Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ÔN THI THPT QUỐC GIA môn HOÁ đề (16)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.59 KB, 5 trang )

HỌC HÓA HỌC
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Đề thi có 40 câu – 04 trang
Biên soạn: THPT Nam Trực

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên học sinh:......................................................
Số báo danh:................................................................

Mã đề thi 258

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;
Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1. Chất nào dưới đây không phải là este ?
A. CH3COOCH3.
B. HCOOCH3.
C. HCOOC6H5.
D. CH3COOH.
Câu 2. Anken là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là:
A. CnH2n–6 (n ≥ 6).
B. CnH2n+2 (n ≥ 1).
C. CnH2n–2 (n ≥ 2).
D. CnH2n (n ≥ 2).
Câu 3. Saccarozơ và fructozơ đều thuộc loại:
A. cacbohiđrat
B. polisaccarit.


C. đisaccarit.
D. monosaccarit.
Câu 4. Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?
A. Glucozơ.
B. Mantozơ.
C. Saccarozơ.
D. Fructozơ
Câu 5. Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và:
A. Este đơn chức.
B. Ancol đơn chức.
C. Glixerol.
D. Phenol.
Câu 6. Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nước của chất nào sau đây?
A. HCl.
B. NH3.
C. NaCl.
D. NaOH.
Câu 7. Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?
A. HCOONH4.
B. C2H5NH2.
C. CH3COOH
D. H2NCH2COOH.
Câu 8. Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5CH2NH2?
A. Benzylamin.
B. Anilin.
C. Phenylmetylamin.
D. Phenylamin.
Câu 9. Chất béo động vật hầu hết ở thể rắn do chứa:
A. Glixerol trong phân tử.
B. Gốc axit béo.

C. Chủ yếu gốc axit béo không no.
D. Chủ yếu gốc axit béo no.
Câu 10. Etyl axetat có công thức là:
A. CH3COOCH=CH2. B. CH3COOC2H5.
C. C2H5COOCH3.
D. HCOOC2H5.
Câu 11. Các este thường có mùi thơm dễ chịu: isoamyl axetat có mùi chuối chín, Este có mùi chuối chín
có công thức cấu tạo thu gọn là:
A. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.
B. CH3COOCH2CH(CH3)2.
C. CH3COOCH(CH3)CH2CH2CH3.
D. CH3COOCH2CH(CH3)CH2CH3.
Câu 12. Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc 1?
A. Phenylamin.
B. Etylmetylamin.
C. Trimetylamin.
D. Đimetylamin.
Câu 13. Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:
A. CH2=CHCOONa và CH3OH.
B. CH3COONa và CH2=CHOH.
C. C2H5COONa và CH3OH.
D. CH3COONa và CH3CHO.
Câu 14. Cho các chất: C6H5–CH2OH (1), o–CH3–C6H4–OH (2), C6H5–OH (3). Chất nào không thuộc loại
phenol?
A. (2), (3).
B. (2).
C. (1) và (3).
D. (1).
Câu 15. Cho các dãy chuyển hóa: Glyxin + HCl → X1; X1 + NaOH dư → X2. Vậy X2 là:
A. ClH3NCH2COOH. B. ClH3NCH2COONa. C. H2NCH2COOH.

D. H2NCH2COONa.
Câu 16. Một chất hữu cơ X chứa vòng benzen, có công thức phân tử là C7H9N. Cho 24,075 gam X tác
dụng với dung dịch nước brom dư thì thu được 59,625 gam kết tủa trắng. Công thức cấu tạo của X là:
A. C6H5–NH2.
B. m–CH3–C6H4–NH2. C. o–CH3–C6H4–NH2. D. p–C2H5–C6H4–NH2.
Câu 17. Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng
với công thức phân tử của X là:
Mã đề thi 258 – Trang 1


A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 18. Có các nhận định sau:
(1) Lipit là một loại chất béo.
(2) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,…
(3) Chất béo là các chất lỏng.
(4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
(5) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(6) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
Các nhận định đúng là:
A. (1), (2), (4), (6).
B. (1), (2), (4), (5).
C. (3), (4), (5).
D. (2), (4), (6).
Câu 19. Cho m gam xenlulozơ tác dụng HNO3 đặc, dư (xt H2SO4 đặc) thu được sản phẩm chính là xenlulozơ
trinitrat. Tính m và khối lượng sản phẩm tạo thành biết rằng có 3 mol HNO3 đã tham gia phản ứng:
A. 162 gam và 297 gam.

B. 129,6 gam và 237,6 gam.
C. 162 gam và 237,6 gam.
D. 129,6 gam và 297 gam.
Câu 20. Cho 2,67 gam một amino axit X (chứa 1 nhóm axit) vào 100 ml HCl 0,2M, thu được dung dịch Y.
Y phản ứng vừa đủ với 200 ml KOH 0,25M. Số đồng phân cấu tạo của X là:
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 21. Điểm giống nhau giữa phản ứng thủy phân tinh bột và thủy phân xenlulozơ là:
A. lượng nước tham gia phản ứng thủy phân.
B. loại enzim làm xúc tác.
C. sản phẩm trung gian của quá trình thủy phân. D. sản phẩm cuối cùng thu được.
Câu 22. Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh
ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung
dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 810.
B. 550.
C. 750.
D. 650.
Câu 23. Cho sơ đồ sau: (1) X + O2 → Y + H2O; (2) Y + X → Z + H2O. X, Y lần lượt là:
A. C2H5OH và CH3CHO.
B. C6H12O6 và CH3COOH.
C. CH3CHO và CH3COOH.
D. C2H5OH và CH3COOH.
Câu 24. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một

loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là:
A. 4.
B. 3.
C. 6.
D. 5.
Câu 25. Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
– Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
– Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70°C.
– Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
Câu 26. Cho 0,12 mol alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Thêm vào dung
dịch X 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn
khan. Biết khi cô cạn không xảy ra phản ứng hoá học. Giá trị của m là:
A. 17,70 gam.
B. 23,14 gam.
C. 20,10 gam.
D. 22,74 gam
Mã đề thi 258 – Trang 2


Câu 27. Cho các este: etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy
gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là:
A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (5).
C. (1), (3), (4).
D. (3), (4), (5).
Câu 28. Cho 4,48 gam hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 (có tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 800
ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng chất rắn thu được là:
A. 4,88 gam.
B. 6,40 gam.
C. 5,6 gam.
D. 3,28 gam.
Câu 29. Cho X có công thức phân tử là C5H8O2, phản ứng với dung dịch NaOH tạo ra muối X1 và chất hữu
cơ X2, nung X1 với vôi tôi xút thu được một chất khí có tỉ khối với hiđro là 8; X2 có phản ứng tráng gương.
Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3COOCH2CH=CH2.
B. C2H5COOCH=CH2.
C. CH3COOC(CH3)=CH2.
D. CH3COOCH=CHCH3.
Câu 30. Cho m gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 86,4 gam Ag. Nếu
lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết
tủa thu được là:
A. 60 gam.
B. 20 gam.
C. 80 gam.
D. 40 gam.
Câu 31. Trong các chất: etilen, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl ete, số chất có khả năng
làm mất màu nước brom là:
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 6.
Câu 32. Phát biểu đúng là:

A. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
B. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol.
C. Phản ứng thủy phân este (tạo bởi axit cacboxylic và ancol) trong môi trường axit là phản ứng thuận
nghịch.
D. Phản ứng giữa axit và ancol khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
Câu 33. Cho 16,5 gam chất A có công thức phân tử là C2H10O3N2 vào 200 gam dung dịch NaOH 8%. Sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và khí C. Khối lượng các chất tan trong dung dịch
B là:
A. 15,9 gam.
B. 4 gam.
C. 26,5 gam.
D. 19,9 gam.
Câu 34. Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b
mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este
no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2
gam chất rắn. Giá trị của m2 là:
A. 57,2.
B. 52,6.
C. 53,2.
D. 42,6.
Câu 35. Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây:
– Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 1 – 2 ml dung dịch hồ tinh bột (hoặc nhỏ
vài giọt dung dịch iot lên mặt cắt quả chuối xanh hoặc củ khoai lang tươi, sắn tươi).
– Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở bước 1, xảy ra phản ứng của iot với tinh bột, dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu xanh
tím.
B. Nếu nhỏ vài giọt dung dịch ion lên mặt cắt của quả chuổi chín thì màu xanh tím cũng xuất hiện.
C. Do cấu tạo ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím.
D. Ở bước 2, màu của dung dịch có sự biến đổi: Xanh tím → Không màu → Xanh tím.

Câu 36. Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, phân tử đều có chứa 2 liên kết π; Z là ancol
hai chức có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp
E gồm X, Y, Z và T cần 28,56 lít O2 (đktc), thu được 45,1 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác, m gam E
tác dụng với tối đa 16 gam Br2 trong dung dịch. Cho m gam E tác dụng hết với dung dịch chứa 0,25 mol
KOH (đun nóng), rồi cô cạn dung dịch thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 20,1.
B. 12,9.
C. 10,1.
D. 11,7.
Câu 37. Cho sơ đồ các phản ứng:
Mã đề thi 258 – Trang 3


X + NaOH (dung dịch) → Y + Z (1)
T → Q + H2 (3)
Y + NaOH (rắn) → T + P (2)
Q + H2O → Z (4)
Trong sơ đồ trên, X và Z lần lượt là
A. CH3COOCH=CH2 và CH3CHO.
B. HCOOCH=CH2 và HCHO.
C. CH3COOCH=CH2 và HCHO.
D. CH3COOC2H5 và CH3CHO
Câu 38. Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất Y
(CnH2n+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E cần vừa đủ 0,26 mol
O2, thu được N2, CO2 và 0,4 mol H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn
dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp hai chất khí đều làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai
muối khan. Giá trị của a là:
A. 10,76.
B. 11,60.
C. 9,44.

D. 11,32.
Câu 39. Hỗn hợp X gồm axit oxalic, axetilen, propanđial và vinyl fomat (trong đó số mol của axit oxalic
và axetilen bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 1,125 mol O2, thu được
H2O và 55 gam CO2. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thì thu được tối đa
bao nhiêu lít CO2 (đktc)?
A. 8,6 lít.
B. 11,2 lít.
C. 2,8 lít.
D. 5,6 lít.
Câu 40. Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, glyxin, alanin và axit glutamic thu được
31,36 lít CO2 (đktc) và 26,1 gam H2O. Mặt khác, 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung
dịch HCl 1M. Nếu cho 21,55 gam hỗn hợp X tác dụng với 350 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch
Y. Cô cạn dung dịch Y thì thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của
m là:
A. 35,00.
B. 20,30.
C. 30,15.
D. 15,60.
––––––––––––––– HẾT –––––––––––––––

Mã đề thi 258 – Trang 4


ĐÁP ÁN
1D
11A
21D
31A

2D

12A
22C
32C

3A
13A
23D
33D

4A
14D
24A
34B

5C
15D
25B
35B

6A
16C
26D
36A

7D
17B
27C
37C

8A

18D
28B
38A

9D
19A
29D
39D

10B
20B
30C
40C

Mã đề thi 258 – Trang 5



×