Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu là cần thiết và phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.84 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
ĐỀ BÀI.............................................................................................................2
MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. Sự phù hợp của chế độ sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ
sở hữu tại Việt Nam.........................................................................................3
1. Bối cảnh của nguyên tắc tại Việt Nam.......................................................3
2. Nội dung nguyên tắc..................................................................................7
II. Hoàn thiện chế định sở hữu toàn dân.......................................................8
KẾT LUẬN....................................................................................................10


ĐỀ BÀI
Đề số 4: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta hiện nay, duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu là cần thiết và phù hợp. Tuy nhiên, pháp luật
cần phải tiếp tục có những chế định mới được ban hành nhằm nâng cao hiệu
quả thực thi trên thực tế chế độ sở hữu này trong thời gian tới. Bằng kiến thức
đã học và tích lũy, Anh (Chị) hãy làm sáng tỏ những nhận định trên.


MỞ ĐẦU
Đất đai là một loại tài nguyên vô cùng quan trọng, nếu được sử dụng và
khai thác một cách hợp lý thì nó sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn.
Muốn làm cho đất đai phát huy hiệu quả thì phải có chế độ sở hữu phù hợp. Ở
Việt Nam hiện nay, chế độ sở hữu đất đai là chế độ sở hữu toàn dân. Chế độ
đó là phù hợp nhưng cần hoàn thiện hơn.
NỘI DUNG
I. Sự phù hợp của chế độ sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ
sở hữu tại Việt Nam
1. Bối cảnh của nguyên tắc tại Việt Nam


Trong điều kiện lịch sử - cụ thể của Việt Nam, đất đai không chỉ là
phạm trù kinh tế, mà còn là phạm trù chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng;
đất đai là nguồn lực cho sự phát triển đất nước... Mục tiêu tiên quyết của sở
hữu toàn dân về đất đai là cải thiện điều kiện sống của người lao động.
Quan điểm ủng hộ sở hữu toàn dân về đất đai dựa trên những căn cứ
lịch sử khách quan sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ lập trường "tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về
nhân dân", thì nhân dân phải là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đặc biệt
quý giá của quốc gia là đất đai. Ðất đai là thành quả của sự nghiệp giữ nước
và dựng nước lâu dài của cả dân tộc, không thể để cho một số người nào đó
may mắn trên thị trường có quyền độc chiếm sở hữu. Ðất đai của quốc gia dân
tộc phải thuộc sở hữu chung của toàn dân và được sử dụng phục vụ cho mục
đích chung của toàn dân tộc, của nhân dân.
Thứ hai, sở hữu toàn dân tạo điều kiện để những người lao động có
điều kiện tiếp cận đất đai tự do. Phải tạo cơ chế công bằng ngay từ gốc, tức là
người lao động phải có tư liệu sản xuất, trong đó có đất đai, để lao động mưu


sinh. Sở hữu tư nhân đất đai sẽ làm cho người nghèo mất đất và khi không có
tư liệu sản xuất, nhất là đất đai thì người nghèo không thể thoát nghèo được.
Thứ ba, sở hữu toàn dân về đất đai tạo cơ chế để người lao động có
quyền hưởng lợi ích từ đất đai một cách có lợi hơn, công bằng hơn và bình
đẳng hơn. Bởi vì, sở hữu toàn dân là sở hữu chung của tất cả mọi người dân
Việt Nam. Vấn đề là cần thể chế hóa sở hữu toàn dân về đất đai bằng cơ chế
quản lý và sử dụng thích hợp, nhằm có thể đạt được một lúc hai mục đích:
hiệu quả và công bằng đối với người lao động. Không được sao nhãng mục
tiêu công bằng, vì nếu để đạt được hiệu quả bằng cách hy sinh quyền lợi của
phần lớn người lao động, của cải làm ra nhiều hơn nhưng chui vào túi người
giàu thì không phải là hiệu quả chúng ta mong muốn.
Thứ tư, về bản chất, sở hữu toàn dân về đất đai không phải là nguồn

gốc của thực tế phức tạp hiện nay về đất đai. Thực trạng quản lý, sử dụng đất
đai đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, bắt nguồn không phải từ bản chất
vốn có của sở hữu toàn dân về đất đai, mà bắt nguồn từ sự yếu kém kéo dài
trong việc không hiện thực hóa thiết chế thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về
đất đai; bắt nguồn từ hệ lụy yếu kém trong quản lý đất đai cả ở tầm vĩ mô lẫn
vi mô.
Thứ năm, sở hữu toàn dân không phải là sở hữu nhà nước về đất đai.
Toàn dân, tức toàn thể công dân của một nước và thiết chế đại diện chung cho
họ là Nhà nước chia nhau quyền của chủ sở hữu đất đai theo Hiến pháp và
pháp luật. Do đó, nếu chúng ta nhất trí đất đai thuộc sở hữu nhà nước thì có
nghĩa là công dân không còn chút quyền nào đối với đất đai.
Sở hữu toàn dân về đất đai là sở hữu chung của toàn dân, nhưng có sự
phân chia việc thực hành quyền sở hữu giữa người sử dụng đất và Nhà nước.
Bản chất của cơ chế đó là phân chia một cách hợp lý các quyền của chủ sở
hữu đất đai giữa người dân và Nhà nước, cũng như giữa các cơ quan nhà nước


các cấp. Luật Ðất đai năm 2003 và các văn bản pháp luật liên quan đã trao
cho người dân khá nhiều quyền: sử dụng (theo quy hoạch chung của Nhà
nước), chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp vay vốn, thừa kế, góp vốn... Về
cơ bản người dân đã có gần hết quyền của chủ sở hữu cho phép họ đầu tư, sử
dụng đất hiệu quả theo năng lực của họ. Một số hạn chế của quyền chủ sở hữu
mà người sử dụng đất không có là: không được tùy ý chuyển mục đích sử
dụng đất; hạn điền; thời gian giao đất hữu hạn; phải giao lại đất cho Nhà nước
để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, mục đích công cộng. Tương
ứng với mở rộng quyền cho người sử dụng đất, quyền của cơ quan nhà nước
với tư cách đại diện cho toàn dân thống nhất quản lý đất đai trong cả nước
được quy định trên các mặt sau: quy định mục đích sử dụng cho từng thửa đất
(bằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất); thu hồi đất phục vụ các mục đích an
ninh, quốc phòng, mục đích công cộng; thu một số khoản dựa trên đất. So

sánh với Luật Ðất đai của một số nước duy trì tư hữu về đất đai, quyền của
người sử dụng đất của chúng ta cũng không thua kém mấy và quyền của Nhà
nước cũng không quá nhiều.1
Thứ sáu, chế độ sở hữu toàn dân nhấn mạnh quyền của người dân
trong sử dụng quyền của mình để cùng nhau giải quyết các vấn đề bất đồng
trong sử dụng và phân chia lợi ích từ đất. Với việc quy định chế độ sở hữu
toàn dân về đất đai trong Hiến pháp, khi phần lớn số công dân bị bất lợi trong
phân chia lợi ích từ đất đai, họ có thể yêu cầu Nhà nước sửa Luật Ðất đai
phục vụ mục đích chung của công dân, sửa chữa những mất công bằng trong
phân phối lợi ích từ đất đai do cơ chế thị trường đem lại. Nếu Hiến pháp tuyên
bố sở hữu tư nhân về đất đai thì nhân danh quyền chủ sở hữu, bộ phận nhỏ
dân cư sở hữu nhiều đất đai sẽ không cho phép phần lớn còn lại thay đổi chế
độ phân phối lợi ích từ đất đai.

1 Vũ Văn Phúc (2013), “Sở hữu toàn dân về đất đai là tất yếu lịch sử trong điều kiện nước ta hiện nay”, Tạp
chí Cộng sản


Thứ bảy, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tránh cho xã hội chúng ta
rơi vào tình trạng bất ổn do một số người có thể đòi hỏi xem xét lại các quyết
định lịch sử về đất đai nếu như duy trì chế độ sở hữu tư nhân về đất đai. Bởi
vì, đất đai là thuộc sở hữu chung của mọi công dân Việt Nam, được thực thi
theo cơ chế Nhà nước được toàn dân ủy quyền cho việc giao đất cho hộ gia
đình và tổ chức sử dụng và Nhà nước được ủy quyền quản lý đất đai, bảo đảm
quá trình sử dụng đất đai làm sao để lợi ích của người sử dụng đất đai thống
nhất với lợi ích chung của quốc gia. Khi đó, không có vấn đề tranh chấp giữa
cá nhân và cá nhân. Việc giao đất hay cải cách quản lý của Nhà nước theo
hướng mở rộng hơn nữa quyền của người sử dụng đất có lợi cho người lao
động, nhất là có lợi cho nông dân, những người trực tiếp sử dụng đất với tư
cách tư liệu sản xuất, chỉ là vấn đề tiếp theo của những quyết định đã có trong

lịch sử, không phải là một cuộc đảo lộn lịch sử. Cách làm và quan niệm như
vậy dễ đưa đến sự đồng thuận cần thiết của cả dân tộc trong bối cảnh nước ta
còn không ít khó khăn hiện nay. Về mặt thực tế, duy trì sở hữu toàn dân trong
điều kiện hiện nay là cách làm tốt nhất để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
Nếu thừa nhận sở hữu tư nhân đất đai, sẽ diễn ra các cuộc tranh đấu đòi lại
quyền sở hữu nhà, đất trong quá khứ, sẽ có cuộc lục soát lại những gì chúng
ta đã làm trong cải cách ruộng đất, trong thu hồi đất, chia nhà bỏ hoang cho
cán bộ và người dân những năm sau chiến tranh. Không nên rũ rối lịch sử để
rồi không đem lại lợi ích thực tế gì. Tại sao không sửa đổi theo tiến trình lịch
sử, sử dụng những điều kiện đã có để tiến tới những điều kiện tốt hơn, trong
đó quyền của người dân đối với đất đai vẫn được bảo toàn mà xã hội không
lâm vào tình trạng bất ổn.
Thứ tám, đất đai là tài sản chung của dân tộc cho nên không cho phép
Chính phủ hay chính quyền địa phương chuyển nhượng cho người nước ngoài
một cách tự do như đối với công dân Việt Nam. Nếu không quy định những
điều kiện chặt chẽ về sở hữu đất, nhất là đất sản xuất của người nước ngoài,


nếu chúng ta thừa nhận sở hữu tư nhân đất đai và cho phép người nước ngoài
thỏa thuận mua bán đất với tư nhân, thì nguy cơ mất nước từ hệ lụy của nền
kinh tế thị trường sẽ thành hiện thực và thành quả đấu tranh kiên cường để
giành độc lập của dân tộc ta sẽ có nguy cơ bị triệt tiêu bởi thế lực của đồng
tiền.
Thứ chín, không sở hữu tư nhân đất đai, bởi vì trong điều kiện nước ta
hiện nay, sở hữu tư nhân về đất đai có nguy cơ dẫn đến một số hệ lụy mà
chúng ta không mong muốn. Một là, trong điều kiện nước ta, việc thiết lập
chế độ sở hữu tư nhân về đất đai là một yếu tố cản trở đầu tư cho phát triển
kinh tế - xã hội. Bởi vì, sở hữu tư nhân đất đai sẽ đặt nhà đầu tư một dự án
nào đó, vào chỗ phải thỏa thuận với quá nhiều người dân, chỉ một người
không đồng ý với phương án chung là kế hoạch đầu tư khó triển khai thực

hiện. Hai là, sở hữu tư nhân đất đai sẽ dẫn đến kết quả không mong muốn là
tập trung đất đai trong tay một số người có nhiều tiền, hệ quả là có người sở
hữu quá nhiều đất, người lại không có tấc đất cắm dùi. Ba là, trong chế độ sở
hữu tư nhân đất đai, không ai có quyền ngăn cản người chủ đất sử dụng đất
theo ý họ, vì đất là tài sản riêng của họ. Lý do này còn khiến đất đai có xu
hướng được sử dụng không hiệu quả, không vì mục đích sinh tồn của phần
lớn dân cư.
Tóm lại, cần tiếp cận sở hữu toàn dân về đất đai một cách hiện thực
theo những quyền mà sở hữu đất đai có được (cũng cần nhấn mạnh rằng, các
quyền này không cố định một cách cứng nhắc mà có thể thay đổi theo thời
gian cũng như tính năng của đối tượng sở hữu) và phân chia quyền đó một
cách hợp lý giữa người dân và cơ quan nhà nước.
2. Nội dung nguyên tắc
Từ Hiến pháp 1980 cho đến nay, chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam có
sự thay đổi cơ bản, từ chỗ còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau,
chúng ta đã tiến hành quốc hữu hóa đất đai và xác lập chế độ sở hữu toàn dân


về đất đai. Như vậy, ở Việt Nam có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và chủ sử
dụng trong quan hệ đất đai. Thực ra ở đây có mối quan hệ khăng khít giữa
Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu đất đai với người sử dụng
vốn đất của Nhà nước. Một số nước như: Anh, Thụy Điển cũng có sự tách
bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai, song sự tách bạch này
không thuần khiết, vì về nguyên tắc, đất đai thuộc sở hữu của Nữ hoàng
(Anh) hoặc Vua (Thụy Điển) trên toàn lãnh thổ. Tuy nhiên, một bộ phận lớn
của đất đai vẫn thuộc sở hữu tư nhân. Cơ chế thực hiện quyền sử dụng dất của
họ được xác lập trên cơ sở các hợp đồng thuê. Ở Việt Nam, tuy đất đai thuộc
sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, vì vậy Nhà
nước có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể dối với người sử dụng đất.
Đất đai ở Việt Nam trước hết là tài nguyên quốc gia, song không vì thế mà

Nhà nước không chủ trương xác định giá đất làm cơ sở cho việc lưu chuyển
quyền sử dụng đất trong đời sống xã hội. Đất đai hiện nay được quan niệm là
một hàng hóa đặc biệt, được lưu chuyển đặc biệt trong khuôn khổ các quy
định của pháp luật. Việc xác định như vậy là phù hợp với xu hướng tích tụ đất
đai vào tay người biết sản xuất, góp phần phân công lại lao động xã hội.
II. Hoàn thiện chế định sở hữu toàn dân
Thứ nhất, Nhà nước cần có kế hoạch sử dụng đất đai lâu dài, cụ thể, rõ
ràng, đúng đắn và thông báo công khai kế hoạch đó cho toàn dân biết. Ví dụ,
cần có kế hoạch rõ ràng rằng, ở khu vực A sẽ xây khu đô thị với 10 toà nhà 30
tầng, không ai được phép xây nhà trên 30 tầng hoặc dưới 30 tầng. Căn cứ vào
kế hoạch đó, mọi người dân đều biết rằng mục đích sử dụng đất ở từng khu
vực, hạn mức thời gian giao đất sử dụng, giá Nhà nước đền bù khi thu hồi đất
đai; từ đó họ có kế hoạch sử dụng đất phù hợp. Kế hoạch rõ ràng và minh
bạch của Nhà nước về sử dụng đất đai sẽ tránh được tình trạng các cơ quan
nhà nước can thiệp hành chính tùy tiện vào thị trường đất đai, tránh tình trạng
tham nhũng về đất đai. Như đã nói ở trên, tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu


kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp, tình trạng bạo lực xảy ra ở một số nơi
có nguyên nhân chính là sự tranh chấp về quyền sử dụng đất đai. Điều này lại
có nguyên nhân ở kế hoạch của Nhà nước trong việc sử dụng đất đai chưa phù
hợp (thiếu tính lâu dài, tính cụ thể, tính rõ ràng, tính khoa học, tính minh
bạch, tính khách quan, tính công bằng).
Thứ hai, Nhà nước cần làm cho người dân nhận thức rõ lý do vì sao
phải quy định mọi đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Việt Nam đang chủ trương
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng rất nhiều
người (kể cả một số nhà chính trị học hàng đầu) hiện vẫn còn loay hoay vật
lộn với các vấn đề như: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì,
nó có gì khác với kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường tư bản
chủ nghĩa hoặc với kinh tế thị trường định hướng tư bản chủ nghĩa; định

hướng xã hội chủ nghĩa là định hướng cái gì, ai định hướng, định hướng ai,
định hướng như thế nào, định hướng để làm gì, sở hữu khác sử dụng như thế
nào, tại sao người dân không được quyền sở hữu đất đai, tại sao người dân chỉ
được quyền sử dụng đất đai có thời hạn 50 năm hay 70 năm, tại sao cơ quan
này chứ không phải cơ quan khác của Nhà nước có quyền quyết định về kế
hoạch sử dụng đất đai? Do không trả lời rõ ràng và đúng đắn được vấn đề này
nên chúng ta vẫn còn lúng túng trong việc xác lập các quy định pháp lý liên
quan đến quyền sử dụng về đất đai.
Thứ ba, Nhà nước cần quy định rõ ràng hơn các hình thức sử dụng và
thời hạn sử dụng đất đai. Đối với đất đai tuy không thể đa dạng hóa hình thức
sở hữu (vì chỉ có một hình thức sở hữu đất đai là sở hữu toàn dân) nhưng cần
đa dạng hóa các hình thức sử dụng (chứ không phải sở hữu) đất đai. Theo đó,
Nhà nước cần quy định rõ phần đất đai thuộc quyền sử dụng của Nhà nước,
phần đất đai thuộc quyền sử dụng của tập thể hay tổ chức, phần đất đai thuộc
quyền sử dụng của tư nhân để ở, phần đất đai thuộc quyền sử dụng của tư
nhân để sản xuất và kinh doanh. Nhà nước cần tạo thủ tục pháp lý thuận lợi để


các cá nhân và tổ chức được mua bán quyền sử dụng đất đai. Nhà nước cần
hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai và về tài sản gắn liền với đất để làm
cho các quyền sử dụng về đất đai và quyền sở hữu bất động sản được vận
động theo cơ chế thị trường, làm cho việc vốn hóa quyền sử dụng đất đai trở
nên thuận lợi, kích thích việc tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hóa lớn. 2
Thứ tư, người dân cần thay đổi tập quán trong việc sử dụng đất. Từ xa
xưa người Việt Nam thường quan niệm rằng, quyền sử dụng đất đai của họ
chỉ cần được hàng xóm xung quanh và địa phương thừa nhận. Họ tự mặc định
bằng luật bất thành văn như vậy, họ không cần giấy tờ sở hữu và sử dụng.
Một số người thậm chí không cần nhận “sổ đỏ”. Nhiều người chưa hiểu rõ vai
trò của hồ sơ pháp lý về sử dụng đất đai. Điều đó ở không ít trường hợp là
nguyên nhân của sự tranh chấp đất đai.

KẾT LUẬN
Trong suốt quá trình được vận dụng tại Việt Nam, lý tưởng về chế độ sở hữu
toàn dân đã đang và vẫn chứng minh được hiệu quả trong việc khẳng định
quyền làm chủ của nhân dân đối với đất đai – loại tài sản đặc biệt này. Tuy
nhiên, những hạn chế trong việc thực thi đang dần bộc lộ, công việc của các
nhà lập pháp là nâng cao hiệu quả thực thi chế định này.

2 Nguyễn Thị Huyền (2017), Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay, Đại học Bách khoa Hà
Nội


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
1. Hiến pháp 1980
2. Hiến pháp 1992
3. Hiến pháp 2013
4. Luật Đất đai 2013
Luận văn, luận án
1. Nguyễn Thị Huyền (2017), Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam
hiện nay, Đại học Bách khoa Hà Nội
2. Vũ Văn Phúc (2013), “Sở hữu toàn dân về đất đai là tất yếu lịch sử trong
điều kiện nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản



×