Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bài giảng môn học Luật hành chính 1: Bài 1 - Nguyễn Hữu Lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.33 KB, 9 trang )

25/10/2016

MÔN HỌC
LUẬT HÀNH CHÍNH 1
Giảng viên: Nguyễn Hữu Lạc, ĐT: 0939.345.168

Website: />Email:

Yêu cầu chung của môn học
1.Sinh viên phải đi học đầy đủ, vắng quá 20% số
tiết sẽ không được tham dự kỳ thi. (vắng trên 2
buổi học trở lên)
2.Trong quá trình học: sinh viên cần phải giữ trật tự,
không nói chuyện riêng, điện thoại phải chuyển chế
độ rung, không nghe điện thoại trong lớp, không
chơi game và chat trong giờ lên lớp.
3.Sinh viên nói chuyện, đùa giỡn, hay có hành vi
gian lận… sẽ bị trừ điểm.
4.Hình thức thi: Trắc nghiệm ( Không được sử
dụng tài liệu)
5.Kiểm tra trên lớp: 02 điểm
6.Bài thi: 08 điểm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

4

VĂN BẢN:
1. Hiến Pháp năm 2013
2. Luật cán bộ, công chức năm 2008
3. Luật quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi bổ


sung năm 2014
4. Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015
5. Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015

6. Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở Xã, Phường, thị
trấn năm 2007
7. Nghị định 36/2012/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 18
tháng 04 năm 2012 quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, Cơ
quan ngang Bộ
8. Nghị định 24/2014/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 04
tháng 04 năm 2014 quy định tổ chức các cơ quan
chuyện môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
9. Nghị định 37/2014/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 05
tháng 05 năm 2014 Quy định tổ chức các cơ
quan chuyện môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp
huyện.

1


25/10/2016

10. Nghị định 55/2012/NĐ-CP của Chính Phủ ngày
28 tháng 6 năm 2012 Quy định về thành lập, tổ
chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
11. Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của Chính Phủ
ngày 25 tháng 01 năm 2010 Quy định Những
người là công chức.
12. Nghị định 18/2010/NĐ-CP của Chính Phủ ngày

05 tháng 3 năm 2010 Về đào tạo bồi dưỡng công
chức
13. Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày
15 tháng 3 năm 2010 Quy định về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý công chức đã được sửa đổi bổ
sung theo Nghị định 93/2010/NĐ-CP ngày 31
tháng 8 năm 2010

14. Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ngày
22 tháng 10 năm 2009 đã được sửa đổi bổ sung
theo Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng
4 năm 2013
15. Nghị định 36/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày
22 tháng 4 năm 2013 về vị trí việc làm và cơ cấu
ngạch công chức
16. Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính Phủ
ngày 17 tháng 5 năm 2011Quy định về xử lý kỷ
luật đối với công chức.
17. Nghị định 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm
2010 Quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu
đối với công chức.

18. Nghị định 67/2010/NĐ-CP của Chính Phủ ngày
15 tháng 6 năm 2010 về chế độ, chính sách đối
với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ
các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong các
cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội.
19. Nghị định 112/2011/NĐ-CP của Chính Phủ ngày
05 tháng 12 năm 2011 Về công chức xã, phường,

thị trấn.
20. Nghị quyết liên tịch 09/2008/NQLT-CPUBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008
hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh thực
hiện dân chủ ở Xã, Phường, thị trấn

21. Thông tư 03/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày
25 tháng 01 năm 2011 hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05
tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi
dưỡng công chức.
22. Thông tư 08/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày
02 tháng 6 năm 2011 hướng dẫn thi hành một số
điều Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01
năm 2010 của Chính phủ quy định những người
là công chức.
23. Thông tư 11/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày
17 tháng 12 năm 2012 quy định về chế độ báo
cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức.

24. Thông tư liên tịch 03/2000/TTLT/BTP-BVHTTBTTUBTƯMMTTQVN ngày 31 tháng 3 năm 2000
hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước,
quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
25. Thông tư liên tịch 04/2001/TTLT/BTP-BVHTTBTTUBTƯMTTQVN-UBQGDS-KHHGĐ ngày 09
tháng 7 năm 2001 hướng dẫn bổ sung thông tư liên
tịch 03/2000/TTLT/BTP-VHTT-BTTUBTƯMTTQVN.

CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT
HÀNH CHÍNH


2


25/10/2016

Trong phần này sẽ nghiên cứu 3 nội dung chính
sau:
- Những vấn đề chung về Luật hành chính.
- Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành
chính nhà nước.
- Quy phạm trong quản lý nhà nước và quan hệ
pháp luật hành chính

Bài 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
LUẬT HÀNH CHÍNH

1.1.1 Khái niệm quản lý

1. Khái niệm về quản lý hành chính nhà
nước
1.1 Khái niệm và đặc điểm quản lý
Luật Hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước

1.1.2 Đặc điểm của quản lý
• Quản lý là sự tác động có mục đích đã được đề ra
theo đúng ý chí của chủ thể quản lý đối với các
đối tượng chịu sự quản lý.
• Quản lý là sự đòi hỏi tất yếu khi có hoạt động
chung của con người.

• Mỗi thời kỳ có những cách (hình thức) quản lý
khác nhau.
• Quản lý muốn được thực hiện phải dựa trên cơ
sở tổ chức và quyền uy. Quyền uy là thể thống
nhất của quyền lực và uy tín

• Dưới góc độ chính trị: quản lý được hiểu là
hành chính, là cai trị.
• Dưới góc độ xã hội: quản lý là điều hành,
điều khiển, chỉ huy.
Tóm lại, quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một
hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào
những quy luật, định luật hay nguyên tắc
tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy
vận động theo đúng ý muốn của người quản
lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ
trước.

1.2 Quản lý nhà nước
1.2.1 Nhà nước
Là một bộ phận trung tâm của hệ thống
chính trị, nhà nước là chủ thể duy nhất nắm
giữ quyền quản lý nhà nước trên toàn xã hội

3


25/10/2016

1.2.2 Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang
tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực
nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

+ Quản lý nhà nước được thực hiện bằng bộ máy
quản lý chuyên nghiệp;
+ Quản lý nhà nước phải dựa chủ yếu trên cơ sở
pháp luật;
+ Quản lý nhà nước thể hiện cả tính giai cấp và
tính xã hội;
+ Có đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước chuyên
trách có chế độ đãi ngộ riêng.

* Điểm khác nhau cơ bản giữa quản lý nhà nước
và các hình thức quản lý khác thể hiện:
+ Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà
nước gắn liền với cưỡng chế nhà nước khi cần
thiết;

1.3 Quản lý hành
1.3.1 Khái niệm

chính

nhà

nước

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt
động chấp hành, điều hành của cơ quan hành

chính nhà nước, của các cơ quan nhà nước
khác và các tổ chức được nhà nước uỷ quyền
quản lý trên cơ sở của luật và để thi hành luật
nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý,
điều hành các quá trình xã hội của nhà nước.

• Quản lý hành chính nhà nước XHCN không có
sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa chủ
thể quản lý và chủ thể của quản lý (chủ thể
chịu sự quản lý)
• Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao
• Tính không vụ lợi

1.3.2 Đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước






Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động vừa
mang tính chấp hành, vừa mang tính điều hành.
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt
động mang tính chủ động và sáng tạo.
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được
bảo đảm về phương diện tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có
mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế
hoạch để thực hiện mục tiêu.


2. LUẬT HÀNH CHÍNH- MỘT NGÀNH LUẬT ĐỘC
LẬP

2.1 Đối tượng điều chỉnh của luật hành
chính
• Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính
Việt Nam là những quan hệ xã hội chủ yếu và cơ
bản hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính
nhà nước.

24

4


25/10/2016

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính bao
gồm những vấn đề sau:





Trực tiếp phục vụ nhu cầu vật chất và tinh
thần của nhân dân.
Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến
chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan hệ công
tác của các cơ quan nhà nước.

Các hoạt động quản lý về kinh tế, văn hoá, xã
hội, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội trên
từng địa phương và từng ngành.

Nhóm A: Nhóm quan hệ cơ bản và chủ yếu
trong Luật Hành chính.
Là nhóm quan hệ pháp luật hành chính, trong
đó có ít nhất một chủ thể là cơ quan hành chính nhà
nước, nên là nhóm quan trọng, cơ bản, được phân
thành hai tiểu nhóm sau:
Nhóm 1: Những quan hệ quản lý phát sinh
trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước
thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trong
phạm vi các cơ quan hành chính nhà nước (ngoại trừ
hoạt động trong quan hệ công tác nội bộ), với mục
đích chính là đảm bảo “trật tự quản lý”, hoạt động
bình thường của các cơ quan hành chính nhà nước.



Khen thưởng, trao danh hiệu cho các cá nhân
tổ chức có đóng góp và đạt được những
thành quả nhất định trong lĩnh vực hành chính
nhà nước hoặc trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội theo luật định; xử lý các cá nhân,
tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lý
hành chính nhà nước.

Chính phủ


Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh

Bộ, cơ quan ngang Bộ

Sở và tương đương

28

Nhóm này thường được gọi ngắn gọn là
nhóm “hành chính công quyền”. Nói một cách
ngắn gọn, quan hệ pháp luật hành chính công
quyền được hình thành giữa các bên chủ thể
đều mang tư cách có thẩm quyền hành
chính nhà nước khi tham gia vào quan hệ pháp
luật hành chính đó.

Nhóm 2: Các quan hệ quản lý hình thành khi
các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt
động chấp hành và điều hành trong các trường hợp
cụ thể liên quan trực tiếp tới các đối tượng
không có thẩm quyền hành chính nhà nước
hoặc tham gia vào quan hệ đó không với tư
cách của cơ quan hành chính nhà nước, với
mục đích chính là phục vụ trực tiếp nhân dân, đáp
ứng các quyền và lợi hợp pháp của công dân, tổ
chức.

5



25/10/2016

Cảnh sát gt
Uỷ ban nhân
dân cấp xã

Đây là quan hệ pháp luật hành chính
công - tư, hình thành giữa một bên chủ thể
tham gia với tư cách chủ thể có thẩm quyền hành
chính nhà nước và một bên chủ thể tham gia
không với tư cách chủ thể có thẩm quyền hành
chính nhà nước. Nhóm này được gọi ngắn gọn là
nhóm “hành chính công - tư". Đây là mục đích
cao nhất của quản lý hành chính nhà nước

Người tham gia gt

Người dân

31

Nhóm B: Nhóm quan hệ thứ yếu trong Luật
Hành chính.
- Những quan hệ có tính chất quản lý, hình
thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây
dựng, củng cố tổ chức bộ máy và chế độ công tác
của hệ thống cơ quan, như thực hiện việc bổ
nhiệm,chế độ trách nhiệm... nhằm ổn định về tổ
chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của

mình.
- Những quan hệ quản lý hình thành trong
quá trình một số tổ chức chính trị-xã hội và một số
cá nhân thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối
với những vấn đề cụ thể được pháp luật quy định.

2.2 Phương pháp điều chỉnh của luật hành
chính Việt Nam




Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật
là cách thức tác động đến các quan hệ xã hội
cùng nhóm đối tượng điều chỉnh bằng công cụ
pháp luật.
Đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của
luật hành chính là tính mệnh lệnh đơn
phương, xuất phát từ quan hệ “quyền uy phục tùng” giữa một bên có quyền nhân
danh nhà nước và ra những mệnh lệnh bắt
buộc đối với bên có nghĩa vụ phục tùng.

- Những quan hệ hình thành do cá nhân được “ủy
nhiệm“, “uỷ quyền” quản lý nhà nước trong những
trường hợp nhất định, xác định rõ trong các quy
phạm pháp luật hành chính

Sự áp đặt ý chí được thể hiện trong các
trường hợp sau:
•Cả hai bên đều có những quyền hạn nhất định

do pháp luật quy định nhưng bên này quyết định
vấn đề gì thì phải được bên kia cho phép, phê
chuẩn. Đây là quan hệ đặc trưng của hành chính
công quyền.
•Một bên có quyền đưa ra những yêu cầu, kiến
nghị còn bên kia có thẩm quyền xem xét, giải
quyết, có thể thoả mãn những yêu cầu, kiến nghị
này hoặc có thể bác bỏ.
•Một bên có quyền ra các mệnh lệnh yêu cầu còn
bên kia phải phục tùng các yêu cầu, mệnh lệnh
đó.

6


25/10/2016



Một bên có quyền áp dụng các biện pháp
cưỡng chế hành chính buộc đối tượng quản lý
phải thực hiện mệnh lệnh của mình. Sự bất
bình đẳng còn thể hiện rõ nét trong tính chất
đơn phương và bắt buộc của các quyết định
hành chính.

Luật hành chính là một
ngành luật trong hệ thống
pháp luật Việt Nam bao
gồm tổng thể các quy

phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình
tổ chức và thực hiện hoạt
động chấp hành - điều
hành của các cơ quan mà
chủ yếu là cơ quan hành
chính nhà nước”

4. NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ VAI TRÒ
LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
4.1 Hệ thống ngành Luật Hành chính Việt Nam
• Luật hành chính gồm tổng thể những quy phạm
pháp luật điều chỉnh những quan hệ quản lý nhà
nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành
một chỉnh thể thống nhất gọi là hệ thống ngành
luật hành chính Việt Nam.

Tóm lại: Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật
hành chính Việt Nam là phương pháp mệnh lệnh
đơn phương, được xây dựng trên các nguyên tắc
sau:
• Một bên được nhân danh nhà nước sử dụng
quyền lực để đưa ra các quyết định hành chính
còn bên kia phải tuân theo những quyết định ấy.
• Quyết định hành chính phải thuộc phạm vi thẩm
quyền của bên nhân danh nhà nước, vì lợi ích
nhà nước, lợi ích xã hội, trên cơ sở pháp luật có
hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu

quan và được đảm bảo thi hành bằng sự cưỡng
chế nhà nước.

3. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA LUẬT HÀNH CHÍNH
VỚI MỘT SỐ NGÀNH LUẬT KHÁC







Luật hành chính và
Luật hành chính và
Luật hành chính và
Luật hành chính và
Luật hành chính và
Luật hành chính và

luật hiến pháp
luật đất đai
luật hình sự
luật dân sự
luật lao động
luật tài chính

Hệ thống này được phân chia theo các
tiêu chí sau:
1. Theo yếu tố chủ thể:
- Quy phạm pháp luật hành chính công quyền.

- Quy phạm pháp luật hành chính công - tư.
2. Theo phạm vi quản lý:
- Quản lý hành chính nhà nước nói chung.
- Quản lý nhà nước trong các lĩnh vực đời sống
xã hội.

7


25/10/2016

3. Theo cách thức tiếp cận:
- Quản lý hành chính nhà nước và chủ thể quản
lý và chủ thể của quản lý hành chính nhà nước.
- Cách thức quản lý hành chính nhà nước, những
phương thức nhằm nâng cao hiệu quả của quản
lý nhà nước.
- Quản lý hành chính nhà nước trong một số lĩnh
vực, cụ thể như lĩnh vực quy hoạch xây dựng,
văn hóa xã hội vv.

4.2 Vai trò của luật Hành chính Việt Nam
4.2.1 Về phương diện chính trị
- Tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng và
không ngừng hoàn thiện bộ máy nhà nước, việc
bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;
- Góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
4.2.2 Về phương diện kinh tế
- Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, phát

triển nền kinh tế quốc dân;
- Thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế phát triển đồng bộ,
nâng cao đời sống nhân dân.

5. NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
4.2.3 Về phương diện xã hội
- Tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, của tập thể, của nhà nước;
- Hướng tới mục tiêu cao cả nhất của thể chế
hành chính, đồng thời cũng là bản chất của chế
độ XHCN là phục vụ cho nhân dân và "công bộc"
của nhân dân.

6. HỆ THỐNG HOÁ NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH
CHÍNH VIỆT NAM
6.1 Tập hợp hóa
6.2 Pháp điển hóa

5.1 Văn bản luật
5.1.1 Hiến pháp là nguồn hiến định, nguyên tắc
của luật hành chính Việt Nam
5.1.2 Các đạo luật - nguồn cơ bản, thiết yếu của
Luật hành chính Việt Nam
5.2 Văn bản dưới luật
5.2.1 Văn bản dưới luật có tính luật
5.2.2 Các văn bản dưới luật còn lại

7. KHOA HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH
7.1 Đối tượng nghiên cứu
- Quản lý hành chính nhà nước, chủ thể quản lý và

chủ thể của quản lý hành chính nhà nước.
- Quá trình quản lý nhà nước gồm: Cách thức quản lý
hành chính nhà nước và những biện pháp nâng cao
hiệu quả của quản lý nhà nước.
- Quản lý hành chính nhà nước trong một số lĩnh vực
của đời sống xã hội: quản lý hành chính nhà nước
trong trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng- những phát
hiện mới mẻ trong lĩnh vực hành chính công quyền,
hành chính công - tư.

8


25/10/2016

7.2 Nhiệm vụ của khoa học luật hành chính
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản
lý nhà nước, nghiên cứu tổng kết thực tiễn hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước,
thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật trong
quản lý hành chính nhà nước, đề xuất những ý
kiến nhằm hoàn thiện các chế định pháp luật
hành chính. Cải cách nền hành chính, đảm bảo
bộ máy hành chính thực sự là công bộc của nhân
dân.

7.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của luật hành chính là
cách thức tiếp cận vấn đề mà luật hành chính
điều chỉnh


9



×