Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật: Phần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.81 MB, 186 trang )

PHẦN 3

CÁC YẾU Tti CỦA cơ CHẾ ĐIẾU CHÍNH PHẤP LUẬT
C hương 14
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
14.1. Khái niệm quy phạm pháp luật
Tính cộng đồng của đời sống con người xuất hiện nhu
cầu cần phải phối hợp, quy tụ hoạt động của những cá
nhân riêng rẽ để đạt được những mục đích nhất định,
nghĩa là, nhu cầu điều chỉnh những mối quan hệ giữa
ngưòi với người. Điểu chỉnh mối quan hệ giữa con người là
nhu cầu cần thiết, tất yếu của đời sống con người, đặc biệt
là khi tính chất xã hội hoá các hoạt động của con ngưòi
ngày càng được mở rộng vể quy mô và sự phức tạp.
Việc điểu chỉnh hoạt động của các cá nhân riêng rẽ có
thể được thực hiện dựa vào những mệnh lệnh cá biệt hoặc
bằng cách mẫu hóa cách xử sự của con ngưòi, nghĩa là,
đưa ra những quy tắc xử sự làm mẫu để bất kỳ ai khi ở
vào những hoàn cảnh, điểu kiện đã được dự liệu cũng xử
sự như vậy.
Việc mẫu hóa cách xử sự của con người phải là kết quả
nghiên cứu nhiều cách xử sự cá biệt cụ thể khác nhau rồi
329


khái quát hoá để tạo ra quy tắc (cách) xử sự mẫu sao cho
phù hợp với đa sô', được số đông chấp thuận. Những quy
tắc xử sự ấy được sử dụng nhiều lần trong đời sống xã hỏi,
chúng được gọi là quy phạm . Trong xả hội, có nhiều loại
quy phạm xã hội khác nhau cùng được sử dụng để điéu
chỉnh các quan hệ xã hội như quy phạm đạo đức, quy


phạm tập quán, quy phạm của các tổ chức chính trị - xã
hội, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật...
Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, vì
vậy, nó vừa mang đầy đủ những thuộc tính chung của quy •
phạm xã hội vừa có những thuộc tính của riêng mình. Cụ
thể là:
- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự: Với tư cách là
quy tắc xử sự, quy phạm pháp luật luôn là khuôn mẫu cho
hành vi con người, nó chỉ dẫn cho mọi người cách xử sự
trong những tình huống nhất định. Điều này cũng có
nghĩa là quy phạm pháp luật đã chỉ ra cách xử sự, xác
định các phạm vi xử sự của con người trong những hoàn
cảnh, điểu kiện nhất định, cũng như những kết quả hay
hậu quả bất lợi gì mà họ được nhận hoặc phải gánh chịu
nếu như họ thực hiện đúng hoặc vi phạm chúng.
- Quy phạm pháp luật là chuẩn mực đ ể xác định giới
hạn và đảnh giá hành vi của con người: Không chỉ là khuôn
mẫu cho hành vi, quy phạm pháp luật còn là chuẩn mực
để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của các chủ thể
tham gia quan hệ mà nó điểu chỉnh từ phía Nhà nước và
từ phía các chủ thể khác về tính hợp pháp hay không hợp
pháp trong xử sự của các bên. Nghĩa là, thông qua quy
phạm pháp luật mối biết được hoạt động nào của các chủ
330


thể có hoặc không có ý nghĩa pháp lý, hoạt động nào hợp
pháp hoặc trái pháp luật...
- Quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban
hành và bảo đảm thực hiện: Quy phạm pháp luật do các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê
chuẩn, do vậy bản chất của chúng trùng với bản chất của
pháp luật. Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí nhà nưốc,
chúng chứa đựng trong mình những tư tưởng, quan điểm
chính trị - pháp lý của Nhà nước, của lực lượng cầm quyển
trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhà nước áp đặt ý
chí của mình trong quy phạm pháp luật bằng cách xác định
những tổ chức, cá nhân nào trong những hoàn cảnh, điều
kiện nào thì phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật,
những quyển và nghĩa vụ pháp lý mà họ có và cả những biện
pháp mà Nhà nưốc sẽ bảo đảm cho chúng được thực hiện.
Thuộc tính do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm
thực hiện là thuộc tính thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa quy
phạm pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung: Quy
phạm pháp luật được ban hành không phải cho một tổ
chức hay cá nhân cụ thể mà cho các tổ chức và cá nhân
tham gia quan hệ xã hội mà nó điểu chỉnh. Để có được một
quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước phải nghiên
cứu rất nhiều các quy tắc xử sự cụ thể, tìm ra những điểm
chung giữa chúng rồi từ đó mô hình hoá thành quy tắc xử
8ự chung. Quy tắc xử sự chung là sự khái quát từ các quy
tắc xử sự cụ thể nên nó sẽ phù hợp với hầu hết các trường
hợp cụ thể. Mọi tổ chức, cá nhân ở vào tình huống mà quy
phạm pháp luật đã dự liệu đểu xử sự cơ bản như nhau.
331


Tính chất chung của quy phạm pháp luật thể hiện ở
chỗ nó được đặt ra không phải chỉ để điểu chỉnh một quan

hệ xã hội cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội
chung, nghĩa là, từng quan hệ xã hội cụ thể bên cạnh
những điểm chung thì cũng có rất nhiều những điểm riêng
biệt, nhưng quy phạm pháp luật đã thống nhất tất cả
chúng lại và thiết lập ra quy tắc xử sự có tính chất chung
cho tất cả những chủ thể tham gia quan hệ xã hội chung
đó. Chẳng hạn, giữa những người mua và những người
bán khác nhau có thể thiết lập nên rất nhiều những quan
hệ mua bán cụ thể với những đặc điểm riêng của từng mối
quan hệ, song tất cả những quan hệ giữa người mua và
ngưòi bán đểu phải tuân theo các quy tắc có tính chất
chung đã được quy định trong pháp luật dân sự. về vấn đề
này, theo V.I.Lênin thì: bất cứ quyền nào cũng đểu có
nghĩa là áp dụng một tiêu chuẩn duy nhất cho những
người khác nhau, cho những người thật ra thì không giống
nhau và cũng không ngang nhau.
Tuy nhiên, tính chất chung của các quy phạm pháp
luật khác nhau thì khác nhau. Chẳng hạn, quy phạim
pháp luật Hiến pháp thì có liên quan đến mọi tổ chức wà
cá nhân trong đất nưốc, nhưng quy phạm pháp luật lao
động thì chỉ liên quan đến những người quản lý, sử dụmg
lao động và những người lao động...
Quy phạm pháp luật có thể tác động nhiều lần v à
trong thòi gian tương đối dài cho đến khi nó m ất hiệu

lực. Nó được sử dụng trong tất cả mọi trường hợp klẾn
xuất hiện những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) đìã
được dự liệu.

332



- Quy phạm pháp luật là công cụ điểu chỉnh quan hệ
xã hội, mà nội dung của nó thường th ể hiện hai mặt là cho
phép và bắt buộc , nghĩa là, quy phạm pháp luật là quy tắc
xử sự trong đó chỉ ra các quyển và nghĩa vụ pháp lý của
các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Là
công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội trong quy phạm pháp
luật thường chứa đựng những chỉ dẫn vể khả năng và các
phạm vi có thể xử sự, cũng như những nghĩa vụ của các
bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điểu chỉnh. Các quyển
và nghĩa vụ được quy phạm pháp luật dự liệu cho các chủ
thể tham gia quan hệ mà nó điều chỉnh luôn có sự liên hệ
mật
• thiết với nhau. Hình thức,7 tính chất của sự♦ liên hệ♦ đó
do Nhà nước xác định phụ thuộc vào tính chầt của chính
quan hệ xã hội đó. Vì vậy, trong cơ chế điều chỉnh pháp
luật quy phạm pháp luật có vai trò thực hiện chức năng
thông báo của Nhà nưốc đến các chủ thể tham gia quan hệ
xã hội vể nội dung ý chí, mong muốn của Nhà nước để họ
biết được cái gì có thể làm, cái gì không được làm, cái gì
phải làm, cái gì phải tránh không làm trong những hoàn
cảnh, điểu kiện nhất định nào đó...
- Quy phạm pháp luật có tính hệ thống: Mỗi quy phạm
pháp luật không tồn tại và tác động một cách biệt lập,
riêng rẽ, mà giữa chúng luôn có sự liên hệ mật thiết và
thống nhất với nhau tạo nên những chỉnh thể (hệ thống)
lớn nhỏ khác nhau cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quy phạm pháp luật của các nhà nước đương đại chủ yếu


là quy phạm pháp luật thành văn, chúng được chứa đựng
trong các văn bản quy phạm pháp luật. Số lượng của
chúng ngày một nhiều hơn và phạm vi các đối tượng mà
333


chúng tác động ngày càng rộng hơn, trật tự ban hành, áp
dụng và bảo vệ chúng ngày càng dân chủ với sự tham gia
của đông đảo các thành viên trong xã hội. Nội dung của
quy phạm pháp luật ngày càng trở nên chính xác, chặt
chẽ, rõ ràng, thống nhất và có tính khả thi cao.
Phản ánh sự phát triển năng động của xã hội các quy
phạm pháp luật luôn có sự thay đổi cùng với sự thay đổi
vể kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... của đất nước ở mỗi
thòi kỳ phát triển, nên chúng có thể bị hủy bỏ, sửa đổi
hoặc bổ sung trong quá trình hoạt động pháp luật của
Nhà nưóc.
Tóm lại, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung
do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện đ ể điều
chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và mục đích
mong muốn.
Các quy phạm pháp luật có thể là những quy tắc xử sự
của công dân, của những người có chức vụ, quyển hạn, là
những quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước, về địa vị pháp lý của các đoàn thể, tổ chức quần
chúng và các chủ thể pháp luật khác.

14.2. Cấu trúc của quy phạm pháp luật
Về cấu trúc của quy phạm pháp luật, trong khoa học
pháp lý chưa có được sự thống nhất về mặt lý luận. Hiện

tại, còn tồn tại những quan điểm khác nhau về vấn để
này: Một số ngưòi cho rằng, quy phạm pháp luật có ba bộ

phận là giả định, quy định và chế tài; số khác lại cho rằng,
quy phạm pháp luật chỉ có hai bộ phận là giả định và quy
định hoặc giả định và chế tài; hoặc phần quy tắc và phần
334


bảo đảm... Sở dĩ tồn tại nhiều quan điểm khác nhau vể
cấu trúc của quy phạm pháp luật như vậy là vì các nhà
làm luật có quá nhiêu những cách thức thể hiện chúng.
Củng như các quy phạm xã hội khác, quy phạm pháp
luật chứa trong nó những câu hỏi: Ai (tổ chức, cá nhân
nào)? Trong tình huống nào (khi nào) thì sẽ xử sự ra sao?
Từ đó cho thấy, quy phạm pháp luật có các bộ phận cấu
thành gồm: Bộ phận giả định và bộ phận chỉ dẫn.
14.2.1.
G iả đ in h : là bộ p h ậ n của quy phạm pháp
luật trong đó nêu ra những tình huống (hoàn cảnh, điều
kiện) có thể xảy ra trong đòi sống xã hội mà quy phạm
pháp luật sẽ tác động đối với những chủ thể (tổ chức, cá
nhân) nhất định, nói cách khác, giả định nêu lên phạm vi
tác động của quy phạm pháp luật: quy phạm pháp luật sẽ
tác động đối với cá nhân hay tổ chức nào? trong những
hoàn cảnh, điều kiện nào? về thời gian và không gian.
Chẳng hạn, “Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc
lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hoà bình
hoặc vì sự nghiệp khoa học m à bị bức h ại thì được nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét việc

cho cư trú”. Bộ phận giả định của quy phạm này là:
‘‘Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc,
vi chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hoà bình hoặc vì sự
nghiệp khoa học m à bị bức h ạ i”.
Những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) được nêu ra
trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật là vô cùng
phong phú. Đó có thể là những sự kiện: liên quan đến
hành vi của con người (tham gia giao thông, côi ý gầy
thương tích cho người khác...); liên quan đến sự kiện
335


(thiên tai, sự sinh, tử...); liên quan đến thời gian (trước
hay sau cách mạng...); liên quan đến không gian (miền núi
hay đồng bằng...), vể điều kiện có thể là: điều kiện về thời
gian (trước, trong hoặc sau một khoảng thời gian nào đó
như trong thời gian bảo hành sản phẩm...); điều kiện về
không gian (địa điểm xảy ra sự kiện như nơi tội phạm xảy
ra...); điều kiện vể chủ thể (độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn
giáo, quốc tịch hoặc những đặc tính cá nhân khác như tàn
tật, ốm đau, trạng thái thần kinh...) và rất nhiều những
điểu kiện khác như không nơi nương tựa, điều kiện cứu
giúp người khác khi họ đang bị nguy hiểm đến tính
mạng... tuỳ theo hoàn cảnh mà Nhà nước quy định về điều
kiện đối với chủ thể.
Như vậy, bộ phận giả định của quy phạm pháp luật
trả lòi cho câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào? trong những
hoàn cảnh, điều kiện nào? Thông qua bộ phận giả định
của quy phạm pháp luật, chúng ta biết được tổ chức, cá
nhân nào? khi ở vào những hoàn cảnh, điểu kiện nào? thì

chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó. Việc xác
định tổ chức, cá nhân nào và những hoàn cảnh, điều kiện
nào để tác động là phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước.
Những chủ thể, hoàn cảnh, điểu kiện nêu trong bộ
phận giả định của quy phạm pháp luật phải rõ ràng,
chính xác, sát với tình hình thực tế, tránh tình trạng nêu
mập mờ, khó hiểu, dẫn đến khả năng không thể hiểu được
hoặc hiểu sai lệch nội dung của quy phạm pháp luật.
Trong bộ phận giả định, nêu phạm vi tác động của quy
phạm pháp luật, do vậy, khi xây dựng pháp luật cần phải
dự kiến được tới mức tối đa những tình huống có thể xảy
336


ra trong đòi sống thực tế mà trong đó quan hệ xã hội cần
phải được điểu chỉnh bằng pháp luật. Có làm được như
vậy thì những thiếu sót, những "lỗ hổng" trong pháp luật
mới có thể giảm bốt và hạn chế được việc áp dụng pháp
luật tương tự. Các tổ chức, cá nhân khi thực hiện pháp
luật, đặc biệt là khi áp dụng pháp luật cần phải nhận thức
thật chính xác xem chủ thể nào chịu sự tác động của quy
phạm pháp luật đó.
Giả định của quy phạm pháp luật có thể giản đơn (chỉ
nêu một hoàn cảnh, điểu kiện). Ví dụ: "Công dân có nghĩa
vụ đóng thu ế và lao động công ích theo quy định của pháp
luật" hoặc có thể phức tạp (nêu nhiều hoàn cảnh, điều
kiện). Ví dụ: "Người nào thấy người khác đang ở trong
tinh trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà
không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt

tù từ ba tháng đến hai năm".
Những hoàn cảnh, điểu kiện và chủ thể được nêu
trong bộ phận giả định các quy phạm pháp luật có thể
được nêu theo cách liệt kê (kể tên tất cả các tình huống có
thể xảy ra. Chẳng hạn, “Nghiêm cấm người điều khiển các
loại xe trong các trường hợp sau đây: a) Do tình trạng sức
khoẻ không tự chủ điều khiển được tốc độ xe; b) Người lái
xe đang điều khiển xe trên đường m à trong máu có nồng
độ cồn, rượu, bia vượt quá 80m m g/100m m l máu hoặc

40m m gl 1 lít k h í thở và các chất kích thích khác; c) Không
có đủ giấy tờ đã quy định..."), nhưng cũng có thể được nêu
theo cách loại trừ (loại trừ những chủ thể hoặc những
trường hợp không chịu sự tác động của quy phạm. Chẳng
337


hạn, “Toà án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử
kín đ ể giữ gìn bí mật nhà nước hoặc thuần phong mỹ tục
của dân tộc”).
Gíả định của quy phạm pháp luật có thể thay đổi do sự
thay đổi của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội... của
đất nước hoặc sự thay đổi của các quan điểm chính trị pháp lý của Nhà nưốc và sự nhận thức của những người có
liên quan tối quá trình xây dựng pháp luật của đất nưốc.
14.2.2.
C hỉ dẫru là bộ phận của quy phạm pháp luật
nêu lên những mệnh lệnh, chỉ dẫn của Nhà nước cho các
chủ thể gặp phải những tình huống đã nêu ở bộ phận giả
định của quy phạm pháp luật.
Bộ phận chỉ dẫn của quy phạm pháp luật được coi là

phần cốt lõi của quy phạm, nó biểu hiện ý chí của Nhà
nước đối vôi các tổ chức hay cá nhân ỏ vào những tình
huống đã được nêu trong bộ phận giả định của quy phạm.
Bộ phận chỉ dẫn thường nêu ra những mệnh lệnh, chỉ dẫn
ở dạng: Được, có... (những hành vi được phép thực hiện);
phải, thì... (những hành vi buộc phải thực hiện); cấm,
không được... (những hành vi không được phép thực hiện).
Bộ phận chỉ dẫn của quy phạm pháp luật có tác dụng
đưa ra những mệnh lệnh, chỉ dẫn của nhà nước cho các
chủ thể để họ biết cách xử sự sao cho phù hợp vối ý chí của
Nhà nước. Nói cách khác, thông qua bộ phận chỉ dẫn, các
tổ chức và cá nhân mới biết được là nếu như gặp những
tình huống đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm
pháp luật thì họ phải làm gì? được hoặc không được làm
gì? Vì vậy, mức độ chính xác, chặt chẽ, rõ ràng của các
mệnh lệnh, chỉ dẫn được nêu trong bộ phận quy định của
338


quy phạm pháp luật là một trong những bảo đảm nguyên
tắc pháp chế trong hoạt động của các chủ thể pháp luật.
Những mệnh lệnh, chỉ dẫn được nêu ra trong bộ phận
chỉ dẫn của quy phạm pháp luật có thể được chia ra thành
hai loại:
a)
Nhóm thứ nhất là những chỉ dẫn cho các chủ thể đã
được nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật
khi họ gặp những tình huống đã được quy phạm dự liệu.
Những mệnh lệnh, chỉ dẫn loại này trước đây theo
quan niệm truyền thống gọi là bộ phận “quy định” của quy

phạm pháp luật, chúng thường trả lồi cho câu hỏi: Tổ
chức, cá nhân khi ở vào những tình huống đã nêu ở bộ
phận giả định của quy phạm phải làm gì? được làm gì?
không được làm gì? thậm chí là làm như thế nào?
Bộ phận chỉ dẫn của quy phạm pháp luật thường nêu
ra các quyển mà các chủ thể được hưởng hoặc các nghĩa vụ
pháp lý mà họ phải thực hiện, mặc dù không phải khí nào
thuật ngữ quyền và nghĩa vụ cũng được trực tiếp thể hiện
trong lời văn của quy phạm. Ví dụ: "Công dân có nghĩa vụ
đóng thu ế và lao động công ích theo quy định của pháp
luật". Trong quy phạm này bộ phận chỉ dẫn (phải làm gì?)
là: “có nghĩa vụ đóng thu ế và lao động công ích theo quy
định của pháp luật"; hoặc “Công dân có quyền tự do kinh
doanh theo quy định của pháp luật". Bộ phận chỉ dẫn của
quy phạm này (được làm gì?) là: “có quyền tự do kinh
doanh theo quy định của pháp luật"; hoặc "Không có sự
đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không
họp, không có sự đồng ý của ủy ban thường vụ Quốic hội
thì không được bắt giam , truy tố đại biểu Quốc hội và
m

339


không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu
Quốc hội...”. Bộ phận chỉ dẫn của quy phạm này (không
được làm gì?) là: "Không được bắt giam , truy tô' đại biểu
Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của
đại biểu Quốc hội”-, hoặc “Trong trường hợp pháp luật
không quy định và các bên không có thoả thuận, thì có th ể

áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật,
nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định
trong Bộ luật này”. Bộ phận chỉ dẫn của quy phạm này
(làm như thế nào?) là: “thì có th ể áp dụng tập quán hoặc
quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái
với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này".
Những mệnh lệnh, chỉ dẫn của Nhà nước trong bộ
phận chỉ dẫn của quy phạm pháp luật có thể chỉ nêu một
cách xử sự và các chủ thể buộc phải thực hiện mà không
có sự lựa chọn. Chẳng hạn, "Việc quyết định giao đất đang
có người sử dụng cho người khác chỉ được tiên hành sau
khi có quyết định thu hồi đất đó" hoặc có thể nêu ra hai
hoặc nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể có thể lựa chọn
cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách đã nêu.
Chẳng hạn, "Việc kết hôn ph ải do úy ban nhân dân cơ sở
nơi thường trú của bên nam hoặc bên nữ công nhận và ghi
vào s ổ đăng ký kết hôn theo đúng thủ tục do N hà nước quy
định. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị
pháp lý". Trong trường hợp này, các chủ thể tham gia
quan hệ hôn nhân có thể lựa chọn việc đăng ký kết hôn tại
Uỷ ban nhân dân nơi thường trú của bên nam hoặc bên nữ
đểu được cả. Trong một số trường hợp khác, Nhà nưốc còn
cho phép các chủ thể có thể tự thoả thuận trong việc xác
340


định quyển và nghĩa vụ của nhau, đồng thời, cũng nêu ra
cách xử sự buộc các chủ thể phải tuân theo trong trường
hợp không thể thoả thuận được với nhau. Chẳng hạn,
“C hất lượng của vật mua bán do các bên thoả thuận... Khi

các bên không có thoả thuận và pháp luật không có quy
định về chất lượng thì chất lượng của vật mua bán được
xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng trung bình
của vật cùng loại"...
b)
Nhóm thứ hai là những chỉ dẫn nêu lên các biện
pháp tác động mà các chủ thể có thẩm quyền có thể áp
dụng đối với các chủ thể đã được nêu trong bộ phận giả
định của quy phạm pháp luật.
Những chỉ dẫn loại này thường trả lời cho câu hỏi: Khi
gặp những tình huống đã nêu ở bộ phận giả định của quy
phạm pháp luật thì các chủ thể có thẩm quyển có thể áp
dụng những biện pháp gì đối với các chủ thể đã được nêu ỏ
bộ phận giả định của quy phạm pháp luật? Còn đối với các
chủ thể đã được nêu ở bộ phận giả định của quy phạm
pháp luật thì thông qua phần biện pháp tác động Nhà
nước gián tiếp thông báo hoặc cảnh báo cho họ là nếu như
họ ỏ vào những tình huống đã nêu ở bộ phận giả định của
quy phạm pháp luật thì họ có thể được khen thưởng hoặc
phải chịu những hậu quả bất lợi, bị trừng phạt... như thế
nào. Từ những thông tin trên, các tổ chức, cá nhân sẽ biết
được cái gì nên làm, cái gì không nên làm, cái gì nên
tránh, đồng thời có thể giám sát các chủ thể có thẩm
quyển xem họ áp dụng pháp luật có đúng không. Các biện
pháp mà Nhà nưóc nêu ra trong bộ phận chỉ dẫn của quy
phạm pháp luật để áp dụng rất đa dạng, đó có thể là:
341


- C hế tài là biện pháp cưỡng chế có liên quan tới trách

nhiệm pháp lý để áp dụng đối với các chủ thể vi phạm
pháp luật. Chẩng hạn, "Người nào đối xử tàn ác, thường
xuyên ức hiếp, ngược đ ãi hoặc làm nhục người lệ thuộc
mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến
bảy năm". Bộ phận giả định nêu chủ thể chịu sự tác động
của quy phạm này là: "Người nào đối xử tàn ác, thường
xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc
minh làm người đó tự sát". Bộ phận biện pháp tác động
(chế tài) mà Nhà nước chỉ dẫn cho chủ thể có thẩm quyền
áp dụng đối với chủ thể đã thực hiện hành vi nêu ở bộ
phận giả định của quy phạm là: "phạt tù từ h ai năm đến
bảy năm". Chế tài là một trong những biện pháp quan
trọng để bảo đảm cho các quy định (những đòi hỏi, yêu
cầu) của pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Do vậy,
nếu các biện pháp trong chế tài được quy định không phù
hợp (quá nặng hoặc quá nhẹ...) thì tác dụng răn đe, trừng
phạt của chúng sẽ có thể kém hiệu quả. Các biện pháp
cưõng chế (chế tài) gồm có: C hế tài hình sự; c h ế tài hành
chính; c h ế tài kỷ luật; c h ế tài dân sự...
- Các biện pháp gây hậu quả bất lợi cho chủ thể nhưng
không liên quan đến trách nhiệm pháp lý.
- Các biện pháp khen thưởng mang tính khuyến khích
về lợi ích vật chất, tinh thần hoặc các lợi ích khác để động
viên các tổ chức, cá nhân thực hiện pháp luật nghiêm
minh, thực hiện những hành vi có ích cho Nhà nước và xã
hội. Chẳng hạn, “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích
trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công
trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho N hà nước, tổ chức, cá
342



nhân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật”.
Biện pháp tác động được Nhà nước chỉ dẫn cho chủ thể có
thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể đã nêu ở bộ phận giả
định của quy phạm là: "khen thưởng theo quy định của
pháp luật".
Các biện pháp mang tính hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều
kiện đối với một số tổ chức, cá nhân rơi vào tình huống
(hoàn cảnh, điểu kiện) khó khăn cần giúp đõ.
Bộ phận chỉ dẫn của quy phạm có thể quy định chính
xác, cụ thể biện pháp sẽ áp dụng đối với chủ thể, nhưng
cũng có thể không quy định các biện pháp áp dụng một
cách dứt khoát hoặc chỉ quy định mức thấp nhất và mức
cao nhất của biện pháp tác động. Chẳng hạn, “Người nào
c ố ý gây thương tích hoặc gây tổn h ại cho sức khoẻ của
người khác m à tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn
đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng... thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến
hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm ”. Biện
pháp dự kiến để áp dụng nêu trong bộ phận biện pháp tác
động bao gồm: phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến
hai năm, phạt tù từ ba tháng đến một năm. Việc áp dụng
biện pháp nào? mức độ bao nhiêu là do chủ thể có thẩm
quyển áp dụng lựa chọn cho phù hợp với hoàn cảnh, điều
kiện cụ thể của vụ việc cần áp dụng.
14.3. Những cách thức thể hiện quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật được biểu đạt trong các 'quy
định của nguồn luật. Các quy định của nguồn luật (gọi
chung là điểu luật) chỉ là hình thức biểu đạt của quy
343



phạm pháp luật (quy phạm là nội dung, điểu luật là hình
thức thể hiện).
Để bảo đảm tính lôgích, chặt chẽ thông thường, quy
phạm pháp luật được thể hiện theo một kết cấu là: Nếu tổ
chức hay cá nhân nào đó ở vào những tình huống (hoàn
cảnh, điều kiện) nào đó (giả định), thì được (không được)
phép hay buộc phải xử sự theo một cách thức nhất định nào
đó (chỉ dẫn); Hoặc nếu tổ chức hay cá nhân nào đó ở vào
những tình huốhg (hoàn cảnh, điều kiện) nào đó (giả định),
thì các chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng những biện
pháp nào đối với họ (chỉ dẫn). Tuy nhiên trong thực tế, việc
thể hiện quy phạm pháp luật trong các điều của pháp luật
hết sức phong phú, đa dạng nên giữa quy phạm pháp luật
và điều luật không phải khi nào củng trùng nhau:
- Có thể trình bày một q u y phạm pháp luật trong một
điều luật (lúc này thì quy phạm pháp luật trùng với điều
luật). Song cũng có thể trình bày nhiều quy phạm pháp
luật trong cùng một điểu luật. Cách thức trình bày này
thường liên quan đến các quy phạm pháp luật có nội dung
tương tự như nhau hoặc cùng liên quan đến một vấn đề.
Cách trình bày như thế sẽ tiện lợi cho việc 80 sánh và
nhận thức nội dung các quy phạm pháp luật đó. Trong
trường hợp này, mỗi phần, mỗi khoản của điểu luật được
coi là một quy phạm pháp luật độc lập. Hoặc trình bày
một quy phạm pháp luật trong nhiều điều luật khác nhau
của cùng một văn bản hoặc ở các văn bản quy phạm pháp
luật khác nhau.
- Trật tự trình bày các bộ phận của quy phạm pháp

luật trong điều luật có thể thay đổi chứ không nhất thiết
344


cứ phải trình bày đầu tiên là bộ phận giả định rồi sau mdi
tới bộ phận chỉ dẫn.
- C ó thể t r ì n h bày đầy đ ủ các b ộ phận của q u y phạm
pháp luật trong một điều luật nhưng cũng có trường hợp
một bộ phận nào đó của quy phạm lại được giới thiệu (viện
dẫn) ở các điều, khoản khác trong cùng văn bản quy phạm
pháp luật đó hoặc ở các văn bản quy phạm pháp luật khác
quy định vể vấn để đó. Do vậy, có trường hợp một số quy
phạm pháp luật có thể có chung một bộ phận như chung
giả định hoặc chế tài...
Ngoài ra, còn có nhiều cách trình bày khác về quy
phạm pháp luật, tuy nhiên, các cách trình bày dù khác
nhau đến đâu thì chúng cũng đều thể hiện một mô hình
chung là: "nếu... thì...".

14.4. Phân ỉoại quy phạm pháp luật
Có rất nhiều loại quy phạm pháp luật và cũng có rất
nhiều cách để phân chia chúng:
- Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp
điều chỉnh, pháp luật có thể phân chia các quy phạm pháp
luật thành các nhóm lớn như ngành luật (quy phạm pháp
luật hình sự, quy phạm pháp luật hành chính...). Với cách
tiếp cận này còn có thể chia các quy phạm pháp luật
thành những nhóm nhỏ hơn như phân ngành luật, chế
định pháp luật...
- Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật, có thể

chia quy phạm pháp luật thành quy phạm pháp luật điểu
chỉnh và quy phạm pháp luật bảo vệ:
+ Quy phạm pháp luật điều chỉnh có nội dung trực
tiếp điều chỉnh hành vi của con người và hoạt động của
345


các tổ chức (quy định thẩm quyển của cd quan nhà nước,
địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội và những quyển,
nghĩa vụ của các cá nhân);
+ Quy phạm pháp luật bảo vệ có nội dung xác định cốc
biện pháp cưõng chế mà Nhà nước cho phép áp dụng đôì
với các chủ thể thực hiện không đúng các quy định pháp
luật, vi phạm pháp luật.
- Phụ thuộc vào hình thức mệnh lệnh nêu trong bộ
phận chỉ dẫn của quy phạm pháp luật có thể chia quy
phạm pháp luật thành quy phạm pháp luật dứt khoát,
quy phạm pháp luật không dứt khoát và quy phạm pháp
luật hướng dẫn:
+ Quy phạm pháp luật dứt khoất có bộ phận chỉ dẫn
chỉ nêu ra một cách xử sự rõ ràng, chặt chẽ;
+ Quy phạm pháp luật không dứt khoát có bộ phận chỉ
dẫn nêu ra hai hoặc nhiểu cách xử sự và cho phép chủ thể
lựa chọn cho mình một cách xử sự từ những cách đã nêu;
+ Quy phạm pháp luật hướng dẫn có bộ phận chỉ dẫn
nêu ra những khuyên nhủ, hưống dẫn các chủ thể tự giải
quyết một số công việc nhất định.
- Phụ thuộc vào cách thức xử sự được thể hiện trong bộ
phận chỉ dẫn của quy phạm pháp luật có thể chia quy
phạm pháp luật thành quy phạm pháp luật bắt buộc, quy

phạm pháp luật cấm và quy phạm pháp luật cho phép:
+ Quy phạm pháp luật bắt buộc có bộ phận chỉ dẫn
buộc chủ thể nghĩa vụ phải thực hiện một 8Ố hành vi có lợi

nhất định.
+' Quỵ phạm pháp luật cấm có bộ phận chỉ dẫn cấm
chủ thể không được thực hiện một số hành vi nhất định.
346


+ Quy phạm pháp luật cho phép có bộ phận chỉ dẫn cho
phép chủ thể khả năng tự xử sự theo cách thức nhất định.
- Căn cứ vào nội dung, tác dụng của quy phạm pháp
luật có thể chia các quy phạm pháp luật thành quy phạm
nội dung và quy phạm hình thức.
+ Quy phạm ph áp luật nội dung là quy phạm xác
định các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm của các chủ
thể pháp luật.
+ Quy phạm pháp luật hình thức là quy phạm xác
định trình tự, thủ tục để các chủ thể thực hiện các quyền,
nghĩa vụ pháp lý của mình hay tiến hành áp dụng pháp
luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý .
- Ngoài ra, còn có nhiều cách phân chia khác nữa đối
với các quy phạm pháp luật tuỳ theo cách tiếp cận và mục
đích tìm hiểu, nghiên cứu của chủ thể.

347


Chương 15

XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT


*

15.1. Xây dựng pháp luật
15.1.1. Khái niệm xây d ự n g pháp luật:
Xây dựng pháp luật là một trong những hoạt động cơ
bản, không thể thiếu của bất kỳ Nhà nưốc nào. Để tổ chức
và quản lý các lĩnh vực quan trọng khác nhau của đời sống
xã hội được tốt thì Nhà nước phải tiến hành xây dựng một
hệ thống pháp luật hoàn chỉnh làm cơ sở pháp lý cho việc
tổ chức và hoạt động của các cơ quan, nhân viên nhà nước,
các tổ chức xã hội khác và sự ứng xử của các cá nhân trong
toàn xã hội. Ngày nay, pháp luật không chỉ giới hạn phạm
vi tác động trong từng quốc gia mà còn mở rộng phạm vi
tác động lên các mối quan hệ quốc tế, giữa các quốc gia,
dân tộc và các tổ chức quốc tế. Điểu này càng làm tăng
thêm vai trò, mục đích ý nghla của hoạt động xây dựng
pháp ỉuật.
Xây dựng pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình
điểu chỉnh pháp luật nhằm mục đích trật tự hoá và định
hướng sự phát triển đối với các quan hệ xã hội cho phù
hợp mong muốn để ra của Nhà nước và xã hội. Thông qua
348


hoạt động xây dựng pháp luật, các quy định pháp luật
được ban hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ cho phù hợp với nhu

cầu điều chỉnh pháp luật đối vối các quan hệ xã hội. Xây
dựng, hoàn thiện pháp luật phải được tiến hành một cách
thường xuyên, liên tục, biến những đòi hỏi, những quy
luật khách quan thành những quy tắc xử sự mang tính
bắt buộc chung để củng cố Nhà nưốc, xây dựng nền kinh
tê, văn hoá và xã hội đáp ứng nhu cầu ổn định và phát
triển bển vững đất nước.
Xây dựng pháp luật được hiểu là hoạt động đưa ý chí
nhà nước, ý chí của lực lượng thống trị xã hội lên thành
pháp luật và là một trong những hình thức chính của việc
thể hiện và thực hiện quyền lực nhà nước trong thực tiễn.
Do vậy, xây dựng pháp luật là một hình thức pháp lý cơ
bản để thực hiện chức năng nhà nưốc, được tiến hành
thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyển. Hoạt động ban hành pháp luật có thể được thực
hiện bằng cách: Nhà nước phê chuẩn các quy tắc như tập
quán, đạo đức... đã có sẵn trong xã hội thành pháp luật,
hoặc Nhà nước tự mình ban hành ra các văn bản quy
phạm pháp luật, tạo ra các nguồn luật từ hoạt động thực
tiễn của các cơ quan hành chính và tư pháp trong việc giải
quyết những vụ việc cụ thể. Nhà nước cũng có thể cùng với
các tổ chức xã hội ban hành những văn bản quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một sô' lĩnh
vực nhất định. Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động xây
dựng pháp luật của các nhà nưốc chủ yếu tập trung vào
việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Hoạt
động xây dựng pháp luật của Nhà nước cũng thể hiện môì
349



quan hệ gắn bó mật thiết giữa Nhà nước và pháp luật đó
là pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện,
chỉ nhà nưốc mới có thể ban hành một hệ thống pháp luật
thống nhất để điểu chỉnh một cách hiệu quả các quan hệ
xã hội.
Xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính chất sáng
tạo, là quá trình nhận thức các quy luật vận động, phát
triển của các quan hệ xã hội, tầm quan trọng của chúng
trên cơ sỏ đó, tạo ra các quy tắc xử sự điểu chỉnh chúng
cho phù hợp với yêu cầu của các quy luật khách quan vì lợi
ích của Nhà nước và xã hội. Trong quá trình ban hành
pháp luật, còn đòi hỏi nhà làm luật phải dự liệu trước
những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong tương lai
để có thể đặt ra các quy phạm pháp luật đáp ứng nhu cầu
phát triển lâu dài, ổn định, bển vững của đất nưổc.
Ban hành quy định pháp luật là hoạt động mang tính
tổ chức rất chặt chẽ, được diễn ra theo các quy trình nhất
định với những nội dung cơ bản là: Thứ nhất, làm sáng tỏ
những nhu cầu về sự cần thiết của việc điểu chỉnh bằng
pháp luật đối với các quan hệ xã hội, xác^địẢh đối tượng,
phạm vi và phương pháp điểu chỉnh của pháp luật; Thứ
hai, công nghệ sáng tạo ra các quy định pháp luật (soạn
thảo, thảo luận và thông qua... quy định pháp luật). Các
nhà nước có những quy định rất chặt chẽ trong pháp luật
(Hiến pháp, trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật, trong luật về tổ chức bộ máy nhà nước...) về thẩm
quyền, về tên gọi, về nội dung, nguyên tắc và trình tự, thủ
tục ban hành đối với từng loại hình thức pháp luật nhất
định. Tất cả những quy định trên đều có tác dụng trong
350



việc bảo đảm cho các quy định pháp luật được ban hành có
chất lượng, mang tính khoa học, thể hiện được đầy đủ ý
chí nhà nước và phát huy được hiệu lực trên thực tế.
Như vậy, xây dựng pháp luật là một quá trình hoạt
động vô cùng quan trọng, phức hợp bao gồm rất nhiều các
hoạt động k ế tiếp nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, do nhiều
tổ chức và cá nhân có vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn
khác nhau cùng tiến hành, nhằm chuyển hoá ý chí nhà
nước thành những quy định pháp luật dựa trên những
nguyên tắc nhất định và được th ể hiện dưới những hình
thức pháp lý nhất định mà chủ yếu là văn bản quy phạm
pháp luật.
Xây dựng pháp luật theo nghĩa hẹp thì chỉ bao gồm
hoạt động ban hành pháp luật của các cơ quan nhà nước,
nhà chức trách có thẩm quyền, còn theo nghĩa rộng thì
bao gồm tất cả những hoạt động (của cả Nhà nước và xã
hội) có liên quan đến việc ban hành pháp luật.

15.1.2.
N hững nguyên tắc cơ bản của hoạt động
xây d ự n g pháp luật:
Nguyên tắc xây dựng pháp luật là những tư tưởng chỉ
đạo phản ánh khái quát những sự việc khách quan liên
quan tới quá trình "nâng" ý chí nhà nước lên thành pháp
luật. Đây là những cơ sở quan trọng của toàn bộ quá trình
xây dựng pháp luật, đòi hỏi tất cả các chủ thể tham gia
vào quá trình ban hành, sửa đổi hay bãi bỏ các quy phạm
pháp luật phải nghiêm chỉnh tuân theo. Các nguyên tắc

đó xuất phát từ thực tế khách quan và từ đường lối chính
trị của đất nưốc. Chúng bảo đảm việc thực hiện đầy đủ ý
351


chí và lợi ích của Nhà nước trong các quy phạm pháp luật.
Muốn đạt hiệu quả cao trong xây dựng pháp luật đòi hỏi
phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của đảng cầm
quyền: Nguyên tắc này là cơ sở bảo đảm sự lãnh đạo của
đảng đối với nhà nước và xã hội. Trong xã hội hiện đại,
nhà nước nào cũng được lãnh đạo bởi một đảng hay một
liên minh các đảng nhất định. Đường lối chính sách của
đảng cầm quyển luôn giữ vai trò chì đạo đối với nội dung,
phương hướng xây dựng pháp luật-của Nhà nước.
*
Nguyên tắc khách quan: Quá trình xây dựng pháp
luật phải phản ánh được những yêu cầu khách quan về sự
cần thiết phải điểu chỉnh các quan hệ xã hội nhất định.
Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật phải phù
hợp với các quy luật khách quan là cơ sỏ để phát huy vai
trò tích cực của pháp luật đối với đòi sống xã hội.
- Nguyên tắc khoa học: Nguyên tắc này không chỉ đòi
hỏi đối với nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật
mà còn đòi hỏi đối với cả hình thức thể hiện của chúng, v ề
nội dung, các quy định pháp luật phải được xây dựng trên
cơ sở những thành tựu khoa học mới nhất, về hình thức bô'
cục, cấu trúc, cách thức trình bày các quy phạm pháp luật,
văn bản pháp luật... phải mang tính khoa học. Xây dựng
pháp ỉuật trên cơ sỏ khoa học chính ỉà điều kiện để bảo

đảm hiệu lực và hiệu quả thực tế của các văn bản, quy
phạm pháp luật.
- Nguyên tắc dân chủ: Nguyên tắc này bảo đảm sự
tham gia của đông đảo các tầng ỉốp nhân dân vào hoạt
động xây dựng pháp luật nhằm làm cho pháp ỉuật thể
352


hiện được ý chí, nguyện vọng của các thành viên trong xã
hội. Mặt khác, nó cho phép có thể phát huy được trí tuệ
của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội vào hoạt
động xây dựng pháp luật, đồng thòi cũng góp phần nâng
cao hơn ý thức pháp luật của nhân dân.
- Nguyên tắc p h áp chế: Để bảo đảm các văn bản quy
phạm pháp luật khi đã được ban hành có giá trị pháp lý,
thì các văn bản đó phải được ban hành đúng thẩm quyền,
đúng trình tự thủ tục về nội dung cũng như hình thức.
Mặt khác, nguyên tắc pháp chê còn đòi hỏi các văn bản
quy phạm pháp luật phải thống nhất với nhau không mâu
thuẫn chồng chéo, trong đó phải tôn trọng tính tối cao của
Hiến pháp và luật (mọi văn bản pháp luật khác phải phù
hợp với Hiến pháp).
- Nguyên tắc bảo đảm sự hài hoà về lợi ích giữa các lực
lượng xã hội: Việc bảo đảm hài hoà về lợi ích giữa các lực
lượng xã hội sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện
pháp luật, bảo đảm sự thống nhất ý chí và lợi ích cơ bản
giữa các lực lượng xã hội, làm cho xã hội ổn định, đoàn kết
và phát triển bền vững.

15.1.3.

pháp luật:

Các gia i đoạn của quá trình xây dựng

Xây dựng pháp luật là một hiện tượng xã hội, một
hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động kỹ thuật phức tạp,
một quy trình công nghệ bao gồm nhiểu hoạt động nghiệp
vụ nốỉ tiếp nhau theo nhũng trình tự nhất định. Quá trình
xây dựng pháp luật có thể được phân chia thành các giai
đoạn cơ bản sau:
353


×