Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích bài thơ viếng lăng bác của nhà thơ viễn phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.59 KB, 6 trang )

Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Mở bài:
Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn
nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông gắn bó với cuộc
sống và chiến đấu của bà con quê hương trong suốt thời kì chiến tranh. Thơ
Viễn Phương dung dị, cảm xúc sâu lắng, thiết tha, ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc
Nam Bộ và giàu chất mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến
trường. Phong cách ấy được thể hiện đậm nét trong bài thơ Viếng lăng Bác được
Viễn Phương viết năm 1976, khi cùng đoàn miền Nam ra thăm lăng Bác sau
ngày đất nước giải phóng.

Thân bài:
Sự nghiệp giải phóng dân tộc vĩ đại của Bác, vẻ đẹp tâm hồn của Bác, lòng kính
yêu vô hạn của nhân dân đối với Bác đã trở thành cảm hứng cho biết bao nghệ
sĩ sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật bất hủ. Đến sau trong đề tài thơ về Bác
bởi do là người con miền Nam, lại cầm súng ở ngoài tiền tuyến, nhà thơ Viễn
Phương cũng kịp để lại bài thơ Viếng lăng Bác, một tình yêu thiết tha của người
con miền Nam trong ngày viếng lăng Người.

Cảm xúc bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính; niềm tự
hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác.
Đó là tình cảm của người con miền Nam xa xôi dành cho vị cha già dân tộc đã
về nơi vĩnh hằng. Bất cứ ai khi nghĩ về điều đó đều thấy vừa mất mát đi một
phần tâm hồn. Dù là đến muộn khi Bác đã mãi mãi đi xa nhưng Viễn Phương
không kìm nén nổi niềm xúc động của mình. Khởi đầu bài thơ là lời tâm tình
thiết tha, nghe quăn thắt trong lòng:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác



Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp phong ba đứng thẳng hàng”.

Câu thơ mở đầu như một lời thông báo ngắn gọn, lời lẽ giản dị nhưng chứa
đựng trong nó biết bao tình cảm sâu xa. Tiếng “con” nghe ngọt ngào, thành kính
biết bao. Tiếng gọi như chất chứa trong lòng bao năm, giờ được thốt ra trong
nghẹn ngào, rưng rưng nước mắt. Trở về với lăng Bác như trở về với cội nguồn,
trở về với chính mình, với sự yên bình và hạnh phúc. Nhà thơ như tìm được ở
Người một sự che chở ấm áp hết sức trìu mén, thân thương. Tiếng gọi tự nhiên
mà thiêng liêng đến thế. Đó cũng là tất cả tình yêu mến mà nhân dân miền Nam
muốn dành tặng cho cho Người – vị cha già kính yêu của dân tộc.

Tiếp đến, hình ảnh hàng tre nghiêm trang đứng thẳng hàng trước lăng như người
lính kiên trung canh giấc Bác ngủ. Sự xuất hiện của hàng tre trong thơ không
chỉ có ý tả thực, nhà thơ đã viết hình ảnh hàng tre với bút pháp tượng trưng,
nâng lên biểu tượng.

Nhà thơ không hề bất ngờ khi đón nhận hình ảnh ấy bởi hàng tre vốn là hình
ảnh hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê, đất nước Việt Nam. Hàng tre
còn là một biểu tượng con người, biểu tượng của dân tộc Việt Nam ngàn đời
kiên trung, bất khuất. Dù có “bão táp phong ba” vẫn luôn “đứng thẳng hàng”
như người lính kiên trung không rời khỏi vị trí chiến đấu.

Đó là tinh thần đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất
phục kẻ thù; tất cả vì độc lập tự do của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Bác Hồ. Đó cũng là lời hứa của nhân dân miền Nam trước lăng Người,
mãi mãi trung thành với đất nước và quyết tâm gìn giữ những thành quả mà dân
tộc ta đã giành lấy được.



Từ hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương quanh lăng Bác, nhà thơ đã suy nghĩ,
liên tưởng và mở rộng khái quát thành một hình ảnh hàng tre mang ý nghĩa ẩn
dụ, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người Việt
Nam, dân tộc Việt Nam. Niềm xúc động và tự hào về đất nước, về dân tộc, về
những con người Nam Bộ đã được nhà thơ khắc họa thật xúc động. Chỉ một khổ
thơ ngắn thôi nhưng cũng đủ để thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng
liêng của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác kính yêu. Kìm nén niềm
xúc động lớn lao của mình, nhà thơ nhìn bao quát toàn cảnh:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.

Nhà thơ nghĩ về Bác, nghĩ về sự nghiệp vĩ đại của Người, ánh sáng của niềm tin
bàng bạc khắp không gian. Người không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc,
không chỉ là người có trái tim yêu thương con người vô hạn mà Người còn sánh
ngang với cái kì vĩ của vũ trụ này. Dù người đã đi xa nhưng nhà thơ vẫn cảm
nhận một nguồn ấm còn bao trùm khắp đâu đây.

Nhà thơ vẫn còn “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Đó là nguồn sáng bất
diệt, mãi mãi sáng soi bước đường dân tộc tiến tới tương lai. Hình ảnh “mặt trời
trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo và hết sức độc đáo. Giống như “mặt trời”,
Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh còn chiếu rọi ấm nóng đến
vĩnh hằng. Và để tiếp nhận nguồn ấm, nguồn năng lượng vĩnh hằng ấy, tìm lấy
một sự chở che ấm áp ấy, ngày ngày những dòng người nặng trĩu nhớ thương từ
khắp mọi miền đất nước đã về đây xếp hàng, lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng
Bác như kết tràng hoa dâng lên bảy mươi chín mùa xuân của người.


Hình ảnh “tràng hoa” người thật chân thật và tinh tế vô cùng. Đó là cái nhìn
hiện thực của nhà thơ, không hề tô vẽ. Nhưng với cái nhìn của nhà thơ, từng


dòng người vào viếng lăng như mang theo những sắc màu yêu thương của khắp
mọi miền đất nước. Họ đến với lãnh tụ và mang theo một tình yêu tha thiết,
thành kính, thiết tha.

Mạch thơ tiếp tục chuyển động theo bước chân của nhà thơ. Bước vào trong
lăng, đứng trước linh cữu của Bác, Viễn Phương không khỏi xúc động. Một
không gian nghiêm trang, tĩnh lặng; hình ảnh lãnh tụ kính yêu đang bình yên
trong giấc ngủ hiện ra trước mắt:

“Bác vẫn nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Dẫu biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Ánh sáng thanh bình bao trùm khắp nơi, vạn vật lặng im, trầm tư canh giấc ngủ
nghìn thu của Người. Ngỡ như hồn Người còn ở đâu đây rất gần. Nhà thơ cảm
thấy thật gần gũi, thật ấm áp, thật bình yên. Người đã rời bỏ tất cả tìm về cõi
thoát tục, trở về với siêu nhiên. Trên khuôn mặt người hiện lên sự thanh thản
như đã hiểu thấu được niềm vui của cả dân tộc khi đất nước đã hoàn toàn giải
phóng. Vầng trăng dịu hiền sáng soi càng làm cho không gian trở nên huyền ảo,
lung linh phi thường.

Đột ngột, như sực tỉnh giữa cõi mơ, trở về với thực tại, nhà thơ bàng hoàng,
thẫn thờ khi nhận ra rằng đó chỉ là hồi tưởng, là ảo vọng do muôn vạn tình yêu
thương kết tụ. Từ “nhói” ở câu thơ trực tiếp biểu hiện nỗi đau quặn thắt ấy. Tác
giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau uất

nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà
của cả triệu trái tim con người Việt Nam. Lưu luyến từ biệt Bác, nỗi lòng nhà
thơ nghẹn trào bật khóc:


“Mai về miền nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.

Nghĩ đến ngày mai phải về miền Nam, rời xa Bác, rời xa thủ đô Hà Nội, tình
cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng mà bộc phát thể hiện ra
ngoài một cách mãnh liệt. Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt lại vừa
quyến luyến, bịn rịn không muốn xa rời.

Ước muốn cuối cùng trước khi rời lăng chính là lời hứa mãi mãi kiên trung với
đất nước, quyết giữ gìn đất nước, sống xứng đáng với ý nguyện của Người.
Hình ảnh “cây tre trung hiếu” một lần nữa lại hiện lên khẳng định đinh ninh
lòng thủy chung, son sắt của nhân dân, của dân tộc trước linh cữu của Bác.

Viễn Phương đã rất thành công khi đi từ cảm xúc cá nhân đối với lãnh tụ đến
tình yêu mến vô hạn của quân dân miền Nam kính yêu dành tặng cho Người.
Đặc biệt, nhà thơ đã hình tượng hóa sâu sắc hình ảnh Hồ Chí Minh bằng những
biểu tượng có sức khái quát cao độ, khẳng định mạnh mẽ sức sống vĩnh hằng
của Người trong lòng dân tộc. Ông đã nhẹ nhàng đóng góp vào nền thơ ca Việt
Nam một khúc ca réo rắt tình cảm yêu thương, ngợi ca sự nghiệp vĩ đại của Bác.

Kết bài:
Có thể nói thơ Viễn Phương dễ nhớ, giàu cảm xúc, nhưng không bị lụy hay
cường điệu nỗi đau… Thơ ông chân thật như tâm hồn, như tiếng nói người Nam

Bộ. Thơ Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không
gút mắt, cầu kỳ, kênh kiệu hay khoa ngôn. Bởi thế, thật dễ hiểu, qua bao năm


tháng, bài thơ Viếng lăng Bác vẫn còn vang vọng mãi trong lòng người đọc, đặc
biệt là đối với người dân Nam Bộ.



×