Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

So sánh chỉ số huyết áp trước và sau khi rút sheath ở bệnh nhân can thiệp tim mạch tại Bệnh viện Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.78 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

SO SÁNH CHỈ SỐ HUYẾT ÁP TRƯỚC VÀ SAU KHI RÚT SHEATH
Ở BỆNH NHÂN CAN THIỆP TIM MẠCH TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Hồ Thượng Dũng*, Trương Thị Tuyết Nga*, Nguyễn Trọng Cường*, Đỗ Văn Tuyến*

TÓM TẮT
Cơ sở nghiên cứu: Sau thủ thuật can thiệp mạch vành qua da ở giai đoạn rút sheath và đè ép cầm máu bằng
tay có thể gặp một số biến chứng như: tụ máu tại chỗ, nhiễm trùng, sốc valgal… với tỷ lệ thấp khoảng 2%. Theo
y văn sự thay đổi huyết áp trước và sau rút sheath có thể tiên lượng cho các biến chứng xảy ra.Tại Việt Nam các
nghiên cứu về vấn đề này còn ít.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự thay đổi huyết áp trước và sau rút sheath, khảo sát tỷ lệ các biến chứng
trong và sau khi rút sheath ở bệnh nhân (BN)can thiệp mạch vành qua da.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Tổng số có 150 ca, giới nam:79,3%, tuổi trung bình: 61,12 ± 9,82. Trong đó có 103 (68,67%) chỉ
đặt sheath động mạch, 47 ca có đặt cả sheath động mạch và tĩnh mạch. Huyết áp tâm thu và tâm trương trung
bình trước và sau khi rút sheath khác biệt không có ý nghĩa (p= 0,82 và p=0,65). Tỷ lệ biến chứng chảy máu và tụ
máu tại chỗ lần lượt là 2,67% và 2,0%; biến chứng nhịp tim chậm là 2,67% và sốc valgal là 0,7%
Kết luận: sự thay đổi huyết áp trước và sau rút sheath không khác biệt có ý nghĩa. Tỷ lệ biến chứng mạch
máu tại chỗ cũng tương tự như kết quả y văn.
Từ khóa: huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, rút sheath, biến chứng tại chỗ, sốc valgal.

ABSTRACT
THE COMPARISION OF BLOOD PRESSURE WHEN TO REMOVE SHEATH
IN THE PERCUTANEOUS CORONARY INTERVENTION
Ho Thuong Dung, Truong Thi Tuyet Nga, Nguyen Trong Cuong, Do Van Tuyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 88 - 91
Background: The Seldinger technique is a medical procedure to obtain safe access to blood vessels and other
hollow organs. The field of angioplasty procedure always uses the Seldinger technique. The risk in the procedure is


about upper 2%. This report aims to share knowledge and skills in the monitoring and the nursing take case of
patient in the PCI procedures in the Thống Nhất Hospital-HCM city.
Objective:The aim of the study was to show the diffence of the blood pressure when to remove femoral sheath
in the pre-post PCI’s and the incidence of the vascular comlications and valgal shock.
Methods: A descriptive cross-section study.
Result: The study was conducted with 150 PCI’s patients (79.3% male, mean age: 61.12 ± 9.82, with 103
(68.67%) patients were put femoral artery sheath, 47 patients (31.33%) were put both of femoral artery and
femoral vein sheath. The change of systolic and diastolic blood pressure before and after removing sheath not
significant (p=0.82 and 0.65). Vascular complications are 2.67% and 2.0%; brady and valgal shock are 2.67%
and 0.7%.

* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ĐD. Trương Thị Tuyết Nga

88

ĐT: 0935153050

Email:

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

Conclusion: Patients who changed a liltile the blood pressure in the produce to remove sheath and it had no
difference significantly in the pre.post PCI’S.
Key words: systolic blood pressure, diastolic blood pressure, remove sheath, vascular complications, valgal

shock.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đường kính: 6F, 7F.

Thủ thuật đặt sheath bằng phương pháp
Seldinger để thành lập đường vào mạch máu
trong can thiệp mạch vành(3) là phương pháp
phổ biến được áp dụng trong thực hành lâm
sàng ngày nay. Tỷ lệ tai biến trong thủ thuật
này rất thấp dưới 2%, các biến chứng trong
vào sau khi rút sheath bao gồm: chảy máu, tụ
máu tại chỗ, giả túi phình động mạch, sốc
valgal…. Theo y văn sự thay đổi huyết áp
trước và sau khi rút sheath là yếu tố giúp tiên
lượng cho các biến chứng.

Dài: 7mm, 11mm, 23mm.

Tại Bệnh viện Thống Nhất, số lượng bệnh
nhân can thiệp tim mạch ngày một tăng. Do đó,
chúng tôi nghiên cứu này tại Khoa Tim mạch Cấp
cứu và Can thiệp nhằm khảo sát: sự thay đổi
huyết áp trước và sau khi rút sheath, tỷ lệ các
biến chứng trong và sau khi rút sheath ở bênh
nhân can thiệp mạch vành qua da qua đường
vào động mạch đùi.

Tổng quan

Phương pháp Seldinger(1)
Là 1 thủ thuật y khoa dùng bộ dụng cụ
Introducer (Sheath) để thiết lập đường vào
mạch máu trong thủ thuật can thiệp mạch
vành qua da.
Tỷ lệ tai biến trong thủ thuật này rất thấp
dưới 2% (bao gồm: máu tụ dưới da, chảy máu
tại chỗ khó cầm máu, nhiễm trùng, thủng/
rách mạch máu, lỗ dò động- tĩnh mạch, túi
phình giả, dị ứng vật lạ, xuất huyết dưới nội
mạc, sốc Valgal, hoại tử tại chỗ do vùng xuất
huyết rộng kéo dài, tắc mạch phần xa …).
Sheath: Bộ kim luồn mạch máu (# kim
catheter) bằng chất dẻo rất an toàn cho bệnh
nhân, thông qua sheath bác sĩ có thể đưa các
dụng cụ khác hoặc thuốc vào hệ tuần hoàn cơ
thề đến cơ quan đích cần can thiệp.
Bệnh viện Thống Nhất dùng các kích cỡ:

Tên gọi khác
Máng đặt ống thông.
Dụng cụ mở đường.

Mục tiêu
Mục tiêu chung
Khảo sát sự thay đổi chỉ số HA trước và
sau khi rút sheath ở BN có can thiệp mạch
vành qua da.
Mục tiêu cụ thể
Khảo sát sự thay đổi chỉ số HA trước và sau

khi rút sheath ở BN có can thiệp tim mạch ở vị
trí động mạch (ĐM).
Khảo sát sự thay đổi chỉ số HA trước và sau
khi rút sheath ở BN có can thiệp tim mạch ở vị
trí động mạch và tĩnh mạch (TM).
Khảo sát tỷ lệ biến chứng mạch máu tại chỗ
trong và sau khi rút sheath

Biến chứng
Biến chứng tại chỗ
Tụ máu: là tình trạng máu thoát ra ngoài
lòng mạch tụ ở dưới da quanh nơi đặt sheath.
Phình mạch máu: là tình trạng động mạch
tọa túi phình sau khi rút sheath được xác định
bằng khám lâm sàng và siêu âm doppler mạch
máu.
Biến chứng sốc valgal: là tình trạng sốc do
cường phế vị, được chẩn đoán bằng khám lâm
sàng và loại trừ sốc do các nguyên nhân khác
như; sốc do mất máu, sốc tim…

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp mô tả cắt ngang.

Đối tượng nghiên cứu
Từ tháng 1/2011 đến tháng 10/2011: 150
bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012


89


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

tại khoa Tim mạch cấp cứu và can thiệp –BV.
Thống Nhất.

Tiêu chuẩn loại trừ
Chúng tôi loại ra khỏi nghiên cứu những
trường hợp không đồng ý tham gia vào
nghiên cứu.
Bn có rối loạn huyết động.
Bn choáng tim.

t <40
40=< t <50
50=< t <60
60=< t < 70
70 =< t <80
t >=80

Nam giới
%
01 0,7%
17 1, 3%
04 2,7%
49 32, 6%

14 9, 2%
04 2, 6%

Nữ giới
%
00
0%
02
1,4%
08
5,3%
06 10,7%
04
2,8%
01
0,7%

01
19
12
55
18
05

Tổng
%
0,7%
2,7%
8%
43, 3%

12%
3,3%

Nhận xét: Tuổi trung bình(năm): 61,12 ± 9,83. Tuổi
nhỏ nhất: 34, tuổi lớn nhất: 87

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu thuận lợi. Cỡ mẫu:
150.Phương pháp nghiên cứu: tất cả bệnh nhân
kế tiếp được thông qua hội chẩn tại khoa có chỉ
định can thiệp mạch vành qua da. Đường đặt
sheath ở vùng bẹn phải.

Phương pháp đo
Mỗi mẫu đo 03 lần ở tư thế nằm tay trái.
Lần 1: trước khi làm thủ thuật 15 phút.
Lần 2: trước khi rút sheath 05 phút.
Lần 3: sau khi rút sheath 15 phút và đè ép
cầm máu bằng tay.
Công cụ: Máy đo huyết áp (đã được chuẩn
hóa) và ống nghe.

Phương pháp rút sheath và cầm máu(2)
Rút sheath và đè ép cầm máu bằng tay.
Trước khi rút sheath: giải thích để bệnh nhân
an tâm tránh lo âu, sát trùng lại vùng đặt sheath,
gây tê tại chỗ để giảm đau cho bệnh nhân, dùng
bơm tiêm vô trùng hút máu trong lòng sheath
để loại bỏ huyết khối nếu có.


Xử lý số liệu
Tất cả các số liệu được nhập và xử lý bằng
phần mềm SPSS for Window version 11.5. Các
giá trị được xem là có ý nghĩa thống kê khi
p < 0,05.

KẾT QUẢ
Đặc tính dân số

Kết quả chỉ số huyết áp trước thủ thuật,
trước khi rút sheath và sau khi rút sheath
Bảng 2: So sánh chỉ số huyết áp tâm thu (HAT Th)
trước thủ thuật, trước rút sheath và sau rút sheath
trong tổng số bệnh nhân (n = 150)
Trước TT Trước rút Sau rút
sheath
sheath
HA tâm thu 118,47 ± 116,47 ±
116,00 ±
(mmHg)
16,58
15,72
20,79
HA tâm trương 73,43 ± 71,73 ± 6,83 70,67 ±
(mmHg)
9,78
12,24

P
0,82

0,65

Nhận xét
Chúng tôi dùng phép kiểm t có bắt cặp để so
sánh huyết áp trung bình trước và sau rút
sheath sự khác biệt không có ý nghĩa thống kế,
có thể do đa phần các bệnh nhân được dùng
sheath 6F, được giải thích và động viên để giảm
lo âu cho bệnh nhân, cùng với việc dùng
lidocain gây tê tại chỗ làm giảm đau nên huyết
áp tâm thu và tâm trương thay đổi không có ý
nghĩa trước và sau khi rút sheath.
Bảng 3: So sánh chỉ số huyết áp trước thủ thuật,
trước rút sheath và sau rút sheath ở nhóm bệnh nhân
chỉ đặt sheath động mạch (n = 103)
Trước
Trước rút
TT
sheath
HA tâm thu 120,58 ± 117,86 ± 16,78
(mmHg)
14,94
HA tâm trương 73,43 ± 71,73 ± 6,83
9,78
(mmHg)

Sau rút
P
sheath
115,73 ± 0,68

19,94
70,67 ± 0,79
12,24

HA TTh trước thủ thuật, trước rút sheath, có
chỉ số tối đa: 160mmHg.

Phân bố theo giới (n=150).
Nam giới: 119 (79,3%).

HA TTh sau rút sheath, chỉ số tối đa:
180mmHg.

Nữ giới: 31(20,7%).
Nhận xét: Bệnh nhân nam giới nhiều hơn nữ giới.

90

Bảng 1: Phân bố theo tuổi (t)

HA TTh trước thủ thuật, trước rút sheath và

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

sau rút sheath, có chỉ số tối thiểu: 90 mmHg.


chứng hơn.

Nhận xét

Bảng 6: Biến chứng tim mạch:

Tương tự khi chúng tôi so sánh huyết áp
trung bình trước và sau rút sheath ở nhóm chỉ
có đặt sheath động mạch cũng cho thấy sự khác
biệt không có ý nghĩa.
Bảng 4: So sánh chỉ số huyết áp tâm trương (HAT
Tr) trước thủ thuật, trước rút sheath và sau rút
sheath ở nhóm bệnh nhân đặt cả sheath động mạch và
tĩnh mạch (n=47)
Trước Trước rút
TT
sheath
112,34 113,40 ±
± 14,63 12,73

HA tâm thu
(mmHg)
HA tâm trương 70,17 ±
8,21
(mmHg)

70,00 ±
9,92


Sau rút
sheath
114,89 ±
17,18

P
0,69

71,91 ±
11,73

0,65

Nhận xét
Tương tự khi chúng tôi so sánh huyết áp
trung bình trước và sau rút sheath ở nhóm chỉ
có đặt cả sheath động mạch và sheath tĩnh mạch
cũng cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa.

Biến chứng
Bảng 5: Biến chứng tại chỗ (n=150):
Chảy máu tại chỗ
%
Tổng số (n=150)
04
2,67%
Nhóm đặt sheath ở ĐM
02
1,9%
(n=103)

Nhóm đặt sheath ở
02
4,2%
ĐM và TM (n=47)

Máu tụ
%
03 2,0%
01 0,97%
02

4,2%

Tỷ lệ biến chứng chung: chảy máu tại chỗ là
2,67%; máu tụ là 2,0% cũng phù hợp với y văn
là tỷ lệ biến chứng khoảng 2%; rút sheath và đè
ép cầm máu bằng tay khá an toàn và hiệu quả.
Chúng tôi nhận thấy nhóm chỉ đặt sheath
động mạch có tỷ lệ biến chứng chảy máu và tụ
máu tại chỗ thấp hơn (1,9% so với 4,2% và 0,97%
so với 4,2%); nhưng đây chỉ là kết quả ban đầu,
do số liệu còn ít nên chưa kết luận được sự khác
biệt có ý nghĩa hay không.
Có thể khi đặt thêm sheath tĩnh mạch đã làm
cho việc rút sheath khó khăn và dễ gây biến

n=150

Nhịp tim chậm
%

Tổng số (n=150)
04
2,67%
Nhóm đặt sheath ở ĐM 02
1,9%
(n=103)
Nhóm đặt sheath ở ĐM 02
4,2%
và TM (n=47)

Sốc Valgal
%
01
0,7%
00
0%
01

2,12%

Nhận xét
Trong tổng số 150 ca chúng tôi gặp 4 ca nhịp tim
chậm chiếm 2,67% và 1 ca sốc valgal chiếm 0,7%.
Ở nhóm có đặt cả sheath dộng mạch và tĩnh
mạch cũng có tỷ lệ biến chứng nhịp chậm và sốc
valgal cao hơn nhưng do số liệu còn ít nên chưa
khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa hay không.
Bệnh nhân có sốc valgal có sự thay đổi rõ
nhất về huyết áp và nhịp tim: huyết áp tâm
thu giảm từ 130 mmHg xuống còn 70 mmHg;

huyết áp tâm trương giảm từ 80 mmHg xuống
còn 40 mmHg; nhịp tim giảm từ 78 lần/ phút
còn 45 lần/ phút. Bệnh nhân này được đặt cả
sheath động mạch và tĩnh mạch và có tụ máu
sẵn có với đường kính khoảng 3 cm nên khi
rút sheath có thể gây đau hơn và kích hoạt hệ
thần kinh giao cảm.

KẾT LUẬN
Huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình
trước và khi rút sheath biến đổi không có ý
nghĩa thống kê (p= 0,83 và p= 0,65).
Tỷ lệ biến chứng chảy máu và tụ máu tại chỗ
lần lượt là 2,67% và 2,0%; tỷ lệ biến chứng nhịp
tim chậm và sốc valgal khi rút sheath lần lượt là
2,67% và 0,7%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

Seldinger SI (1953), Catheter replacement of the needle in
percutaneous arteriography. Acta Radiol.;39(5)366-376.
Tagney J, Lackie D (2005), Bed –rest post –femoral arterial sheath
removal – what is safe practice ? A clincal audil. Nurs Crit Care.;
10(4):167-173.(Medline)
Tremko L (1997). Understanding diagnostic cardiac
catheterrization. Am J Nurs.;92(2):16-19.


Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012

91



×