Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm huyết học và tình hình truyền máu của bệnh nhân thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.96 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HUYẾT HỌC VÀ TÌNH HÌNH 
TRUYỀN MÁU CỦA BỆNH NHÂN THALASSEMIA TẠI BỆNH VIỆN TW HUẾ 
Nguyễn Ngọc Quang*, Nguyễn Duy Thăng*, Nguyễn Thị Hồng Hạnh*, Nguyễn Văn Tránh*,  
Trần Văn Lượng*, Châu Văn Hà*, Bùi Thị Minh Yến*, Phan Văn Hy*, Trần Thị Nhung* 
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm huyết học của bệnh nhân thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Huế. 
Đánh giá tình hình truyền máu đối với bệnh nhân thalassemia. 
Đối  tượng  nghiên  cứu:  Gồm  70  bệnh  nhân  người  được  chẩn  đoán  xác  định  theo  các  thể  bệnh  α‐
thalassemia/HbH, β‐thalassemia, DHTK β‐thalassemia/HbE và được điều trị tại Bệnh viện TW Huế từ 1/2011 
đến tháng 5/2012. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có hồi cứu hồ sơ bệnh án. 
Kết  quả  nghiên  cứu:  Nghiên cứu 70 bệnh nhân thalassemia (người lớn và trẻ em) điều trị tại Bệnh viện 
Trung ương Huế từ năm 2011 đến 2012. Kết quả cho thấy: thể DHTK β‐thalassemia/HbE chiếm tỷ lệ cao nhất 
54,2%, tiếp đến là thể α‐thalassemia/HBH và β‐thalassemia cùng chiếm tỷ lệ 22,9%. Các chỉ số dòng HC đều 
thấp hơn nhiều so với bình thường, nồng độ Hb trung trình trước truyền máu quá thấp: 70,0 ± 13,6g/l đối với α‐
thalassemia, 74,5 ± 15,3g/l  với  β‐thalassemia  và  68,9±10,4  với  β‐thalassemia/  HbE.  Số  lần  truyền  máu  trung 
bình trong đợt điều trị là 2,0+2,3 đợt, khoảng cách trung bình chung giữa hai lần truyền máu: 2,0+2,3 ngày, 
tổng khối HC trung bình sử dụng trong đợt điều trị là: 640,7+399,4ml, nồng độ Hb sau truyền máu trong mẫu 
nghiên cứu thấp hơn so với tiêu chuẩn của TIF: 83,8+23,9g/l.  
Kết luận: Thể bệnh DHTK β‐thalassemia/ HbE chiếm tỷ lệ cao nhất 54,2%. Các chỉ số dòng hồng cầu đều 
thấp hơn nhiều so với bình thường. Sự biến đổi hình thái hồng cầu diễn ra đa dạng: h/c có kích thước không đều 
75,7%, h/c nhỏ, nhược sắc chiếm 94% và 31,4% b/n có xuất hiện h/c non ra máu ngoại vi . Phần lớn bệnh nhân 
đều có sức bền thẩm thấu hồng cầu tăng. Số lần truyền máu trong đợt điều trị và khoảng cách trung bình chung 
giữa 2 đợt truyền máu không hợp lý, nên lượng Hb sau truyền đều thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của TIF. 
Do đó, bệnh nhân dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như lách to, biến dạng xương sọ… 
Từ  khóa :  α‐thalassemia/HBH ;  β‐thalassemiak ;  DHTK  β‐thalassemia/HbE:  dị  hợp  tử  kép  β‐
thalassemia/HbE 


ABSTRACT 
RESEARCH SOME HEMATOLOGY CHARACTERISTICS AND TRANSFUSION STATUS OF 
THALASSEMIA PATIENTS AT HUE CENTRAL HOSPITAL 
Nguyen Ngoc Quang, Nguyen Duy Thang, Nguyen Thi Hong Hanh, Nguyen Van Tranh,  
Tran Van Luong, Chau Van Ha, Bui Thi Minh Yen, Phan Van Hy, Tran Thi Nhung  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 226 ‐ 232 
Objective: Survey some hematology characteristics of thalassemia patients at Hue Central Hospital. Assess 
the status of blood transfusion of thalassemia patients. 
Research  subject: Includes 70 patients who were diagnosed with the disease can α‐thalassemia/HBH, β‐
thalassemia,  β‐thalassemia/HbE  (double  heterozygous)  and  treated  at  Hue  Central  Hospital  from  1/2011  to 
5/2012. 
* Bệnh viện Trung Ương Huế 
Tác giả liên lạc : Ths. Nguyễn Ngọc Quang, 

226

ĐT: 0906 451 929 

Email: 

Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 

Nghiên cứu Y học

Research method: The study describes a cross‐sectional and lookup medical records. 
Research result: A study was carried out on 70 thalassemia patients (adults and children) treated at Hue 
Central  Hospital  from  2011  to  2012.  The  result  showed  that:  β‐thalassemia/HbE  (double  heterozygous)  was 

highest proportion 54.2%, α‐thalassemia/HBH and β‐thalassemia are the same 22.9%, The red blood cell indices 
are  lower  than  normal,  the  average  Hb  before  transfusion  is  too  low  (70.0  ±  13.6g/l),  average  number  of 
transfusions during treatment (2.0+2.3), average distance of two times too near 2.0+2.3 day. Total of average red 
blood cell volume used in the treatment are 640.7+399.4ml, post‐transfusion Hb in the sample is lower than the 
standard of TIF 83.8+23.9g/l.  
Conclusion:  There  is  54.2%  patients  with  β‐thalassemia/HbE  (double  heterozygous).  It  was  highest 
proportion. The Indeces of erythrocyte are lower than normal. The red blood cell morphological change are varied: 
irregular size accounted for 75.7%, small erythrocyte – hypochromic erythrocyte accounted for 94% and 31.4% 
of  patients  appear  immature  erythrocyte.  Most  patients  have  increased  strength  of  osmotic  erythrocyte.  The 
number  of  blood  transfusion  in  the  course  of  treatment  and  the  overall  average  distance  between  2  blood 
transfusion  is  not  appropriate,  so  the  Hb  is  lower  than  TIF.  Therefore,  patients  will  have  more  serious 
complications such as splenomegaly and deformed skull. 
Key word: α‐thalassemia/HBH; β‐thalassemia, DHTK β‐thalassemia/HbE  
di  huyết  sắc  tố.  Khảo  sát  đặc  điểm  huyết  học, 
MỤC TIÊU 
đánh giá nồng độ Hb và các chỉ số hồng cầu lúc 
Khảo  sát  một  số  đặc  điểm  huyết  học  của 
vào viện – Hb lúc ra viện, đánh giá tình truyền 
bệnh  nhân  thalassemia  tại  Bệnh  viện  Trung 
máu. 
ương Huế. 
Đánh giá tình hình truyền máu đối với bệnh 
nhân thalassemia. 

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Gồm  70  bệnh  nhân  người  được  chẩn  đoán 
xác định theo các  thể  bệnh  α‐thalassemia/HbH, 
β‐thalassemia,  DHTK  β‐thalassemia/HbE  và 
được  điều  trị  tại  Bệnh  viện  TW  Huế  từ  1/2011 
đến tháng 5/2012. 


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có hồi cứu hồ 
sơ bệnh án. 

Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Đã  được  chẩn  đoán  xác  định  theo  các  thể 
bệnh α‐thalassemia/HbH, β‐thalassemia, dị hợp 
tử kép beta‐thalassemia/HbE. 
Tiến hành nghiên cứu 
Lấy máu bệnh nhân làm XN huyết đồ, điện 

Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 

Xử lý số liệu 

Số  liệu  thu  được  xử  lý  bằng  phương  pháp 
thống kê Y học, với sự trợ giúp của phần mềm 
Microsoft Exel và Medcalc 12.2.1.0. 

KẾT QUẢ 
Một số đặc điểm chung 
Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh 
Bảng 1. Tỷ lệ bệnh nhân mắc các thể bệnh 
thalassemia 
Thể bệnh
α-thalassemia/HbH
β-thalassemia
β-thalassemia/HbE
Tổng


n
16
16
38
70

%
22,9
22,9
54,2
100

Nhận xét: Trong số bệnh nhân được điều trị, 
thể  bệnh  dị  hợp  tử  kép  β‐thalassemia/  HbE 
chiếm tỷ lệ cao nhất 54,2%. 

227


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013

Nghiên cứu Y học 

Phân bố nhóm tuổi bệnh nhân ở các thể bệnh trong nghiên cứu 
Bảng 2. Tỷ lệ phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi  
Nhóm tuổi
<6
6-15
16-25

> 25

X ±SD

α-thalassemia/ HbH
N
%
0
0
5
21,7
3
20,0
8
40,0

β-thalassemia
n
%
6
50,0
4
17,4
5
33,3
1
5,0

β-thalassemia/ HbE
N

%
6
50,0
14
60,9
7
46,7
11
55,0

26,6±16,2

12,0±9,5

16,5±10,6

P

Tổng
N
12
23
15
20

%
17,1
32,9
21,4
28,6

17,7±12,8

<0,05

 
thalassemia cao nhất trong ba thể (26,6±16,2), sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 

Nhận  xét:  Nhóm  tuổi  từ  6‐15  tuổi  ở  thể 
DHT  kép  β‐thalassemia/HbE  chiếm  tỷ  lệ  cao 
nhất  60,9%.  Ở  tuổi  trung  bình,  thể  α‐

Đặc điểm huyết học 
Đánh giá nồng độ Hb lúc vào viện 
Bảng 3. Phân bố lượng Hb và Hb trung bình lúc vào viện ở các thể bệnh 

<60
60-90
>90

α-thalassemia/HbH
N
%
4
30,8
11
20,8
1
25,0


β-thalassemia
N
%
3
23,1
11
20,8
2
50,0

β-thalassemia/HbE
n
%
6
46,2
31
58,5
1
25,0

X ±SD

70,0±13,6

74,2±15,3

68,9±10,4

Hb (g/l)


X ±SD

71,0±13,1 

P

> 0,05

Tổng
N
13
53
4

%
18,6
75,7
5,7

70 (100%)

thalassemia/HbH  70,0±13,6  và  β‐thalassemia  là 
74,2±15,3. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có 
ý nghĩa thống kê. 

Nhận  xét:  Nồng  độ  Hb  trung  bình  chung 
lúc vào viện thấp  71,0±13,1, thay đổi theo từng 
thể  bệnh:  thấp  nhất  là  thể  dị  hợp  tử  kép  β‐
thalassemia/HbE  68,9±10,4,  tiếp  đến  là  α‐


Đánh giá các chỉ số hồng cầu khác lúc vào viện 
Bảng 4. Trị số trung bình của các chỉ số dòng hồng cầu 
Các chỉ số

α-thalassemia/HbH

β-thalassemia

β-thalassemia/ HbE

p

Hồng cầu

3,5±0,7

2,9±1,1

3,2±0,5

< 0,05

MCV

72,5±9,7

74,9±10,4

69,0±10,7


>0,05

MCH

20,6±3,2

25,0±3,8

21,7±3,2

<0,05

Nhận  xét:  ‐  Phần  lớn,  số  lượng  hồng  cầu 
trung bình giảm khác biệt ở cả ba thể bệnh (p < 
0,05).  100%  b/n  có  MCV  nhỏ  hơn  nhiều  so  với 
bình  thường,  thấp  nhất  là  thể  DHTK  β‐
thalassemia/HbE 69,0 + 10,7. Tuy nhiên sự khác 
biệt không có ý nghĩa thống kê. ‐ 90% bệnh nhân 
nhập  viện  có  có  chỉ  số  MCH  thấp  hơn  so  với 
bình thường. MCH trung bình ở ba thể có khác 
biệt và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 

228

Đánh giá tỷ lệ hồng cầu lưới ở máu ngoại vi 
Bảng 5: Tỷ lệ hồng cầu lưới ở máu ngoại vi 
Tỷ lệ hồng cầu lưới
< 0,5
0,5-1,5
>1,5


n
03
07
60

%
4,2
10
85,8

Tổng

70

100

p
<0,01

Nhận  xét:  Phần  lớn  tỷ  lệ  hồng  cầu  lưới  ở 
máu  ngoại  vi  phân  bố  vượt  giới  hạn  bình 

Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 
thường  chiếm  85,8%.  Chỉ  có  10%  nằm  trong 
giới hạn bình thường. Sự khác biệt có ý nghĩa 


Nghiên cứu Y học
thống kê (p < 0,01). 

Đánh giá sức bền thẩm thấu hồng cầu 
Bảng 6. Ghi nhận sức bền hồng cầu với các thể bệnh 
Sức bền hồng cầu
Bình thường
Tăng

α-thalassemia/HbH
n
%
5
50,0
11
18,3

β-thalassemia
n
%
3
30,0
13
21,7

P

β-thalassemia/HbE
N
%

2
20,0
36
60,0

Tổng
n
10
60

%
14,3
85,7

<0,05

Nhận  xét:  Có  60/70  bệnh  nhân  nhập  viện 
(chiếm 85,7%) có sức bền thẩm thấu hồng cầu 
tăng,  trong  đó  thể  dị  hợp  tử  kép  β‐
thalassemia/HbE chiếm tỷ lệ cao nhất 60%. Sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 

Đánh giá về hình thái hồng cầu 
Sự  biến  đổi  hình  thái  hồng  cầu  diễn  ra  đa 
dạng :  h/c  có  kích  thước  không  đều  75,7%,  h/c 
nhỏ, nhược sắc chiếm 94% và 31,4% b/n có xuất 
hiện h/c non ra máu ngoại vi. Ngoài ra còn gặp 
hồng cầu hình nhẫn, giọt nước … 
Đánh giá tình hình truyền máu 
Số lần truyền máu trong đợt điều trị 

Số  lần  truyền  máu  trong  đợt  điều  trị  thay 
đổi tùy theo mức độ thiếu máu, có thể một hoặc 
nhiều lần, tối đa là sáu lần truyền /đợt điều trị, 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Số lần truyền 
máu trung bình trong đợt điều trị là 2,0±2,3. 

Bảng 7. Số lần truyền máu trung bình trong một đợt 
điều trị 
Số lần TM
1

n
25

2
3
4
5
6
Tổng

X ±SD

%

p

35,7
14
15

5
8
3
70

20,0
21,5
7,1
11,4
4,3
100

<0,05

2,0±2,3

Xét nghiệm hòa hợp 
Không  phát  hiện  thấy  có  các  trường  hợp 
dưới  nhóm  A,  dưới  nhóm  B  và  các  nhóm  máu 
khó khác. 
Trước  truyền  máu,  tất  cả  mẫu  nghiên  cứu 
đều  cho  kết  quả  xét  nghiệm  hòa  hợp  âm  tính 
giữa người cho và người nhận. 

Chế phẩm máu được sử dụng 
100% chế phẩm máu được truyền cho bệnh 
nhân là khối hồng cầu. 

Khoảng cách trung bình giữa hai đợt truyền máu 
Bảng 8. Khoảng cách trung bình giữa hai lần truyền máu 

Khoảng cách TM (ngày)

α-thalassemia/HbH

β-thalassemia

β-thalassemia/HbE

Chung

X ±SD

2,5±2,0

2,2±3,1

1,7±2,1

2,0±2,3

P

Nhận  xét:  Khoảng  cách  chung  trung  bình 
giữa 2 lần truyền máu ở cả 3 thể bệnh là 2,0±2,3 
ngày,  trong  đó  DHTK  β‐thalassemia/  HbE  có 
khoảng cách truyền máu gần nhất  1,7±2,1 ngày. 
Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống 
kê. 

Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 


>0,05

Tổng khối hồng cầu trung bình sử dụng trong 
đợt điều trị 
Khối  hồng  cầu  trung  bình  chung  sử  dụng 
cho điều trị là 640,7 + 399,4 ml.  

229


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013

Nghiên cứu Y học 

Bảng 9. Số lượng khối hồng cầu trung bình sử dụng trong đợt điều trị 
KHC (ml)

α-thalassemia/HbH

β-thalassemia

β-thalassemia/HbE

Chung

X ±SD

765,6+347,2


521,8+334,1

638,1+436,5

640,7+399,4

P

> 0,05

Đánh giá lượng Hb trung bình sau truyền máu 
Bảng 10. Phân bố lượng Hb trung bình sau truyền máu 

<60
60-90
91-105
>105

α-thalassemia/HbH
N
%
3
60,0
4
12,9
8
27,6
1
20,0


β-thalassemia
n
%
0
0
6
19,4
9
31,0
1
20,0

β-thalassemia/HbE
N
%
2
40,0
21
67,7
12
41,4
3
60,0

X ±SD

76,6±33,9

90,9±14,0


83,9±21,7

Hb (g/l)

P

BÀN LUẬN 
Các thể bệnh 
Kết  quả  nghiên  cứu  cho  thấy  thể  DHTK  β‐
thalassemia/HbE  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất:  54,2%. 
Đây là một bằng chứng nói lên sự lưu hành của 
bệnh ở Việt Nam nói riêng cũng như vùng Đông 
Nam Á nói chung, phù hợp với các nghiên cứu 
trước đây và được xem là đặc điểm của bệnh lý 
huyết sắc tố ở VN(7,9,8)  

Phân bố độ tuổi trung bình 
Độ tuổi thể dị DHTK β‐thalassemia/HbE trẻ 
hơn các thể khác: 16,5±10,6 tuổi, trẻ hơn nhiều so 
với thể α‐thalassemia/HbH là 26,6±16,2 tuổi. Sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nguyên 
nhân,  do  thể  dị  hợp  tử  kép  β‐thalassemia/HbE 
có biểu hiện lâm sàng nặng hơn các thể khác, do 
đó  hay  gặp  ở  trẻ  từ  1‐15  tuổi.  Với  thể  α‐
thalassemia/HbH  có  biểu  hiện  đa  dạng,  có  thể 
vào  viện  lúc  một  tuổi  hay  ở  tuổi  trưởng  thành 
nên đây là một đặc điểm của bệnh huyết sắc tố ở 
người lớn hiện nay(15,17,9) 

Tổng

%
7,1
44,3
41,4
7,1

83,8±23,9

 

>0,05

Nhận xét: Lượng Hb trung bình sau truyền 
máu  chung  cả  ba  thể  bệnh  là  83,8±23,9.  Thể  β‐
thalassemia  có  lượng  Hb  trung  bình  sau 
truyền  máu  cao  nhất  trong  ba  thể  bệnh: 
90,9±14,0. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê (p>0,05). 

230

n
5
31
29
5

Đặc điểm về các chỉ số huyết học 
‐  Số lượng hồng cầu và Hb giảm: nồng độ 
Hb trung trình trước truyền máu quá thấp (70,0 

± 13,6g/l) so với tiêu chuẩn TIF. Nguyên nhân do 
trong bệnh thalassemia có sự phá hủy hồng cầu 
rất mạnh nên đưa đến hiện tượng giảm số lượng 
h/c và Hb. 
‐  Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc, kích 
thước không đều do hậu quả của quá trình sinh 
hồng  cầu  không  hiệu  quả  ở  tủy  xương  và  tăng 
tốc độ phân chia hồng cầu non để bù trừ lượng 
hồng cầu bị phá hủy ở máu ngoại vi(5,13) 
‐  Có  60/70  b/n  trong  nhóm  nghiên  cứu  có 
giá trị sức bền hồng cầu tăng  (85,7%),  trong  đó 
thể dị hợp tử kép β‐thalassemia/HbE chiếm tỷ lệ 
cao nhất 60%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p<0,05).  Qua  phân  tích  các  chỉ  số  dòng  hồng 
cầu,  chúng  ta  có  thể  thấy  mức  độ  tăng  của  sức 
bền thẩm thấu hồng cầu thường song song  với 
mức  độ  nhược  sắc  của  hồng  cầu.  Theo  Dương 
Bá  Trực,  trong  bệnh  thalassemia,  hồng  cầu  có 
biểu  hiện  nhược  sắc,  hàm  lượng  Hb  thấp  hơn 
bình thường nên có nhiều khả năng trương lên 
khi nước thâm nhập vào trong tế bào. Vì vậy, có 
thể nói sức bền thẩm thấu hồng cầu tăng là hậu 
quả của tình trạng hồng cầu nhược sắc. 

Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 
Đánh giá tình hình truyền máu 
Chế máu được sử dụng 

Theo  TIF  2008(12)  chế  phẩm  máu  được 
khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân thalassemie 
là khối hồng cầu đã được xử lý làm nghèo bạch 
cầu. Trong nghiên cứu này, 100% chế phẩm máu 
được sử dụng là khối hồng cầu từ nguồn người 
hiến máu tình nguyện và người nhà bệnh nhân. 
Nguyên  nhân  do  hệ  thống  bảo  hiểm  y  tế  chưa 
thanh  toán  được  loại  chế  phẩm  khối  hồng  cầu 
đã được xử lý làm nghèo bạch cầu. 

Xét nghiệm hòa hợp 
100%  mẫu  nghiên  cứu  cho  kết  quả  xét 
nghiệm  hòa  hợp  âm  tính  giữa  người  cho  và 
người  nhận  bằng  các  kỹ  thuật  chéo  trong  môi 
trường muối và anti globulin. 
Số lần truyền máu trong đợt điều trị 
Theo TIF 2008, để duy trì được nồng độ Hb 
trước  truyền  máu  đạt  từ  90‐105g/l,  bệnh  nhân 
thalassemia  cần  được  truyền  máu  định  kỳ  với 
khoảng cách giữa hai lần truyền từ 2‐6 tuần. So 
với tiêu chuẩn của TIF, thì nghiên cứu của chúng 
tôi còn nhiều hạn chế, chúng tôi xác định số lần 
truyền máu trong một đợt điều trị thay vì tính số 
lần  truyền  máu  trong  một  năm.  Tuy  nhiên, 
chúng tôi nhận thấy số lần truyền máu trong đợt 
điều trị thay đổi tùy theo mức độ thiếu máu, có 
thể một hoặc nhiều lần, tối đa là sáu lần truyền 
/đợt điều trị. Số lần truyền máu trung bình trong 
đợt điều trị là 2,03±2,39.  


Nghiên cứu Y học
tiêu của TIF 2008(12,14), nghiên cứu của chúng tôi 
chỉ tính trong một đợt điều trị, không tính theo 
năm,  tuy  nhiên  qua  đó  nhận  thấy  các  số  liệu 
nghiên cứu của chúng tôi đều thấp hơn.  

Lượng Hb trung bình sau truyền máu quá thấp 
Lượng Hb trung bình sau truyền máu chung 
cả ba thể bệnh là 83,8±23,9g/l. So với khuyến cáo 
của TIF nồng độ Hb sau truyền máu phải đạt từ 
120‐150g/l, thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
không đạt được các chỉ tiêu do TIF đề ra. Thể β‐
thalassemia có lượng Hb trung bình sau truyền 
máu cao nhất trong ba thể 90,9±14,0g/l, còn thể 
α‐thalassemia/HBH  có  nồng  độ  Hb  sau  truyền 
thấp  nhất  76,6±33,9g/l.  Tuy  nhiên,  sự  khác  biệt 
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).  
Nếu  so  với  khuyến  cáo  của  TIF:  Nồng  độ 
Hb  sau  truyền  máu  phải  đạt  từ  120‐150g/l,  thì 
kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  không  đạt 
được các chỉ tiêu do TIF đề ra. Thậm chí có tới 
44,3%  số  bệnh  nhân  không  đạt  >  90g/l  sau  khi 
đã truyền máu. Qua các nghiên cứu trong nước 
của các cơ sở y tế lớn, chúng tôi ghi nhận nồng 
độ  Hb  sau  truyền  so  với  tiêu  chuẩn  của  TIF 
cũng  thấp  hơn  nhiều.  Các  số  liệu  nghiên  cứu 
của Bùi Văn Viên tại Viện Nhi Trung ương năm 
2008  và  của  Phạm  Quang  Vinh  tại  Viện  Huyết 
học Truyền máu Trung ương năm 2009 đều có 
nồng  độ  Hb  trung  bình  cao  hơn  nghiên  cứu 

chúng tôi nhưng không có sự khác biệt lớn. Cả 
hai  nghiên  cứu  của  hai  tác  giả  trên  so  với  TIF 
đều không đạt.  

Khoảng  cách  trung  bình  giữa  hai  lần  truyền 
máu 
Khoảng  cách  chung  trung  bình  giữa  2  lần 
truyền máu ở cả 3 thể bệnh là 2,0±2,3 ngày. Theo 

Bảng 11: So sánh nồng độ Hb sau truyền máu tại Viện Huyết học Truyền máu và kết quả nghiên cứu 
α-thalassemia/HBH

Nồng độ Hb sau truyền (g/l)
β-thalassemia

β-thalassemia/HbE

Kết quả ng. cứu

76,66±33,99

90,94±14,07

83,92±21,73

Viện HHTM

92,08±12,51

93,30±12,82


95,86±16,44

Số  lượng  khối  hồng  cầu  trung  bình  sử  dụng 
trong đợt điều trị 
Khối  hồng  cầu  trung  bình  chung  sử  dụng 

Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 

cho  điều  trị  là  640,7+399,4ml.  Trong  đó,  thể  α‐
thalassemia/HbH  sử  dụng  nhiều  nhất: 
765,6+347,2ml,  tiếp  đến  là  thể  β‐
thalassemia/HbE: 638,1+436,5. Thể β‐thalassemia 

231


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013

Nghiên cứu Y học 
sử dụng ít nhất 521,8+334,1ml, tuy nhiên sự khác 
biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). So 
với  kết  quả  nghiên  cứu  của  Phạm  Quang  Vinh 
năm  2009  tại  Viện  Huyết  học  Trung  ương,  cho 
thấy nhu cầu sử dụng máu theo mức độ ở cả ba 

thể  bệnh  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  phù 
hợp với tác giả, nhưng lượng máu sử dụng thì ít 
hơn,  do  đối  tượng  nghiên  cứu  của  tác  giả  là 
bệnh  nhân  từ  tuổi  trưởng  thành  trở  lên,  không 

có bệnh nhân trẻ em. 

Bảng: Khối hồng cầu sử dụng tại Viện Huyết học Truyền máu và kết quả nghiên cứu của chúng tôi  
Đối tượng

Số lượng khối hồng cầu sử dụng (ml)
α-thalassemia/HBH
β-thalassemia
β-thalassemia/HbE

Kết quả nghiên cứu

Người lớn và trẻ em

765,6+347,2

521,8+334,15

638,16+436,5

Viện HHTM

Người lớn

1210,2+430

1050+319,9 

1522+656,7


KẾT LUẬN 

6.

Thể  bệnh  DHTK  β‐thalassemia/  HbE  chiếm 
tỷ lệ cao nhất 54,2% 

7.

Các  chỉ  số  dòng  hồng  cầu  đều  thấp  hơn 
nhiều so với bình thường. 

8.

Sự  biến  đổi  hình  thái  hồng  cầu  diễn  ra  đa 
dạng:  h/c  có  kích  thước  không  đều  75,7%,  h/c 
nhỏ, nhược sắc chiếm 94% và 31,4% b/n có xuất 
hiện h/c non ra máu ngoại vi. 
Phần  lớn  bệnh  nhân  đều  có  sức  bền  thẩm 
thấu hồng cầu tăng. 
Số  lần  truyền  máu  trong  đợt  điều  trị  và 
khoảng cách trung bình chung giữa 2 đợt truyền 
máu  không  hợp  lý,  nên  lượng  Hb  sau  truyền 
đều  thấp  hơn  nhiều  so  với  tiêu  chuẩn  của  TIF. 
Do  đó,  bệnh  nhân  dễ  gặp  nhiều  biến  chứng 
nguy hiểm như lách to, biến dạng xương sọ… 

9.

10.


11.

12.

13.

14.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.
2.

3.
4.

5.

AABB  (2008),  “Standard  for  Blood  Banks  and  Transfusion 
Services”, AABB SmartBrief, 24th Edition. 
Bùi  Văn  Viên,  Phạm  Thị  Thuận  (2010),  “Đánh  giá  thực  trạng 
truyền  máu  của  bệnh  nhân  Thalassemia  tại  Bệnh  Viện  Nhi 
Trung Ương”, Y học Việt Nam, 373: 469‐474. 
Craig  B  (2008),  “Transfusion  Issues  in  Thalassemia”,  The 
Cooley’s Anemia Foundation. 1–8. 
Carke  GM  et  al  (2012),  “Laboratory  Investigation  of 
Hemoglobinopathies  and  Thalassemias”,  Clinical  Chemistry 
2012  ‐  Cardiovascular  Disease  Special  Issue,  Review  and 
Update. 
Dương Bá Trực (1996), “Đặc điểm lâm sàng và huyết học bệnh 

HbH  ở  trẻ  em  Việt  Nam,  bước  đầu  tìm  hiểu  tần  suất  alpha 
thalassemia ở Hà Nội”, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Y Dược, 
chuyên ngành Nhi khoa, Hà Nội. 

15.

16.
17.

Langlors S et al (2008), “Carrier Screening for Thalassemia and 
Hemoglobinopathies  in  Canada”,  Jont  SOGC‐CCMG  Practice 
Guideline, 218: 950‐958. 
Nguyễn Anh Trí, Nguyễn Thị Thu Hà (2010), “Cập nhật chẩn 
đoán và điều trị Thalassemia”, Một số chuyên đề Huyết học ‐ 
Truyền máu, 3: 203‐212. 
Phạm Quang Vinh (2010), “Quản lý bệnh huyết sắc tố”, Một số 
chuyên đề Huyết học ‐ Truyền máu, 3: 193‐202. 
Phạm Quang Vinh, Phùng Thị Hồng Hạnh (2010), “Một số đặc 
điểm  các  thể  bệnh  và  kết  quả  truyền  máu  ở  bệnh  nhân 
Thalassemia  được  điều  trị  tại  Viện  Huyết  học  ‐  Truyền  máu 
Trung Ương năm 2009”, Y học Việt Nam, 373: 36‐41. 
Sum  CM,  Perkin  KPK  (2003),  “Immunomodulatory  effects  of 
Blood  Transfusion  on  thalassemia  major  patients”,  Faculty  of 
Medicine, The chinese University of Hong Kong, pp. 1‐7. 
Tạ Quốc Bản, Nguyễn Văn Sơn (2006), “Nghiên cứu đặc điểm 
lâm sàng và xét nghiệm bệnh huyết sắc tố ở trẻ em điều trị tại 
Bệnh viện ĐKTƯ Thái Nguyên”, Báo cáo toàn văn,13,  383‐389. 
Thalassemia International Federation (2008), “Guidelines for the 
clinical management of thalassemia”, Thalassemia International 
Federation, 2nd revised edition. 

Thalassemia  International  Federation  (2010),  “About 
Thalassemia”,  Thalassemia  International  Federation  ‐  Annual 
report 2010, pp. 1‐36. 
Thalassemia International Federation (2010), “Guideline: Blood 
Transfusion  therapy  in  β  thalassemia  major’’,  Thalassemia 
International 
Federation, 
ISBN: 
978‐9963‐623‐70‐9, 

Trang  Thanh  Minh  Châu  (2006),  “Đặc  điểm  hội  chứng  thiếu 
máu huyết tán ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng I”, Luận văn 
thạc sĩ y học, chuyên ngành Nhi khoa, TP. Hồ Chí Minh. 
Trần  Văn  Bé  (2008),  “Hướng  dẫn  xử  trí  Lâm  sàng  bệnh  nhân 
thalassemia”, Liên đoàn Thalassemia Quốc tế, NXB Y học. 
Trương  Đỗ  Ngọc  Dung  (2007),  “Đặc  điểm  bệnh  bêta‐
Thalassemia/HbE tại Bệnh viện Nhi Đồng I và II”, Luận văn tốt 
nghiệp BS Nội trú, chuyên ngành Nhi khoa, Trường Đại học Y 
Dược ‐ TP. Hồ Chí Minh. 

 
Ngày nhận bài báo:  
Ngày phản biện:  

 
 

Ngày bài báo được đăng:  
  


 30 tháng 7 năm 2013 
 30 tháng 8 năm 2013 
22 tháng 10 năm 2013 

 

232

Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  



×