Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Vì sao máu của động vật bậc thấp không có màu đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42 KB, 1 trang )

Vì sao máu của động vật bậc thấp không có màu đỏ?
Quan niệm rằng cứ máu là đỏ đã ăn sâu vào chúng ta đến mức, ta
không nhận ra rằng còn có những loài máu trong như nước, nhờ nhờ
vàng hoặc hơi xanh. Nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy chỉ có động vật
bậc thấp mới có màu máu kỳ lạ như vậy thôi.

g ( />tom.jpg
Máu của tôm và nhiều động vật bậc thấp khác không có màu đỏ.
Đó là vì máu người và động vật bậc cao đều có hồng cầu, chứa
huyết sắc tố, còn động vật bậc thấp thì không.
Nếu đưa máu người và động vật bậc cao vào máy ly tâm rồi cho
quay thật nhanh, nó sẽ tách thành 3 phần rõ rệt. Tầng trên cùng có
màu vàng, khá trong, được gọi là huyết tương (chiếm khoảng 55%
thể tích chung của máu). Tầng giữa là một lớp mỏng, màu trắng,
gồm các tế bào bạch cầu và một số thành phần khác của máu. Dưới
cùng là các tế bào hồng cầu có màu đỏ tươi (chiếm khoảng 40-50%).
Hồng cầu sở dĩ có màu đỏ là vì trong thành phần của nó có chứa sắt,
được gọi là huyết sắc tố.
Đối với động vật bậc thấp như tôm, cua, chuồn chuồn, nhện… thì
khác. Máu của chúng chỉ có các tế bào trông giống như bạch cầu ở
động vật bậc cao, chứ không chứa các tế bào hồng cầu. Vì thế, máu
không có màu đỏ. Một số loài động vật bậc thấp khác (như giun đất,
tằm cát…) cũng có máu đỏ, nhưng là do trong huyết tương của
chúng có chứa huyết sắc tố (chứ không phải do có hồng cầu).
Một số loài côn trùng khác lại có máu màu vàng hoặc màu xanh lục.
Đó là bởi trong huyết tương của chúng có chứa một loại huyết tố có
chứa kim loại đồng. Đa số các loài động vật bậc thấp có máu không
màu và trong suốt. Các nhà khoa học không gọi đó là máu, mà chỉ
coi là một dịch thể.
(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)

×