Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bài giảng môn học Luật hành chính 1: Bài 4 - Nguyễn Hữu Lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.61 KB, 8 trang )

25/10/2016

1. QUAN NIỆM VỀ CƠ QUAN CÓ THẨM
QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

BÀI 4
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC

2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ
QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
2.1 Khái niệm cơ quan quản lý nhà nước
(cơ quan hành chính nhà nước)
Cơ quan hành chính nhà nước là một
hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước
được thành lập theo hiến pháp và pháp
luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có
chức năng quản lý hành chính nhà nước
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội một cách chủ yếu, thường xuyên và
liên tục.

Quản lý nhà nước là một hoạt động
phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ
và có hệ thống. Hoạt động này được thực
hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước
trong phạm vi thẩm quyền của của các cơ
quan đó, bao gồm các cơ quan sau:
- Cơ quan quyền lực nhà nước
- Chủ tịch nước


- Cơ quan xét xử
- Cơ quan kiểm sát

HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC
Chính phủ

Bộ, cơ quan ngang
Bộ

UBND Cấp
tỉnh

Sở và tương tương

UBND Cấp
huyện

Phòng và tương
đương

UBND Cấp


2.2 Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà
nước
2.2.1 Đặc điểm chung
- Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động
mang tính quyền lực nhà nước, được tổ
chức và hoạt động trên nguyên tắc tập

trung dân chủ.
- Mỗi cơ quan hành chính nhà nước đều có
một thẩm quyền nhất định, thẩm quyền
này do pháp luật quy định

Công chức chuyên

4

trách

- Cơ quan hành chính nhà nước được
quyền đơn phương ban hành văn bản
quy phạm pháp luật hành chính và văn
bản đó có hiệu lực bắt buộc đối với các
đối tượng có liên quan; cơ quan hành
chính nhà nước có quyền áp dụng các
biện pháp cưỡng chế đối với các đối
tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ
quan hành chính nhà nước.

1


25/10/2016

2.2.2 Đặc điểm đặc thù
- Cơ quan hành chính nhà nước có
chức năng quản lý hành chính nhà
nước, thực hiện hoạt động chấp hành

và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội.
- Cơ quan hành chính nhà nước nói
chung là cơ quan chấp hành, điều hành
của cơ quan quyền lực nhà nước.
- Cơ quan hành chính nhà nước là hệ
thống cơ quan có mối liên hệ chặt và có
đối tượng quản lý rộng lớn.

3. PHÂN LOẠI CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC
3.1 Theo căn cứ pháp lý để thành lập
Theo căn cứ pháp lý để thành lập, cơ
quan hành chính nhà nước được phân
thành hai loại:
- Loại 1: Các cơ quan hiến định:
+ Do Hiến pháp quy định việc thành lập.
+ Được thành lập trên cơ sở các đạo luật và văn
bản dưới luật.
- Loại 2: Các cơ quan luật định: là cơ
quan hành chính nhà nước do luật, các
văn bản dưới luật quy định việc thành
lập.

3.4 Căn cứ vào cách thức tổ chức và giải
quyết công việc
Nếu căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và
giải quyết công việc thì cơ quan hành
chính nhà nước chia thành hai loại sau:
- Các cơ quan tổ chức và hoạt động theo

nguyên tắc tập thể lãnh đạo
- Các cơ quan tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc lãnh đạo một người

- Là hệ thống cơ quan có lực lượng cán
bộ, công chức quản lý đông đảo, trực
tiếp, thường xuyên, liên tục nhất.
- Cơ quan hành chính nhà nước có chức
năng quản lý nhà nước dưới ba hình
thức là ban hành các văn bản chủ đạo,
văn bản quy phạm và văn bản cá biệt.
- Cơ quan hành chính nhà nước là chủ
thể cơ bản, quan trọng nhất của Luật
hành chính.

3.2 Theo địa bàn phạm vi hoạt động
- Cơ quan hành chính nhà nước ở trung
ương.
- Cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương.
3.3 Căn cứ vào tính chất và phạm vi thẩm
quyền
- Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm
quyền chung
- Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm
quyền chuyên môn.

4. HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC
Theo Hiến pháp 2013, hệ thống hành

chính nhà nước gồm có:
+ Các cơ quan hành chính nhà nước ở
trung ương.
+ Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương.
+ Các đơn vị cơ sở trực thuộc bộ máy
hành chính nhà nước.

2


25/10/2016

5. CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG
5.1 Chính phủ - cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất
5.1.1 Vị trí pháp lý của Chính phủ
- Chính phủ là một thiết chế chính trị nắm quyền
hành pháp
- Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
- Là cơ quan chấp hành của Quốc hội – Chính phủ
chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội.

14

15

16


5.1.2 Thẩm quyền của Chính phủ
Chính Phủ là cơ quan hành chính Nhà
nước cao nhất nên Chính Phủ có quyền
quản lý trên tất cả các lĩnh vực bao gồm
các thẩm quyền trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội như:
-Kinh tế; khoa học, công nghệ và môi
trường;
-Văn hoá, giáo dục, thông tin, thể thao
và du lịch;
-Y tế và xã hội;
-Dân tộc và tôn giáo;
17

3


25/10/2016

- Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã
hội;
- Đối ngoại; tổ chức hệ thống hành chính
nhà nước;
- Pháp luật và hành chính tư pháp.

- Quyền xây dựng và lãnh đạo toàn bộ hệ
thống tổ chức, các cơ quan quản lý nhà
nước từ trung ương tới địa phương, từ cơ
quan HCNN có thẩm quyền chung đến cơ

quan HCNN có thẩm quyền chuyên môn.
- Quyền tổ chức những đơn vị sản xuất,
kinh doanh theo những hình thức thích
hợp, lãnh đạo các đơn vị ấy kinh doanh
theo đúng pháp luật.

5.1.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của TTCP
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành
viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp
2. Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Chính
phủ;
3. Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các
Bộ, cơ quan ngang Bộ; trình Quốc hội phê chuẩn đề
nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho
từ chức vì lý do sức khoẻ hoặc lý do khác đối với
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ; trong thời gian Quốc hội không họp trình
Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ;

Các thẩm quyền trên được nghiên
cứu cụ thể như sau:
- Quyền sáng kiến lập pháp
- Quyền lập quy
- Quyền quản lý và điều hành toàn bộ
hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội theo
đúng đường lối, chủ trương chính sách

của Đảng, văn bản luật của Quốc hội,
Ủy ban thường vụ Quốc hội và hệ thống
văn bản lập quy của Chính phủ.

5.1.3 Cơ cấu tổ chức Chính phủ
Theo Điều 02 Luật tổ chức Chính phủ, cơ
cấu tổ chức Chính phủ gồm có:
+ Các Bộ.
+ Các cơ quan ngang Bộ

4. Thành lập hội đồng, ủy ban thường
xuyên hoặc lâm thời khi cần thiết để giúp Thủ
tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải
quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành;
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ
trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn
việc bầu cử các thành viên Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; miễn
nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; phê chuẩn việc miễn
nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;

4


25/10/2016


6. Quyết định các biện pháp cải tiến lề lối
làm việc, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước,
đề cao kỷ luật, ngăn ngừa và kiên quyết đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu,
hách dịch, cửa quyền trong bộ máy và trong
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
7. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ thông
tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân và
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các
văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên;

5.2 Bộ, cơ quan ngang Bộ
5.2.1 Quan niệm về Bộ, cơ quan ngang Bộ
Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi tắt là Bộ) là
cơ quan của Chính phủ, là cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở
trung ương, được tổ chức theo chế độ thủ
trưởng một người, đứng đầu là các Bộ
trưởng (hay Chủ nhiệm ủy ban, Thống
đốc). Các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức
năng quản lý nhà nước theo ngành (quản
lý chức năng, quản lý liên ngành) hay đối
với lĩnh vực (quản lý tổng hợp) trên phạm
vi toàn quốc

8. Đình chỉ việc thi hành những nghị
quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương trái với Hiến

pháp, luật và các văn bản của các cơ quan
nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ
ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
9. Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân
dân về những vấn đề quan trọng thông
qua những báo cáo của Chính phủ trước
Quốc hội, trả lời của Chính phủ đối với chất
vấn của đại biểu Quốc hội và ý kiến phát
biểu với cơ quan thông tin đại chúng.

5.2.2 Cơ cấu tổ chức của Bộ
Các tổ chức giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước
gồm:
a) Vụ;
b) Văn phòng;
c) Thanh tra;
Ngoài ra, một số Bộ, cơ quan ngang Bộ có
thể có thêm
d) Cục;
đ) Tổng cục và tương đương;
e) Cơ quan đại diện của Bộ ở địa phương
và ở nước ngoài.
Các tổ chức sự nghiệp nhà nước trực thuộc
Bộ.

5.3 Các cơ quan thuộc Chính phủ
5.3.1 Quan niệm về các cơ quan thuộc Chính
phủ
Là những cơ quan do Chính phủ thành lập
nhằm thực hiện các hoạt động sự nghiệp.

Thủ trưởng các cơ quan này không phải là
thành viên của Chính phủ, có quyền tham dự
các phiên họp của Chính phủ nhưng không có
quyền biểu quyết.

Các cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay

5


25/10/2016

5.4 Phân biệt Bộ (Bộ, cơ quan ngang Bộ) và
cơ quan thuộc Chính phủ
5.3.2 Phân loại và cơ cấu tổ chức của các
cơ quan thuộc Chính phủ
5.3.3 Nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan
thuộc Chính phủ
(Xem thêm giáo trình)

- Bộ trưởng phải chịu sự chất vấn của
Quốc hội khi cần, còn thủ trưởng các cơ
quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm
báo cáo với Thủ tướng (hoặc phó Thủ
tướng) để các vị có thẩm quyền này trả
lời trước Quốc hội;
- Việc thành lập hoặc bãi bỏ các cơ quan
Bộ, ngang Bộ khá phức tạp, cần có ý kiến
của Quốc hội; trong khi đó việc thành lập
hoặc bãi bỏ các cơ quan thuộc Chính phủ

do Chính phủ quyết định;

- Nếu cơ quan cấp Bộ là cơ quan của Chính
phủ thì các cơ quan thuộc Chính phủ là hệ
thống cơ quan trực thuộc;
- Bộ trưởng (kể cả thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ) là thành viên của Chính phủ, còn
thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thì
không;
- Bộ trưởng có quyền biểu quyết trong các
phiên họp Chính phủ;

- Theo pháp luật hiện hành, Bộ trưởng có
quyền ký ban hành văn bản quy phạm
pháp luật còn thủ trưởng các cơ quan
thuộc Chính phủ thì không có thẩm
quyền này.

6. CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở
ĐỊA PHƯƠNG
Khái niệm: Cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương là những cơ quan hành chính nhà
nước thay mặt chính quyền ở địa phương.
Các cơ quan HCNN ở địa phương được chia
thành ba cấp
Công chức
chuyên trách

36


6


25/10/2016

CÁC CƠ QUAN
CHUYÊN MÔN
THUỘCỦY BAN
NHÂN DÂN CẤP
TỈNH

1. Sở Nội vụ:
2. Sở Tư pháp:
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
4. Sở Tài chính:
5. Sở Công Thương:
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
7. Sở Giao thông vận tải:
8. Sở Xây dựng:
9. Sở Tài nguyên và Môi trường:
10. Sở Thông tin và Truyền thông
11. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội:
12.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
13. Sở Khoa học và Công nghệ:
14. Sở Giáo dục và Đào tạo
15. Sở Y tế:
16. Thanh tra tỉnh
17. Văn phòng Ủy ban nhân dân:

18. Sở Ngoại vụ:
19. Ban Dân tộc:

Đặc thù

Ngoài các cơ quan trên, tuỳ yêu cầu của
địa phương có thể thành lập một số cơ quan
chuyên môn khác.
Căn cứ tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ
quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề
án thành lập cơ quan chuyên môn đặc thù khác,
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

TPHCM và HN
37

38

20.Sở Quy hoạch - Kiến trúc

Số lượng Phó Giám đốc sở không quá
03 người; riêng số lượng Phó Giám đốc các
sở thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
không quá 04 người.

CÁC CƠ QUAN
CHUYÊN MÔN
THUỘCỦY BAN
NHÂN DÂN CẤP

HUYỆN

1. Phòng Nội vụ
2. Phòng Tư pháp
3. Phòng Tài chính - Kế hoạch
4. Phòng Tài nguyên và Môi trường
5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
6. Phòng Văn hóa và Thông tin
7. Phòng Giáo dục và Đào tạo
8.Phòng Y tế
9.Thanh tra huyện
10. Văn phòng Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân

39

Ở các quận
1.Phòng Kinh tế
2.Phòng Quản lý đô thị

CÁC CƠ
QUAN ĐẶC
THÙ

Phòng Dân tộc:
Việc thành lập Phòng Dân tộc do Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
quyết định căn cứ tiêu chí quy định tại Điểm a
Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 53/2004/NĐ-CP
ngày 18 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ về

kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc
thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.

Ở các thị xã, thành phố thuộc
tỉnh:
1.Phòng Kinh tế:
2.Phòng Quản lý đô thị

Ở các huyện:
1. Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
2. Phòng Kinh tế và Hạ tầng

40

41

42

7


25/10/2016

Tổ chức các cơ quan chuyên môn ở các huyện
đảo
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh quyết định số lượng và tên gọi các
phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
huyện đảo,

Nhưng Số lượng cơ quan chuyên môn của Ủy
ban nhân dân huyện đảo không quá 10 phòng.

43

Số lượng Phó Trưởng phòng cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
không quá 03 người.
Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển,
khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức,
thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của
pháp luật.

44

8



×