Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kiến thức về sơ cứu tai nạn bỏng của một số nhóm công nhân làm việc trong điều kiện có nguy cơ cháy nổ cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.4 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ SƠ CỨU TAI NẠN BỎNG
CỦA MỘT SỐ NHÓM CÔNG NHÂN LÀM VIỆC TRONG
ĐIỀU KIỆN CÓ NGUY CƠ CHÁY NỔ CAO
Nguy n Nh Lâm*; H Th Xuân H ơng*
Chu Anh Tu n*; Tr n Quang Trung**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kiến thức của nhóm nguy cơ cao đối với sơ cấp cứu tai nạn bỏng. Đối tượng
và phương pháp: điều tra cắt ngang 674 công nhân làm việc trong lĩnh vực cứu hỏa, dầu khí và
điện lực về sơ cấp cứu sau bỏng. Nội dung điều tra bao gồm đặc điểm đối tượng, biện pháp sơ
cứu sau bỏng và nguồn thông tin có được. Kết quả: chỉ có 29,54% đối tượng trả lời đúng trên
75% số câu hỏi. 86,05% biết sử dụng nước sạch để làm lạnh bề mặt vết bỏng. Nhóm trẻ tuổi,
nam giới và những người đã được tập huấn về sơ cứu bỏng có nhận thức cao hơn đáng kể so
với nhóm còn lại (p < 0,001). Có sự khác biệt giữa nhận thức của đối tượng thuộc các ngành
nghề khác nhau (p < 0,01). Nguồn thông tin chủ yếu từ phương tiện truyền thông và trường học
chiếm 8%. Kết luận: kiến thức của công nhân có nguy cơ cao về sơ cứu bỏng còn nhiều hạn
chế. Cần có các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức cho nhóm đối tượng này.
* Từ khóa: Bỏng; Sơ cứu; Nhóm nguy cơ cao.

Evaluation of Knowledge of First-aid Treatment for Burn Wounds
in Workers Working in High Risk of Fire
Summary
Objectives: To evaluate knowledge of first aid treatment for burn wounds of high risk groups.
Subjects and methods: A cross-sectional survey was conducted on 674 workers including fire
fighters, employers working in electric power and oil industry. The contents of survey focused on
demographic criteria, first aid measurement for burn accidents and source of information.
Results: Only 29.54% of the participants had right answer of more than 75% of total questions.
86.05% of participants knew how to use cool fresh water to reduce the temperature of the burn
wound. In addition, higher knowledge level was significantly seen in a sub-group of younger,
male workers as well as who took part in training courses (p < 0.001). There was difference in


awareness of levels among sub-groups of employers (p < 0.01). Information source mostly
came from multimedia, only 8% from school. Conclusion: Knowledge of first aid treatment of
high risk workers was significantly limited. It is necessary to conduct further training courses for
this groups.
* Key words: Burn; First-aid treatment; High risk of fire.
* Viện Bỏng Lê Hữu Trác
** Học viện Quân y
Ng i ph n h i (Corresponding): Tr n Quang Trung ()
Ngày nh n bài: 03/12/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 10/01/2017
Ngày bài báo đ c đăng: 20/01/2017

201


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác sơ cấp cứu ngay sau bỏng
bao gồm các bước đơn giản như đưa nạn
nhân ra khỏi vùng nguy hiểm, loại bỏ tác
nhân bỏng, đảm bảo chức năng sống, làm
lạnh bề mặt vùng bỏng, bù nước điện giải,
ủ ấm và gọi sự trợ giúp của nhân viên y tế.
Thực tế cho thấy, mức độ nặng hay nhẹ
của tổn thương bỏng cũng như thành
công của điều trị bỏng không chỉ phụ
thuộc vào hiệu quả điều trị tại các trung
tâm bỏng mà còn phụ thuộc nhiều vào
công tác sơ cứu ngay sau bỏng. Tuy nhiên,
qua thực tế tiếp nhận điều trị bệnh nhân
bỏng, đặc biệt trong các vụ bỏng có nhiều

nạn nhân, các biện pháp sơ cứu thường
không được thực hiện đầy đủ, bị bỏ qua,
thậm chí còn áp dụng các biện pháp sai
dẫn đến làm nặng thêm tổn thương bỏng,
làm tăng nguy cơ tử vong. Công nhân
làm việc trong các nhà xưởng, ngành
nghề có nguy cơ cao đối với tai nạn bỏng
như điện lực, dầu khí, nhân viên cứu hỏa,
việc phổ biến kiến thức cơ bản cho các
đối tượng này có vai trò quan trọng trong
xử lý sơ cấp cứu tai nạn bỏng. Nghiên cứu
này nhằm: Đánh giá kiến thức của các đối
tượng nguy cơ cao về sơ cứu tại chỗ nạn
nhân bỏng nhằm đưa ra biện pháp can
thiệp nâng cao kiến thức và kỹ năng sơ
cấp cứu bỏng của những đối tượng này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiên cứu trên 674 cán bộ
công nhân viên của các ngành có nguy
cơ cao đối với bỏng gồm điện lực, dầu
khí, cứu hỏa đang công tác tại một số tỉnh
thành trong cả nước từ tháng 1 - 2015
đến tháng 9 - 2015. Điều tra thông qua
bảng hỏi bao gồm 11 câu hỏi về kiến thức
202

sơ cứu tai nạn bỏng và 01 câu hỏi về
nguồn thông tin. Các tiêu chí đánh giá
bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn,

nghề nghiệp (dầu khí, điện lực, cứu hỏa),
kiến thức về sơ cứu khi bị bỏng bao gồm:
làm lạnh, thời điểm và phương pháp áp
dụng, che phủ vết bỏng, ủ ấm, cách sơ
cứu trong các tình huống hỏa hoạn,
nguồn thông tin có được từ đâu. Số liệu
thu thập sau khi được phân nhóm, lập
bảng, biểu đồ, tính giá trị trung bình, χ2 để
so sánh giữa các biến số xác định mối
liên quan giữa đặc điểm đối tượng điều
tra như tuổi, giới, nghề nghiệp đối với
kiến thức về sơ cấp cứu sau bỏng. Số liệu
được xử lý trên phần mềm Intercool Stata
11.0. Giá trị p < 0,05 được coi có ý nghĩa
thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm của nhóm đối tượng
được khảo sát (n = 674).
Đặc
điểm
Giới tính
Học vấn

Nghề
nghiệp

Tuổi

Phân
nhóm


Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Nam

558

82,79

Nữ

116

17,21

Hết lớp 12

663

98,37

Chưa hết lớp 12

11

1,63


Dầu khí

221

33,00

Điện lực

329

49,00

Cứu hỏa

124

18,00

20 - 39

487

72,55

40 - 60

187

27,45


Trung bình

35,77 ± 8,50

Trong số 674 người trả lời các câu hỏi
điều tra, nam nhiều hơn nữ (82,79% so
với 17,21%), đa số học hết lớp 12 (98,37%),
công nhân điện lực chiếm 49%, công nhân
lĩnh vực dầu khí 33%; còn lại là nhân viên
cứu hỏa.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
* Kết quả trả lời đúng các nội dung
điều tra (n = 674):
Sử dụng nước mát sơ cứu sau bỏng:
580 người (86,05%); thời điểm tối ưu áp
dụng nước mát: 466 người (69,14%);
thời gian sử dụng nước mát: 294 người
(43,62%); sử dụng nước trong thời tiết
lạnh: 342 người (50,74%); sự cần thiết
phải che phủ vết bỏng: 574 người (85,16%);

sự cần thiết của ủ ấm nạn nhân: 528 người
(78,34%); phương pháp thoát khỏi nhà
tầng cháy: 482 người (71,51%); tránh
ngạt khói khi cháy nhà tầng: 550 người
(81,60%); sử dụng cầu thang khi cháy
nhà tầng: 447 người (66,32%); xử trí tình

huống bỏng lửa: 245 người (36,35%);
khả năng tự khỏi của vết bỏng: 506 người
(75,07%).

Biểu đồ 1: Tỷ lệ trả lời đúng trung bình theo nghề nghiệp.
Kiến thức của nhóm công nhân dầu khí tốt nhất trong số 3 nhóm nghề nghiệp (74,36%
số câu hỏi được trả lời đúng), tiếp đến nhóm công nhân ngành điện lực (67,58%).
Lực lượng cứu hỏa chỉ đạt 56% số câu hỏi trả lời đúng.
Bảng 3: Tỷ lệ trung bình số câu hỏi trả lời đúng theo giới, tuổi, tập huấn (%).
Chỉ tiêu đánh giá
Giới tính
Lứa tuổi
Tập huấn

Phân nhóm

X ± SD

95%CI

p

Nam (n = 558)

68,60 ± 15,70

67,31 - 69,84

0,009


Nữ (n = 116)

60,01 ± 18,40

59,69 - 66,47

20 - 39 (n = 487)

69,30 ± 16,60

67,82 - 70,78

40 - 60 (n = 187)

60,40 ± 15,00

61,26 - 65,60

Đã qua tập huấn

83,64 ± 8,54

82,52 - 84,76

Chưa qua tập huấn

59,51 ± 13,07

58,29 - 60,73


0,001
0,001

Tỷ lệ trung bình của số câu hỏi được trả lời đúng của đối tượng nam cao hơn nữ
(68,60 ± 15,70% so với 60,01 ± 18,42%; p < 0,01). Lứa tuổi từ 20 - 39 có nhận thức tốt
hơn nhóm còn lại (tỷ lệ các câu hỏi được trả lời đúng là 69,30 ± 16,6% so với 60,40 ±
15,00%; p < 0,01). Tỷ lệ trả các câu hỏi được trả lời đúng ở nhóm đối tượng đã qua
tập huấn sơ cấp cứu bỏng trước đó cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm còn lại
(83,64 ± 8,54% so với 59,51 ± 13,07%, p < 0,01).
203


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017

Biểu đồ 2: Kết quả tổng hợp điều tra kiến thức.
Kết quả tổng hợp điều tra cho thấy 199 đối tượng (29,54%) điều tra trả lời đúng trên
75% số câu hỏi, 94 người được hỏi (13,94%) trả lời đúng chưa đạt một nửa số câu hỏi
điều tra.

Biểu đồ 3: Nguồn gốc thông tin có được (n = 674).
Nguồn cung cấp nhiều nhất là truyền thông (42%) và các hình thức kết hợp (47%),
chỉ có 8% từ trường học.
BÀN LUẬN
Kiến thức của cộng đồng nói chung và
của nhóm đối tượng nguy cơ cao có vai
trò quan trọng, thậm chí quyết định hiệu quả
của việc tự cứu, cứu lẫn nhau, góp phần
giảm thiểu mức độ nặng của tổn thương
204


cũng như nguy cơ tử vong sau bỏng.
Theo các thông báo, kiến thức của cộng
đồng về sơ cứu tai nạn bỏng còn nhiều
hạn chế [2, 8]. Wallace H.J và CS (2013)
điều tra trên 2.602 người lớn tại một câu
lạc bộ thể thao về sơ cấp cứu bỏng thấy


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
tỷ lệ có kiến thức đầy đủ 30 - 50% tùy
theo tác nhân bỏng [9]. Nghiên cứu của
Graham H.E (2011) đánh giá kiến thức về
sơ cứu ban đầu khi bị bỏng giữa các bậc
cha mẹ ở Nam Yorkshire (Anh) cho thấy:
73% biết cần rửa vết bỏng dưới nước
mát và 92% che phủ vết thương bằng
băng gạc thích hợp, chỉ < 40% cha mẹ
được hỏi sẽ loại bỏ quần áo và đồ trang
sức nóng và 35% làm mát vết bỏng đủ
thời gian yêu cầu [4].
Bazargani H.S và CS (2013) điều tra
trên bệnh nhân bỏng thấy: phần lớn cho
rằng việc đến được cơ sở y tế là tốt nhất,
đồng thời sử dụng nước làm lạnh vết
bỏng sẽ gây hại cho tổn thương bỏng, sử
dụng các thuốc dân gian có tác dụng
giảm đau nhanh, dự phòng nhiễm khuẩn,
nhanh liền vết bỏng và dự phòng sẹo
bỏng. Rất ít người biết cách dập lửa và
thoát khỏi đám cháy cho bản thân và

người khác, đa phần cho rằng bỏng vùng
ngực, bỏng điện là nặng nhất và nguy
hiểm nhất. Trong nghiên cứu của Hsiao M
và CS (2007) điều tra kiến thức của học
sinh, sinh viên tại Campuchia về sơ cấp
cứu bỏng: 36% có kiến thức về dự phòng
và sơ cấp cứu bỏng, 13% trả lời dùng
nước để làm lạnh vết bỏng, 7% biết cách
dập lửa trên người bằng lăn trên mặt đất.
Nhiều trường hợp sử dụng kem đánh
răng (18%), băng vết bỏng ngay (8%)
hoặc gọi trợ giúp (7%) mà không dùng
nước [6]. Harvey L.A và CS (2011) thông
báo kết quả điều tra về kiến thức sơ cứu
bỏng tại Úc cho thấy 82% sử dụng nước
mát làm lạnh vết bỏng, tuy nhiên chỉ 9%
sử dụng trong 20 phút, rất ít người trả lời
cần giữ ấm cho nạn nhân và các thông tin
có được là từ sách báo (42%) và internet

(33%) [5]. Đánh giá kiến thức của người
nhà bệnh nhân bỏng tại bệnh viện của Anh,
nhóm nghiên cứu của Davies M và CS
(2013) thông báo chỉ có 32% số người
được hỏi có kiến thức đầy đủ về sơ cấp
cứu bỏng, mức độ hiểu biết không liên
quan chặt chẽ đến thành phần xã hội,
thu nhập và tuổi [3].
Tại Việt Nam, nghiên cứu trên 118
bệnh nhân bỏng tại Bệnh viện Đa khoa

Nam Định, Vũ Mạnh Độ và CS báo cáo
chỉ có 21,9% số trường hợp sơ cứu đúng,
18,6% bệnh nhân không được sơ cứu [1].
Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và CS (2013),
khảo sát 200 đối tượng tham gia điều tra
kiến thức sơ cứu bỏng cho thấy 40,5%
người dân có kiến thức đạt về sơ cứu
bỏng nhiệt. 38,7% người dân có kiến thức
đúng về làm lạnh vết thương. 15% người
dân biết cần băng bó/che phủ tạm thời
vết thương [2]. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi tập trung điều tra kiến thức về
sơ cấp cứu bỏng của nhóm đối tượng
nguy cơ cao gồm điện lực, cứu hỏa, dầu
khí. Kết quả phản ánh tình trạng chung là
kiến thức sơ cứu còn hạn chế, đặc biệt
trong các tình huống kết hợp.
Một điều đáng chú ý là kiến thức có
được đa phần từ phương tiện thông tin
đại chúng, không phải từ trường học, đây
là thông tin hữu ích cho các trường phổ
thông để bổ sung chương trình đào tạo kỹ
năng sống cho học sinh. Nghiên cứu của
Nguyễn Thúy Quỳnh và CS cho thấy kiến
thức sơ cứu khi bị bỏng của người dân
biết nhiều nhất thông qua bạn bè/người
thân/những người xung quanh (46%), sau
đó đến đài/báo/tivi (36%) [2]. Nghiên cứu
của Nguyễn Mạnh Độ và CS cũng cho
thấy chỉ có 10,8% nguồn thông tin từ

trường học [1].
205


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
Vai trò của công tác tập huấn, đào tạo
về sơ cấp cứu cũng được nhiều nghiên
cứu đánh giá theo chiều hướng tích cực.
Theo Wallace H.J Chang, tỷ lệ trả lời đúng
cao hơn 15% ở nhóm đã được tập huấn
về sơ cấp cứu bỏng trong vòng 5 năm
(chiếm khoảng 50% số người được hỏi)
và phần lớn những người chưa từng
được tham gia khóa học sơ cấp cứu bỏng
không có kiến thức về sơ cấp cứu bỏng,
chỉ khoảng 15% có kiến thức tốt, tuy nhiên
chỉ 9,4% biết thực hành làm lạnh vết bỏng
đúng yêu cầu [9]. Nhóm nghiên cứu của
Davies M và CS (2013) thông báo tỷ lệ
nhận thức cao hơn ở nhóm đã đào tạo
về sơ cấp cứu (70% tổng số người được
đào tạo có nhận thức tốt), phân tích hồi
quy đa yếu tố cũng cho thấy đào tạo
về sơ cấp cứu là yếu tố duy nhất ảnh
hưởng nhận thức về sơ cấp cứu bỏng [3].
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết
quả tương tự, nhóm đã được tập huấn
có tỷ lệ trả lời đúng cao hơn đáng kể
nhóm chưa qua lớp tập huấn khoảng 24%
(p < 0,001).

KẾT LUẬN
Kết quả điều tra trên 674 công nhân
ngành cứu hỏa, điện lực, dầu khí cho thấy
chỉ có 29,54% trả lời đúng trên 75% số
câu hỏi. Kiến thức về sơ cứu bỏng ở nhóm
đã được tập huấn cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm còn lại (83,64%
so với 59,51%, p < 0,01). Nguồn thông tin
cung cấp nhiều nhất là truyền thông, trong
khi từ trường phổ thông chỉ chiếm 8%.
Cần có những chương trình can thiệp nhằm

206

nâng cao kiến thức sơ cấp cứu tai nạn bỏng
cho cộng đồng, đặc biệt, các đối tượng nguy
cơ cao về bỏng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Mạnh Độ và CS. Nhận xét chăm sóc
sơ cứu bỏng ban đầu người bệnh bỏng đến
khám và điều trị tại Khoa Chấn thương, Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Nam Định 10 - 2006 đến
08 - 2007. Luận văn Thạc sỹ. 2007.
2. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và CS. Thực
trạng công tác sơ cấp cứu và điều trị tai nạn
lao động nông nghiệp tại các vùng nông
nghiệp trọng điểm Việt Nam. Tạp chí Y học
Thực hành. 2013, tháng 6.
3. Davies M, Maguire S, Okolie C et al.
How much do parents know about first aid for

burns. Burns. 2013, Vol 39, pp.1083-1090.
4. Graham H.E, Bache S.E, Muthayya P et al.
Are parents in the UK equipped to provide
adequate burns. first aid? Burns. 2012, 38 (3),
pp.438-443.
5. Harvey L.A, Barr M.L et al. A populationbased survey of knowledge of first aid for
burns in New South Wales. Med J. 2011, August,
195 (8), pp.465-468.
6. Hsiao M, Tsai B, UK P, Jo H et al. What
do kids know: a survey of 420 grade 5 students
in Cambodia on their knowledge of burn
prevention and first-aid treatment. Burns. 2007,
33 (3), pp.347-51.
7. Mahoney Eric J, David T, Harrington et al.
Lessons learned from a nightclub fire:
Institutional Disaster Preparedness. The Journal
of Trauma Injury, Infection and Critical Care.
2004, 58 (3), pp.487-491.
8. Nguyen N.L, Gun R, Ryal P. The
importance of immediate cooling - a case
series of childhood burns in Vietnam. Burns.
2002, 28 (2), pp.173-176.
9. Wallace H.J, O’Neill T.B, Wood F.M.
Determinants of first aid knowledge: crosssectional study. Burns. Vol 39, pp.1162-1169.



×