Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề cương môn học Hệ điều hành - Trần Công Án (ĐH Cần Thơ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.31 KB, 3 trang )

Trường Đại học Cần Thơ
Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Bộ môn Mạng máy tính và Truyền thông

Đề cương môn học
CT107: Hệ điều hành (3TC)
Giảng viên: Trần Công Án ()
Học kỳ 2, năm học 2013 – 2014
1

Mục tiêu môn học

Môn học này nhằm giới thiệu cho sinh viên những vấn đề sau:
• Vai trò và cơ chế vận hành của hệ điều hành
• Kiến trúc hệ điều hành
• Các giải pháp, các kỹ thuật được áp dụng khi thiết kế hệ điều hành
Sau khi học môn này, người học có thể:
• Hiểu vai trò của HĐH trong hệ thống máy tính
• Biết nguyên lý hoạt động của HĐH
• Hiểu phương pháp thiết kế HĐH
• Biết ứng dụng các nguyên lý trong thiết kế một HĐH

2

Nội dung môn học (30 tiết LT + 30 tiết TH)
• Chương 1: Tổng quan về hệ điều hành (2 tiết). Chương này trình bày các
nội dung: vai trò của hệ điều hành trong hệ thống máy tính, các giai đoạn phát
triển của hệ điều hành, sự khác biệt của các hệ điều hành qua từng giai đoạn,
cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong từng hệ điều hành.
• Chương 2: Cấu trúc Hệ điều hành (2 tiết). Chương này trình bày các kiến
thức có liên quan đến cấu trúc của hệ điều hành, bao gồm: cách nhìn về hệ điều


hành từ ba khía cạnh: người dùng, người lập trình và người thiết kế; các dịch vụ
mà hệ điều hành cung cấp; các phương pháp được dùng để thiết kế kiến trúc hệ
điều hành.
• Chương 3: Quản lý tiến trình (3 tiết). Chương này trình bày các khái niệm
về tiến trình, cách lập thời biểu tiến trình, các thao tác trên tiến trình, cách giao
tiếp liên tiến trình.
1


• Chương 4: Định thời CPU (5 tiết). Chương này giới thiệu các khái niệm
liên quan đến việc định thời biểu cho CPU và các giải thuật định thời biểu CPU;
vận dụng một giải thuật định thời cho một hệ thống cụ thể.
• Chương 5: Đồng bộ hóa (8 tiết). Chương này trình bày các vấn đề về vùng
tương trục, cơ chế hoạt động hiệu báo Semaphores để đồng bộ hóa tiến trình, cơ
chế hoạt động của Monitors để đồng bộ hóa tiến trình, vận dụng các giải pháp
để giải quyết các bài toán đồng bộ hóa cơ bản.
• Chương 6: Deadlonk (4 tiết). Chương này giới thiệu mô hình hệ thống về
deadlock, các đặc điểm của deadlock, các phương pháp quản lý deadlock, cách
ngăn chặn deadlock, cách tránh deadlock, cách phát hiện deadlock, cách phục
hồi từ deadlock.
• Chương 7: Quản lý bộ nhớ (6 tiết). Chương này trình bày các nội dung như:
các cách khác nhau để quản lý bộ nhớ, tiếp cận quản lý bộ phân trang và phân
đoạn, vận dụng một tiếp cận quản lý bộ nhớ phù hợp với hệ thống xác định, kỹ
thuật bộ nhớ ảo, bộ nhớ ảo ở dạng phân trang theo yêu cầu, độ phức tạp và chi
phí trong từng kỹ thuật để cài đặt bộ nhớ ảo.

3

Tài liệu giảng dạy và tham khảo


3.1

Giáo trình và bài giảng

• Nguyễn Phú Trường, “Giáo trình Hệ đìều hành”, Đại học Cần Thơ,
2005. Download tại: />• Phan Thượng Cang, Bùi Quốc Thái, “Tài liệu hướng dẫn thực hành
Hệ điều hành”, Đại học Cần Thơ, 2006.
• A. Silberschatz, P.B. Galvin and G. Gagne, “Operating System Concepts with
Java”, (6th or Newer Edition) Wiley.
• Lê Khắc Nhiên Ân, Hoàng Kiếm, “Giáo trình Nhập môn hệ điều hành”, Đại học
Khoa học Tự nhiên, 2003.
• Nguyễn Hoàng Việt, “Bài giảng Hệ điều hành”, Khoa CNTT – ĐH Cần Thơ,
1998.

3.2

Bài giảng

• Slide bài giảng Hệ điều hành (Trần Công Án)

2


4

Phương pháp đánh giá
• Hình thức đánh giá:
– Lý thuyết: trắc nghiệm (online hoặc trên giấy)
– Thực hành: trên máy tính hoặc giấy
• Đánh giá:

– Kiểm tra giữa kỳ + chuyên cần: 25%
– Thực hành: 25%
– Lý thuyết cuối kỳ: 50%

3



×