Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7077:2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.17 KB, 27 trang )

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7077 : 2002
ISO 1757 : 1996
AN TOÀN BỨC XẠ - LIỀU KẾ PHIM DÙNG CHO CÁ NHÂN
Radiation protection - Personal photographic dosemeter
Lời nói đầu
TCVN 7077 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 1757 : 1996.
TCVN 7077 : 2002 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 85 “Năng lượng hạt nhân” biên soạn,
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay
là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu
chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và
điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
AN TOÀN BỨC XẠ - LIỀU KẾ PHIM DÙNG CHO CÁ NHÂN
Radiation protection - Personal photographic dosemeter
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các đặc trưng vật lý của liều kế phim dùng cho cá nhân và các phương
pháp tương ứng để thử nghiệm đặc trưng vật lý của chúng. Kết quả thử nghiệm thu được biểu
thị bằng kerma không khí và chỉ khi cần thiết, thí dụ trong trường hợp đáp ứng góc và năng
lượng thì mới biểu thị bằng tương đương liều cá nhân được định lượng khi vận hành, được định
nghĩa trong ICRU 47.
Việc sử dụng liều kế phim dùng cho cá nhân bao gồm hai bước: trước hết là thu thập số liệu bao
gồm cả việc diễn giải chúng theo đại lượng hiệu chuẩn và thứ hai là giải thích số liệu theo đại
lượng liều cá nhân như tương đương liều cá nhân (ICRU 47) hoặc liều hiệu dụng (ICRP 60).
Tiêu chuẩn này nhằm thử nghiệm đặc trưng vật lý của liều kế phim và không cung cấp thông tin
về cách tính liều cá nhân.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các liều kế phim dùng cho cá nhân có dải đo tối thiểu từ 200 Sv
đến 1 Sv và theo quy phạm quốc gia và khuyến cáo ICRP được dùng để:
- Xác định liều cá nhân gây bởi bức xạ tia X hoặc gamma.
- Xác định liều cá nhân gây bởi bức xạ bêta, dù có kèm theo photon hay không.


Tiêu chuẩn này áp dụng riêng cho liều kế được thiết kế để đeo trên thân người.
Tiêu chuẩn này không dùng cho liều kế có màn tăng quang .
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với:
- Nhũ tương ảnh đặt trong liều kế dùng để phát hiện nơtron hoặc các hạt khác.
- Liều kế phim để xác định liều cá nhân gây ra do bức xạ xung (thí dụ máy gia tốc). 1)
- Liều kế phim dùng trong các trường hỗn hợp photon và nơtron.
- Nhũ tương vết hạt nhân.
1)

Sự phụ thuộc của độ đáp ứng tới tốc độ đếm liều phải được thử nghiệm khi tỷ lệ kema không
khí vượt quá 106 Gy/s (xem tài liệu tham khảo [3])


Tiêu chuẩn này áp dụng cho nhà sản xuất hoặc cung cấp phim hoặc hệ thống liều kế, những
người chịu trách nhiệm cung cấp vật liệu làm liều kế phù hợp với quy định kỹ thuật của ISO,
cũng như cho người sử dụng muốn thử nghiệm sự phù hợp đó.
Chú thích 1 – Như quy định trong điều 7, một số đặc trưng về tính năng kỹ thuật là trách nhiệm
của nhà sản xuất phim và một số đặc trưng khác là trách nhiệm của nhà cung cấp các giá đỡ
hoặc toàn bộ liều kế.
Những thử nghiệm mô tả dưới đây được dùng cho cả hai: liều kế cung cấp cho người sử dụng
mà chính họ sẽ xử lý và đánh giá chúng trong cơ sở của mình và liều kế được xử lý và đánh giá
do dịch vụ bên ngoài.
Chú thích 2 - Các thử nghiệm từ i) đến k) trong bảng 1 của các quy trình trong điều 8 liên quan
đến các đặc trưng của liều kế chỉ có thể được kiểm tra, xác nhận qua việc áp dụng các phương
pháp để tính các đại lượng liều. Những phương pháp này cũng như những quy trình hiệu chuẩn
sẽ được đề cập đến trong phụ lục B.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
ISO 5-1 : 1984, Photography - Density measurements - Part 1: Terms, symbols and notations
(Chụp ảnh - Đo mật độ - Phần 1: Thuật ngữ, ký hiệu và chú thích) .
ISO 5-2 : 1991, Photography - Density measurements - Part 2: Geometric conditions for

transmission density (Chụp ảnh - Đo mật độ - Phần 2: Điều kiện hình học để truyền mật độ).
ISO 5-3 : 1995, Photography- Density measurements - Part 3: Spectral conditions (Chụp ảnh Đo mật độ - Phần 3: Điều kiện quang phổ).
ISO 5-4 : 1995, Photography- Density measurements - Part 4: Geometric conditions for reflection
density (Chụp ảnh - Đo mật độ - Phần 4: Điều kiện hình học cho mật độ phản xạ).
ISO 921 :-2), Nuclear energy- Vocabulary ((Năng lượng hạt nhân) - Từ vựng).
ISO 4037-1 :-3), X and gamma reference radiation for calibrating dosemeters and doserate meters
and for determining their response as a function of photon energy - Part 1: Radiation
characteristics and production methods (Bức xạ tia X và gamma chuẩn để hiệu chuẩn liều kế và
máy đo suất liều và để xác định đường đặc trưng của chúng theo năng lượng photon - Phần 1:
Đặc tính của bức xạ và phương pháp điều chế/sản xuất).
ISO 4037-2 :-3), X and gamma reference radiation for calibrating dosemeters and doserate meters
and for determining their response as a function of photon energy - Part 2: Dosimetry of X and
gamma reference radiation for radiation protection over the energy range from 8 keV to 1,3 MeV
and from 4 MeV to 9 MeV (Bức xạ và gamma chuẩn để hiệu chuẩn liều kế và máy đo suất liều và
để xác định đường đặc trưng của chúng theo năng lượng photon – Phần 2: Đo liều lượng của
bức xạ X và gamma chuẩn cho bảo vệ bức trên giải năng lượng từ 8 keV đến 1,3 MeV và từ 4
MeV đến 9 MeV).
ISO 6980 :-4), Reference beta radiation for calibrating dosemeters and dose ratemeters and for
determining their response as a function of beta radiation energy (Bức xạ bêta chuẩn để hiệu
chuẩn liều kế và máy đo suất liều và để xác định đường đặc trưng theo hàm số của năng lượng
bức xạ bêta).
IEC 846 : 1989, Beta, X and gamma radiation dose equivalent and dose equivalent rate meters
for use in radiation protection (Máy đo liều tương đương bức xạ bêta, X và gamma về suất liều
tương đương dùng trong bảo vệ bức xạ).
3. Định nghĩa
2)

Sẽ xuất bản (soát xét ISO 921 : 1972)

3)


Sẽ xuất bản (soát xét ISO 4037 : 1979)

4)

Đã xuất bản (soát xét ISO 6980 : 1984)


Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau đây
3.1. Liều kế phim dùng cho cá nhân (personal photographic dosemeter): liều kế bao gồm
một hoặc nhiều phim đặt trên một giá gắn với một hoặc nhiều bộ lọc, nhờ vậy có thể xác định đại
lượng liều bức xạ từ việc đo mật độ quang của nhũ tương phim dưới các bộ lọc khác nhau.
Chú thích - Để đơn giản từ "liều kế" trong tiêu chuẩn này để chỉ "liều kế phim dùng cho cá nhân".
3.2. Bộ lọc (filter): một bộ phận của liều kế làm thay đổi cường độ bức xạ lên nhũ tương.
3.3. Mật độ truyền quang (optical transmission density): Lôgarit thập phân của tỷ số giữa
thông lượng tới (ISO 5-1) và thông lượng truyền qua mẫu trong cùng điều kiện hình học của
chùm tia.
3.4. Mật độ phản quang (optical reflection density): Lôgarit thập phân của tỷ số giữa thông
lượng phản xạ chuẩn tuyệt đối (ISO 5-1) và thông lượng phản xạ mẫu đo truyền tới trong cùng
điều kiện hình học của chùm tia.
3.5. Đường cong đặc trưng (characteristic curve): đối với một bức xạ cho trước có năng
lượng nhất định, đường đặc trưng là đường biểu diễn giá trị của mật độ quang của nhũ tương xử
lý trong các điều kiện đã cho như một hàm số của đại lượng hiệu chuẩn với một bộ lọc xác định.
3.6. Ảnh ẩn (latent image): Sự thay đổi không nhìn thấy được, xảy ra trong nhũ tương ảnh khi
bị chiếu bởi bức xạ quang hóa như ánh sáng nhìn thấy, tử ngoại hoặc bức xạ ion hóa trực tiếp
hoặc gián tiếp và sẽ chuyển hóa thành ảnh nhìn thấy sau khi xử lý.
3.7. Độ ổn định của ảnh ẩn (stability of latent image): Mức độ nhũ tương có thể tạo nên ảnh
đã được hiện hình với những đặc trưng quang học đã cho không phụ thuộc vào khoảng thời gian
từ khi tạo ảnh đến khi hiện ảnh và cũng không phụ thuộc vào điều kiện môi trường trong thời
gian ấy (nhiệt độ hoặc độ ẩm).

3.8. Sự phai (fading): Sự mất ảnh ẩn (tức là thông tin tiềm ẩn) theo thời gian từ khi tạo ảnh ẩn
đến khi rửa hiện ảnh.
Chú thích - Sự phai bị ảnh hưởng rất mạnh bởi các điều kiện môi trường như nhiệt độ và độ ẩm.
3.9. Sự quá sáng (solarization): Hiện tượng ngược lại, thường xảy ra ở mức độ chiếu xạ cao,
làm cho mật độ quang giảm đi khi chiếu xạ tăng lên.
3.10 Giá trị thực quy ước, Q (conventional true value): Đánh giá tốt nhất của một đại lượng
tại điểm quan tâm.
3.11. Độ đáp ứng (response), R: Tỷ số giữa đại lượng được đánh giá từ giá trị đọc được của
đầu dò M và giá trị thực quy ước của đại lượng Q.
3.12. Độ nhạy của nhũ tương ảnh, (sensitivity of a photographic emulsion) S: Tỷ số giữa sự
thay đổi của mật độ quang OD và sự thay đổi tương ứng trong giá trị thực quy ước của đại
lượng hiệu chuẩn Q.
3.13. Giới hạn dưới (lower limit) (của khoảng danh định): Giá trị của đại lượng hiệu chuẩn
tương ứng với mật độ quang bằng giá trị trong các mật độ quang của một lô phim chưa chiếu
cộng với hai lần độ lệch chuẩn thực nghiệm của giá trị trung bình đó.
3.14. Giới hạn trên (upper limit) (của khoảng danh định) Giá trị của đại lượng hiệu chuẩn Q (có
tính đến sự bão hòa và sự quá sáng) tại đó độ nhạy của nhũ tương S = OD/ Q có giá trị
dương và ít nhất có giá trị bằng 0,4Gy -1 đối với mật độ truyền quang và 0,2 Gy -1 đối với mật độ
phản quang.
3.15. Hệ số biến thiên (coefficient of variation), V: Đối với một tập hợp n số đo xi; giá trị cho
bởi công thức sau đây:


trong đó

x là trị số trung bình số học của n số đo.

3.16. Hệ số quy định kỹ thuật (coefficient of performance), P: Đối với một tập hợp n số đo xi,
trị số cho bởi công thức sau:


Trong đó x' là giá trị thực quy ước của đại lượng chuẩn.
Chú thích - Hệ số quy định kỹ thuật mô tả độ lệch của một tập hợp các phép đo so với giá trị thực
quy ước.
3.17. Mẫu kiểm soát (control specimens): gói phim, giá kẹp phim hoặc liều kế chuẩn cùng một
loại và cùng một lô như những mẫu đã được dùng trong thử nghiệm.
3.18. Đại lượng hiệu chuẩn (calibration quantity): Đại lượng vật lý dùng để xác định các đặc
trưng mẫu nhũ tương của phim khi được chiếu riêng biệt hoặc được chiếu trong giá đỡ cụ thể.
3.19. Hệ số chuyển đổi (conversion coefficient): Hệ số dựng để chuyển đổi một đại lượng vật
lý này sang một đại lượng vật lý khác.
3.20. Kerma, K: Thương số của dEtr chia cho dm, trong đó dEtr là tổng động năng ban đầu của
tất cả các hạt iôn hóa tích điện được giải phóng bởi các hạt iôn hóa không tích điện trong thể tích
phân tố nhỏ thích hợp của một vật liệu cụ thể có khối lượng là dm. Đơn vị SI của kerma là jun
trên kilogam (J/kg). Tên riêng đơn vị của kema là gray (Gy), Xem /ICRU33).
Chú thích 1. Kerma không khí (Kerma trong không khí tự do) thường được dùng thay cho đại lượng liều
chiếu. Đơn vị SI của liều chiếu là Culông trên kilôgam; đơn vị này trước đây là rơnghen, R (1R =
2,58 x 10-4 C/kg).
2. Với năng lượng photon đến 3 MeV, ta có thể coi đại lượng Kerma không khí Ka và liều chiếu
là tương đương với X và Ka = 1Gy tương đương với X = 29,45 mC/kg. Từ trên 3 MeV đến dưới 9
MeV, đại lượng Kerma không khí còn có thể đo được bằng cách dùng buồng iôn hóa nhỏ có nắp
tích lũy (DOS18). Tuy nhiên trong dải năng lượng cao hơn này, liều hấp thụ trong mô cần được
dùng làm đại lượng hiệu chuẩn (xem ISO 4037-2 và ICRP51).
3.21. Liều hấp thụ (absorbed dose), D: Tỷ số của d

chia cho dm, trong đó d

là năng

lượng trung bình truyền cho vật chất trong một phân tố thể tích nhỏ thích hợp vật chất cụ thể có
khối lượng bằng dm. Đơn vị SI của liều hấp thụ là jun trên kilôgam (J/kg). Tên riêng của đơn vị
liều hấp thụ là gray (Gy) (Xem ICRU 33).

Chú thích - Khi nói đến giá trị của liều hấp thụ, phải chỉ rõ vật liệu gì, thí dụ liều hấp thụ trong
không khí Da hoặc liều hấp thụ trong mô DT.
3.22. Tương đương liều (dose equivalent), H: Tích số của Q và D tại một điểm trong mô, trong
đó D là liều hấp thụ và Q là hệ số phẩm chất tại điểm đó. Đơn vị SI của liều tương đương là jun
trên kilôgam (J/kg). Tên gọi riêng cho đơn vị liều tương đương là sivơ (Sv) (xem ICRU 51).


Chú thích - Hệ số phẩm chất đối với bức xạ tia X, gamma và bêta bằng 1.
3.23. Tương đương liều cá nhân (personal dose equivalent), Hp (d): tương đương liều trong
mô mềm ở một độ sâu d thích hợp một điểm nhất định trong cơ thể. Đơn vị SI của liều cá nhân
tương đương là jun trên kilôgam (J/kg). Tên riêng của đơn vị tương đương liều cá nhân là sivơ
(Sv) (xem ICRU 51).
Chú thích 1. Đối với bức xạ có khả năng đâm xuyên yếu, độ sâu 0,07 mm được sử dụng đối với da và ký
hiệu là Hp (0,07) còn đối với bức xạ có khả năng đâm xuyên mạnh thì độ sâu là 10 mm và ký hiệu
bằng Hp(10).
2. Để hiệu chuẩn, ICRU đã mở rộng định nghĩa của Hp (d) cho phantom có thành phần của mô
ICRU, nghĩa là có thành phần khối lượng gồm 76,2% ôxy, 11,1 cácbon, 10,1 % hydrô và 2,6 %
nitơ mật độ bằng một, bao gồm một phantom dạng tấm có kích thước 30cm x 30 cm x 15 cm để
biểu thị cho thân thể con người.
3. Trong thực tế việc hiệu chuẩn hoặc xác định độ đáp ứng của mỗi liều kế photon hoặc bức xạ
bêta thì nên dùng một phantom dạng tấm kích thước 30 cm x 30 cm x 15 cm làm bằng
Polymethylmethacrylate (PMMA)5. Khi hiếu xạ phải gắn cố định liều kế cá nhân ở mặt trước của
phantom. Cần hiểu rằng không phải hiệu chỉnh số đọc của mỗi liều kế riêng biệt được gắn vào bề
mặt của phantom do sự khác biệt về tán xạ ngược giữa PMMA và phantom mô ICRU (Xem chú
thích 2).
4. Mô tả và yêu cầu thiết kế
Liều kế phim dùng cho cá nhân gồm có hai phần:
a) Gói phim gồm có:
- Phần cảm quang bọc trong một bao bảo vệ không được mở ra trước khi xử lý phim. Phần này
có thể gồm một hoặc nhiều nhũ tương phủ lên một hoặc nhiều đế mỏng.

- Bao bảo vệ nhằm bảo vệ nhũ tương cảm quang chống lại ảnh hưởng của ánh sáng hoặc các
tác nhân hóa học hoặc cơ học bên ngoài.
b) Giá đỡ có một vài bộ lọc giúp cho việc quan sát trường bức xạ và điều kiện chiếu xạ và trong
một số trường hợp cho phép đánh giá năng lượng bức xạ; diện tích của bộ lọc phải đủ lớn để
tránh hiệu ứng biên.
Mỗi liều kế phải có một số cách nhận biết (xem điều 9).
5. Phân loại và ký hiệu
5.1. Phân loại
Liều kế phim dùng cho cá nhân có một dải đo tối thiểu từ 200 Sv cho đến 1Sv được phân loại
như sau:
5.1.1. Phân loại liều kế theo dải năng lượng bức xạ
Liều kế được phân theo một trong năm loại sau trên cơ sở dải năng lượng bức xạ mà trong đó
đáp ứng của liều kế phải thỏa mãn các quy định kỹ thuật trong bảng 1k):
a) Loại 1: các liều kế được thiết kế cho dải năng lượng tia X và tia gamma khoảng 250 keV đến 9
MeV;
b) Loại 2: các liều kế được thiết kế cho toàn bộ hoặc một phần của dải năng lượng tia X hoặc
gamma từ khoảng 20 keV đến 250 keV.

1)

Lucite, Perpex và Pexiglas là những thí dụ về các sản phẩm có trên thị trường. Thông tin này
chỉ để thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn này chứ không phải là quảng cáo cho các sản
phẩm này.


c) Loại 3: các liều kế dùng cho toàn bộ dải năng lượng tia X hoặc gamma từ khoảng 20 keV đến
9 MeV
d) Loại 4: các liều kế dùng để đo bức xạ bêta với năng lượng tối đa từ 0,5 MeV đến 4 MeV
e) Loại 5: các liều kế dùng để đo bức xạ bêta với năng lượng tối đa từ 1,5 MeV đến 4 MeV.
Chú thích: Vì năng lượng photon cao nhất đang được sử dụng hiện nay, có thể phải đo đến 50

MeV, các liều kế loại 1 và 3 cần có khả năng đáp ứng năng lượng đến 50 MeV.
5.1.2. Phân loại liều kế theo độ bền với hơi nước
Một trong hai loại sau đây sẽ được dùng cho tất cả các liều kế, tùy theo độ bền với hơi nước.
a) Loại W: các liều kế đáp ứng được với quy định kỹ thuật trong bảng 1 g) (bền với hơi nước
và /hoặc hóa chất quang hóa)
b) Loại Y: các liều kế không đáp ứng với quy định kỹ thuật trong bảng 1 g).
5.2. Ký hiệu
Các liều kế phim phải được ký hiệu: bằng số hiệu tiêu chuẩn này, tiếp theo là đặc trưng dải năng
lượng, độ bền với hơi nước và số lượng các nhũ tương
THÍ DỤ
Liều kế phim dùng cho cá nhân - TCVN 7077 (ISO 1757-1-W-3)
6. Đại lượng
Đại lượng hiệu chuẩn để thu nhận và báo cáo kết quả thử nghiệm theo bảng từ 1a) đến 1h) phải
là kerma không khí hoặc liều hấp thụ trong mô, tùy theo sự thích hợp với loại bức xạ cụ thể. Vì
chủ yếu đây là các thử nghiệm so sánh nên tất cả các loại chiếu xạ có thể tiến hành trong không
khí tự do hoặc trên một phantom nếu không có quy định khác.
Kết quả thử nghiệm về sự phụ thuộc vào độ đáp ứng của liều kế phim dùng cho cá nhân đối với
năng lượng bức xạ và góc tới của tia bức xạ [(tức là thử nghiệm cho trong bảng 1i) và j)] phải
được ghi theo tương đương liều cá nhân (xem phụ lục A).
7. Yêu cầu đặc trưng quy định kỹ thuật
Quy định kỹ thuật liên quan đến đặc trưng liều kế phim được cho trong bảng 1.
Nhà sản xuất phim phải có trách nhiệm tiến hành các thử nghiệm quy định ở bảng 1 từ mục a)
tới mục g) để cung cấp thông tin của các kết quả thử nghiệm các đặc trưng của nhũ tương phim.
Tương tự nhà sản xuất giá đỡ, phải có trách nhiệm tiến hành các thử nghiệm trong bảng 1k).
Những thử nghiệm trong bảng 1i) đến k) phải được tiến hành bởi tổ chức có trách nhiệm lựa
chọn tổ hợp phim và giá đỡ để có một liều kế hoàn chỉnh. Các thử nghiệm này trong nhiều
trường hợp được tiến hành bởi một phòng thí nghiệm thử nghiệm được chỉ định.
Bảng 1 - Yêu cầu quy định kỹ thuật đối với liều kế cá nhân phim
Đặc trưng cần thử


Yêu cầu

a) Độ đồng đều mật độ quang của Loại 1 đến 5:
nhũ tương (liên quan đến nhũ tương)
1) Hiệu số giữa giá trị cực đại và cực
Thử nghiệm này được tiến hành để tiểu của mật độ quang đo được trên bề
bảo đảm độ đồng đều của nhũ tương mặt của mỗi mẫu của nhũ tương phải
phim.
nhỏ hơn 0,05 đối với mật độ truyền
quang và mật độ phản quang .
2) Độ lệch chuẩn của mật độ trung bình
của mẫu thử phải nhỏ hơn 0,02 đối với
mật độ truyền quang và 0,05 cho mật

Quy trình thử
nghiệm
8.2.1


độ phản quang.
b) Độ ổn định của ảnh ẩn (liên quan Độ lệch tìm thấy khi so sánh mẫu thử
đến nhũ tương)
nghiệm với mẫu đối chứng không lớn
hơn 10 % đại lượng hiệu chuẩn thu
Thử nghiệm này nhằm kiểm tra kiểu
được.
phai của ảnh ẩn trong điều kiện thử
nghiệm bình thường và đảm bảo các
thông tin về liều đã nhập vào vẫn
được giữ nguyên trong thời gian đeo

liều kế

8.2.2

c) Chống lão hóa (liên quan đến nhũ 1) Lão hóa nhân tạo: Độ lệch phát hiện
tương phim)
được khi so sánh mẫu thử nghiệm với
mẫu đối chứng không được lớn hơn 20
Thử nghiệm này kiểm tra khả năng
% đại lượng hiệu chuẩn thu được. Biến
nhũ tương chịu được những điều kiện
đổi về mật độ quang trung bình của
bảo quản không bình thường trước
mức mờ của đế so với mẫu đối chứng
khi sử dụng.
không được lớn hơn 0,10

8.2.3

2) Lão hóa tự nhiên:
Xem yêu cầu ở mục a) và b)
d) ảnh hưởng của năng lượng
photon (liên quan đến nhũ tương)

Giữa các lô sản phẩm khác nhau, tỷ số
giữa các đại lượng hiệu chuẩn để tạo
ra cùng một mật độ quang trong
Thử nghiệm này nhằm xác thực sự
khoảng danh định không được thay đổi
biến đổi từ lô này sang lô khác về ảnh

quá 10 % so với khoảng đo danh định
hưởng của các năng lượng photon
của nhũ tương.
khác nhau đối với mật độ quang của
nhũ tương.

8.2.4

e) Khoảng đo danh định (liên quan Giới hạn dưới:
đến nhũ tương)
Đại lượng hiệu chuẩn ở giới hạn dưới
Thử nghiệm khoảng đo danh định của phải làm tăng mật độ quang ít nhất hai
liều kế là để kiểm tra xem những yêu lần độ lệch chuẩn so với mật độ quang
cầu tối thiểu của khoảng đo liều kế có trung bình của mức mờ đế (của ảnh
được thỏa mãn không.
mờ cơ bản).

8.2.5

Giới hạn trên:
Giới hạn trên (có tính đến sự bão hòa
và sự quá sáng) của khoảng danh định
là giá trị cực đại của đại lượng hiệu
chuẩn Q mà độ nhạy của nhũ tương S
= ∆OD/∆Q là số dương và ít nhất có
giá trị 0,4 Gy-1 đối với mật độ quang và
0,2 Gy-1 cho mật độ phản quang.
f) Độ kín sáng
(liên quan đến bao phim)


g) Độ chống thấm hơi nước của
giấy bọc (liên quan đến bao phim)

Trên phim đã rửa không có vết hoặc sự
không đồng đều. Mật độ quang trung
bình trên diện tích hữu dụng của phim
so với mật độ trung bình của mẫu đối
chứng không được lệch quá độ lệch
chuẩn.

8.2.6

1) Sự phai ảnh ẩn:

8.2.7

Trung bình độ lệch so với mẫu đối
Thử nghiệm này chỉ áp dụng cho liều chứng không vượt quá 10% giá trị của


kế loại W

đại lượng hiệu chuẩn thu được.
2. Sự biến thiên của độ đáp ứng:
Trung bình của độ lệch so với mẫu đối
chứng không vượt quá 10% giá trị đại
lượng hiệu chuẩn thu được.
3) Sự biến thiên mật độ quang của
mức mờ đế:
Trung bình độ lệch mức độ mức mờ đế

so với mẫu đối chứng không vượt quá
0,05.

h) Kiểm soát chất lượng bộ lọc và 1) Sự đồng đều của bề dày vật liệu
giá đỡ plastic (Liên quan đến giá đỡ
Hiệu số giữa mật độ quang tối đa và tối
bao đựng phim)
thiểu của nhũ tương sau cái lọc do sự
biến thiên của độ dày vật liệu phải nhỏ
hơn 5% mật độ quang trung bình đối
với cùng một mẫu hoặc giá đỡ. Độ lệch
chuẩn trung bình của mật độ quang
không được vượt quá 2% đối với cùng
một mẫu bộ lọc hoặc giá đỡ.

8.2.8

2) Ảnh hưởng của hạt nhân phóng xạ
(tự nhiên) có thể có trong bộ lọc
Hiệu số giữa giá trị mật độ quang trung
bình giữa các mẫu phim lọc so với
phim đối chứng không vượt quá 0,05.
i) Quan hệ giữa góc và độ đáp ứng Nếu H'p (E, ) là giá trị thực quy ước
(liên quan đến liều kế)
của tương đương liều cá nhân (xuyên
sâu hoặc trên bề mặt) ở năng lượng
Thử nghiệm này được thực hiện để
đánh giá độ đáp ứng gúc của liều kế trung bình E và góc tại vị trí đo bên
và độ đáp ứng của nó khi bức xạ tới trong phantom dùng cho các thử
nghiệm này và nếu H'p (E, ) là giá trị

bằng 0.
của tương đương liều cá nhân (đâm
xuyên hoặc trên bề mặt) đã xác định từ
liều kế được thử nghiệm thì có thể
đánh giá độ đáp ứng góc R(E, ) = Hp
(E, )/ H'p (E, ). Từ đó tính được các
tỷ số này R(E, ) / R(E, 0). Các tỷ số ấy
không được khác 1,0:

8.2.9

20% cho các loại 1 và 2
30% cho loại 3
50% cho loại 4
j) Ảnh hưởng của chiếu xạ qua mặt Tất cả các loại
sau của liều kế (liên quan đến liều
Đối với các liều kế thử nghiệm, xác
kế)
định và ghi rõ tỷ số của độ đáp ứng đối
So sánh độ đáp ứng của liều kế khi với chiếu xạ từ phía sau so với chiếu
chiếu xạ bình thường và chiếu xạ từ xạ từ phía trước.
phía sau, tức là theo chiều ngược lại.

8.2.10

k) Quan hệ giữa năng lượng và độ Loại 1 đến 4 :

8.2.11



đáp ứng (liên quan đến liều kế)

Nếu H'p (E, 0) là giá trị thực quy ước
của tương đương liều cá nhân (đâm
Thử nghiệm này nhằm xác định độ
xuyên hoặc bề mặt) ở năng lượng
đáp ứng vào năng lượng của liều kế.
trung bình E và thẳng góc chiếu xạ tới
Thử nghiệm này là thử nghiệm về loại thẳng góc (00) tại điểm đo bên trong
liều kế và cơ bản chỉ làm một lần và phantom dùng cho các thử nghiệm này
chỉ được lặp lại khi có những thay đổi và Hp,, i i(E,0) là giá trị của tương đương
lớn (bộ lọc, thuật toán) đối với cả hệ liều cá nhân (đâm xuyên hoặc trên bề
mặt) xác định cho liều kế thứ i trong số
thống.
n liều kế thì giá trị tuyệt đối của hệ số
tính năng |P| được tính bằng:

phải:
≤ 0,10 cho loại 1
≤ 0,20 cho loại 2
≤ 0,35 cho các loại 3 và 4
Ngoài ra mỗi độ lệch phải thỏa mãn
điều kiện sau:
[Hp,i(E,0) - H'p(E,0)]/H'p(E,0)
≤ 0,30 cho các loại 1 và 2
≤ 0,45 cho các loại 3 và 4
Và, hệ số biến thiên V được cho bởi:

trong đó
Hp(E,0) là giá trị trung bình của

Hp,,i(E,0).
V ≤ 0,35 cho tất cả các loại
Loại 4: Thử nghiệm này chỉ tiến hành
đối với đại lượng tương đương liều cá
nhân bề mặt Hp(0,07).
Loại 5: Không cần thử nghiệm
Chú thích -Nếu sử dụng thuật toán
phức tạp phải tính tới mật độ quang đặt
dưới các vùng bộ lọc khác nhau để đáp
ứng yêu cầu về tính năng trong khoảng
năng lượng bức xạ quan tâm thì, thuật
toán ấy phải sẵn sàng có cho tất cả
những người sử dụng liều kế.
8. Quy trình thử nghiệm


8.1. Điều kiện thử nghiệm chung
Thử nghiệm trong tiêu chuẩn này trong một số trường hợp là thử nghiệm để đánh giá quy định kỹ
thuật của các liều kế hoàn chỉnh bao gồm bao phim đặt trong giá đỡ phim, trong các trường hợp
khác là để đánh giá quy định kỹ thuật của bao đựng phim đặt trong các giá đỡ, hoặc của các giá
đỡ hoặc của các nhũ tương đựng trong bao phim.
8.1.1. Quy định kỹ thuật đối với các mẫu thử (nhũ tương, bao đựng phim hoặc liều kế)
được thử nghiệm và cho các mẫu đối chứng
Các mẫu thử và mẫu đối chứng (xem 3.17) phải có cách để nhận biết theo phương pháp do nhà
sản xuất quy định.
Mẫu đối chứng phải lấy ra từ cùng một lô sản xuất với mẫu thử nghiệm. Đặc biệt chúng phải
giống nhau về số lượng và tính chất của các bộ lọc.
Tùy theo loại thử nghiệm, chiếu xạ phải được tiến hành hoặc trên liều kế hoàn chỉnh hoặc chỉ
trên bao phim trần.
Chú thích - Các thử nghiệm phải được tiến hành có hoặc không có phantom, trừ khi có quy định

khác.
8.1.2. Ổn định mẫu trước thử nghiệm
Trước khi tiến hành bất kỳ thử nghiệm nào, liều kế sẽ thử nghiệm hoặc liều kế sẽ dùng làm mẫu
đối chứng phải được đặt ít nhất 4 giờ nhưng không quá 20 giờ trong môi trường không khí bao
quanh có nhiệt độ (20 2) 0C và độ ẩm tương đối từ 45% đến 75%. Phông bức xạ không được
vượt quá suất kerma không khí là 0,25 Gy/h.
8.1.3. Điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn
Nếu không có quy định gì khác, thử nghiệm phải được tiến hành với bức xạ đi thẳng góc ở nhiệt
độ (20 2)0C và độ ẩm tương đối giữa 45 % và 75 %. Phông bức xạ không được quá suất
kerma không khí 0,25 Gy/h.
8.1.4. Bức xạ chuẩn
8.1.4.1. Liều kế loại 1 đến 3
Đối với các thử nghiệm bức xạ tia gamma và X, chất lượng bức xạ phải được chọn theo các
bảng 2 đến 4 sao cho bao quát được khoảng năng lượng danh định liều kế thử nghiệm. Đặc
trưng của các bức xạ, phương pháp tạo ra và điều kiện hình học được mô tả trong ISO 4037-1.
Tùy theo năng lượng và suất liều yêu cầu, một chùm gamma chuẩn năng lượng cao (năng lượng
bức xạ photon trong khoảng từ 4MeV đến 9MeV) có thể được lựa chọn trong số các chùm xác
định trong ISO 4037-1.
a) 4,44 MeV thu được từ phản ứng 12C (p,p' )12C bằng cách bắn proton 5 MeV lên bia cacbon.
b) 6,13 MeV thu được từ phản ứng 19F (p,

)16O bằng cách bắn proton lên bia flo.

c) 6 MeV và 9 MeV từ phản ứng bắt nơtron nhiệt trong titan và niken.
Trong khi chiếu xạ, sẽ có cân bằng electron trong không khí bao quanh các mẫu. Nếu vì lý do về
môi trường, yêu cầu này không được thỏa mãn thì phải có vật liệu thích hợp đặt trước mẫu để
đảm bảo cân bằng electron (hoặc cân bằng electron chuyển tiếp trong trường hợp bức xạ năng
lượng cao).
Bảng 2 - Phổ hẹp loại “A”
Điện áp cao

kV

Lọc bổ sung 1)

Năng lượng trung
bình
keV

mm
Chì

Thiếc

Đồng


40

33

--

--

0,21

60

48


--

--

0,6

80

65

--

--

2,0

100

83

--

--

5,0

120

100


--

1,0

5,0

150

118

--

2,5

--

200

163

1,0

3,0

2,0

250

205


3,0

2,0

--

300

248

5,0

3,0

--

Chú thích - Các loại phổ hẹp đặc biệt được dùng để thử nghiệm sự phụ thuộc vào năng lượng
của độ đáp ứng của liều kế
1) Lọc tổng cộng bao gồm cả lọc cố định được điều chỉnh đến 4 mm nhôm
Bảng 3 - Phổ rộng loại “B”
Điện áp cao

Năng lượng trung bình

Lọc bổ sung 1)

kV

keV


mm
Thiếc

Đồng

60

45

--

0,3

80

58

--

0,5

110

79

--

2,0

150


104

1,2

--

200

134

2,0

--

250

169

4,0

--

300

202

6,5

--


Chú thích - Loại phổ rộng được dùng khi cường độ bức xạ cần thiết không thể đạt được bằng
cách khác.
1) Lọc tổng cộng bao gồm cả lọc cố định được điều chỉnh đến 4 mm nhôm
Bảng 4 - Nguồn phóng xạ
Hạt nhân phóng xạ
241

Năng lượng bức xạ gamma

Chu kỳ bán rã

keV

năm

59,54

433

Cesi

661,6

30,1

Coban

1173,3 và 1332,5


5,272

Americi

137
60

8.1.4.2. Liều kế loại 4 và 5
Bức xạ dùng để chiếu liều kế trong các thử nghiệm mô tả dưới đây có năng lượng nằm trong dải
năng lượng của các liều kế. Bức xạ bêta dùng cho thử nghiệm phải được chọn theo ISO 6980
sao cho bao phủ được dải năng lượng các liều kế được thử nghiệm.
8.1.5. Cường độ của trường bức xạ


Cường độ của trường bức xạ dùng để hiệu chuẩn phải đủ để cho phép các lần chiếu xạ mà sự
thay đổi ảnh ẩn có thể bỏ qua.
8.2. Quy trình
8.2.1. Kiểm tra độ đồng đều mật độ quang của nhũ tương [xem bảng 1 a)]
Thử nghiệm phải được tiến hành với mật độ quang bằng 1,0 cho mỗi nhũ tương của bao phim và
có thể được thực hiện bằng cách chọn một trong số các bức xạ chuẩn thích hợp sau:
a) loại 1: bức xạ gamma của

137

Cs hoặc 60Co;

b) loại 2: bất kỳ một loại bức xạ nào được lựa chọn từ 8.1.4 trong khoảng năng lượng thấp hơn
250 keV.
c) loại 3: bất kỳ bức xạ chuẩn nào được lựa chọn từ 8.1.4;
d) loại 4 và 5: tốt nhất là bức xạ bêta từ nguồn 90Sr/90Y (xem ISO 6980).

Đối với mỗi lô nhũ tương sản xuất, chiếu xạ mười bao phim, được lựa chọn ngẫu nhiên từ các
hộp khác nhau cho đến giá trị đại lượng hiệu chuẩn tương đương với mật độ quang bằng 1,0.
Đối với mỗi nhũ tương đo mật độ quang ở mười vị trí khác nhau phân bố đều trên bề mặt của nó.
Xác định sự khác nhau giữa giá trị tối đa và tối thiểu của mật độ quang mỗi mẫu và tính độ lệch
chuẩn của giá trị trung bình.
Đo mật độ quang trên cùng một phía của bề mặt phim như được sử dụng thường quy.
Thử nghiệm này bị ảnh hưởng bởi những biến thiên có thể trong cả điều kiện chiếu xạ và quy
trình rửa phim. Do đó điều cốt yếu là giữ cho ảnh hưởng của cả hai yếu tố ấy là tối thiểu để bảo
đảm cho kết quả của thử nghiệm không bị mất giá trị.
8.2.2. Thử nghiệm sự ổn định của ảnh ẩn [xem bảng 1 b)]
Thử nghiệm về độ bền chống phai phải được tiến hành trên mỗi nhũ tương trong bao phim.
Đối với mỗi nhũ tương cần chuẩn bị hai lô mỗi lô 5 bao phim và đánh dấu các lô bằng chữ A và
B, chữ B dùng để chỉ mẫu đối chứng.
Chiếu lô A bằng một trong các bức xạ chuẩn (xem 8.1.4) sao cho mật độ quang ở vùng gần
tuyến tính của đường cong đặc trưng của nhũ tương thử nghiệm.
Bảo quản các lô A và B trong 30 ngày trong điều kiện thử nghiệm bình thường. Vào cuối thời
gian bảo quản, chiếu lô B với cùng một giá trị của đại lượng hiệu chuẩn như lô A. Đợi 24 giờ, rửa
tất cả các mẫu phim cùng một lúc.
8.2.3. Thử nghiệm độ bền với lão hóa của phim [xem bảng 1 c)]
8.2.3.1. Lão hóa nhân tạo
Thử nghiệm này phải tiến hành cho mỗi nhũ tương trong bao phim.
Với mỗi nhũ tương, chuẩn bị 8 lô phim, mỗi lô 3 bao phim và đánh dấu các lô từ A đến H. Đặt
các lô từ A đến D trong 7 ngày trong một tủ sấy để mở tiếp xúc với khí quyển (không có chất hút
ẩm), ở nhiệt độ (50 1)0C và giữ các lô E đến H trong điều kiện thử nghiệm bình thường (xem
8.1.3)
Trong khoảng từ 4 giờ đến 20 giờ sau khi xử lý nhiệt, chiếu các lô từ A đến C và các lô E đến G
(mẫu đối chứng) bằng một trong các bức xạ chuẩn trong các điều kiện sau:
a) các bao thuộc lô A và E phải nhận được một giá trị đại lượng hiệu chuẩn tương đương với
một phần tư của dải đo của nhũ tương.
b) các bao thuộc lô B và F phải nhận được giá trị đại lượng hiệu chuẩn tương đương với nửa dải

đó.
c) các bao thuộc lô C và G phải nhận được đại lượng hiệu chuẩn bằng bốn phần năm dải đó.


Đặt các bao lô phim D là loại đã được xử lý nhiệt cùng với các mẫu đối chứng lô H. Hai lô này sẽ
không bị chiếu xạ.
Rửa đồng thời tất cả các phim nói trên. Xác định giá trị đại lượng hiệu chuẩn cho các lô phim đã
được chiếu xạ. Tính riêng giá trị trung bình của đại lượng hiệu chuẩn đọc được trên phim đã thử
nghiệm và giá trị trung bình của đại lượng hiệu chuẩn cho các mẫu đối chứng. So sánh giá trị
trung bình đó. Xác định và so sánh mật độ quang trung bình của mức mờ đế của hai lô không bị
chiếu xạ.
8.2.3.2. Lão hóa tự nhiên
Bảo quản một số bao phim đủ cho các thử nghiệm được quy định trong bảng 1 a) và b) cho đến
một tháng trước ngày hết hạn trong điều kiện do nhà sản xuất quy định.
Tiến hành các thử nghiệm theo quy trình được quy định trong 8.2.1 và 8.2.2. Kết quả thử nghiệm
các yêu cầu quy định trong bảng 1a) và b).
8.2.4. Thử nghiệm ảnh hưởng của năng lượng photon lên nhũ tương [xem bảng 1 d)]
Thử nghiệm này phải được tiến hành cho mỗi nhũ tương trong bao phim.
Đối với mỗi nhũ tương chuẩn bị hai lô mỗi lô 5 bao phim va đánh dấu các lô ấy bằng chữ A hoặc
B. Lô A được chiếu xạ với bức xạ chuẩn và lô B với năng lượng sao cho độ đáp ứng năng lượng
của nhũ tương là cực đại.
a) loại 1 và 3: Lô A được chiếu xạ bằng bức xạ gamma chuẩn ( 60Co hoặc 137Cs) và lô B với năng
lượng E trong 8.1.4 với 60 keV (Thí dụ bức xạ Gamma của 241Am hoặc bức xạ "A" có năng lượng
trung bình 65 keV.
b) loại 2: thực hiện theo quy trình trên nhưng bức xạ chuẩn được chọn trong 8.1.4 phải ở trong
dải năng lượng từ 100keV đến 250keV.
c) loại 4 và 5: thực hiện theo quy trình trên nhưng việc chiếu phải được tiến hành với hai nguồn
bêta khác nhau theo ISO 6980.
Giá trị đại lượng hiệu chuẩn được chọn sao cho mật độ quang khoảng bằng 1. Tính tỷ số
[Q(A)/Q(B)] x [OD(E)/OD(Eref)] trong dải đo Q(A) và Q(B) là giá trị đại lượng hiệu chuẩn tương

ứng.
8.2.5. Thử nghiệm khoảng đo danh định [xem bảng 1 e)]
8.2.5.1. Thử nghiệm giới hạn dưới
Nếu một số nhũ tương có độ nhạy khác nhau được bỏ cùng vào một bao phim để bao quát cả
dải đo thì nhũ tương nhạy nhất cần được kiểm tra.
Chiếu xạ 3 bao phim với bằng bức xạ chuẩn sau đây đến một giá trị đại lượng hiệu chuẩn ở giới
hạn dưới.
a) loại 1 và 3: bức xạ Gamma của

137

Cs hoặc 60Co

b) loại 2: năng lượng trung bình 248 keV của loại bức xạ "A"
c) loại 4 và 5: bức xạ bêta 90Sr/90Y
Rửa đồng thời các phim đã chiếu xạ với 10 phim không chiếu xạ cùng lấy một lô nhũ tương trong
điều kiện thử nghiệm chung.
Đo mật độ quang của phim không chiếu và xác định giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của phép
đo.
Đo mật độ quang của các phim đã chiếu và tính giá trị trung bình.
Cộng 2 lần độ lệch chuẩn mật độ quang vào mật độ quang của mẫu đối chứng và so sánh với
mật độ quang của phim đã chiếu xạ. Giá trị sau phải lớn hơn giá trị trước.
8.2.5.2. Thử nghiệm ở giới hạn trên, có tính đến sự bão hòa và đảo ngược


Nếu nhiều nhũ tương có độ nhạy khác nhau cùng được cho vào một bao phim để phủ toàn bộ
khoảng đo, nhũ tương ít nhất cần phải được kiểm tra.
Chuẩn bị hai lô 3 bao phim đánh dấu A và B. Chiếu xạ lô A đến một giá trị đại lượng hiệu chuẩn
ở giới hạn trên Qul và lô B đến cùng trị số cộng thêm 0,1Gy, tức là Q ul +0,1. Từ mật độ quang trung
bình OD của hai lô, tính độ nhạy S ở giới hạn trên như sau:

S = [OD (Qul +0,1.) - OD(Qul)]/0,1
8.2.6. Kiểm tra độ kín sáng của bao phim
Thử nghiệm này phải được tiến hành trên một số bao phim chọn một cách ngẫu nhiên
Chiếu bao phim bằng ánh sáng của đèn xenon 1000 cd/cm2 trong một giờ ở cách nguồn sáng đủ
xa để tránh cho bao phim không chịu nhiệt độ quá 30 0C. Đặt bề mặt của bao phim vuông góc với
luồng ánh sáng. Sau đó chiếu mặt sau của bao phim trong cùng điều kiện trong một giờ. Chiếu
mỗi góc của bao phim trong cùng điều kiện. Rửa các bao phim đồng thời với các mẫu đối chứng
và so sánh các mật độ quang xem có vết hoặc sự không đồng đều của mật độ quang. Đo mật độ
quang ở mười điểm khác nhau trên mỗi phim. Tính mật độ quang trung bình và độ lệch chuẩn
cho mỗi phim và so sánh các giá trị.
8.2.7. Kiểm tra độ chống thấm của bao phim hạng W [xem bảng 1 g)]
Thử nghiệm này chỉ được tiến hành trên các bao phim hạng W.
Chuẩn bị sáu lô mỗi lô năm bao phim cho mỗi nhũ tương của bao phim làm thử nghiệm và đánh
dấu các lô đó bằng các chữ từ A đến F.
Tiến hành các quy trình sau đó trên các lô đã nói ở trên.
a) Lô A: chiếu sau đó làm ẩm;
b) Lô B: chiếu xạ (không làm ẩm) rồi lưu giữ;
c) Lô C: làm ẩm rồi chiếu xạ;
d) Lô D: lưu giữ (không làm ẩm) rồi chiếu xạ;
e) Lô E: làm ẩm;
f) Lô F: không xử lý đặc biệt.
Chú thích - Các bao phim lô B, D và F dùng làm đối chứng cho các lô A, C và E.
Chiếu các bao phim (lô A và B, sau đó C và D) với giá trị đại lượng hiệu chuẩn tương ứng với
điểm giữa của dải đo của nhũ tương thử nghiệm. Làm ẩm các liều kế của các lô A, C và E trong
một buồng kín được thông gió ở nhiệt độ (38 0,5) 0C và độ ẩm tương đối (90 2)% trong 7
ngày. Lưu giữ các mẫu đối chứng của các lô B, D và F không làm ẩm trong điều kiện thử nghiệm
bình thường.
Hai thao tác của các lô A và C phải tiến hành liên tiếp.
Sáu lô liều kế phải được rửa đồng thời và xác định giá trị đại lượng hiệu chuẩn cho mỗi lô A, B,
C và D và đo mật độ quang của các lô E và F.

Tính giá trị trung bình cho mỗi một lô trong sáu lô và xác định sự khác biệt giữa:
- lô A và B để xác định độ phai của ảnh ẩn;
- lô C và D để xác định sự biến thiên của độ nhạy;
- lô E và F để xác định sự biến thiên mật độ quang của mức đế.
8.2.8. Kiểm soát chất lượng bộ lọc [xem bảng 1 h)]
Thử nghiệm này phải được tiến hành hoặc trên vật liệu lọc hoặc trên các giá kẹp phim đã được
sản xuất.


8.2.8.1. Thử nghiệm độ đồng đều vật liệu lọc
Kẹp một bộ 10 mẫu có cùng kích thước bộ lọc được cắt từ những điện tích không tiếp giáp nhau
của các tấm dùng để sản xuất bộ lọc với 10 bao phim. Chiếu xạ các tổ hợp bộ lọc - phim ấy trong
không khí bằng bức xạ chuẩn theo 8.1.4 có năng lượng giữa 33 keV và bức xạ gamma từ
137
Cs/60Co, thích hợp với vật liệu lọc thử nghiệm.
Phải chọn giá trị của đại lượng hiệu chuẩn sao cho mật độ quang có kết quả là 1,0

0,5.

Trên mỗi nhũ tương, đo mật độ quang ở 10 điểm khác nhau phân bố đều trên bề mặt. Tính mật
độ quang trung bình trên diện tích lọc của mỗi phim. Thử nghiệm này phải được lặp lại cho mỗi
loại bộ lọc mỗi khi dùng bộ lọc mới hoặc giá kẹp mới.
Chú thích - Dạng thử nghiệm này cũng có thể tiến hành với các giá kẹp phim mới được sản xuất.
Vì đối với một trường lọc thông thường chỉ cần đo mật độ quang một lần đối với giá kẹp, thử
nghiệm phải được tiến hành trên ít nhất 50 giá kẹp chọn ngẫu nhiên, thí dụ từ một lần cung cấp
mới để có một kết quả có nghĩa.
8.2.8.2. Kiểm tra hoạt độ phóng xạ
Trong trường hợp bộ lọc có thể chứa vật liệu phóng xạ (thí dụ bộ lọc bằng thiếc hoặc chì) cần
kiểm tra xem bức xạ từ hạt nhân phóng xạ này có tạo ra mật độ quang đo được hay không.
Chuẩn bị hai lô mỗi lô 5 bao phim ký hiệu là A và B. Đặt các bao phim A vào giá kẹp hoặc kẹp và

các tấm lọc và đặt cả hai lô A và B (mẫu đối chứng) ở điều kiện thử nghiệm (xem 8.1.3) trong
thời kỳ bình thường. Đem rửa các phím cùng một lúc. Đo mật độ quang cho mỗi phim dưới bộ
lọc được xem xét. Tính giá trị trung bình và so sánh kết quả của phim thử nghiệm với phim đối
chứng.
8.2.9. Kiểm tra sự phụ thuộc góc của độ đáp ứng của liều kế: [xem bảng 1 i)]
Đối với mỗi nhũ tương, thử nghiệm phải được tiến hành đối với các liều kế chiếu trên một
phantom. Góc tới của bức xạ phải ở trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau - một mặt phẳng đi
qua trục đối xứng của liều kế song song với cạnh ngắn của liều kế và mặt phẳng kia đi qua trục
đối xứng song song với cạnh dài của liều kế. Trong mỗi trường hợp, góc tới cố định được sử
dụng cho các bức xạ phải là 00, 300, 450 và 600 với các liều kế chiếu xạ trên một phantom ở một
khoảng cách cố định đủ lớn để bảo đảm một trường bao quát tất cả bề mặt phantom.
Chuẩn bị 7 lô mỗi lô 3 liều kế ký hiệu bằng các chữ A đến G. Tất cả các liều kế phải được chiếu
xạ tương tự như nhau với một giá trị tương đương liều cá nhân tạo ra mật độ quang trong
khoảng tuyến tính của đường đặc trưng của nhũ tương. Lô A chiếu xạ ở 0 0 (bức xạ đi tới thẳng
góc), lô B và C ở 300 quanh cạnh dài và ngắn của liều kế. Các lô D và E được chiếu xạ tương tự
với góc 450 và F và G với góc 600. Các bức xạ chuẩn (xem 8.1.4) sau đây sẽ được sử dụng:
a) loại 1: năng lượng trung bình 248 keV của loại bức xạ "A" và bức xạ gamma của
60
Co.
b) loại 2: năng lượng trung bình 65 keV của loại bức xạ "A" hoặc
xạ "A"

241

c) loại 3: năng lượng trung bình 65 keV của loại bức xạ "A" hoặc
137
Cs hoặc 60Co.

241


137

Cs hoặc

Am và 248 keV của loại bức

Am và bức xạ gamma của

d) loại 4: bức xạ bêta 204Tl và 90Sr/90Y (xem ISO 6980)
e) loại 5: không yêu cầu thử nghiệm.
Đối với năng lượng bức xạ E cho trước, tính tỷ số độ đáp ứng của liều kế ở góc R(E, ) với độ
nhạy ở góc tới bình thường R(E, 0). Giá trị thực quy ước được sử dụng để tính độ nhạy được
thu từ hệ số hiệu chỉnh góc f(d,E, ) cho trong bảng A.2. Độ sâu d bằng 0,07mm hoặc 10mm.
Chú thích - Để tránh sai số tuyệt đối trong xác định liều tương đương, kết quả thử nghiệm trên
phải được biểu thị bằng các tỷ số không thứ nguyên.


8.2.10. Kiểm tra ảnh hưởng của chiếu xạ từ phía sau [xem bảng 1 j)]
Thử nghiệm này được tiến hành trên một phantom. Các bức xạ chuẩn sau đây (xem điều 8.1.4)
phảI được sử dụng:
a) loại 1 và 3: bức xạ gamma 137Cs hoặc 60Co
b) loại 2: tia X có năng lượng trung bình giữa 100keV và 248keV
c) loại 4 và 5: bức xạ bêta 90Sr / 90Y (xem ISO 6980)
Dùng hai lô mỗi lô 3 bao phim đánh dấu các chữ A và B. Đặt lô A lên giá kẹp và chiếu chúng trên
một phantom ở khoảng cách cố định tới nguồn cho đến giá trị tương đương liều cá nhân ứng với
khoảng gần tuyến tính của đường cong đặc trưng. Lặp lại quy trình này với cùng giá kẹp, thay
các bao phim bằng bao của lô B và chiếu chúng sau khi đã quay các giá kẹp 180 0 (chiếu xạ từ
phía sau)
Tính giá trị riêng biệt trung bình của độ đáp ứng cho các liều kế được chiếu xạ từ mặt trước và
những liều kế đã chiếu xạ từ mặt sau. So sánh các giá trị trung bình đó.

8.2.11. Kiểm tra sự phụ thuộc năng lượng độ đáp ứng của liều kế [xem bảng 1k)]
Đối với mỗi nhũ tương và mỗi loại bức xạ và năng lượng, thử nghiệm phải được tiến hành với
các liều kế được chiếu xạ trên một phantom, với chiếu xạ bình thường.
Năm liều kế được lựa chọn ngẫu nhiên sẽ được chiếu xạ như nhau đến một giá trị tương đương
liều cá nhân dùng các bức xạ chuẩn sau đây (xem 8.1.4):
a) loại 1: năng lượng trung bình 248 keV của loại bức xạ "A" và bức xạ gamma

137

Cs hoặc 60Co.

b) loại 2: năng lượng trung bình 33 keV của các loại bức xạ "A":
- năng lượng trung bình 58 keV của loại bức xạ "B" hoặc bức xạ gamma

241

Am.

- năng lượng trung bình 79 keV của loại bức xạ "B"
- năng lượng trung bình 134 keV của loại bức xạ "B"
- năng lượng trung bình 248 keV của loại bức xạ "A"
c) loại 3: cũng như đối với loại 2 nhưng thêm bức xạ gamma của

137

Cs hoặc 60Co.

d) loại 4: bức xạ bêta của 204Tl và 90Sr/90Y (xem ISO 6980)
e) loại 5: không yêu cầu thử nghiệm
Đối với mỗi bức xạ chuẩn, giá trị thực quy ước của tương đương liều cá nhân (đâm xuyên hoặc

bề mặt) trong phantom dùng cho các thử nghiệm này H' p(d, E,O) thu được từ giá trị Q(E,O) của
đại lượng hiệu chuẩn Kerma không khí hoặc liều hấp thụ trong mô được cho bởi công thức sau:
H'p(d,E,O) = Q(E,O) c (d,E 0)
trong đó c (d,E 0) là hệ số chuyển đổi trung bình trọng số để chuyển từ đại lượng hiệu chuẩn
tương ứng Q(E,0) sang tương đương liều cá nhân cho phổ năng lượng của bức xạ chuẩn có
hướng tới bình thường (00).
Giá trị của c(d,E,0) ở độ sâu d = 0,07 mm và d=10mm trong phanton phiến mô ICRU như là hàm
số của loại bức xạ (photon, bức xạ bêta) và năng lượng E cho trong phụ lục A.
9. Nhận biết
Liều kế phải có cách nhận biết đơn giản, đơn nhất và chắc chắn. Quy trình ghi nhãn không được
làm hỏng gián tiếp hoặc trực tiếp những phần có ích của nhũ tương, cũng không được làm thay
đổi mật độ quang.
10. Ghi nhãn và tài liệu kèm theo
10.1. Ghi nhãn


10.1.1. Ghi nhãn riêng
Bao phim phải có ghi nhãn cần thiết để xác định nguồn gốc, hạn dùng và đặc trưng độ đáp ứng
của liều kế cho mục đích sử dụng.
10.1.2. Ghi nhãn chung
Trên mỗi hộp (hoặc một lô) bao phim hoặc thì trên một giấy kèm theo cần phải có các thông tin
sau đây:
a) tên thương hiệu của nhà sản xuất;
b) ký hiệu đầy đủ (hạng, đơn vị, loại);
c) số lô hoặc số mẻ của nhà sản xuất;
d) hạn dùng.
10.2. Tài liệu kèm theo
Tài liệu kèm theo mỗi hộp hoặc công ten nơ khác phải có ít nhất có các thông tin sau đây, nếu
như không ghi trên bao bì:
a) ký hiệu đầy đủ (xem 5.2);

b) tên và thương hiệu của nhà sản xuất;
c) dải đo của các bao phim;
d) phương pháp xử lý.
Phụ lục A
(quy định)
Hệ số chuyển đổi và hệ số hiệu chỉnh góc
Trong tiêu chuẩn này, kerma không khí Ka đối với photon và liều hấp thụ trong không khí Da được
xem là đại lượng hiệu chuẩn cho hầu hết các thử nghiệm. Để thử nghiệm sự phụ thuộc góc và
năng lượng độ đáp ứng của liều kế, đại lượng thao tác tương đương liều cá nhân Hp(d) cả đâm
xuyên lẫn bề mặt được sử dụng theo khuyến nghị của ICRU (xem ICRU47).
Các hệ số sau+đây c(d,E, ) chuyển đổi Ka cho photon, và Da cho bức xạ bêta sang tương đương
liều cá nhân cho trước với độ sâu d = 0,07mm và 10mm trong phiến tấm dạng mô ICRU.
Phantom này có kích thước 30cm x 30cm x 15cm, có thành phần khối lượng là 76,2% oxy và
11,1% cacbon, 10,1% hyđro và 2,6% nitơ và có mật độ bằng 1. Các hệ số c(d,E, ) phụ thuộc vào
loại bức xạ (photôn hoặc bức xạ bêta), năng lượng E và góc tới của bức xạ ( = 00 cách gần
đúng thành:
c(d,E, ) = c(d, E,0) x f(d,E, )
trong đó
c(d,E,0) là hệ số chuyển đổi cho bức xạ tới bình thường;
f(d,E, ) là hệ số hiệu chỉnh độ dày d cho trước, năng lượng E và góc .
Giá trị hệ số chuyển đổi c(d,E,0) đối với photon được cho trong bảng A1 là lấy từ ISO 4037-2 và
cho nguồn bêta được lấy từ ISO 6980.
Sự phụ thuộc của độ đáp ứng góc f(d,E, ) được cho trong bảng A.2. Các giá trị đối với photon
được tính bằng cách dùng các tài liệu tham khảo [2]. Các giá trị của nguồn bêta lấy từ ISO 6980.
Cần phải ghi nhận rằng chúng phụ thuộc rất nhiều vào khoảng cách đến nguồn.
Để hiệu chuẩn trong thực tế hoặc để xác định độ đáp ứng của liều kế cá nhân đối với photon
hoặc bức xạ bêta cần phải dùng một phantom PMMA kích thước 30 cm x 30 cm x 15cm. Để


chiếu xạ, liều kế cá nhân phải được gắn vào mặt trước của phantom. Không cần có hiệu chỉnh

nào cho số đọc của một liều kế cá nhân gắn vào bề mặt của phantom đó do sự khác nhau giữa
tán xạ ngược giữa phantom đó và phantom phiến (slab phantom) mô cùng kích thước.
Bảng A.1 - Hệ số chuyển đổi c(d, E,0) của tương đương liều cá nhân sang kerma không
khí đối với tia X được lọc và đối với bức xạ gamma chuẩn được quy định trong ISO 4037 1 khi bức xạ tới bình thường
Loại bức xạ

Năng lượng trung bình keV

C (0,07, E,0)

C(10, E,0)

A40

33

1,29

1,22

A60

48

1,57

1,68

A80


65

1,72

1,89

A100

83

1,71

1,87

A120

100

1,67

1,80

A150

118

1,61

1,72


A200

163

1,49

1,57

A250

205

1,42

1,48

A300

248

1,37

1,42

B60

45

1,52


1,60

B80

58

1,65

1,80

B110

79

1,71

1,87

B150

104

1,65

1,78

B200

134


1,56

1,66

B250

169

1,48

1,56

B300

202

1,43

1,49

59,54

1,72

1,88

Cs

661,6


1,21

1,22

Co

1173,2 và 1332,5

1,18

1,18

Tl

240

1,12

Sr/90Y

570

1,19

Phổ hẹp

Phổ rộng

Hạt nhân phóng xạ
241


Am

137
60

Bức xạ bê ta
204
90

Chú thích - Trong trường hợp bức xạ bê ta, đại lượng kerma không khí được thay bằng liều hấp
thụ trong không khí (IEC 846)
Bảng A.2 - Hệ số hiệu chỉnh góc f(d,E, ) áp dụng cho hệ số chuyển đổi trong bảng A.1
Bức xạ

=0

= 300

= 300

d = 0,07 mm d =10 mm
241

Am/A65

1,00

0,98


0,97

= 450

= 600

= 600

d = 0,07 d =10 mm d = 0,07
mm
mm

d = 10
mm

0,95

= 450

0,90

0,89

0,77

Thuộc
loại

2 và 3



A248

1,00

1,00

0,98

1,00

0,94

0,99

0,86

1 và 2

137

Cs

1,00

1,01

1,00

1,01


0,98

1,02

0,95

1 và 3

60

Co

1,00

1,00

0,99

1,00

0,99

1,01

0,97

1 và 3

Sr/90Y


1,00

1,05

-

1,13

-

1,19

-

4 và 5

90

Chú thích - Hệ số chỉ cho đối với các chất lượng bức xạ cần thiết trong các thử nghiệm của tiêu
chuẩn này. A65 và A248 dùng cho năng lượng trung bình của tia X thuộc loại loại "A" (xem
8.1.4).

Phụ lục B
(tham khảo)
Đánh giá liều photon bằng liều kế phim dùng cho cá nhân
B.1. Quy định chung
B.1.1. Trong việc xác định đặc trưng quy định kỹ thuật yêu cầu đối với liều kế phim, điều 7 đã
phân biệt rõ trách nhiệm trước hết là của nhà sản xuất phim, thứ hai là của nhà sản xuất giá kẹp
phim và thứ ba là của tổ chức chịu trách nhiệm lựa chọn phim, giá kẹp và phương pháp đánh giá

liều.
Các thử nghiệm riêng rẽ phải được quy định cho mỗi đối tượng trên.
Mỗi khi tổ chức thứ ba đã chọn giá kẹp fim mà họ muốn sử dụng, họ phải quyết định phương
pháp đánh giá liều. Một số phương pháp có thể dùng được và mục đích của phụ lục này là đưa
ra thông tin và thí dụ về phương pháp thích hợp.
B.1.2. Độ nhạy đối với photon của phim không có bộ lọc thay đổi rõ rệt theo năng lượng bức xạ
do sự hấp thụ của bản thân phim và bao bì của nó. Đặc biệt tỷ số giữa độ nhạy đối với tia X năng
lượng trung bình và tia gamma năng lượng cao vào khoảng 20 đến 50. Do đó nếu liều kế được
dùng để đo liều cá nhân, phải có biện pháp để khắc phục khó khăn đó.
Thông thường phim được đặt bên trong một cái giá kẹp có chứa một số cái lọc kim loại và chất
dẻo. Những bộ lọc này làm thay đổi độ nhạy của phim đặt ở dưới chúng và hình ảnh thu được
trên phim thực sự được dùng để thu được thông tin về bức xạ đi tới, để có thể điều chỉnh được
độ nhạy của phim nhằm thu được độ đáp ứng đồng đều đối với năng lượng. Loại liều kế này
được xem là liều kế chọn lọc vì ngoài thông tin về liều chiếu nó có thể cho thông tin định tính về
chiếu xạ. Thí dụ hình ảnh bộ lọc có thể được dùng để cho thông tin về loại bức xạ và năng lượng
của nó.
Các liều kế phim dùng cho cá nhân vẫn đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới vào mục đích
đo liều cá nhân và nhiều mẫu thiết kế giá kẹp phim đang được sử dụng. Do đó vấn đề này chỉ có
thể đề cập đến ở đây một cách tổng quát với một mẫu thiết kế đặc biệt làm thí dụ.
B.2. Đại lượng bức xạ
Đại lượng bức xạ mà liều kế yêu cầu phải đo sẽ ảnh hưởng đến cách thiết kế giá kẹp, phương
pháp thử nghiệm và phương pháp đánh giá.
Nếu yêu cầu đo một đại lượng thu nhận như đại lượng thao tác ICRU (xem tài liệu tham khảo [4]
Hp(10) và Hp(0,07) thì việc thử nghiệm mẫu phải được tiến hành trên một phantom thích hợp và
liều kế phải được thiết kế đo được sự tán xạ ngược từ giá để phim. Một khả năng khác là yêu
cầu đo độ chiếu xạ, kerma không khí hoặc liều hấp thụ trong mô trên bề mặt của cơ thể. Trong
trường hợp ấy liều kế cũng phải được thiết kế để phản ứng được với sự tán xạ ngược và nó phải
được thử nghiệm trên một phantom thích hợp.
B.3. Đường cong đặc trưng



Một phần quan trọng của việc đánh giá liều với một liều kế phim dùng cho cá nhân là đường
cong đặc trưng của nhũ tương (xem tài liệu tham khảo [7]). Độ chiếu xạ có thể được biểu thị
bằng bất kỳ đại lượng bức xạ cho bất kỳ chất lượng bức xạ nào. Thí dụ đại lượng kerma không
khí cho bức xạ năng lượng cao, tức là bức xạ gamma của 226Ra, 60Co hoặc 127Cs có thể được
chọn và mật độ quang được đo dưới diện tích được lọc nhiều nhất của phim. Liều tương ứng với
mật độ quang được gọi là liều biểu kiến. Sau đó trong bất kỳ sự đánh giá liều, tất cả các mật độ
quang phải chuyển đổi sang liều biểu kiến đọc được trên đường cong.
B.4. Độ đáp ứng đặc trưng của diện tích lọc riêng biệt của liều kế
Sự phát triển của phương pháp đánh giá dựa trên các số liệu liên quan đến sự biến thiên của độ
đáp ứng theo năng lượng các vùng lọc của liều kế (xem tài liệu tham khảo [4])
Quy trình để thu được số liệu đó có thể được minh họa bằng cách dùng một thí dụ là sự chiếu xạ
các liều kế bằng photon để có số lượng Hp(10) dựa trên một tài liệu CEC (xem tài liệu tham khảo
[5] và chú thích 6 như sau:
a) chọn một bức xạ chuẩn ISO và chuẩn bị một chùm tia bức xạ với buồng ghi đã được hiệu
chuẩn (xem hình B.1.)
b) thiết kế chuẩn trực sao cho buồng ghi, phantom phiến (slab phantom) và các liều kế có thể
hoàn toàn bao bọc bởi chùm bức xạ. Phantom và các liều kế phải được chiếu xạ ở cách nguồn ít
nhất là 2m.
c) khi không có phantom phiến và liều kế và với một chỉ số cho trước trên buồng theo dõi, đo
kerma không khí (Ka) ở vị trí trung tâm của mặt trước của phantom trong thời gian chiếu xạ thực
sự.
d) nhân kerma không khí với hệ số chuyển đổi thích hợp (C) cho H p(10, ). Liều tương đương
cho Hp(10, ) được cho bởi (KaC)/M cho đại lượng Hp(10, ). Hệ số hiệu chuẩn (A) của buồng ghi
là A = (KaC)/M.
e) đặt phantom phiến và liều kế vào chùm tia sao cho chùm tới của các liều kế theo góc và với
thể tích nhạy của liều kế trên trục của chùm tia ở vị trí nơi đo kerma không khí trong C) nói trên
[xem hình B.1b)]
f) cho một giá trị thích hợp của tương đương liều Hp(10) đối với liều kế. Chiếu xạ liều kế cho đến
khi buồng theo dõi chỉ một giá trị của M = Hp(10)A.

g) xử lý liều kế và xác định liều dưới các bộ lọc thích hợp từ đường cong đặc trưng và so sánh
kết quả với giá trị thực quy ước Hp(10, ).
6)

Việc hiệu chuẩn và thử nghiệm loại liều kế được nêu trong ISO/TC85/SC2. Đồng thời các
thông tin sau được lấy từ tài liệu CEC và dùng để minh họa. Thông tin về các hệ số K a sang
Hp(10) được trình bày tóm tắt bởi nhóm công tác ICRP/ICRU.
Chú thích - Nếu một số liều kế cùng được chiếu xạ đồng thời theo cách trên, cần có sự điều
chỉnh sự không đồng đều khoảng cách đến nguồn đối với các liều kế nằm ngoài trục của chùm
tia.
Nên quay phantom vào điểm giữa của chùm tia để liều kế được chiếu xạ ở góc , như vậy sự
chiếu xạ sẽ là trung bình giữa hai hướng
.
h) lặp lại quy trình trên cho các bức xạ chuẩn ISO trên toàn bộ dải năng lượng yêu cầu.
Sử dụng phương pháp trên cùng với đường đặc trưng được mô tả trong B.3, đường cong độ
nhạy cho mỗi diện tích lọc theo Hp(10) có thể thu được tương ứng với mỗi bức xạ dùng để tạo ra
đường cong như một hàm số của năng lượng photon. Cùng số liệu ấy có thể thu được cho nhiều
góc tới khác nhau (tài liệu tham khảo [5] khuyến cáo góc 00, 200, 400 và 600). Một đường cong
tương tự cho đại lượng Hp(0,07) có thể thu được theo cách tương tự bằng cách dùng hệ số
chuyển đổi cho đại lượng này.


Hình B.1 - Bố trí chiếu xạ để thử nghiệm loại liều kế
B.5. Thí dụ về cách triển khai phương pháp đánh giá liều
B.5.1. Cho Hp(10) và Hp(0,07)
Liều kế phim của Anh NRPB/AERE (xem tài liệu tham khảo [7]) đã thử nghiệm mẫu được mô tả
trong 8.4, mặc dù liều kế trong trường hợp này đã được chiếu trong phạm vi ICRU.
Giá kẹp này chủ yếu bao gồm bốn loại bộ lọc: một bộ lọc kết hợp thiếc/chì dùng cho tia X năng
lượng cao (Sn/Pb), một bộ lọc bằng đuara dùng cho tia X năng lượng trung bình, một bộ lọc
bằng chất dẻo dày 300 mg.cm-2(P300) cho tia X năng lượng thấp và bức xạ bêta năng lượng cao

và một bộ lọc chất dẻo dày 50 mg.cm-2 (P50)cho bức xạ bêta năng lượng thấp.
Các số liệu độ nhạy tương đối năng lượng thấp cho Hp(10) dùng cho liều kế này với các góc tới
00, 300, 600 được ghi trên hình B.2. Trong trường hợp đặc biệt này đường cong đặc trưng trên
mật độ quang ở dưới bộ lọc Sn/Pb chiếu xạ bởi bức xạ Gamma của 226Ra.
Sau khi thu được các số liệu như trong hình B.2, thuật toán bao hàm tổng số tuyến tính của các
liều biểu kiến dưới tất cả hoặc một số diện tích của bộ lọc thường được phát triển bằng phương
pháp thực nghiệm hoặc giải tích để cho một độ đáp ứng tương đối đồng đều cho H p(10) với năng
lượng photon. Tương tự có thể thu được cho Hp(0,07). Sử dụng cùng một thí dụ ấy, tức là liều kế
NRPB/AERE, có thể rút ra các thuật toán sau đây:
a) dải năng lượng 20 keV đến 1250 keV:
Hp(10) hoặc Hp (0,07) = Cn[Ka(Sn/Pb)+ 0,111 Ka (P300) - 0,1 Ka (Dura)]
b) dải năng lượng < 20 keV [trong ấy Ka (P 300)/Ka(Dura 0>4]
Hp (10) = Cn [0,04 Ka (P 300)]
Hp (0,07) = Cn {0,3 Ka (Dura + 0,61 Ka (P 50) - 0,6 Ka (P 300)]
trong đó -


Cn là hằng số phụ thuộc vào hạt nhân phóng xạ hiệu chuẩn.
C137Cs = 1,07
C226Ra = 1,20
C60Co = 1,16
Chú thích 1 - Các giá trị trên đối với Cn được chuẩn hóa cho độ đáp ứng bằng 1 đối với bức xạ
gamma của 137Cs.
Ka (Sn/Pb) là kerma không khí biểu kiến của bức xạ gamma bằng gray (Gy) dưới bộ lọc Sn/Pb.
Ka (Dural) là kerma không khí biểu kiến của bức xạ gamma bằng gray (Gy) dưới bộ lọc dura.
Ka (P300) là kerma không khí biểu kiến của bức xạ gamma bằng gray (Gy) dưới bộ lọc P300.
Ka (P50) là kerma không khí biểu kiến của bức xạ gamma bằng gray (Gy) dưới bộ lọc P50.
Sn/Pb



Hình B.2 - Đặc trưng độ đáp ứng lọc Hp(10) ở góc đi tới 00, 300, 600
Chú thích 2 - Hằng số Cn trong công thức trên có thể áp dụng cho kerma không khí biểu kiến
dưới các bộ lọc có thể hiệu chuẩn theo đại lượng kerma không khí ở góc đi tới bình thường và


độ đáp ứng Hp(10) và Hp(0,07) hiệu chuẩn được lấy bằng 1 cho bức xạ gamma của
đi tới 00.

137

Cs ở góc

Đặc trưng độ đáp ứng của liều kế với năng lượng photon đối với phép đo H p(10) và Hp(0,07) với
bức xạ có góc đi tới liều kế 00, 300,600 được cho trong hình B.3, tương ứng với độ đáp ứng cho
bức xạ gamma của 137Cs.
CEC đã khuyến cáo rằng số liệu về độ đáp ứng toàn bộ của liều kế được xác định bằng cách lấy
trung bình độ đáp ứng các góc đi tới 00, 300, 400 và 600. Lấy trung bình của các giá trị cho 00, 300
và 600 trong hình B.3, thu được tính năng của liều kế được cho trong hình B.4.
Các phương pháp ngoài với phương pháp sử dụng thuật toán đã có sẵn để dùng. Thí dụ tỷ số
giữa các liều kế biểu kiến dưới hai diện tích bộ lọc cũng có thể dùng để ước tính năng lượng bức
xạ. Khi ấy hệ số hiệu chỉnh có thể được dùng cho liều biểu kiến dưới một trong số bộ lọc để thu
được liều xác định.
B.5.2. Đối với chiếu xạ, kerma không khí hoặc liều hấp thụ bởi mô trên bề mặt cơ thể
Nếu liều kế được thiết kế để đáp ứng chính xác với sự tán xạ ngược từ cơ thể người mang liều
kế thì liều kế phải được hiệu chuẩn trên một phantom dùng những hệ số thích hợp để chuyển đổi
thông lượng photon của chùm tia thành liều trên bề mặt của phantom. Độ đáp ứng dưới mỗi
vùng của bộ lọc được yêu cầu tương ứng với đường cong đặc trưng. Các thuật toán cần được
xây dựng để đảm bảo độ đáp ứng đồng đều với đại lượng mong muốn cho các năng lượng
photon và góc tới khác nhau.
B.6. Hiệu chuẩn thường quy

Hiệu chuẩn thường quy được tiến hành để hiệu chuẩn mỗi lô phim và mỗi quy trình xử lý nhằm
bảo đảm độ nhạy không đổi của hệ thống. Điều này được thực hiện bằng cách xây dựng lại
đường cong đặc trưng cho mỗi lô phim từ nhà cung cấp. Sau đó thu được liều tia gamma biểu
kiến dưới các bộ lọc khác nhau từ đường cong đặc trưng thích hợp sẽ tự động chuẩn hóa độ
nhạy của hệ thống và giữ nó không đổi từ lô nhũ tương này sang lô nhũ tương khác. Phải xem
xét đến bất kỳ thay đổi nào về hình dạng của đường cong đặc trưng bằng phương pháp này.


Góc tới:
00
300
600
Hình B.3 - Độ đáp ứng của liều kế Hp(10) và Hp(0,07) tương ứng với độ đáp ứng đối với
bức xạ gamma của 137Cs


×