Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xây dựng hệ thống phần mềm quản lí đào tạo Trung học phục vụ huấn luyện đào tạo tại Trường Trung cấp Quân y 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.63 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013

XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHẦN MỀM QUẢN Lí ĐÀO TẠO
TRUNG HỌC PHỤC VỤ HUẤN LUYỆN ĐÀO TẠO
TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP QUÂN Y 1
Trần Tấn Cường*; Phan Kế Hùng* ; Lê Trung Thắng**
Hoàng Anh Tuấn**; Nguyễn Đức Phương**
TÓM TẮT
Nghiên cứu xây dựng Hệ thống phần mềm Quản lý đào tạo trung học tại Trường Trung cấp Quân
y 1 gồm 09 phân hệ chức năng: quản trị hệ thống, quản lý danh mục, quản lý hồ sơ học viên, quản lý
tiến trình, quản lý điểm, quản lý giáo viên, tìm kiếm - thống kê báo cáo, trang thông tin học viên, trợ
giúp. Kết quả thử nghiệm cho thấy phần mềm có thể đáp ứng công tác quản lý đào tạo theo niên chế
tại nhà trường.
* Từ khóa: Phần mềm công nghệ thông tin; Quản lý đào tạo; Trường Trung cấp Quân y 1.

DEVELOPING MANAGEMENT system SOFTWARE program
training at HIGH SCHOOL MILITARY OF MEDECINE 1
SUMMARY
High School Military of Medecine 1 in collaboration with the Information Technology Department,
Vietnam Military Medical Universirty resarch Management System software programming training
consists of 09 functional modules.
Software testing had been implemented into achieve good results contribute to accelerate the
application of ICT to improve the quality of training at the training school.
* Key words: Software information technology; Management training; High school of Medicine 1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Trung cấp Quân y 1, Học viện
Quân y có nhiệm vụ đào tạo nhân viên quân
y trình độ trung, sơ học, hình thức theo niên
chế, mỗi năm khoảng 3.000 học viên với
nhiều loại hình, đối tượng khác nhau.


Mặc dù đã có nhiều cố gắng ứng dụng
công nghệ thông tin (CNTT) trong quản
lý đào tạo bằng MS.Excel. Tuy nhiên,

do chưa có phần mềm quản lý đào tạo
nên gặp nhiều khó khăn trong công tác
quản lý.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài này nhằm mục tiêu:
- Xây dựng Hệ thống phần mềm Quản lý
đào tạo trung học theo niên chế.
- Bước đầu đánh giá thử nghiệm tại
Trường TCQY 1.

* Trường Trung cấp Quân y I
** Học viện Quân y
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: GS. TS. Hoàng Văn Lương
PGS. TS. Nguyễn Huy Nùng

25


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống phần
mềm Quản lý đào tạo trung học (QLĐT) theo
niên chế.


chỉ tiêu đánh giá phần mềm; lập kế hoạch
triển khai nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu:
theo thống kê toán học thông thường bằng
MS.Excel.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN

- Đối tượng đánh giá công nghệ, kỹ thuật
lập trình phần mềm: 19 cán bộ chuyên
ngành CNTT công tác tại Học viện Quân y
và một số công ty phần mềm tại khu vực
Hà Nội.

1. Điều tra khảo sát phục vụ xây dựng
phần mềm tại Trƣờng TCQY1.

- Đối tượng điều tra trình độ ứng dụng
CNTT và đánh giá thử nghiệm phần mềm:
30 cán bộ, giáo viên tại Trường TCQY 1.

Bảng 1: Kết quả điều tra hạ tầng kỹ thuật
CNTT tại Trường TCQY1.

* Hạ tầng kỹ thuật CNTT:

ĐƠN VỊ TÍNH

n


Mạng lan

Mạng

01

Máy tính

Cái

43

Máy tính nối mạng

Cái

15

NỘI DUNG

2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp, kỹ thuật lập trình: hệ
thống phần mềm được thiết kế theo mô
hình mạng Client/Server; ngôn ngữ lập trình
ASP.NET C#; công nghệ Web; cơ sở dữ
liệu MS.SQL Server 2005; hệ điều hành
Window Server; sử dụng các công thức tính
điểm, đánh giá xếp loại theo quy chế của
Bộ Giáo dục và Đào tạo [7], chuẩn tiếng

Việt Unicode.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn dựa
trên bảng câu hỏi: tiến hành điều tra thu
thập số liệu dựa trên bảng câu hỏi được
chuẩn bị từ trước, kết hợp phỏng vấn sâu
phục vụ xây dựng và đánh giá thử nghiệm
phần mềm.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phục
vụ thu thập số liệu tổng quan nghiên cứu;
kỹ thuật, giải pháp trong lập trình thiết kế
lập trình phần mềm.
- Phương pháp chuyên gia: sử dụng các
chuyên gia có kinh nghiệm trong quản lý
đào tạo và chuyên gia CNTT để tư vấn xây
dựng đề cương, xây dựng phiếu điều tra,
phiếu đánh giá thử nghiệm; xây dựng các

Kết quả điều tra: hiện có 01 mạng lan
với 15 máy tính nối mạng tại các phòng,
ban chức năng và Ban Giám hiệu. Hạ tầng
hiện có của nhà trường còn hạn chế, nhưng
có thể triển khai Hệ thống phần mềm Quản
lý đào tạo theo mô hình mạng [2].
* Trình độ CNTT của cán bộ, giáo viên:
Bảng 2: Kết quả khảo sát trình độ CNTT
của cán bộ, giáo viên Trường TCQY1.
NỘI DUNG

n (n = 30)


p

Hệ điều hành

30

100%

MSWord

30

100%

MS.Excel

21

70%

Trình duyệt Web

27

90%

Trình độ ứng dụng CNTT của cán bộ,
giáo viên có thể đáp ứng được cho việc
triển khai Hệ thống phần mềm Quản lý
đào tạo [6].


26


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013

2. Nghiên cứu lập trình phần mềm Quản
lý đào tạo tại Trƣờng TCQY1.
Qua số liệu điều tra, kết hợp với khảo
sát nhu cầu quản lý hiện tại của Trường
TCQY1, nhóm nghiên cứu đã triển khai
lập trình Hệ thống phần mềm Quản lý đào
tạo theo niên chế gồm 09 phân hệ chức
năng sau:

* Quản lý tiến trình: thực hiện xếp thời
khóa biểu cho các lớp (không xếp tự động)
gồm các chức năng:

* Quản trị hệ thống:
- Quản lý tài khoản cán bộ, giáo viên:
gồm 02 cấp, admin (toàn quyền sử dụng)
và user (chỉ làm việc với chức năng và lớp
được ph©n quyền).
- Nhật ký làm việc hệ thống: ghi lại thời
gian, chức năng, tác động (thêm, sửa, xóa)
và câu lệnh truy vấn đã thực hiện... của
người dùng.
- Đổi mật khẩu: bảo vệ tài khoản sử
dụng.

* Quản lý danh mục: thiết lập các danh
mục dùng chung: bộ môn, môn học, khóa
học, lớp học, chương trình...
* Quản lý hồ sơ học viên: tương tự thông
tin hồ sơ trên giấy gồm các nhóm thông tin:
- Lý lịch: hồ sơ cá nhân, thông tin gia đình,
nơi sinh, năng khiếu, nhóm máu...
- Kết quả học tập: được tự động liên kết
với cơ sở dữ liệu điểm, xem bảng điểm,
tự động tính điểm trung bình và xếp loại.

Hình 1: Giao diện xếp tiến trình đào tạo.
- Chương trình đào tạo: quy định số môn
học và học trình cho từng đối tượng.
- Chương trình đào tạo lớp kỳ: căn cứ
vào chương trình đào tạo, phần mềm cho
phép xếp thời khóa biểu cho lớp bao gồm:
thời gian môn học, số học trình.
- Xếp tiến trình thành phần: xếp thành
phần và tỷ lệ cho từng môn.
- Quản lý thi: xếp thời gian, địa điểm và
học viên đủ điều kiện dự thi.
* Quản lý điểm: được lập trình mô phỏng
như MS.Excel cho phép nhập điểm trực
quan theo từng hàng gồm chức năng:

- Khen thưởng: gồm các thông tin: năm
học, nội dung, hình thức, cấp khen thưởng.
- Kỷ luật: gồm các thông tin: năm học,
nội dung, hình thức, cấp kỷ luật.

- Rèn luyện: quản lý quá trình rèn luyện
hàng năm của học viên theo quy định.
- Quá trình công tác: từ thời gian nµo
đến thời gian nào, làm gì, ở đâu?.

Hình 2: Giao diện nhập điểm.

27


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013

- Quản lý điểm thành phần: không hạn
chế số thành phần điểm của từng môn học
(15 phút, 45 phút, lần 1, 2, kết thúc môn…),
tự động tổng hợp điểm kết thúc học phần từ
các điểm thành phần.
- Quản lý điểm hết học phần: là trung
bình cộng của điểm thi kết thúc học phần và
các điểm kiểm tra.
- Điểm tốt nghiệp: được quản lý tách
thành chức năng riêng phục vụ tổng kết xét
tốt nghiệp ra trường.
* Quản lý giáo viên: có nhiệm vụ quản lý
tóm tắt các thông tin của giáo viên, gồm 10
chỉ tiêu như: họ tên, khoa, môn học và tóm
tắt quá trình công tác và giảng dạy...

* Tìm kiếm, thống kê báo cáo: tìm kiếm
dạng tổng hợp (tương tự google) và tìm

kiếm nâng cao theo 21 tiêu chí: lớp, họ tên;
thống kê về kết quả rèn luyện, khen
thưởng, kỷ luật; báo cáo về điểm thi, hồ sơ
học viên, danh sách lớp…
* Trang thông tin học viên: mỗi học viên
được cấp tài khoản để đăng nhập trang
thông tin của nhà trường để tra cứu kết quả
rèn luyện và học tập hàng năm.
* Trợ giúp: hướng dẫn sử dụng phần mềm.
3. Kết quả đánh giá ứng dụng thử
nghiệm phần mềm.
* Đánh giá công nghệ, kỹ thuật thiết kế
lập trình trên đối tượng cán bộ CNTT:

Bảng 3: Kết quả đánh giá công nghệ, kỹ thuật thiết kế lập trình.
n

Khá

Tốt

Đạt yêu cầu

Không đạt

n

%

n


%

n

%

n

%

Công nghệ

19

3

15,7

14

73.8

2

10,5

-

-


Kỹ thuật lập trình

19

2

10,5

15

79

2

10,5

-

-

Giao diện

19

2

10,5

13


68

4

21,5

-

-

100% ý kiến đánh giá phần mềm đạt yêu cầu; trong đó, 73,8% ở mức khá cho công
nghệ lập trình, kỹ thuật lập trình phần mềm 79% và giao diện 68%.
* Đánh giá kết quả ứng dụng trên đối tượng cán bộ, giáo viên:
Bảng 4: Kết quả đánh giá của 30 cán bộ, giáo viên sau khi sử dụng phần mềm.
MỨC ĐỘ
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

n

Khá

Tốt

Đạt yêu cầu

Không đạt

n


%

n

%

n

%

n

%

Thao tác sử dụng

30

6

20

16

54

7

26


-

-

Chức năng

30

10

32

18

60

2

8

-

-

Nghiệp vụ

30

7


24

17

58

5

18

-

-

100% cán bộ, giảng viên đánh giá phần mềm đạt yêu cầu sử dụng, trong đó, tổng số
đánh giá ở mức “tốt” và “khá” trở lên tương ứng là 74%, 92% và 82%.

28


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Hạ tầng kỹ thuật và trình độ ứng dụng
CNTT của Trường TCQY1 có thể đáp ứng
triển khai quản lý đào tạo bằng phần mềm
mô hình mạng.


1. Công ty Thiên An. Giới thiệu Hệ thống
phần mềm Quản lý đào tạo theo niên chế UniSoft. 2010.

- Xây dựng thành công Hệ thống phần
mềm Quản lý đào tạo theo niên chế gồm 09
phân hệ: quản trị hệ thống, quản lý danh
mục, quản lý hồ sơ học viên, quản lý tiến
trình, quản lý điểm, quản lý giáo viên, tìm
kiếm - thống kê báo cáo, trang thông tin học
viên, trợ giúp.
- Kết quả đánh giá thử nghiệm cho thấy:
100% cán bộ chuyên ngành CNTT và cán bộ,
giáo viên nhà trường đánh giá phần mềm
đạt yêu cầu, có thể đưa vào sử dụng tại
nhà trường.

2. Công ty CMC. Giới thiệu Hệ thống phần
mềm Quản lý đào tạo - IU. 2011.
3. Khoa CNTT. Giáo trình ASP.NET. Đại học
Khoa học Tự nhiên TP. HCM. 2005.
4. Lê Đình Sơn. Đề tài cấp Bộ tổng Tham
mưu xây dựng hệ thống quản lý đào tạo sau đại
học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Học viện
Kü thuËt Qu©n sù. 2011.
5. Đỗ Trung Tuấn. Cơ sở dữ liệu quan hệ.
NXB Giáo dục. 1998.
6. Lê Trung Thắng. Giải pháp nâng cao năng
lực CNTT tại các nhà trường y dược. Luận văn
Thạc sỹ. Đại học Quốc gia Hà Nội. 2008.

7. Trường Trung cÊp Qu©n y 1. Chương trình
đào tạo Trường Trung cấp Quân y 1. 2011.
8. Công ty Tinh Vân. Giới thiệu hệ thống phần
mềm quản lý đào tạo theo niên chế - Union. 2005.

Ngày nhận bài: 26/10/2012
Ngày giao phản biện: 30/11/2012
Ngày giao bản thảo in: 28/12/2012

29


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013

30



×