Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu mối liên quan giữa protein niệu với một số yếu tố trước ghép ở bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Quân Y 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.48 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA PROTEIN NIỆU VỚI
MỘT SỐ YẾU TỐ TRƯỚC GHÉP Ở BỆNH NHÂN GHÉP THẬN
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Phạm Quốc Toản*; Nguyễn Thanh Xuân**; Hoàng Mạnh An*
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát mối liên quan protein niệu với một số yếu tố trước ghép (mức độ bất
tương hợp HLA, tuổi và giới của người cho, người nhận) ở bệnh nhân (BN) sau ghép thận. Đối
tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu 111 BN ghép thận được điều trị và theo dõi sau
ghép từ tháng 1 - 2013 đến tháng 12 - 2016 tại Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: tỷ lệ xuất hiện
protein niệu tăng cao hơn có ý nghĩa ở BN nam giới, thận cho từ người cho cao tuổi, liên quan
chưa có ý nghĩa với mức độ bất tương hợp HLA. Kết luận: BN nhận thận ghép là nam,
người cho thận tuổi cao là yếu tố trước ghép có thể làm gia tăng xuất hiện protein niệu ở BN
sau ghép thận.
* Từ khóa: Ghép thận; Protein niệu; Bất tương hợp HLA.

Study of the Relationship between Proteinuria and Pretransplant
Factors in Kidney Transplant Recipients at 103 Military Hospital
Summary
Objectives: To find out the relationships between proteinuria and pre-transplant factors (such
as HLA mismatch, age and gender of donors, age and gender of recipients) in kidney transplant
patients. Subjects and methods: Retrospective study was carried out on 111 kidney
transplantation patients from 1 Jan 2013 to 31 Dec 2016 at 103 Military Hospital. Results: The
rate of proteinuria was significantly higher in male recipients, older donor age, but not
significantly different from recipient age, donor gender and number of HLA mismatch in kidney
transplant patients. Conclusions: Male recipient, older donor age were preptransplant risk
factors of proteinuria in kidney transplant recipients.
* Keywords: Kidney transplantation; Proteinuria; HLA mismatch.

ĐẶT VẤN ĐỀ


Protein niệu xuất hiện là dấu hiệu của
tổn thương thận ghép, do nhiều nguyên
nhân khác nhau, trong đó thải ghép cấp

tính hoặc mạn tính và tái phát bệnh thận
cũ trên thận ghép là nguyên nhân hàng
đầu [1, 3]. Hậu quả là tổn thương thận
ghép mạn tính (gọi chung là bệnh thận
ghép mạn tính - renal allograft nephropathy),

* Bệnh viện Quân y 103
** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Quốc Toản ()
Ngày nhận bài: 28/09/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 19/12/2017

58


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
tiến triển dần dần gây mất chức năng
thận ghép. Protein niệu có thể tồn tại dai
dẳng sau ghép ở những BN còn bảo tồn
nước tiểu trước ghép, hoặc xuất hiện mới
sau ghép ở những thời điểm khác nhau
[1, 5]. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới
xuất hiện protein niệu, bao gồm yếu tố
trước ghép, cuộc phẫu thuật ghép và cả
quá trình điều trị sau ghép. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu nhằm: Tìm hiểu mối liên

quan giữa protein niệu với một số yếu tố
trước ghép ở BN ghép thận tại Bệnh viện
Quân y 103.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
111 BN ghép thận được điều trị và
theo dõi sau ghép tại Bệnh viện Quân y 103,
thời gian hồi cứu dữ liệu từ tháng 1 2013 đến 12 - 2016.
* Tiêu chuẩn chọn BN:
- BN được ghép thận tại Bệnh viện
Quân y 103 (cả từ người hiến sống và
người chết não).
- Ghép thận ≥ 3 năm (ghép trước năm
2013).
- Được theo dõi định kỳ tại Bệnh viện
Quân y 103.
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Ghép thận < 3 năm.
- BN không được theo dõi đầy đủ theo
kế hoạch.
- Thận ghép đã mất chức năng trước
thời điểm bắt đầu theo dõi.
- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang thu
thập dữ liệu hàng tháng khi BN tái khám,
gồm các bước sau:

- Thu thập số liệu hồi cứu của BN
trước ghép qua hồ sơ lưu trữ bệnh án tại
Bệnh viện Quân y 103: tuổi, giới của
người cho và người nhận, mức độ bất
tương hợp HLA.
- Dữ liệu protein niệu dựa vào xét
nghiệm nước tiểu 10 chỉ tiêu khi BN tái
khám hàng tháng, được thu thập qua hệ
thống máy tính lưu trữ của Bệnh viện.
- Chẩn đoán có protein niệu khi có ít
nhất 3 lần liên tiếp protein niệu ≥ 0,15 g/l
trên kết quả xét nghiệm nước tiểu 10 chỉ
tiêu.
* Xử lý số liệu: sử dụng các thuật toán
thống kê trong y học, phần mềm SPSS
16.0. Phân tích mối liên quan dựa vào so
sánh tỷ lệ (test khi bình phương: χ2). Giá
trị p < 0,05 được coi có ý nghĩa thống kê.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm về tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu.
Bảng 1:
Chỉ số

Số lượng (tỷ lệ) hoặc giá trị trung bình ± SD (min - max)

Tuổi BN ghép (năm)

40,6 ± 10,8


Tuổi người cho (năm)

41,8 ± 10,6

Giới (nam/nữ)

80/31 (72,1/27,9)

59


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
Nguồn (huyết thống/không huyết thống)

54/57 (48,6/51,4)

Thời gian sau ghép (năm)

5,42 ± 2,66 (3 - 18)

Bất tương hợp HLA

3,42 ± 1,36 (2 - 6)

Creatinin máu thời điểm T0 (µmol/l)

114,9 ± 28,3

Thuốc CNI (tacrolimus/cyclosporin)


49/62 (44,1/55,9)

- BN ghép thận chủ yếu trong độ tuổi lao động, nam nhiều hơn nữ. Nguồn thận
ghép từ người cho không cùng huyết thống cao hơn so với cùng huyết thống, phần lớn
BN ở tuổi trung niên.
- Thời gian sau ghép ở nhiều thời điểm khác nhau, từ mới ghép tới 18 năm.
- Bất tương hợp HLA ở các mức độ khác nhau, cao nhất ở mức 6 alen.
- Nhóm BN sử dụng ức chế calcineurin là tacrolimus ít hơn so với cyclsporin.
%

Biểu đồ 1: Tỷ lệ BN có protein niệu dương tính.
Tỷ lệ BN có protein niệu tăng dần tại các thời điểm nghiên cứu.
Bảng 2: Mối liên quan giữa protein niệu với tuổi của BN ghép thận.
Nhóm tuổi

Protein niệu (+)
T1 (n = 30)

T2 (n = 32)

T3 (n = 38)

≤ 30 (n = 14)

6 (20,0)

6 (18,8)

4 (10,5)


30 - 39 (n = 52)

17 (56,7)

17 (53,1)

19 (50,0)

40 - 49 (n = 15)

3 (10,0)

5 (15,6)

6 (15,8)

≥ 50 (n = 30)

4 (13,3)

4 (12,5)

9 (23,7)

> 0,05

> 0,05

> 0,05


p

Tỷ lệ BN ghép thận có protein niệu ở các nhóm tuổi khác nhau khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
60


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
Bảng 3: Mối liên quan giữa tỷ lệ BN ghép thận có protein niệu với tuổi của người
hiến thận.
Protein niệu (+)
Tuổi của người hiến thận

T1 (n = 30)
n (%)

T2 (n = 32)
n (%)

T3 (n = 38)
n (%)

< 40 (n = 40)

5 (16,6)

4 (12,50)

5 (13,2)


40 - 49 (n = 38)

14 (46,7)

14 (43,75)

16 (42,1)

≥ 50 (n = 33)

11 (36,7)

14 (43,75)

17 (44,7)

< 0,05

< 0,05

< 0,05

p

Tỷ lệ xuất hiện protein niệu cao hơn ở BN nhận thận từ người cho tuổi > 40.
Bảng 4: Mối liên quan giữa tỷ lệ có protein niệu với giới ở BN ghép thận.
Giới
Protein niệu (+)

Nam

(n = 80)

Nữ
(n = 31)

p

T1

28 (35,0)

2 (6,5)

< 0,05

T2

29 (36,3)

3 (9,7)

< 0,05

T3

32 (40,0)

6 (19,4)

< 0,05


Tỷ lệ BN ghép thận có protein niệu là nam cao hơn so với nữ, khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
Bảng 5: Mối liên quan giữa tỷ lệ có protein niệu với giới của người cho thận.
Giới
Protein niệu (+)

Nam
(n = 63)

Nữ
(n = 48)

p

T1 (n = 30)

13 (20,6)

17 (35,4)

> 0,05

T2 (n = 32)

18 (28,6)

14 (29,2)

> 0,05


T3 (n = 38)

20 (31,7)

18 (37,5)

> 0,05

Tỷ lệ BN ghép thận có protein niệu ở BN nhận thận ghép từ người cho là nam khác
biệt không có ý nghĩa so với nữ (p > 0,05).
Bảng 6: Mối liên quan giữa tỷ lệ BN ghép thận có protein niệu với số alen HLA bất
tương hợp (HLA mismatch).
Số alen HLA bất tương hợp

Protein niệu (+)
T1 (n = 30)

T2 (n = 32)

T3 (n = 38)

0 - 3 (n = 60)

16 (53,3)

18 (56,2)

21 (55,3)


4 - 6 (n = 51)

14 (46,7)

14 (43,8)

17 (44,7)

> 0,05

> 0,05

> 0,05

p

Tỷ lệ xuất hiện protein niệu cao hơn có ý nghĩa ở BN có số alen HLA bất tương hợp
ở mức cao (p < 0,05).
61


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của BN nghiên
cứu.
BN được ghép thận có tuổi trung bình
trong độ tuổi lao động, một phần do
nguyên nhân gây suy thận mạn tính là
viêm cầu thận mạn nên thường tiến triển
tới suy thận mạn tính ở lứa tuổi trẻ. Trong

nghiên cứu, tỷ lệ BN nam cao hơn nữ do
một số BN trong nghiên cứu là quân nhân
tại ngũ, chủ yếu là nam. Thời gian sau
ghép trung bình của nhóm nghiên cứu
> 5 năm, tập trung khoảng 4 - 5 năm. BN
ghép thận từ nguồn không cùng huyết
thống chiếm tỷ lệ tương đối cao (48,6%)
nên mức độ bất tương hợp HLA giữa
người cho và người nhận ở mức cao
(bảng 1). Tại thời điểm nghiên cứu, chức
năng thận của nhóm nghiên cứu trong
giới hạn ổn định. BN nghiên cứu dùng
loại thuốc ức chế calcineurin là tacrolimus
thấp hơn so với cyclosporin do có thời
gian sau ghép dài, đang điều trị duy trì
bằng cyclosporin từ trước đó, trong khi
BN mới ghép tính tới thời điểm nghiên
cứu được khởi đầu ưu tiên bằng
tacrolimus. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
tỷ lệ xuất hiện protein niệu tăng dần theo
các năm, lần lượt là 27,0%, 28,8%,
34,2% (biểu đồ 1). Chúng tôi sử dụng xét
nghiệm nước tiểu mẫu bất kỳ với ngưỡng
phát hiện protein niệu thấp nhất là
15 mg/dl, BN được đánh giá protein niệu
dương tính khi kết quả xét nghiệm có
> 15 mg/dl trong 3 lần xét nghiệm liên
tiếp. Lựa chọn tiêu chuẩn chẩn đoán
protein niệu như vậy dựa trên thực tế
theo dõi BN ghép thận tại trung tâm của

chúng tôi, BN khám ngoại trú định kỳ
hàng tháng, đánh giá dựa vào nhiều lần
62

xét nghiệm nước tiểu nhằm loại trừ BN có
protein niệu thoáng qua.
2. Mối liên quan giữa protein niệu ở
BN ghép thận với tuổi, giới của người
cho, nhận thận và mức độ bất tương
hợp HLA.
Protein niệu xuất hiện sau ghép là chỉ
dấu tổn thương thận, cần tìm hiểu các
yếu tố gây tổn thương thận ghép. Kết quả
phân tích cho thấy, tỷ lệ xuất hiện protein
niệu tăng có ý nghĩa ở những BN nhận
thận từ người cho > 40 tuổi, trong khi liên
quan không có ý nghĩa với tuổi của BN
nhận thận ghép. Kết quả của chúng tôi
phù hợp với nghiên cứu của Sobh M
(1992) trên 90 BN ghép thận: tỷ lệ xuất
hiện protein niệu ở BN nhận thận ghép từ
người cho > 40 tuổi cao hơn có ý nghĩa
so với người cho < 40 tuổi (70% so với
40%; p < 0,05) [6]. Nghiên cứu của
Noppakun K (2011) cũng cho kết quả
tương tự [7]: ở người cho tuổi > 40, có
thể không có bệnh lý thận nhưng đã có
những dấu hiệu của thoái hóa tự nhiên do
lão hóa, khả năng bù đắp chức năng thận
ghép ở cơ thể người nhận có hạn, tổn

thương thận gây ra do các nguyên nhân
khác nhau sẽ khó tự hồi phục, dẫn tới tổn
thương mạn tính, làm xuất hiện protein
niệu. Tuổi người cho > 40 là yếu tố nguy
cơ làm xuất hiện protein niệu.
BN xuất hiện protein niệu ở nam có tỷ
lệ cao hơn nữ (bảng 2). Nghiên cứu của
Oliveira CMC (2015) trên 173 BN ghép
thận cũng cho thấy tỷ lệ xuất hiện protein
niệu ở nam cao hơn nữ (30,3% so với
16,3%) [2]. Có thể do tâm lý giới tính, BN
nam khi sức khỏe hồi phục sau ghép thận
thường có tâm lý chủ quan nên tuân thủ
điều trị kém, uống thuốc ức chế miễn dịch


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
không đều hoặc không chính xác, chế độ
ăn uống giàu đạm và muối quá mức là
nguy cơ gây tổn thương thận ghép. Chưa
thấy mối liên quan giữa tỷ lệ xuất hiện
protein niệu với giới của người cho thận,
nghiên cứu của Oliveira CMC (2015)
cũng cho kết quả tương tự [2].
Trong thực hành ghép tạng nói chung
và ghép thận nói riêng, nguy cơ thải bỏ
tạng ghép là nguyên nhân hàng đầu dẫn
đến mất chức năng tạng ghép, cũng như
tính mạng của BN. Hòa hợp miễn dịch
giữa người cho và người nhận là yếu tố

phản ánh nguy cơ, trong đó kháng
nguyên hòa hợp HLA cùng với kháng
nguyên nhóm máu đóng vai trò chủ yếu.
Sự ra đời các thuốc ức chế miễn dịch mới
bao gồm dẫn nhập và điều trị duy trì làm
giảm đáng kể tỷ lệ thải ghép cấp tính,
nhưng chưa làm thay đổi nhiều đáp ứng
miễn dịch thải ghép mạn tính ở người
nhận thận. Thải ghép mạn tính gây tổn
thương thận ghép bao gồm cả cấu trúc
cầu và ống thận, có thể làm xuất hiện
protein niệu. Tuy nhiên, kết quả nghiên
cứu chưa cho thấy mối liên quan có ý
nghĩa của bất tương hợp HLA với protein
niệu sau ghép. Nghiên cứu của Kang
(2009) trên 272 BN tại thời điểm 1 năm
sau ghép thấy không có khác biệt về giá
trị trung bình số alen HLA bất tương hợp
của các cặp ghép. Bất tương hợp HLA là
yếu tố xác định nguy cơ thải ghép, là cơ
sở lựa chọn phác đồ ức chế miễn dịch
dẫn nhập duy trì lâu dài. Có thể việc lựa
chọn phác đồ liều ức chế miễn địch đã
giúp kiểm soát tốt các phản ứng thải bỏ
mảnh ghép ở mức thấp, chấp nhận được,
do đó ảnh hưởng gián tiếp của bất tương

hợp HLA tới xuất hiện protein niệu sau
ghép không thật sự rõ ràng.
KẾT LUẬN

Tỷ lệ BN xuất hiện protein niệu ở các
thời điểm nghiên cứu đều cao hơn có ý
nghĩa ở BN nam, nhận thận từ người cho
cao tuổi; nhưng chưa có sự khác biệt với
mức bất tương hợp HLA khác nhau, với
giới của người cho và tuổi của người
nhận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akbari A, Knoll GA. Post-transplant
proteinuria: Differential diagnosis and management.
Weir M.R. Kidney transplantation: Practical
guide to management. Springer, International
edition. New York. 2014, pp.335-340.
2. Oliveira CMC. Proteinuria after kidney
transplantation - prevalence and risk factors.
Brazilian Journal Nephrology. 2015, 37 (4),
pp.481-489.
3. Ibis A, Altunoglu A. Early onset proteinuria
after renal transplantation: A marker for allograft
dysfunction. Transplant Proceedings. 2007,
39 (4), pp.938-940.
4. Kang N.R, Lee J.E. Minimal proteinuria
one year after transplant is a risk factor for
graft survival in kidney transplantation.
J Korean Med Sci. 2009, 24 (1), pp.129-134.
5. Panek R, Lawen T. Screening for
proteinuria in kidney transplant recipients.
Nephrol Dial Transplant. 2011, 26 (4),
pp.1385-1387.
6. Sobh M, Yousif ESA. Impact of donor

age on living related donor kidney transplantation.
Transplant International. 1992, 5 (1), pp.727-729.
7. Noppakun K. Living donor age and
kidney transplant outcomes. American Journal
of Transplantation. 2011, 11, pp.1279-1286.

63



×