Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu tác dụng của sâm Ngọc Linh sinh khối trên máu ngoại vi của chuột nhiễm độc chì acetat bán trường diễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.35 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA SÂM NGỌC LINH SINH KHỐI
TRÊN MÁU NGOẠI VI CỦA CHUỘT NHIỄM ĐỘC CHÌ ACETAT
BÁN TRƢỜNG DIỄN
Nguyễn Văn Bằng*; Nguyễn Hoàng Thanh*; Trịnh Thanh Hùng**
TÓM TẮT
Nhiễm độc chì mạn có thể gây thiếu máu ở người và động vật thực nghiệm. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào (TB) máu của sâm Ngọc Linh sinh khối (SNLSK) (liều
375 mg/kg/ngày) trên mô hình chuột nhắt bị gây nhiễm độc chì acetat bán trường diễn (liều 20
mg/kg/ngày) ở ngày 15, 30 và 45 sau gây độc.
Kết quả cho thấy: SNLSK có tác dụng làm giảm khả năng nhiễm độc chì rõ rệt ở nhóm chuột gây
nhiễm độc có dùng SNLSK so với nhóm gây độc không dùng SNLSK (p < 0,001). SNLSK có tác
dụng bảo vệ rõ rệt hồng cầu cả về số lượng (số lượng hồng cầu, hematocrit) và chất lượng
(hemoglobin) so với nhóm nhiễm độc không được bảo vệ (p < 0,05). Số lượng bạch cầu ở nhóm gây
độ dùng SNLSK tăng ít hơn rõ rệt so với nhóm gây độc không dùng SNLSK (p < 0,05).
* Từ khóa: Nhiễm độc chì acetat; Máu ngoại vi; Sâm Ngọc Linh sinh khối; Chuột.

THE EFFECT OF NGOCLINH GINSENG MASS ON PERIPHERAL
BLOOD OF MICE WITH SUBCHRONIC LEAD TOXICATION
SUMMARY
The chronic intoxicated lead may cause anaemia on human and experimental animals. In this research,
we had assessed the effect of protections on peripheral blood cells of Ngoclinh ginseng mass (dose
375 mg/kg/day) on mice model with subchronic lead toxication (dose 20 mg/kg/day) on date of 15, 30, 45.
The result showed that: Ngoclinh ginseng mass had effect of decrease of lead toxication on mice
in comparison to the mice group without using Ngoclinh ginseng mass (p < 0,001). Additionaly,
Ngoclinh ginseng mass had been shown the protection effects on peripheral blood cells under lead
toxication of mice (p < 0.05). The number of white blood cell of the intoxicated group and using
Ngoclinh ginseng mass increased less than in comparision to the mice group without using Ngoclinh
ginseng mass (p < 0.05).
* Key words: Lead toxication; Peripheral blood; Ngoclinh ginseng mass; Mice.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Chì và các hợp chất vô cơ của chì (gọi
chung là chì) được sử dụng trong nhiều lĩnh

vực: trong công nghiệp (chế tạo ắc quy, cáp
điện, ngành in, luyện thép,..); trong quốc
phòng: đúc đầu đạn, sản xuất thuốc gợi nổ;
trong đời sống, y học: sản xuất gốm sứ,

* Bệnh viện 103
** Bộ Khoa học và Công nghệ
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Lê Văn Sơn
PGS. TS. Nguyễn Lĩnh Toàn

1


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013
thuốc vẽ, sơn, thuốc làm săn da, thuốc
giảm đau, chống viêm... Tuy nhiên, chì có
nhiều tác hại với cơ thể con người trên các
cơ quan tổ chức: máu và cơ quan tạo máu,
thận tiết niệu, thần kinh, sinh sản... [4].
Chính vì vậy, hiện tại có nhiều nghiên cứu
về tác hại của chì trên cơ thể người và
động vật.
Sâm Ngọc Linh và SNLSK đã được một
số tác giả nghiên cứu và chứng minh có tác
dụng bổ chung, tăng lực, chống viêm, giảm

đau, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan, hạ
cholesterol, hạ glucose máu.... Ngoài ra, nó
có thể tạo phức với các ion kim loại, thu dọn
gốc tự do [1, 2]. Đây là loại sâm thứ 20 trên
thế giới và loại sâm quý hiếm ở Việt Nam.
Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều
nghiên cứu về tác hại của chì trên cơ quan
tạo máu và máu ngoại vi của động vật thực
nghiệm với liều, thời gian và đường gây
độc khác nhau, dùng một số thuốc bảo vệ
như plombcyst, tỏi, bột nghệ [3, 6]. Có nhiều
thuốc điều trị nhiễm độc chì đang được sử
dụng, nhưng hiện tại chưa có nghiên cứu
nào đánh giá tác dụng bảo vệ của SNLSK
trên động vật thực nghiệm bị gây độc bởi
chì acetat.
Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm:
T×m hiÓu sự biến đổi một số chỉ số tế bào
máu ngoại vi ở chuột nhắt bị gây độc chì
acetat được và không được bảo vệ bằng
SNLSK.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng và chất liệu nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu:
Động vật thực nghiệm: chuột nhắt trắng
đực, 120 con. Trọng lượng từ 20 - 25 gam.
Chuột được nuôi thành 3 lô riêng biệt.

* Chất liệu và thời gian, địa điểm:

Dung dịch chì acetat, cao đặc SNLSK
mới sản xuất, thức ăn, nước cất, dụng cụ
gây độc.
Địa điểm nuôi động vật: Bộ môn Độc học
Phóng xạ, Học viện Quân y.
Thời gian nuôi động vật thực nghiệm:
15 ngày, 30 ngày, 45 ngày.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: thực nghiệm, có
can thiệp.
* Phân chia nhóm:
- Trước nghiên cứu: chọn ngẫu nhiên 12
chuột (trong 120 chuột), giết và lấy máu hốc
mắt xét nghiệm chì máu, công thức máu.
Chúng tôi sử dụng kết quả xét nghiệm của
12 chuột này để sử dụng chung cho 3 nhóm
tại thời điểm trước nghiên cứu (ngày N0).
- Nhóm chứng: 36 chuột, cho uống 0,2 ml
nước cất vào các buổi sáng. Giết chuột và
lấy máu hốc mắt xét nghiệm ở các thời điểm
ngày 15 (N15), 30 (N30), 45 (N45) (mỗi thời điểm
12 chuột).
- Nhóm gây độc: 36 chuột, cho uống 0,2 ml
chì acetat vào các buổi sáng (tương đương
20 mg/kg/ngày). Giết chuột và lấy máu xét
nghiệm như nhóm chứng.
- Nhóm gây độc dùng SNLSK: 36 chuột,
sáng uống 0,1 ml SNLSK (tương đương
liều 375 mg/kg/ngày), sau 1 giờ cho chuột
uống 0,2 ml chì acetat (20 mg/kg/ngày).

Giết chuột và lấy máu xét nghiệm như nhóm
chứng.
* Lấy máu: lÊy 1,5 ml máu hốc mắt chuột,
cho vào tuýp có chứa sẵn chống đông heparin.
Bảo quản ở 40C.
* Xét nghiệm nồng độ chì máu: thực hiện
trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử kỹ
thuật lò Graphit tại Viện Y học Lao động &
Vệ sinh Môi trường, Bộ Y tế.

2


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013
* Xét nghiệm công thức máu ngoại vi: thực hiện trên máy phân tích huyết học tự động
19 thông số pocH-100i (Nhật Bản), tại Khoa AM7, Bệnh viện 103. Giá trị bình thường được
thực hiện theo thang chuẩn hóa của máy xét nghiệm.
* Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học, sử dụng excel, Epi.info 2005 (version
3.3.2), EpiCalc 2000.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Nồng độ chì máu ở các nhóm nghiên cứu.
Khi nghiên cứu nhiễm độc chì trên người cũng như động vật, thiếu máu là một trong
những triệu chứng hay gặp. Chì có thể gây giảm số lượng hồng cầu, Hb và hematocrit [4].
Bảng 1: Nồng độ chì máu tại thời điểm nghiên cứu.
NỒNG ĐỘ CHÌ MÁU (µg/dl)
NHÓM

No
(n = 12) (a)


N15
(n = 12) (b)

N30
(n = 12) (c)

N45
(n = 12) (d)

( X ± SD)

( X ± SD)

( X ± SD)

( X ± SD)

p

pba > 0,05
Nhóm chứng (n = 36) (1)

2,99 ± 0,82

2,92 ± 0,63

2,91 ± 0,83

2,96 ± 0,82


pca > 0,05
pda > 0,05
pba < 0,001

Nhóm gây độc (n = 36)
(2)
Nhóm gây độc + SNLSK

2,99 ± 0,82

21,01 ± 1,77

23,34 ± 2,17

24,97 ± 1,59

pca < 0,001
pda < 0,001

2,99 ± 0,82

12,43 ± 1,56

11,93 ± 1,58

11,38 ± 1,64

(n = 36) (3)

pba < 0,001

pca < 0,001
pda < 0,001

p

p21 < 0,001

p21 < 0,001

p21 < 0,001

p32 < 0,001

p32 < 0,001

p32 < 0,001

Nồng độ chì máu trung bình ở nhóm gây độc
tăng có ý nghĩa so với thời điểm trước gây nhiễm
độc và so với nhóm chứng ở cùng thời điểm (p <
0,001). Nhóm gây độc + SNLSK, nồng độ chì
máu tăng so với trước gây nhiễm độc, nhưng
mức tăng ít hơn so với nhóm gây độc không dùng
SNLSK ở cùng thời điểm (p < 0,001).
Trong nghiên cứu, nồng độ chì máu ở
nhóm gây độc chì acetat tăng cao ngay từ
ngày 15 và tăng dần ở ngày 30 và 45. Nồng
độ chì máu ở nhóm gây độc dùng SNLSK

gi¶m rõ rệt so với nhóm gây độc, có thể do

SNLSK có khả năng tạo phức với các ion
kim loại, trong đó có chì và thải ra khỏi cơ
thể, làm cho nồng độ chì máu giảm. Nông
Thanh Sơn [3] khi gây độc chì acetat trên
thỏ, thấy nồng độ chì máu tăng so với ở
nhóm chứng (từ 45,7 ± 1,7 µg/dl lên 74,0 ±
3,4 µg/dl ở ngày 30) và giảm xuống 52,8 ±
8,8 µg/dl ở nhóm dùng plombcyst. Trong
nghiên cứu này, sâm Ngọc Linh cũng có tác
dụng làm giảm nồng độ chì máu.

3


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013
2. Kết quả xét nghiệm công thức máu ngoại vi.
Bảng 2: Biến đổi số lượng hồng cầu tại thời điểm nghiên cứu.
SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU (T/l)
NHÓM

Nhóm
(n = 36) (1)

chứng

Nhóm
gây
(n = 36) (2)

No


N15

N30

N45

(n = 12) a)

(n = 12) (b)

(n = 12) (c)

(n = 12) (d)

( X ± SD)

( X ± SD)

( X ± SD)

( X ± SD)

7,81 ± 0,34

7,85 ± 0,31

7,79 ± 0,39

7,84 ± 0,32


p

pba > 0,05
pca > 0,05
pda > 0,05

độc

Nhóm gây độc +
SNLSK (n = 36) (3)

7,81 ± 0,34

6,92 ± 0,42

6,88 ± 0,25

6,86 ± 0,30

pba < 0,001
pca < 0,001
pda < 0,001

7,81 ± 0,34

7,28 ± 0,38

7,31 ± 0,35


7,30 ± 0,29

pba < 0,01
pca < 0,01
pda < 0,01

p

p21 < 0,001

p21 < 0,001

p21 < 0,001

p32 < 0,05

p32 < 0,05

p32 < 0,05

Số lượng hồng cầu trung bình ở nhóm gây độc giảm rõ rệt so với nhóm chứng ở ngày 15,
30 và 45 (p < 0,001). Số lượng hồng cầu ở nhóm gây độc + SNLSK giảm ít hơn so với
nhóm gây độc không điều trị ở cùng thời điểm (p < 0,05), nhưng vẫn giảm đáng kể so với
trước gây nhiễm độc (p < 0,01).
Bảng 3: Biến đổi hàm lượng hemoglobin (Hb) tại thời điểm nghiên cứu.
NHÓM

Nhóm chứng
(n = 36) (1)


No
(n = 12) (a)

HEMOGLOBIN (g/l)
N15
N30
(n = 12) (b)
(n = 12) (c)

N45
(n = 12) (d)

( X ± SD)

( X ± SD)

( X ± SD)

( X ± SD)

90,5 ± 4,2

89,6 ± 4,7

90,3 ± 5,3

91,7 ± 5,1

p


pba > 0,05
pca > 0,05
pda > 0,05

Nhóm gây độc
(n = 36) (2)

90,5 ± 4,2

80,4 ± 3,9

77,7 ± 3,8

75,6 ± 4,5

pba < 0,001
pca < 0,001
pda < 0,001

Nhóm gây độc +
SNLSK (n = 36) (3)

90,5 ± 4,2

84,6 ± 3,7

85,0 ± 4,4

86,8 ± 4,9


pba < 0,01
pca < 0,01
pda < 0,01

p

p21 < 0,001

p21 < 0,001

p21 < 0,001

p32 < 0,05

p32 < 0,05

p32 < 0,05

4


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013
Hemoglobin trung bình ở nhóm gây độc giảm dần khi nồng độ chì máu tăng, từ 90,5 ±
4,2 g/l xuống 75,6 ± 4,5 g/l (p < 0,05) và ở nhóm gây độc dùng SNLSK, Hb giảm ít hơn so
với nhóm gây độc (p < 0,05). Nguyên nhân gây giảm số lượng hồng cầu, hàm lượng Hb,
hematocrit là do chì ức chế các enzym trong quá trình tổng hợp Hb, tác động đến việc sử
dụng sắt và quá trình tổng hợp các chuỗi globin của hồng cầu, làm giảm sự thẩm thấu ở
màng hồng cầu... [4].
Bảng 4: Biến đổi hematocrit (%) tại thời điểm nghiên cứu.
HEMATOCRIT (%)

NHÓM

No

N15

N30

N45

(n = 12) (a)

(n = 12) (b)

(n = 12) (c)

(n = 12) (d)

( X ± SD)

( X ± SD)

( X ± SD)

( X ± SD)

38,3 ± 5,6

39,2 ± 5,1


37,9 ± 5,4

40,0 ± 4,4

Nhóm chứng
(n = 36) (1)

p

pba > 0,05
pca > 0,05
pda > 0,05

Nhóm gây độc
(n = 36) (2)

pba > 0,05
38,3 ± 5,6

34,6 ± 4,6

33,8 ± 4,3

32,1 ± 5,0

pca < 0,05
pda < 0,05

Nhóm gây độc +
SNLSK (n = 36) (3)


pba > 0,05
38,3 ± 5,6

37,7 ± 3,9

37,2 ± 4,1

36,6 ± 4,7

pca > 0,05
pda > 0,05

p

p21 < 0,05

p21 < 0,05

p21 < 0,05

p32 > 0,05

p32 < 0,05

p32 < 0,05

Hematocrit trung bình ở nhóm gây độc
tại thời điểm ngày 30, 45 giảm có ý nghĩa so
với nhóm chứng ở cùng thời điểm (p < 0,05).

Hematocrit trung bình nhóm gây độc +
SNLSK giảm ít hơn so với nhóm gây độc
tại thời điểm ngày 30, 45 (p < 0,05). Theo
Samuel. O. B và CS (2010) [8], gây độc trên
chuột với các liều 0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg
Pb2+/kg thấy nồng độ chì máu tăng từ 0,12 ±
0,01 µg/ml lên 0,67 ± 0,02 µg/ml, số lượng
hồng cầu trung bình giảm từ 7,23 ± 0,57 T/l
xuống 6,80 ± 0,57 T/l, Hb từ 16,12 ± 4,53 g/dl
xuống 7,52 ± 2,21 g/dl, đồng thời có giảm
MCH, MCHC giảm dần khi nồng độ chì máu
tăng. Theo Caylak E và CS [5], gây độc chì
acetat trên chuột cũng cho thấy giảm số lượng

hồng cầu và hàm lượng Hb. Nông Thanh
Sơn [3] gây độc bằng chì acetat nồng độ
thấp, dài ngày trên chuột nhắt thấy: hàm
lượng Hb giảm 10 - 20%, số lượng hồng
cầu giảm rõ rệt so với trước khi đánh độc
và có tương quan nghịch giữa hàm lượng
Hb với nồng độ chì máu. Kết quả của chúng
tôi tương tự như các nghiên cứu trên.
SNLSK có tác dụng làm giảm nồng độ chì
máu, mà theo một số tác giả có sự tương
quan nghịch giữa nồng độ chì máu với số
lượng hồng cầu và hàm lượng Hb, nên ở
nhóm gây độc dùng SNLSK, số lượng hồng
cầu, hàm lượng Hb, hematocrit giảm ít hơn
so với nhóm gây độc.


5


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013
Bảng 5: Biến đổi số lượng bạch cầu tại thời điểm nghiên cứu.
No
(n = 12) (a)

NHÓM
Nhóm
(n = 36) (1)

chứng

Nhóm gây độc
(n = 36) (2)
Nhóm gây độc +
SNLSK (n = 36) (3)

SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU (g/l)
N15
N30
(n = 12) (b)
(n = 12) (c)

N45
(n = 12) (d)

p


( X ± SD)

( X ± SD)

( X ± SD)

( X ± SD)

13,28 ± 0,51

12,94 ± 0,45

13,35 ± 0,49

13,21 ± 0,52

pba > 0,05
pca > 0,05
pda > 0,05

13,28 ± 0,51

13,98 ± 0,56

14,60 ± 0,72

14,76 ± 0,68

pba < 0,01
pca < 0,001

pda < 0,001

13,28 ± 0,51

13,85 ± 0,44

13,98 ± 0,61

14,04 ± 0,57

pba < 0,01
pca < 0,01
pda< 0,01

p21 < 0,01

p21 < 0,01

p21 < 0,01

p32 > 0,05

p32 < 0,05

p32 < 0,05

p

Số lượng bạch cầu trung bình ở nhóm
gây độc tăng so với thời điểm trước gây

nhiễm độc và so với nhóm chứng ở cùng
thời điểm (p < 0,01 và < 0,001). Nhóm gây
độc + SNLSK tăng ít hơn so với nhóm 2 ở
thời điểm ngày 30, 45 (p < 0,05).
Số lượng bạch cầu ở nhóm gây độc cao
hơn rõ rệt so với nhóm chứng, tăng từ ngày
15 và tăng dần theo thời gian từ 13,98 ±
0,56 g/l lên 14,76 ± 0,68 g/l ở ngày thứ 45.
Theo Samuel. O. B và CS (2010) [8], khi
gây độc trên chuột với các liều 0,5; 1,0; 1,5;

2,0 mg Pb2+/kg thấy số lượng bạch cầu
tăng từ 13,51 ± 0,60 g/l lên 15,94 ± 0,61 g/l.
Theo tác giả, chì được coi như là một tác
nhân viêm, khi vào cơ thể nó có thể gây
phản ứng kích thích tăng số lượng bạch
cầu trên động vật thực nghiệm. Kết quả của
chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu của
Samuel. O. B: SNLSK làm giảm nồng độ
chì máu, theo chúng tôi có thể làm giảm tác
nhân kiểu viêm dẫn đến số lượng bạch cầu
ở nhóm gây độc dùng SNLSK tăng ít hơn
so với nhóm gây độc.

Bảng 6: Biến đổi số lượng tiểu cầu tại thời điểm nghiên cứu.
SỐ LƯỢNG TIỂU CẦU (g/l)
NHÓM

Nhóm đối chứng
(n = 36) (1)

Nhóm gây độc
(n = 36) (2)

p

No
(n = 12) (a)

N15
(n = 12) (b)

N30
(n = 12) (c)

N45
(n = 12) (d)

( X ± SD)

( X ± SD)

( X ± SD)

( X ± SD)

725 ± 48

738 ± 81

715 ± 55


722 ± 46

pba > 0,05
pca > 0,05
pda > 0,05

725 ± 48

741 ± 59

750 ± 46

749 ± 54

pba > 0,05
pca > 0,05
pda > 0,05

6


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013

(1)

(2)

(3)


(4)

(5)

(6)

Nhóm gây độc +
SNLSK (n = 36) (3)

725 ± 48

749 ± 61

726 ± 62

728 ± 57

pba > 0,05
pca > 0,05
pda > 0,05

p21 > 0,05

p21 > 0,05

p21 > 0,05

p32 > 0,05

p32 > 0,05


p32 > 0,05

p

Số lượng tiểu cầu trung bình ở các nhóm thay đổi không đáng kể tại thời điểm nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Gây độc bằng chì acetat (liều 20 mg/kg)
bán trường diễn trên 120 chuột nhắt và
đánh giá tác dụng bảo vệ của SNLSK (liều
375 mg/kg), chúng tôi nhận thấy:
- Nồng độ chì máu trung bình ở nhóm
gây độc tăng rõ rệt ngay từ ngày 15 so với
nhóm chứng (p < 0,001). Số lượng hồng
cầu, huyết sắc tố ở nhóm gây độc giảm
rõ rệt so với nhóm chứng (p < 0,001),
hematocrit ở nhóm gây độc giảm rõ rệt so
với ở nhóm chứng (p < 0,001).
- Sâm Ngọc Linh sinh khối có tác dụng
làm giảm rõ rệt nồng độ chì máu ở nhóm
gây độc không dùng SNLSK (p < 0,001). Số
lượng hồng cầu, hemoglobin trung bình
ở nhóm gây độc dùng SNLSK giảm ít hơn
so với nhóm gây độc ở ngày 15, 30 và 45
(p < 0,05). Hematocrit giảm ít hơn ở ngày
thứ 30, 45 (p < 0,05). Số lượng bạch cầu ở
nhóm gây độc dùng SNLSK tăng ít hơn so
với nhóm gây độc ở ngày 30 và 45 (p < 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thu Hương. Tóm tắt những

nghiên cứu gần đây về tác dụng dược lý của
sâm Việt Nam. Tạp chí Khoa học Công nghệ và
Môi trường. 2002, 1, tr.20-23.

2. Nguyễn Văn Long. Nghiên cứu quy trình
tạo sinh khối tế bào và đánh giá một số tác dụng
sinh học của SNLSK. Luận án Tiến sỹ Y học.
Học viện Quân y. Hà Nội. 2011.
3. Nông Thanh Sơn. Nghiên cứu ảnh hưởng
của acetat chì liều thấp, dùng dài ngày và tác
dụng phòng chống của một số chế phẩm sản
xuất trong nước trên động vật thực nghiệm.
Luận án Phó Tiến sỹ Y dược. Học viện Quân y.
Hà Nội. 1996.
4. Lê Trung. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp.
Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2002, tr.92-123.
5. Caylak E, Aytekin M, Halifeoglu I.
Antioxidant effects of methionine, δ-lipoic acid,
N-acetylcysteine and homocysteine on leadinduced oxidative stress to erythrocytes in rats.
Experimental and Toxicologic Pathology. 2008,
60 (4 - 5), pp.289- 294.
6. Dewanjee S, Sahu R, Karmakar S, et al.
Toxic effects of lead exposure in Wistar rats:
Involvement of oxidative stress and 3 the beneficial
role of edible jute (Corchorus olitorius) leaves.
Food and Chemical Toxicology. 2013, pp. 270-277.
7. Gidlow D. A. Lead toxicity. Society of
Occupational Medicine. 2004, Vol 54, No 2,
pp.76-81.
8. Samuel O. B, Solomon A. E, Clara T. F, et

al. Investigation on subchronic lead intoxication
on blood indices of male rats. Global Veterinaria.
2010, 4 (5), pp.532- 535.

7


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013

Ngày nhận bài: 28/2/2013
Ngày giao phản biện: 19/3/2013
Ngày giao bản thảo in: 26/4/2013

8



×