised 135 complete denture wearers recruited in two groups:
Group 1 required new dentures and group 2 didn’t. To evaluate group validity, the scores for OHIP-19VN in
groups 1 and 2 were compared. Convergent validity was tested by verifying association between summary scores
for OHIP-19VN and self-reported satisfaction with dentures. Reliability was assessed by an internal consistency
analysis and a test-retest approach

Results: Summary scores for OHIP-19VN and scores of subscales in groups 1 and 2 were significantly
different (p< 0.001). The Spearman’s correlation coefficient for the summary scores for OHIP-19VN and the
degree of satisfaction with dentures was -0.53. The reliability of the summary scores for OHIP-19VN was good
(Cronbach’s alpha = 0.92). The ICC for the OHIP-19VN summary score was 0.92.
Conclusion: OHIP-19VN showed excellent validity and reliability for assessing the impact of oral health on
different aspects of quality of life of edentulous Vietnamese people.
Key words: Oral Health Impact Profile for edentulous patients, Oral Health-related Quality of Life, validity,
reliability
nghĩa là bộ câu hỏi gốc nên được thích ứng văn
MỞ ĐẦU
hóa với nền văn hóa, dân tộc và ngôn ngữ khác.
Ở hầu hết mọi người, những thay đổi trong
Ủy ban tư vấn khoa học của Medical Outcomes
sức khỏe răng miệng (SKRM) đều ảnh hưởng
Trust gọi tiến trình này là sự thích ứng văn hóa
đến CLCS-SKRM(4). Trong đó mất răng toàn
và ngôn ngữ(14). Vì vậy để có thể sử dụng OHIPphần có nhiều tác động tiêu cực rõ ràng nhất,
19 ở các nước không nói tiếng Anh, bộ câu hỏi
như rối loạn phát âm, ngại giao tiếp, mặc cảm về
này đã được dịch và xác định tính giá trị, độ tin
ngoại hình...Chính vì vậy nhiều bộ câu hỏi khác
cậy trong nhiều ngôn ngữ như tiếng Brazil(11),
nhau đã ra đời để đo lường CLCS-SKRM ở bệnh
Nhật Bản(9), Tây Ban Nha(7)...nhưng chưa có tiếng
nhân mất răng toàn phần - những gì trước đây
Việt Nam. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành
được cho là không thể đo lường được. Trong đó
nghiên cứu này nhằm “xác định tính giá trị, độ
“Chỉ số tác động sức khỏe răng miệng dùng cho
tin cậy phiên bản tiếng Việt của chỉ số tác động

người mất răng” (OHIP-19) là một trong các bộ
sức khỏe răng miệng dùng cho người mất răng
câu hỏi thường được sử dụng nhất vì nó gồm 19
(OHIP-19VN)”.
câu hỏi dành riêng cho nhóm đối tượng này(1).
OHIP-19 do tác giả Allen công bố năm
2002, là phiên bản rút gọn của bộ câu hỏi
OHIP-49 gốc, gồm 7 lĩnh vực mà SKRM tác
động lên cuộc sống của một người như: Giới
hạn chức năng, Đau thực thể, Không thoải mái về
tâm lý, Thiểu năng về thể chất, Thiểu năng về tâm
lý, Thiểu năng về xã hội và Tàn tật. Bộ câu hỏi
OHIP-19 này có thể phát hiện được những
thay đổi trong CLCS ở người mang hàm giả,
trước và sau khi nhận phục hình mới(1).
OHIP-19 gốc phát triển trên cộng đồng nói
tiếng Anh nên khó có thể áp dụng trên một cộng
đồng không nói tiếng Anh. Thêm vào đó, do xu
hướng toàn cầu hóa trên thế giới, các công cụ đo
lường CLCS-SKRM nên được so sánh quốc tế,

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Đầu tiên bộ câu hỏi OHIP-19 tiếng Anh được
chuyển ngữ sang tiếng Việt theo đúng hướng
dẫn quốc tế về thích ứng văn hóa cho bộ câu hỏi
tự điền về sức khỏe(2,5), sau đó tiến hành nghiên
cứu chính.

Đây là một nghiên cứu cắt ngang trên 135
người mang hàm toàn hàm hai hàm, chia làm 2
nhóm: nhóm 1 cần làm lại hàm mới và nhóm 2
không cần làm hàm mới. Tiêu chí đưa vào:
người mang hàm toàn hàm đã qua giai đoạn
thích ứng với hàm. Tiêu chí loại trừ: đối tượng
không hiểu tiếng Việt, bị rối loạn nhận thức
hành vi và mắc bệnh toàn thân nặng.

187


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015

Đối tượng trả lời bảng câu hỏi về tuổi, giới
tính, trình độ học vấn, thu nhập, thời gian
mang hàm, một câu hỏi về mức độ hài lòng
với hàm giả và các câu hỏi trong OHIP-19VN
về mức độ thường xuyên mà họ đã trải qua
cho các vấn đề về răng miệng/hàm giả trong
khoảng thời gian 3 tháng trước đó. Các câu trả
lời dựa trên thang điểm Likert như sau: “0”:
không bao giờ, “1”: Hiếm khi, “2”: Thỉnh
thoảng, “3”: Khá thường xuyên, “4”: Rất
thường xuyên. Cộng tất cả câu trả lời để có
điểm số OHIP chung và từng lĩnh vực, điểm
OHIP càng cao CLCS-SKRM càng thấp.
Đối tượng tự điền vào bộ câu hỏi, trong

trường hợp đối tượng không thể đọc được vì bất
kỳ nguyên nhân nào, người nghiên cứu sẽ đọc to
các câu hỏi và câu trả lời rồi ghi lại câu trả lời
được đối tượng lựa chọn. Người tham gia được
thông báo về mục đích và thủ tục nghiên cứu và
ký tên vào bảng đồng ý tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu được thông qua bởi hội đồng y đức
ĐHYD TPHCM.
- Giá trị cấu trúc gồm giá trị hội tụ và giá trị
phân biệt
Giá trị hội tụ: mối tương quan giữa OHIP19VN với công cụ đo lường CLCS-SKRM khác.
Với giả thiết bệnh nhân có mức độ hài lòng với
hàm giả cao sẽ có điểm số OHIP-19VN thấp, hệ
số tương quan Spearman giữa mức độ hài lòng
và điểm số OHIP-19VN được tính toán trên
nhóm 1 và 2. Giá trị phân biệt: khả năng bộ câu
hỏi phân biệt được những cấu trúc khác nhau về
mặt lý thuyết. Để phát hiện sự khác biệt về
CLCS-SKRM giữa nhóm cần làm hàm mới và
nhóm không cần làm hàm, so sánh điểm số
OHIP-19VN và 7 lĩnh vực giữa 2 nhóm bằng test
Mann–Whitney U, với giả thuyết là điểm số
OHIP-19VN cao hơn ở nhóm 1.
-Độ tin cậy đánh giá qua: tính nhất quán bên
trong và độ tin cậy đo-đo lại
Tính nhất quán bên trong: cho biết mức độ
tương quan (nhất quán) giữa các câu hỏi trong
một bộ câu hỏi, nghĩa là cùng đo lường một

188


khái niệm tương tự, đánh giá bằng hệ số
Cronbach’alpha. Độ tin cậy đo-đo lại: Hệ số
tương quan trong lớp (ICC) và khoảng tin cậy
95% được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của
điểm số OHIP khi đối tượng trả lời hai lần
cách nhau 1 tháng.

KẾT QUẢ
Có 135 đối tượng mang hàm giả tháo lắp
toàn hàm (73 nam, 62 nữ) tham gia nghiên cứu,
tuổi trung bình là 62,6 ± 8,6 tuổi, nhỏ nhất là 40
và cao nhất là 83 tuổi, trình độ học vấn và thu
nhập thấp, gồm 2 nhóm: Nhóm 1- 65 đối tượng
cần làm lại hàm giả mới và nhóm 2 - 70 đối
tượng không cần làm hàm mới. Không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về
tuổi, giới tính, trình độ học vấn và thu nhập.
Trong nghiên cứu, 64,4% (n = 135) đối tượng
tự điền vào bảng câu hỏi và 35,6% (n = 135) đối
tượng yêu cầu trợ giúp để hoàn thành các câu
hỏi. Không có sự khác biệt về điểm số OHIP19VN giữa hai hình thức trả lời.

Giá trị cấu trúc
Điểm số OHIP-19VN và 7 lĩnh vực giữa
nhóm 1 và nhóm 2 khác nhau có ý nghĩa thống
kê (p <0,001) (Bảng 1). Điểm OHIP ở nhóm 1 cao
gấp 2,1 lần nhóm 2. Hệ số tương quan Spearman
giữa mức độ hài lòng với hàm giả và điểm số
OHIP-19VN, cho cả nhóm 1 và 2 (n = 135) là -0,53

(Bảng 2). Bảy lĩnh vực trong OHIP-19VN dao
động từ -0,31 đến -0,51, hệ số tương quan
Spearman thấp nhất ở lĩnh vực “không thoải mái
tâm lý” và “thiểu năng xã hội”.

Độ tin cậy
Cronbach alpha của 7 lĩnh vực là 0,55-0,82 và
OHIP-19VN là 0,92. Tương quan câu-tổng câu
hiệu chỉnh của 19 câu đều lớn hơn 0,2. Riêng câu
số 2 và số 9 có giá trị gần ngưỡng 0,2. Hệ số
Cronbach’alpha không tăng lên khi lần lượt bỏ
đi 1 trong 19 câu hỏi, nhưng khi bỏ câu hỏi số 2
hoặc số 9, hệ số Cronbach’alpha vẫn bằng 0,92
(Bảng 3 ).

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Bảng 1. Điểm số OHIP-19VN và 7 lĩnh vực giữa
nhóm 1 và nhóm 2
Nhóm1
TB ± ĐLC
OHIP-19
32,17 ± 16,26
Giới hạn chức năng
6,69 ± 3,39
Đau thực thể
6,91 ± 4,23
Không thoải mái tâm lý 5,15 ± 2,57

Thiểu năng thể chất
5,75 ± 3,22
Thiểu năng tâm lý
3,05 ± 2,51
Thiểu năng xã hội
2,21 ± 2,71
Tàn tật
2,49 ± 2,78

Nhóm 2
TB ± ĐLC
15,4 ± 9,94
3,76 ± 2,63
2,97 ± 3,06
3,57 ± 2,02
2,89 ± 2,33
0,94 ± 1,63
0,61 ± 1,31
0,66 ± 1,49

*

p
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001

<0,001

*Kiểm định Mann-Whitney U

Bảng 2. Tương quan hạng Spearman giữa điểm
OHIP-19VN và 5 mức độ hài lòng về hàm giả
Mức độ hài lòng với
Điểm OHIP (TB ±
Tần số
ĐLC)
hàm giả
Hoàn toàn không hài
14
43,21 ± 15,86
lòng
a
*
r =-0,53
Không hài lòng
3
48 ± 8,18
Khá hài lòng
20
31,4 ± 14,98
Hài lòng
33
31,4 ± 14,98
Hoàn toàn hài lòng
65
15,51 ± 9,23

a

Hệ số tương quan Spearman; * Hệ số tương quan có ý
nghĩa thống kê với p<0,01

Đối với độ tin cậy đo-đo lại, ICC và khoảng
tin cậy 95% được tính toán từ các số liệu thu
được trên 44 đối tượng trả lời 2 lần, mỗi lần cách
nhau 1 tháng. ICC 7 lĩnh vực dao động trong
khoảng 0,67-0,87 và ICC của OHIP-19VN là 0,92.
Trên biểu đồ Bland-Altman(3) trung bình khác
biệt điểm số giữa hai lần trả lời ( điểm số OHIP19VN và 7 lĩnh vực) gần bằng 0. Các số liệu biểu
diễn sự khác biệt giữa hai lần trả lời đa số tập
trung trong giới hạn tương đồng.
Theo Fleiss(10) các giá trị này phản ánh độ tin
cậy đo-đo lại từ tốt đến tuyệt vời. ICC thấp nhất
ở lĩnh vực tàn tật (0,67) và cao nhất ở lĩnh vực
“giới hạn chức năng” (0,87).

BÀN LUẬN
Một công cụ thích hợp để đo lường CLCSSKRM của người Việt mất răng toàn phần là hết
sức cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu này cố gắng
chuyển ngữ và thích ứng bộ câu hỏi OHIP-19
gốc tiếng Anh cho phù hợp với văn hóa Việt

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

Nam đồng thời chứng minh các đặc tính tâm lý

của nó. Các kết quả cho thấy bộ câu hỏi có đặc
tính tâm lý tốt đủ để sử dụng như là một công cụ
đo lường CLCS-SKRM dành riêng cho người
Việt mất răng có các mức độ cảm nhận sức khỏe
răng miệng khác nhau.
Để phát triển bộ câu hỏi OHIP-19VN thích
ứng với văn hóa Việt Nam, nghiên cứu áp dụng
đầy đủ quy trình dịch-dịch ngược theo hướng
dẫn của Guillemin (1993) và Beaton (2000)(2,5) tuy
nhiên có những thay đổi nhỏ do hạn chế về số
lượng người biết song ngữ và tài chính.
Khác với nghiên cứu về bảng câu hỏi OHIP14 tiếng Việt(8), chỉ có 35,6% đối tượng trong
nghiên cứu này cần hỗ trợ khi trả lời bảng câu
hỏi. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với OHIP14VN. Sự khác biệt có thể là do mẫu nghiên cứu
khác nhau.
Đánh giá tính giá trị rất quan trọng để xác
định liệu công cụ có thực sự đo lường được cái
nó muốn đo hay không(14). Bằng chứng mạnh cho
giá trị hội tụ của bộ câu hỏi OHIP-19VN được
thể hiện qua tương quan Spearman mạnh (r= 0,53) giữa mức độ hài lòng với hàm giả và điểm
OHIP-19VN. Theo Souza, bộ câu hỏi đo lường
CLCS-SKRM của người mất răng có giá trị khi
nó có tương quan trung bình hoặc mạnh với sự
hài lòng về hàm giả(12). Trong nghiên cứu này,
mức độ hài lòng với hàm giả cao hơn thì điểm số
OHIP-19VN thấp hơn cho thấy bộ câu hỏi có giá
trị hội tụ. Kết quả tương tự với các phiên bản
OHIP khác, như Tây Ban Nha (- 0,51)(7), Nhật (0,609)(9). Tất cả tương quan này đều ở mức mạnh
hay trung bình, điều này đáng mong đợi cho
một khái niệm rộng như CLCS-SKRM.

Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm thấy sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về tổng số điểm OHIP19VN và 7 lĩnh vực giữa nhóm cần làm hàm và
nhóm không cần, cho thấy giá trị phân biệt của
bộ câu hỏi. Kết quả tương tự như nghiên cứu của
Sato(9). Trong 7 lĩnh vực, sự khác biệt lĩnh vực
“tàn tật” giữa hai nhóm là lớn nhất. Điều này có
thể là do đặc tính của người Việt Nam mang

189


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015

hàm toàn hàm. Có sự đồng thuận giữa các
nghiên cứu là bộ câu hỏi OHIP đủ khả năng
phân biệt các đối tượng mất răng có điều kiện
SKRM khác nhau.
Bảng 3. Tương quan câu-tổng câu hiệu chỉnh và
Cronbach’alpha khi bỏ đi câu hỏi cho 19 câu trong
OHIP-19VN
Tương quan Cronbach
câu-tổng
’ alpha
Lĩnh vực
Câu hỏi
câu hiệu khi bỏ đi
chỉnh
câu hỏi

Giới hạn chức 1.Khó khăn khi ăn
0,68
0,91
năng
2. Nhét thức ăn
0,24
0,92
3. Hàm không vừa
0,57
0,91
Đau thực thể 4. Đau nhức trong
0,63
0,91
miệng
5. Không thoải mái
0,69
0,91
khi ăn
6. Có điểm đau
0,59
0,91
7. Không thoải
0,57
0,91
mái/hàm giả
Không thoải
8. Lo lắng
0,67
0,91
mái tâm lý

9. Tự ý thức
0,28
0,92
Thiểu năng thể
10. Tránh ăn
0,57
0,91
chất
11. Không thể ăn
0,66
0,91
12. Tạm ngưng
0,67
0,91
bữa ăn
Thiểu năng tâm 13. Buồn bực
0,76
0,90

14. Ngại ngùng
0,57
0,91
Thiểu năng xã 15. Tránh đi lại
0,42
0,91
hội
16. Mức chịu đựng
0,59
0,91
giảm

17. Dễ cáu gắt
0,68
0,91
Tàn tật

18. Ít vui khi tiếp
xúc
19. Ít hài lòng về
cuộc sống

0,57

0,91

0,64

0,91

Một công cụ không thể có giá trị nếu như nó
không đáng tin cậy. Tính thống nhất bên trong
và độ tin cậy đo-đo lại là hai số đo khách quan
độ tin cậy được sử dụng rộng rãi nhất. Cronbach
alpha của OHIP-19VN là 0,92, được coi là tuyệt
vời và tương tự như các nghiên cứu khác (Nhật:
0,93(9), Tây Ban Nha: 0,91(7) và Brazil: 0,9(11). Giá trị
Cronbach alpha của 7 lĩnh vực nằm trong
khoảng 0,55-0,82, cao hơn so với phiên bản Brazil
(0,2-0,83) (11) và thấp hơn với Nhật Bản (0,6-0,44)(9).
Giá trị alpha cao cho thấy 19 câu hỏi trong OHIP19VN đo lường cùng một cấu trúc, đặc biệt nếu
loại bỏ bất kỳ câu hỏi nào trong 19 câu hỏi này


190

cũng không làm tăng số điểm Cronbach alpha
của OHIP-19VN. Điều này cho thấy tính đồng
nhất tốt bên trong bộ câu hỏi và không cần bỏ
bất kỳ câu hỏi nào khỏi bộ câu hỏi(13). Cần lưu ý
Cronbach alpha cao có thể là do số lượng các câu
hỏi trong bộ câu hỏi nhiều. Vì vậy, một số tác giả
khác đề nghị alpha tối đa là 0,90. May mắn
tương quan câu-tổng câu hiệu chỉnh của OHIP19VN đều nằm trong phạm vi từ 0,24-0,76 và ở
trên mức tối thiểu là 0,2. Theo Streiner và
Norman, nếu tương quan câu-tổng câu hiệu
chỉnh <0,2, cần phải loại bỏ hoặc sửa đổi câu hỏi
này(13). Kết quả cung cấp bằng chứng cho tính
nhất quán bên trong tốt và không cần loại bỏ bất
kỳ câu hỏi nào ra khỏi bộ câu hỏi.
Để đánh giá độ tin cậy của OHIP-19VN,
chúng tôi tính toán ICC loại 2,1 theo Shrout và
Fleiss(10). Kết quả nghiên cứu cho thấy bộ câu hỏi
OHIP-19VN có độ tin cậy đo-đo lại cao với ICC
là 0,92 ( khoảng tin cậy 95%: 0,86-0,95). Theo
Shrout và Fleiss, khi ICC > 0,75 công cụ đo lường
có độ tin cậy tốt(10), giá trị ICC của OHIP-19VN
cao hơn ngưỡng mong đợi nhiều. Giá trị này cao
hơn so với phiên bản tiếng Nhật (ICC = 0,85, hai
lần trả lời cách nhau 1-2 tuần)(9) và phiên bản
Brazil (ICC = 0,57, hai lần trả lời cách nhau 3
tháng)(11). Khoảng thời gian giữa 2 lần trả lời khác
nhau có thể gây nên sự khác biệt này. Chúng tôi

sử dụng khoảng thời gian 1 tháng theo khuyến
nghị của tác giả John (OHIP-G)(6). Thời gian 1
tháng cho tính thống nhất bên trong cao nhất
được ghi nhận trong nghiên cứu này. ICC cho
phiên bản Brazil thấp nhất bởi vì khoảng thời
gian quá dài. Thời gian nhớ lại ngắn chắc chắn sẽ
cho thông tin đáng tin cậy hơn bởi vì bộ nhớ sẽ
chính xác hơn trong thời gian ngắn hơn. Hơn
nữa, thực tế CLCS-SKRM là một cấu trúc động,
thay đổi thực sự trong CLCS-SKRM có thể chồng
lên sai số ngẫu nhiên, kết quả là giá trị ICC thấp
hơn. Nói chung, độ tin cậy đo-đo lại của OHIP19VN cũng như các lĩnh vực của nó là tuyệt vời.
Đây là một phát hiện phổ biến trong các phiên
bản khác (Đức, Trung Quốc, Thụy Điển, Ý, Nhật
Bản, Tây Ban Nha).

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
KẾT LUẬN
Bộ câu hỏi OHIP-19VN đáng tin cậy và có
giá trị trong đo lường tác động sức khỏe răng
miệng lên các lĩnh vực chất lượng cuộc sống
khác nhau của người Việt Nam mất răng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.


3.

4.

5.

6.

7.

Allen F., Locker D.A (2002), “A modified short version of the
Oral Health Impact Profile for assessing health-related quality of
life in edentulous adults", Int J Prosthodont; 15: 446–450.
Beaton D.E., Bombardier D., Guillemin F., Ferraz M.B. (2000),
"Recommendations for the Cross-Cultural Adaptation of Health
Status Measures", SPINE. 25(24):3186–3191.
Bland J., Altman D. (1986), "Statistical methods for assessing
agreement between two methods of clinical measurement",
Lancet, 1, pp: 307-310.
Emami E., Souza R., Kabawat M. (2013), "The Impact of
Edentulism on Oral and GeneraL Health", International Journal of
Dentistry, pp.1-7.
Guillemin F., Bombardier C., Beaton D. (1993), "Cross-cultural
adaptation of health-related quality of life measures: Literature
review and proposed guidelines", Journal of Clinical Epidemiology,
46, pp.1417-1432.
John M.T., Patrick D., Slade G.D. (2002), "The German version of
the Oral Health Impact Profile–translation and psychometric
properties", Eur J Oral Sci, 110, pp.425–433.

Montero J., Macedo C., López-Valverde A., Bravo M., (2012),
"Validation of the oral health impact profile (OHIP-20sp) for
Spanish edentulous patients", Med Oral Patol Oral Cir Bucal, 7(3),
pp.469-476.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

8.

9.

10.
11.

12.

13.

14.

Nghiên cứu Y học

Nguyen C.T., Witter D.J., Bronkhorst E.M. (2012), "A Vietnamese
version of the 14-item oral health impact profile (OHIP-14VN)",
Open Journal of Epidemiology, 2, pp.28-35.
Sato Y., Kaiba Y., Yamaga E., Minakuchi S. (2012), "Reliability
and validity of a Japanese version of the Oral Health Impact
Profile for edentulous subjects", Gerodontology, 29(2), pp.10331037.
Shrout P.E., Fleiss J.L. (1979), "Intraclass correlations: uses in
assessing rater reliability", Psychol Bull, 86, pp.420-428.

Souza R., Patrocínio L., Pero AC., Marra J., Compagnoni M.A.
(2007), "Reliability and validation of a Brazilian version of the
Oral Health Impact Profile for assessing edentulous subjects",
Journal of Oral Rehabilitation, 34, pp.821–826.
Souza R., Terada A., Vecchia M.P., Regis R.R., Zanini A.P.
(2012), "Validation of the Brazilian versions of two inventories
for measuring oral health-related quality of life of edentulous
subjects", Gerodontology, 29(2), pp.88-95.
Streiner D., Norman G. (1995), "Health Measurment Scales - a
practical guide to their development and use", 2th Edition,
Oxford University Press, UK, pp.60-65.
Trust Scientific Advisory Committee of the Medical Outcomes
(2002), "Assessing health status and quality-of-life instruments:
Attributes and review criteria", Quality of Life Research, 11,
pp.193-205.

Ngày nhận bài báo:

02/02/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

02/03/2015

Người phản biện:
Ngày bài báo được đăng:

TS Trần Thu Thủy
10/04/2015


191



×