Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

thuyết minh bánh ướt diên khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.53 KB, 4 trang )

Ltnn_25 ( Như Ngọc )
Từ lâu, ẩm thực các miền không còn xa lạ mấy với chúng ta, được hình thành và chế
biến với nhiều cách thức khác nhau, tạo nên hương vị ẩm thực đặc trưng khác nhau
cho từng miền. Được mệnh danh là món ăn nổi tiếng trong ẩm thực Nha Trang,
bánh ướt – đặc sản quê hương Diên Khánh được đông đảo du khách biết đến và
trở thành món ngon đáng để thưởng thức khi du lịch đến đây. Với nhiều hàng quán
mở cửa từ sáng sớm đến tận đêm khuya nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, “Phố
bánh ướt” Diên Khánh đã trở thành điểm dừng chân không thể thiếu của du khách
trong các chuyến du lịch đến Nha Trang. Không hoa mỹ mà lại cực kỳ dân dã, giản
dị, bánh ướt Diên Khánh đã trở thành món ngon nổi tiếng làm say lòng du khách.
Một món ăn nổi tiếng của Diên Khánh được bán ở các quán dọc theo Quốc lộ 1A
(đoạn ngang thị trấn), làm thành một dãy phố có tên gọi là bánh ướt Thành hay
bánh ướt Diên Khánh. Đây gần như là một “làng nghề” nổi tiếng gần nửa thế kỷ nay
mà dân địa phương còn gọi là bánh ướt Phú Khánh (theo tên của làng). Theo những
người dân địa phương, thời gian đầu, đoạn đường này chỉ hình thành một vài quán
bánh ướt nhỏ, sau này những quán bánh ướt mọc lên ngày càng nhiều. Thực khách
của phố bánh ướt chủ yếu là khách đi trên các chuyến xe Nam - Bắc, khách du lịch
trong và ngoài nước. Vì vậy mà phố bánh ướt luôn tấp nập người ra vào từ sáng
sớm cho đến tận khuya. Gọi thị trấn Diên Khánh là thị trấn bánh ướt cũng không
sai, bởi vì bất cứ ai đi dọc trên quốc lộ 1A đến địa phận thuộc thị trấn Diên Khánh
đều dễ dàng bắt gặp được những quán bán bánh ướt bên đường.Chính sự mộc
mạc, giản dị từ ngày chính tên gọi đến cả cách chế biến, trình bày đã làm nên cái
hồn cho bánh ướt và chắc chắn sẽ khiến cho mọi người muốn ghé lại khi ngang qua
xứ Trầm Hương. Nguyên liệu chính để làm bánh ướt là bột. Để làm bột, đầu tiên
người làm bánh sẽ lựa chọn ra loại gạo tẻ thật thơm và ngon đem đi vo thật xạch và
xây nhuyễn cho đến khi gạo thành bột mịn. Bột sau khi xay sẽ được trộn với nước
theo tỉ lệ vừa phải và tùy thuộc bí quyết của từng quán để bánh thật mỏng, mềm,
và dẻo mà không bị rách. Có thể pha thêm ít muối cho bánh có vị đậm đà. Không
thể thiếu một chiếc nồi to căng vải mỏng, để hở một lỗ nhỏ cho hơi nóng từ nồi bốc
lên, làm chín bánh. Để bánh ướt có hương vị, bắt buộc người bán phải chuẩn bị mỡ
hành, đậu xanh chín giã nhuyễn, ruốc tôm, nước chấm. Nước chấm có thể là mắm


nước, mắm nêm, mắm ruột, nước cá,… Và tất nhiên để thực khách thật sự bị thu


hút, trên bàn không thể thiếu một dĩa ớt xiêm xanh mướt, nho nhỏ mà cay xé, một
vài tép tỏi trắng ngần thơm nồng, vài miếng chanh vừa cắt còn mọng nước, xoài
xanh bào sợi mỏng. Đảm bảo chưa ăn nhưng bạn đã mãn nhãn rồi.
. Bánh ướt Diên Khánh không quá cầu kỳ, thậm chí có thể nói là vô cùng chân chất
và giản dị bởi bánh được chế biến khá đơn sơ, mộc mạc nhưng có lẽ chính điều này
đã làm nên cái hồn của những đĩa bánh vừa nóng hổi vừa đậm đà hương vị. Vì thế
ít ai biết được rằng, món ăn này được chế biến vô cùng đơn giản. Hình ảnh người
bán bánh ướt Diên Khánh ngồi cạnh chiếc lò bếp nung hấp và tráng bánh rất quen
thuộc với nhiều khách du lịch và người dân Nha Trang. Bên cạnh bếp lò là thau bột
đã pha sẵn, chiếc gáo để múc bột cùng thanh vót để cuốn bánh được làm bằng cật
tre già. Công đoạn hấp và tráng bánh rất quan trọng, đòi hỏi người làm bánh phải
chú ý lửa trong lò đất. Lửa to quá sẽ khiến bánh bị cháy, trong khi lửa nhỏ quá sẽ
làm bánh không chín đều. Vì vậy, người tráng bánh lâu năm chuyên nghiệp thường
biết thêm lửa ( thường đốt bằng vỏ trấu hay củi ) lúc cần thiết.
Bàn tay nhỏ nhắn của cô tráng bánh sẽ múc từng gáo bột nhỏ, đổ trên mặt vải. Nhẹ
nhàng xoay gáo vài vòng như một nghệ sĩ múa. Hơi nước bốc lên từ mặt nồi sẽ
nhanh chóng làm bột dẻo lại. Và thật nhanh tay, người làm bánh úp vung. Chỉ một
hay hai phút thôi là bánh chín. Mở vung, hơi nóng tỏa ra, bánh chín phồng trên mặt
khuôn. Lại bàn tay khéo léo ấy dùng thanh vót tre luồn phía dưới chiếc bánh ướt
mỏng còn đang nóng hổi để lấy bánh ra, xếp gọn gàng vào trong đĩa. Để bánh ướt
có thêm hương vị, khi bánh vừa chín còn đang nóng hổi, người làm bánh sẽ nhanh
tay phủ lên bánh chút hành mỡ xanh mướt béo ngậy, một ít ruốc tôm hồng cam và
đậu xanh vàng ươm giã nhuyễn. Màu sắc tương phản cùng với những gia vị hòa
quyện làm một trong đĩa bánh, tạo nên món bánh ướt Diên Khánh thơm ngon hút
hồn khách du lịch. Và xin mời thực khách thưởng thức nhanh đi nào.
Bánh ướt Diên Khánh phải ăn nóng mới ngon nên khi có khách đến quán, người
bán mới bắt đầu tráng bánh. Đây là cơ hội để du khách nhìn xem cách mà người

chủ quán tạo nên những dĩa bánh ướt thơm ngon và đầy hấp dẫn. Bánh ngon phải
mỏng tang, vừa mềm vừa có độ dai, bóng mượt. Độ ngon và hấp dẫn của bánh còn
phụ thuộc rất nhiều vào nước chấm. Nước mắm phải pha làm sao cho hòa là cả
một nghệ thuật mà hầu hết các chủ cửa hàng nổi tiếng đều giữ kín bí quyết.


Thường bánh ướt sẽ được ăn chung với nước mắm chua ngọt, mắm nêm. Đặc biệt,
một số quán còn chế biến ra món nước mắm chấm đặc trưng cho quán như mắm
ruột làm từ ruột cá ngừ, cá thu hay cá ồ. Một số quán lại có cá kho mẳn để đáp ứng
nhu cầu của từng thực khách. Có quán còn dày công luộc thịt, tôm và xương cá chắt
lấy nước để pha vào mắm cho ngọt thanh hơn. Ngày rằm, mùng một, các quán
bánh ướt có thêm nước tương dành cho người ăn chay. Nước tương ở đây không
phải là xì dầu mà là nước chấm làm từ tương bột đậu nành và mỡ hành được thay
bằng dầu ăn với boa-rô. Chế biến nước tương cũng là một bí quyết, phải dân Thành
chính gốc làm mới ngon. Có thể ăn kèm bánh ướt với chả lụa. Những cuốn chả
được lột ra, cắt dọc bày trên đĩa, phô sắc hồng hồng thật hấp dẫn. Ăn bánh ướt
Diên Khánh thì phải ăn kèm với chả lụa Diên Khánh mới “ hợp gu”.
Còn gì bằng khi gắp một miếng bánh nóng hổi được phủ mỡ hành, ruốc tôm, đậu
xanh chấm nhẹ vào chén nước mắm. Khi miếng bánh ướt đầu tiên được đưa lên
miệng, cũng là lúc hương vị của bánh bắt đầu lan tỏa: vị thơm của bột tôm, vị bùi
của đậu xanh cộng với miếng bánh mềm mượt như lụa khiến bất cứ thực khách
nào cũng mê mẩn. Chưa dừng lại ở đó, vị ngọt của chả, giòn từ giá, hòa quyện lan
tỏa nơi đầu lưỡi. Những hương vị đó mang đến cho thực khách cảm giác trọn vẹn
về một món ăn ngon. Việt kiều về nước thường đến quán bánh ướt để tìm lại một
tuổi thơ, một mảnh hồn quê hương là vì thế.
Bánh ướt Diên Khánh ghi điểm với thực khách không chỉ ở hương vị thơm ngon mà
còn là món ăn có giá thành vô cùng rẻ, khoảng 2.000-3.000 đồng một đĩa. Nhiều du
khách đến đây đều nhận xét món bánh ướt ăn hoài không chán, nên ăn đĩa này
phải ăn liền tiếp đĩa khác, một lúc có thể” đánh bay” đến chục đĩa mới ra về. Đi từ
quốc lộ 1A vào, du khách sẽ không khó tìm được cho mình một quán bánh ướt ưng

ý vì hai bên đường có rất nhiều những quán bán món bánh này. Người dân nơi đây
gọi con đường này là “con đường bánh ướt”. Nào là “Quán bánh ướt Diên Khánh”
nằm ở xã Diên Thạnh. Quán bánh ướt Liên Hoa ở thị trấn Diên Khánh, Quán bánh
ướt Cầu Lùng, quán bánh cô Thanh 237 Lạc Long Quân Thị Trấn ( đối diện UBND Thị
Trấn Diên Khánh)…Và nếu có thời gian, bạn hãy đi về các xã Diên Lạc, Diên An, Diên
Điền… hay bất cứ một vùng ven, nơi đâu cũng có những quán bánh ướt nho nhỏ,
hiền hòa trên những con đường quê rợp bóng mát.


Tuy chỉ là thứ bánh quê dân dã, nhưng với những bí quyết riêng của mình, những
người thợ làm bánh ở Diên Khánh đã “thổi” vào món bánh quê hương ẩm vị độc
đáo.Đến Diên Khánh mà bỏ qua món bánh ướt này thì coi như chưa đến Diên
Khánh đâu nha! Có dịp bạn hãy đến tận nơi đây, ngồi trong bầu không khí của quán
để thưởng thức những chiếc bánh ướt nóng hổi, thơm ngon khiến bạn phải thốt
lên rằng “Ngon quá” mà ăn hết đĩa này đến đĩa khác. Và chính món ăn dân dã ấy đã
khiến du khách xa gần không khỏi thương nhớ sau chuyến du lịch khám phá phố
biển Nha Trang.



×