Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ÔN THI THPT QUỐC GIA môn HOÁ đề (39)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.81 KB, 4 trang )

ĐỀ THI SỐ 39
SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG THPT
NGUYỄN KHUYẾN
Đề thi có 40 câu – 04 trang

BỘ ĐỀ THI THPTQG 2020 MÔN HÓA HỌC
KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM 2020
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên học sinh:......................................................
Số báo danh:................................................................

Mã đề thi 191

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;
Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh là
A. metylamin
B. anilin
C. ancol etylic
D. axit axetic.
Câu 2: Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl?
A. Glucozơ.
B. Alanin.
C. Anilin.
D. Metyl amin.
Câu 3: Kim loại có những tính chất vật lí chung là


A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy.
B. Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng, ánh kim.
D. Tính dẻo, ánh kim, tính cứng.
Câu 4: Dung dịch không có phản ứng màu biure là
A. Gly–Val.
B. anbumin (lòng trắng trứng).
C. Gly–Ala–Val–Gly.
D. Gly–Ala–Val.
Câu 5: Hãy sắp xếp các ion kim loại Ag+, Cu2+, Fe2+, Mg2+ theo thứ tự tính oxi hoá giảm dần.
A. Ag+ > Mg2+ > Fe2+ > Cu2+
B. Cu2+ > Fe2+ > Mg2+ > Ag+
C. Mg2+ > Fe2+ > Ag+ > Cu2+
D. Ag+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+
Câu 6: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc nhưng không tác dụng được với natri?
A. HCOOH.
B. CH3COOC2H5.
C. HCOOCH3.
D. CH3COOCH3.
Câu 7: Tên gọi của trieste có công thức (C17H35COO)3C3H5 là
A. tristearin
B. triolein
C. Axit stearic
D. tripanmitin
Câu 8: Cho dãy các kim loại: Cu, Al, Fe, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là
A. Au
B. Al
C. Fe
D. Cu
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X sinh ra 1,68 lít khí N2 (ở đktc). Để tác dụng với m gam X cần vừa

đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 100.
B. 50.
C. 150.
D. 200.
Câu 10: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất
A. xà phòng.
B. ancol etylic.
C. glucozơ.
D. etylen glicol.
Câu 11: Kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện ?
A. Ca.
B. K.
C. Cu.
D. Ba.
Câu 12: Số đồng phân đơn chức (mạch hở) ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 4
B. 6
C. 3
D. 5
Câu 13: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?
A. (CH3)3N
B. H2N–[CH2]6–NH2
C. CH3–NH–CH3
D. C6H5NH2
Câu 14: Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Cu.
B. Mg.
C. Fe.
D. Al.

Câu 15: Từ glyxin và alanin có thể tạo ra tối đa mấy đipeptit?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16: Cho 10,56 gam etyl axetat tác dụng hoàn toàn với 140ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn thu được m
gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 11,76 gam
B. 10,64 gam
C. 10,2 gam
D. 9,84 gam
Câu 17: Cho 500 ml dung dịch glucozơ xM phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3,
thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của x là

HỌC HÓA HỌC – CHEMYROOM

Mã đề thi 191 – Trang 1/4


ĐỀ THI SỐ 39

BỘ ĐỀ THI THPTQG 2020 MÔN HÓA HỌC

A. 0,10.
B. 0,02.
C. 0,01.
D. 0,20.
Câu 18: Kim loại dẻo nhất là
A. Vàng
B. Bạc

C. Nhôm
D. Đồng
Câu 19: Chất X có màu trắng, dạng sợi, không mùi vị, không tan trong nước và là thành phần chính tạo nên
màng tế bào thực vật… Chất X là
A. tinh bột.
B. saccarozơ.
C. glucozơ.
D. xenlulozơ.
Câu 20: Nilon–6,6 là loại tơ
A. axetat.
B. poliamit.
C. polieste.
D. visco.
Câu 21: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Cu và dung dịch FeCl3.
B. Fe và dung dịch HCl.
C. Fe và dung dịch FeCl3.
D. Cu và dung dịch FeCl2.
Câu 22: Tên gọi của este có công thức CH3COOCH3 là
A. etyl axetat.
B. propyl axetat.
C. metyl fomat.
D. metyl axetat.
Câu 23: Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng, lấy lá Fe ra rửa nhẹ, làm khô,
đem cân thấy khối lượng tăng thêm 2,4 gam. Khối lượng Cu bám trên lá Fe là
A. 19,2 gam
B. 12,3 gam
C. 9,6 gam
D. 14,4 gam
Câu 24: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc nguội).

Kim loại M có thể là
A. Al
B. Zn
C. Fe
D. Ag
Câu 25: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng
A. cộng H2 (Ni, to).
B. tráng bạc.
C. với Cu(OH)2.
D. thủy phân.
Câu 26: Cho biết số thứ tự của Mg trong bảng tuần hoàn là 12. Vị trí của Mg trong bảng tuần hoàn?
A. thuộc chu kì 3, nhóm IIIA
B. thuộc chu kì 3, nhóm IIB
C. thuộc chu kì 3, nhóm IIA
D. thuộc chu kì 2, nhóm IIA
Câu 27: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2.
C. Nhúng dây Mg vào dung dịch HCl.
D. Đốt dây thép trong bình đựng khí Cl2.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
C. Metyl amin là chất khí, không màu, không mùi.
D. Alanin làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(1) Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước và rất độc.
(2) Metylamin là chất khí, dễ tan trong nước, có mùi khai khó chịu.
(3) Để khử mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) chứa các loại amin, dùng chanh để khử.
(4) Amin có công thức phân tử C4H11N có tất cả 6 đồng phân.

Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 30: Cho 0,05 mol axit glutamic tác dụng với 140ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Cho dung
dịch A tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ tạo muối trung hòa, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng
thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 23,92
B. 23,85
C. 24,95
D. 17,74
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo là trieste của glyxerol với axit béo.
(2) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
(3) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
(4) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(5) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.

HỌC HÓA HỌC – CHEMYROOM

Mã đề thi 191 – Trang 2/4


ĐỀ THI SỐ 39


BỘ ĐỀ THI THPTQG 2020 MÔN HÓA HỌC

Câu 32: Điều nào sau đây không đúng ?
A. tơ tằm, bông, len là polime thiên nhiên.
B. tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp.
C. Nilon–6,6 và tơ capron là poliamit.
D. Chất dẻo không có nhiệt độ nóng chảy cố định.
Câu 33: Cho 1,58 gam hỗn hợp X gồm Al, Ca và Mg phản ứng hết với O2 dư thu được 2,54 gam hỗn hợp Y
gồm ba oxit. Cho Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M để tạo 3 muối clorua. Giá trị của V là
A. 0,15.
B. 0,2.
C. 0,14.
D. 0,12.
Câu 34: Khi cho 75,66 gam chất béo trung tính, phản ứng vừa đủ với 27 gam dung dịch NaOH 40%, giả sử
phản ứng hoàn toàn. Khối lượng xà phòng thu được là
A. 72,78 gam
B. 61,2 gam
C. 78,18 gam
D. 81,06 gam
Câu 35: Hỗn hợp X chứa hai este đều đơn chức (trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức). Đun nóng
0,15 mol X cần dùng 180 ml dung dịch NaOH 1M, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được ancol etylic
và 14,1 gam hỗn hợp Y gồm ba muối. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn trong hỗn
hợp X là
A. 32,85%
B. 23,63%.
C. 84,72%.
D. 31,48%.
Câu 36: Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,344 lít khí
NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu

được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,84.
B. 6,82.
C. 5,80.
D. 4,78.
Câu 37: Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và 0,05 mol CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A
(điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được khí ở hai điện cực có tổng
thể tích là 2,352 lít (đktc) và dung dịch X. Dung dịch X hoà tan được tối đa 2,04 gam Al2O3. Giả sử hiệu xuất
điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là
A. 9408.
B. 7720.
C. 9650.
D. 8685.
Câu 38: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho nước vào ống nghiệm chứa benzen sau đó lắc đều.
(2) Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm, lắc đều. Đun
cách thủy 6 phút ở nhiệt độ 65 – 70oC, làm lạnh và thêm vào 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
(3) Cho vào ống nghiệm 2 ml metyl axetat, sau đó thêm vào dung dịch NaOH dư, đun nóng.
(4) Cho dung dịch NaOH đến dư vào ống nghiệm chứa dung dịch phenylamoni clorua, lắc ống nghiệm,
sau đó để yên ống nghiệm.
(5) Cho dung dịch etyl amin vào ống nghiệm chứa dung dịch giấm ăn.
(6) Nhỏ 1 ml C2H5OH vào ống nghiệm chứa nước.
Có bao nhiêu thí nghiệm có hiện tượng chất lỏng phân lớp sau khi hoàn thành?
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 39: Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất
rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 6,384
lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T.

Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 79,13%.
B. 28,00%.
C. 60,87%.
D. 70,00%.
Câu 40: Cho hỗn hợp E gồm X (C6H16O4N2) và Y (C9H23O6N3, là muối của axit glutamic) tác dụng hoàn
toàn với dung dịch KOH (vừa đủ) thu được 7,392 lít hỗn hợp hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng, có
tỷ khối so với H2 là 107/6) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được m gam hỗn hợp G gồm ba muối khan trong
đó có 2 muối có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và không có muối của axit cacboxylic 2 chức. Giá
trị của m là
A. 58,52.
B. 93,83.
C. 51,48.
D. 55,44.
––––––––––––––– HẾT –––––––––––––––

HỌC HÓA HỌC – CHEMYROOM

Mã đề thi 191 – Trang 3/4


ĐỀ THI SỐ 39
1A
11C
21D
31D

2B
12B

22D
32B

BỘ ĐỀ THI THPTQG 2020 MÔN HÓA HỌC
3B
13C
23A
33D

4A
14B
24B
34C

ĐÁP ÁN
5D
6C
15D
16B
25C
26C
35D
36B

7A
17D
27B
37B

8D

18A
28A
38C

9C
19D
29C
39C

10A
20B
30D
40A

`

HỌC HÓA HỌC – CHEMYROOM

Mã đề thi 191 – Trang 4/4



×