Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

VƯƠNG QUỐC QUÁI VẬT SÔNG ĐÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475 KB, 6 trang )

“Vương quốc” của “quái vật” sông Đà
Có một đoạn sông Đà chảy qua địa phận xã Liệp Tè nhiều cá
lăng, cá chiên đến nỗi người dân nơi đây ăn không xuể.
Một thời, vùng đất này được dân đánh cá gọi là “vương
quốc” của cá lăng, cá chiên.
Trong những chuyến lang thang dọc sông Đà, tôi được nghe giới đánh cá kể những câu chuyện
nửa thực nửa hư về một vựa cá chiên, lăng khổng lồ ở sông Đà đoạn chảy qua xã Liệp Tè thuộc
huyện Thuận Châu (Sơn La).
Đoạn sông Đà chảy qua huyện Quỳnh Nhai.
Để vào được xã Liệp Tè, phải lên huyện Quỳnh Nhai, rồi từ xã Chiềng Khoang của Quỳnh
Nhai đi xe máy vào xã Liệp Muội. Tôi đã từng rong ruổi khắp Tây Bắc, song hiếm thấy con
đường nào kỳ lạ như con đường này. Nó dài mấy chục cây số, song chỉ rộng chưa đầy một
mét, lúc chênh vênh bên vực thẳm, lúc hun hút trong rừng nguyên sinh. Để xe máy lại trung
tâm xã Liệp Muội, cuốc bộ chừng 4 tiếng đồng hồ mới ra đến bến đò Nậm Ét.
Từ đây, phải thuê thuyền xuôi sông Đà gần 2 tiếng đồng hồ nữa mới đến trung tâm xã Liệp
Tè. Xã Liệp Tè nằm giữa hai ngọn núi khổng lồ, nên để ra vào Liệp Tè, chỉ có cách duy nhất
là đi đường sông.
Đoạn sông Đà chảy qua xã Liệp Tè, đặc biệt là đoạn ở bản Pá Màng này có rất nhiều cá chiên
lớn.
Trung tâm xã Liệp Tè nằm ngay trên ngọn một quả đồi bên sông Đà, gồm 3 ngôi nhà gỗ, mái
gianh. Lúc tôi đến, đã là 4 giờ chiều, mà các cán bộ xã vẫn ngồi bên hiên trụ sở uống rượu
suông. Chủ tịch xã Tòng Xuân Sáng bảo: “Hầy dà! Cả ngày trực trụ sở mà chả có việc gì làm
nên đành lấy chén rượu làm bạn thôi à! Mười mấy năm nay sống trong cảnh phấp phỏng chờ
nước ngập sao mà dài thế, giờ sắp phải đi lại thấy nhớ nhớ cái mảnh đất buồn tẻ này lắm à!”.
Tôi hỏi chuyện về cá lăng, cá chiên, ai cũng hào hứng kể. Ông Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã
Lò Văn Sáy ép tôi uống cạn mấy chén rượu ngô, rồi đưa dẫn tôi ra mép sông Đà.
Ông Lò Văn Sáy đứng trên hòn đá cổ có hình vẽ gắn với những truyền thuyết liên quan đến
sự dồi dào của cá lớn ở sông Đà.
Ông Sáy xắn quần lội bì bõm ra giữa dòng nước đỏ ngầu. Ông nhảy loi choi trên đầu những
hòn đá đen bóng lấp ló lúc ẩn, lúc hiện giữa những luồng nước. Chúng tôi cũng lội ra theo.
Thềm sông thoai thoải, nước lũ còn chưa lên cao nên không nguy hiểm lắm.


Ông Sáy chỉ tay lên mặt những hòn đá, quan sát kỹ tôi mới thấy đó là những hình vẽ cổ rất
lạ. Mùa nước cạn, những hòn đá này nằm phơi mình trên thềm sông. Từ ngày sinh ra, ông
Sáy đã thấy những hòn đá này, ông cha, tổ tiên ông cũng bảo rằng, từ khi sinh ra đã thấy nó
rồi. Sau này tôi mới biết đó là bãi đá cổ Pá Màng với những hình khắc kỳ lạ có tuổi từ vài
trăm đến vài ngàn năm, đã được các nhà khảo cổ học nghiên cứu và sẽ khai quật để bảo tồn.
Thầy mo trong các bản đều bảo nó là “vật thiêng” từ trên trời rơi xuống!
Người dân ở Liệp Tè đan lưới săn cá lớn.
Trong các huyền thoại của người Thái nơi đây thì rất nhiều chuyện đề cập đến một vị thần đã
xuống bãi Pá Màng tắm rồi để lại những hình vẽ và những hình vẽ sẽ mang lại tốt lành cho
người dân quanh vùng nếu biết bảo vệ nó. Đặc biệt, đồng bào ở thung lũng Pá Màng sẽ mãi
no ấm vì có nguồn cá lớn dồi dào, không bao giờ cạn kiệt.
Đồng bào Thái nơi đây rất tin vào huyền thoại này, bởi vì ở đoạn sông chảy qua Liệp Tè, đặc
biệt, đoạn thuộc bản Pá Màng, xưa nay người Thái săn được rất nhiều cá. Những loài cá quý
ở khúc sông này như nhồng, quất, dầm xanh, lăng, chiên nhiều vô kể. Đặc biệt nhiều và lớn
là cá chiên, loài “quái vật” mà con nào con nấy cứ to như thân cây, da mốc thếch như đá cổ,
nặng vài chục kg, thậm chí cả tạ.
Một con cá chiên nặng 9kg do một người ở Mường Chiên (Quỳnh Nhai) săn được.
Đứng trên sườn núi phóng tầm mắt, thấy núi hai bên sông dựng đứng, lòng sông bị bóp lại,
khiến nước chảy như tên bắn, tạo nên hàng trăm vũng xoáy khủng khiếp.
Theo lời ông Sáy, lòng sông đoạn này hẹp, nước chảy mạnh, xoáy nhiều nên rất sâu, tạo ra
nhiều hang động ngầm dưới lòng sông, hốc đá, là nơi rất hợp với loài cá chiên. Mùa cạn,
nước sông trong vắt, chảy êm đềm, song có những hang hốc sâu 20-30 mét, không thể lặn
xuống được nếu không có thiết bị hiện đại vì áp lực nước rất lớn.
Vào mùa lũ lớn, nước sông Đà đặc quánh bùn đất, lại chảy như thác, khiến các loài cá yếu cứ
trương bụng nổi lều phều vì sặc, thế là người dân Liệp Tè chỉ việc mang vợt ra đón lõng ở bờ
sông để xúc. Có ngày đồng bào xúc được cả tấn cá, đổ trắng bãi cát. Tuy nhiên, đồng bào
không đem bán, mà chia đều cho các hộ dân để cùng hưởng. Trong tư tưởng của họ, “mó cá”
này là của thần thánh ban tặng, nên mọi người cùng được hưởng.
Một con "quái vật" khổng lồ nặng 45kg bắt được ở sông Đà.
Ngoài ra, dọc ven bờ đoạn Liệp Tè còn có một số mó cá. Mó cá là những khe nứt của núi, có

suối nước ngầm trong vắt chảy ra sông Đà. Vào mùa lũ, nước đục, chảy mạnh, các loài cá
yếu trốn vào mó nước để chờ hết lũ mới ra. Mùa lũ, đồng bào ở Liệp Tè cũng tổ chức những
buổi vớt cá ở mó. Chỉ cần bịt lưới cửa hang, rồi khua khoắng một lúc, đã kéo lên được vài tạ
cá. Những mó cá là của chung, nên bắt được bao nhiêu cá cũng chia đều cho cả bản.
Những con cá chiên có hình thù, màu sắt rất kỳ quái.
Tuy nhiên, những con lũ dữ, nước đục như nồi cháo đất chỉ giết được những loài cá bình
thường khác, còn với lăng, chiên thì chẳng hề hấn gì. Thậm chí, những ngày lũ lớn còn là bữa
tiệc của chúng, vì chúng là những “quái vật” săn mồi dữ tợn. Khi các loài cá khác quay cuồng
trong làn nước đục, thì bọn lăng, chiên lại rời hang lao ra đớp mồi ủng oảng cả đêm.

×